Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2011-2012 - Đỗ Bá Hoàng Trọng Nam

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2011-2012 - Đỗ Bá Hoàng Trọng Nam

I- Mục tiêu: Giúp học sinh tự chiếm lĩnh tác phẩm trên cơ sở HD của giáo viên để:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của truyện

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của các chi tiết trong truyện

- kể được truyện

II - Phương tiện và phương pháp dạy học: - tranh ảnh về bánh chưng, bánh giầy

 - Thảo luận nhóm

III – Hoạt động trên lớp:

1) Bài cũ:

- Kể lại truyện “con Rồng, cháu Tiên”. từ đó em hiểu truyền thuyết là gì?

- Nêu những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo? cho biết ý nghĩa của nó và ý nghĩa của truyện?

2) Bài mới: giáo viên giới thiệu vào bài

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

HĐ 1: Gọi học sinh đọc

- HD học sinh tìm hiểu chú thích,. Tìm bố cục?

HĐ 2:

- giáo viên HD học sinh trả lời thảo luận một số câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản

- vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?

- với ý định ra sao? bằng hình thức nào?

- Trong các con vua, ai được thần giúp đỡ?

- Vì sao L.Liêu được thần giúp đỡ?

- L.Liêu nghĩ gì về cách thần dạy bảo?

- Vì sao 2 thứ bánh của L.Liêu được vua cha chọn để tế trời đất, Tiên vương?

- Vì sao L.Liêu được chọn nối ngôi?

- Truyện nhằm giải thích đề cao điều gì? ước mơ gì của nhân dân

HĐ 3:

- học sinh đọc phần ghi nhớ?

HĐ 4:

- HD học sinh làm bài tập

- Ý nghĩa của phong tục của ndân ta làm bánh chưng bánh giầy trong ngày tết?

- Chi tiết nào em thích nhất? vì sao? I - Đọc hiểu văn bản: (sgk/9)

II – Tìm hiểu văn bản:

1 – Hùng Vương chọn người nối ngôi:

- Già yếu

- Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng

- Đưa câu đố

2 – Lang Liêu được thần dạy làm bánh:

- Chăm làm

- Thiệt thòi nhất

- Hiểu được ý thần

3 – Lang Liêu được nối ngôi vua

- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế

- Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa

- Hai thứ bánh thể hiện sự hiếu thảo, sự quý trọng hạt gạo, nghề nông- vừa ý vua- chọn nối ngôi

4 – Ý nghĩa truyện:

- Giải thích nguồn gốc

- Đề cao lao động, nghề nông

- ước mơ về sự công minh của vua

III- Tổng kết: (sgk/12)

IV - Luyện tập:

 

doc 167 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2011-2012 - Đỗ Bá Hoàng Trọng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
Ngày soạn:13/8/2011
Tiết 1: CON RỒNG CHÁU TIÊN 	
I- Mục tiêu: Giúp học sinh
Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng, Cháu Tiên
Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng , kỳ ảo của truyện
Kể lại được truyện.
Thấy được quan điểm, chủ trương của Bác là luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các anh em và 
 nguồn gốc của người Việt 
II- Phương tiện và phương pháp dạy học: - SGK, SGV, tranh ảnh
 - hỏi -đáp
III- Hoạt động trên lớp:
1) Bài cũ:
2) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ 1:- Gọi HS đọc văn bản, GV nhận xét
- Theo em bài này chia làm mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn?
- GVHDHS tìm hiểu chú thích
HĐ 2:
- Em có nhận xét gì về các chi tiết trong truyện?
- Em có thái độ như thế nào về nhân vật trong truyện?
- Em hiểu như thế nào về TT?
- gọi HS đọc lại đoạn 1
- Tìm những chi tiết miêu tả 2 nhân vật này về nguồn gốc, tài năng, hình dáng?
- Cách giới thiệu về 2 nhân vật có gì đặc biệt?
- Gọi học sinh đọc phần 2
Phần này giới thiệu cho ta biết điều gì?
Em có nhận xét gì về việc sinh và chia con của Âu Cơ và LLQ?
 Theo em 100 trứng mà Âu Cơ sinh ra là ai?
việc sinh ra 100 trứng kỳ lạ đó gợi cho em có suy nghĩ gì về dân tộc Việt Nam?
Bức tranh trong SGK cho biết điều gì?
Khi chia tay, AC, LLQ và các con có lời hẹn gì?
Khi nào thì cần? điều đó thể hiện ý nguyện gì của người dân?
Em có nhận xét gì về những chi tiết trong truyện? yếu tố tưởng tượng kỳ ảo đó có ý nghĩa gì?
HĐ 3:
gọi học sinh đọc phần ghi nghớ
 Từ truyện em có nhận xét gì về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam? Qua đó em thấy quan điểm của Bác về tình thần đoàn kết của dân tộc.?→ GV giảng rõ để HS nắm.
HĐ 4: Hướng dẫn HS luyện tập
học sinh làm bài tập 1,2
I - Đọc hiểu văn bản:
* Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử thời quá khứ
- Có nhiều yếu tố TT kỳ ảo
- Thể hiện thái độ, đánh giá của nhân vật về các nhân vật, sự kiện lịch sử
II – Tìm hiểu văn bản:
1. Nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ:
- Cả hai đều là “thần”, rất kỳ lạ, đẹp đẽ, lớn lao về nguồn gốc, hình dáng và tài năng
2. Yếu tố kỳ lạ trong việc sinh con và chia con:
- Bọc 100 trứng, nở 100 con, 50 lên núi, 50 xuống biển đều hồng hào khoẻ mạnh
- Không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú
- Khi cần giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn 
- ý nguyện đoàn kết cộng đồng của người dân ta
* Ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo:
- Tô đậm tính chất kỳ lạ
- Thần kỳ hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc, giống nòi dân tộc
- Tăng sức hấp dẫn
III- Tổng kết: (sgk/8)
IV- Luyện tập:
- Sự giống nhau khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá các dân tộc
3) Củng cố: - Trong truyện có những yếu tố kỳ lạ, tưởng tượng nào?
 - Đọc ghi nhớ.
 4) Dặn dò: - Học bài, xem bài mới
Ngày soạn: 14/8/2011
Tiết 2: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY 
I- Mục tiêu: Giúp học sinh tự chiếm lĩnh tác phẩm trên cơ sở HD của giáo viên để:
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của truyện
Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của các chi tiết trong truyện
kể được truyện
II - Phương tiện và phương pháp dạy học: - tranh ảnh về bánh chưng, bánh giầy
 - Thảo luận nhóm
III – Hoạt động trên lớp:
1) Bài cũ: 
Kể lại truyện “con Rồng, cháu Tiên”. từ đó em hiểu truyền thuyết là gì?
Nêu những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo? cho biết ý nghĩa của nó và ý nghĩa của truyện?
2) Bài mới: giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ 1: Gọi học sinh đọc
HD học sinh tìm hiểu chú thích,. Tìm bố cục?
HĐ 2:
giáo viên HD học sinh trả lời thảo luận một số câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản
vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
với ý định ra sao? bằng hình thức nào?
Trong các con vua, ai được thần giúp đỡ?
Vì sao L.Liêu được thần giúp đỡ?
L.Liêu nghĩ gì về cách thần dạy bảo?
Vì sao 2 thứ bánh của L.Liêu được vua cha chọn để tế trời đất, Tiên vương?
Vì sao L.Liêu được chọn nối ngôi?
Truyện nhằm giải thích đề cao điều gì? ước mơ gì của nhân dân
HĐ 3:
học sinh đọc phần ghi nhớ?
HĐ 4:
HD học sinh làm bài tập
Ý nghĩa của phong tục của ndân ta làm bánh chưng bánh giầy trong ngày tết?
Chi tiết nào em thích nhất? vì sao?
I - Đọc hiểu văn bản: (sgk/9)
II – Tìm hiểu văn bản:
1 – Hùng Vương chọn người nối ngôi:
- Già yếu
- Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng
- Đưa câu đố
2 – Lang Liêu được thần dạy làm bánh:
- Chăm làm
- Thiệt thòi nhất
- Hiểu được ý thần
3 – Lang Liêu được nối ngôi vua
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế
- Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa
- Hai thứ bánh thể hiện sự hiếu thảo, sự quý trọng hạt gạo, nghề nông- vừa ý vua- chọn nối ngôi
4 – Ý nghĩa truyện:
- Giải thích nguồn gốc 
- Đề cao lao động, nghề nông
- ước mơ về sự công minh của vua
III- Tổng kết: (sgk/12)
IV - Luyện tập:
3) Củng cố: ai là người nối ngôi? Việc chọn hai thứ bánh đó nối ngôi có ý nghĩa gì?
4) Dặn dò: - Học bài, làm bài tập.Chuẩn bị bài :”Thánh Gióng”
Ngày soạn: 15/8/2011
Tiết 3: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ CỦA TIẾNG VIỆT
I - Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt, cụ thể là:
Khái niệm về từ
Đơn vị cấu tạo từ
Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn/ từ phức; từ ghép/ từ láy)
II - Phương tiện và phương pháp dạy học: 
 - SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
 -Hỏi- đáp
 III – Hoạt động trên lớp:
1) Bài cũ:
2) Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ 1:
Gọi học sinh đọc phần vd
giáo viên đưa vd lên bảng phụ
căn cứ vào dấu gạch chéo, câu trên có mấy từ?
các từ này như thế nào? mỗi từ có mang 1 ý nào đó không?
từ nào trong câu trên có 2 tiếng?
vậy tiếng dùng để làm gi? từ dùng để làm gì?
Khi nào thì tiếng được coi là từ?
vậy trong câu, từ là gì? Dùng để làm gì?
Cho vd?
HĐ 2:
Gọi học sinh đọc vd 1 trong phần II
Cho học sinh thảo luận theo nhóm và làm câu hỏi 1 vào giấy 
Từ nào là từ có một tiếng? từ nào có hai tiếng? từ có 2 tiếng thuộc những từ loại nào?
Vậy trong từ có những từ loại nào?
từ đơn là gì? ChoVD
từ phức là gì? Cho VD
trong từ phức có những kiểu từ nào?
từ ghép và từ láy có cấu tạo gì giống và khác nhau?
gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
HĐ 3:
giáo viên HD học sinh thảo luận làm các bài tập phần luyện tập
I - Từ là gì?:
1. Ví dụ: (sgk/13)
2. Kết luận:
- Tiếng là đơn vị dùng để tạo nên từ
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
VD: em, đi, học
 --> Em đi học
II - Cấu tạo của từ tiếng Việt:
1) Từ đơn: 
 là từ chỉ gồm 1 tiếng (có nghĩa)
VD: đi ; mẹ
2) Từ phức:
- Từ ghép: tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa
- Từ láy: có quan hệ láy âm giữa các tiếng
* Từ ghép và từ láy giống và 
khác nhau
- Giống: Đều là những từ có từ 2 tiếng trở lên
- Khác: 
+ từ ghép: quan hệ với nhau về mặt nghĩa
+ Từ láy: quan hệ với nhau về láy âm giữa các tiếng
III - Luyện tập: Bài 1: a) Nguồn gốc, con cháu: từ ghép
Đồng nghĩa với từ “nguồn gốc”: Cội nguồn, gốc rễ, gốc gác
Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: Cậu mợ, Cô dì, chú cháu
Bài 2:a) Theo giới tính: anh chị, ông bà, cậu mợ...
Theo bậc: Bác cháu, cô cháu, chị em, cậu cháu...
3) Củng cố: - Muốn có từ ta phải có gì? muốn tạo được câu phải có gì?
 - Từ có mấy loại? kể, cho ví dụ?
 4) Dặn dò: -Học bài, làm bài tập 3, 4, 5 ;Xem bài “từ mượn”
 Ngày soạn: 15/8/2011
Tiết 4: 
 GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I - Mục tiêu: 
- Bước đầu hiểu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
- Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt
II - Phương tiện và phương pháp dạy học: - Dụng cụ trực quan: thiếp mời, công văn, bài báo...
	- Gợi mở, hoạt động nhóm
III – Hoạt động trên lớp:
 1) Bài cũ:
2) Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ 1:
Trong đời sống, khi có một tư tưởng, một tình cảm, một suy nghĩ nào đó cần biểu đạt cho người khác biết thì em làm như thế nào?
người này nghe, người khác nói, người này đọc của người khác viết đang làm gì với nhau?
người nói, người viết được gọi là hoạt động gì?
người nghe, người đọc gọi là hoạt động gì?
Vậy giao tiếp là gì? mục đích giao tiếp
Ta có thể biểu đạt tình cảm, nguyện vọng đó bằng mấy tiếng, mấy câu?
để biểu đạt tư tưởng tình cảm... một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải làm như thế nào?
gọi học sinh đọc câu ca dao
câu ca dao được sáng tác ra để làm gì?
Nó muốn nói lên vấn đề gì?
vậy câu ca dao đã biểu đạt trọn vẹn 1 ý chưa?
vậy ta có thể nói nó là một văn bản không?
Như vậy, em hiểu văn bản là gì?
lời phát biểu của thầy hiệu trưởng có phải là 1 văn bản không? Vì sao?
Các bức thư, thiếp mời, đơn xin học... có phải là văn bản không?
vậy theo em, có mấy kiểu văn bản? đó là những kiểu văn bản nào? mỗi kiểu văn bản sẽ phù hợp với gì?
mỗi kiểu văn bản có mục đích gì? Nêu vd mỗi kiểu văn bản? giáo viên thể đưa ngay phần vd trong phần bài tập vào điểm này
gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
HĐ 2: giáo viên HD học sinh làm các bài tập
I – Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt
1 – Văn bản và mục đích giao tiếp:
- giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm, bằng phương tiện ngôn từ
- văn bản là chuỗi lời nói miệng hay viết có chủ đề thống nhất, có kiên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp
2 – Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:
có 6 kiểu văn bản ứng vói 6 phương thức biểu đạt
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Nghị luận
- thuyết minh
- hành chính – công vụ
II - Luyện tập:
Bài 1: a) phương thức: tự sự	 	
 b)pương thức: Nghị luận 	
 c) phương thức thuyết minh
 d) phương thức miêu tả	
e) Biểu cảm
 HĐ3:Củng cố- dặn dò:_Đọc ghi nhớ
 _Xem bài mới
Tuần 2 
 Ngày soạn :19/8/2011 
 Tiết 5 THÁNH GIÓNG
I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
Nắm được nội dung, ý nghĩa và 1 số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng
Kể lại được truyện này
Giúp HS hiểu quan điểm của Bác nhân dân là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. 
II - Phương pháp và phương tiện lên lớp:
 - Tích hợp, thảo luận
 - Tranh ảnh về làng PĐ, về HKPĐ
III - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
 - Kể tóm tắt truyện “Con Rồng, cháu Tiên”
 - Tìm những chi tiết nói về việc sinh và chia con của LLQ và ÂC? 
3) Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Ghi bảng
HĐ 1:
giáo viên HD đọc
gọi học sinh đọc, nhận xét
HD học sinh tìm hiểu phần chú thích
gọi học sinh kể tóm tắc truyện
Truyện có thể chia ra làm mấy đoạn? nd mỗi đoạn?
HĐ 2:
Trong truyện có những nhân vật nào?
Ai là n ... t thổi. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong sương mờ. Mây bò trên mặt đất. Mây tràn vào trong nhà.
Đáp án- biểu điểm:
1. Đặt đúng mỗi câu được 1đ.
2. Buổi sáng, sương muối phủ kín cành cây, bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi, thung 
 C V C V C
lũng, làng bản chìm trong sương mờ. Mây bò trên mặt đất. Mây tràn vào trong nhà.
 V C V C V
- Mỗi thành phần xác định đúng được 0.5 đ
 2.Bài mới: 
Hoạt động của Gv và HS
Ghi bảng
HĐ 1:
Gọi HS đọc phân 1. sgk
Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp?
Giải thích vì sao em lại đặt dấu phẩy vào những vị trí trên?
HĐ 2:
gọi HS đọc mục II.
Gọi 2 HS thực hành làm bài tập a, b
HS nhận xét, bổ sung.
GV chốt ý cơ bản.
HĐ 3: Gv hướng dẫn HS làm bài tập
I. Công dụng:
1. Ví dụ:
- Vừa lúc đó sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
2. Công dụng: ghi nhớ: sgk/158
II. Chữa một số lỗi thường gặp:
a. Chào mào, sáo sậu, sáo đen
b. . Cổ thụ, của mùa đông,
III. Luyện tập:
1/159: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp:
a. Từ xưa đến nay,
b. Buổi sáng, sương muối
2/ 159: HS làm vào vở BT
3. Củng cố: Gọi HS đọc ghi nhớ.
4. Dặn dò: học bài, làm bài tập 3/159
 Soạn: Tổng kết phần Văn
Tuần 34
Ngày soạn: 21/4/2012	 Ngày dạy: 23/4/2012	 
Tiết 132 TỔNG KẾT PHẦN VĂN
 I - Mục tiêu : Giúp HS: 
 - Bước đầu làm quen với 2 loại hình bài học tổng kết chương trình của năm học, biết hệ thống hoá văn bản, nắm được nhân vật chính.
 - Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá kiến thức tổng hợp
 - Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần nhân ái
 II - Phương tiện và phương pháp dạy học: giáo án, sgk. Sgk
 -Nêu vấn đề, nhóm..
 III – Hoạt động trên lớp: 
 1.Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS
 2.Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HĐ 1:
- Em hãy thống kê tên các văn bản đã được học trong cả năm học?
- Gv hướng dẫn HS kiểm t5ra và bổ sung những chỗ còn thiếu, điều chỉnh những chỗ sai và viết vào vở một cách đầy đủ, chính xác các danh mục đã học.
HĐ 2: 
- Yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm đã học
- HS nhận xét, bổ sung
HĐ 3:
- Gọi HS lên bảng thống kê các truyện đã học vào bảng thống kê
- HS nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý cơ bản
- HS ghi nội dung vào vở
HĐ 4:
 GV hướng dẫn HS làm các câu 4,5,6,7
1. Thống kê tên các văn bản đã học:
- Con rồng cháu tiên
- Bánh chưng, bánh giầy
- Thánh Gióng
- Sơn tinh, Thuỷ Tinh
.
- Cây tre Việt Nam
- Lòng yêu nước
- Lao xao
- Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
- Bức thư của thủ lĩnh da dỏ
- Động Phong Nha
2. Thống kê các truyện đã học:
 ( Theo mẫu Sgk)
 3. Củng cố: Gv cho HS nhắc laị các khái niệm:
 - Truyền thuyết
 - Truyện cổ tích
 - Truyện ngụ ngôn
 - Truyện cười
 - Truyện trung đại
 4. Dặn dò: - Hoàn thành các bài tập còn lại
 - Chuẩn bị “ tổng kết phần Tập làm văn”
Ngày soạn: 21/4/2012	 Ngày dạy: 23/4/2012 
Tiết 133 TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
I - Mục tiêu : Giúp HS: 
- Củng cố kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học
- Nắm vững các yêu cầu về nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp, bố cục của 1 bài văn.
- Giáo dục ý thức tự học
II - Phương tiện và phương pháp dạy học: giáo án, sgk. Sgv
 -Nêu vấn đề, nhóm..
III – Hoạt động trên lớp: 
 1.Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS
 2.Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HĐ 1: 
GV đưa bảng mẫu lên bảng
Cho HS thảo luận thống nhất các nội dung điền vào bảng
Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Gv chốt ý
HĐ 2:
Gv kẻ bảng mẫu
Gọi HS tìm nội dung thích hợp điền vào bảng
HS nhận xét, bổ sung
Gv chốt ý
HĐ 3:
Gv hướng dẫn HS làm các bài tập 3, 4, 5,6, 7
Cho HS; làm vào vở BTVN
HĐ 4: GV hướng daãn HS thực hiện phần luyện tập
I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học:
1. Các phương thức biểu đạt đã học:
STT
Các phương thức biểu đạt
Thể hiện qua các bài văn
1
Tự sự
Con Rồng cháu Tiên, Thạch Sanh, Con hổ có nghĩa
2
Miêu tả
Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi
3
Biểu cảm
Lượm, Mưa
4 
Nghị luận
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
2. Phương thức biểu đạt chính của từng văn bản:
STT
Tên văn bản
Phương thức biểu đạt chính
1.
Thạch Sanh
Tự sự
2
Lượm
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
3
Mưa
Miêu tả
4
Bài học đường đời đầu tiên
Tự sự, miêu tả
5
Cây tre Việt Nam
Miêu tả, biẻu cảm
3. Các phương thức biểu đạt đã tập làm:
- Tự sự
- Miêu tả
II. Đặc điểm và cách làm:
1. So sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày của 3 kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, đơn từ.
2. Bố cục 3 phần của kiểu bài miêu tả, tự sự
3. Củng cố: Kể các phương thức biểu đạt mà em đã học?
4. Dặn dò: Học kỹ lại kiến thức về TLV đã học
 Hoàn thành các bài tập
 Soạn: “ Tổng kết phần Tiếng Việt”
Ngày soạn: 24/4/2012	 Ngày dạy: 26/4/2012	 
Tiết 134 TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT
I - Mục tiêu : Giúp HS: 
- Ôn tập 1 cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần Tiếng Việt lớp 6.
- Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: danh từ, động từ,tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, câu đơn, câu ghép, so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ
- Biết phân tích các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đó.
II - Phương tiện và phương pháp dạy học: giáo án, sgk. Sgv
 -Nêu vấn đề, nhóm..
III – Hoạt động trên lớp: 
 1.Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS
 2.Bài mới: 
Hoạt động của Gv và HS
Ghi bảng
HĐ 1:
Có mấy loại từ loại đã hoc? Kể tên?
Gv gọi HS lên bảng điền vào sơ đồ câm.
Gv cho HS nhắc lại từng khái niệm của từ loại và nêu ví dụ minh hoạ.
HĐ 2:
Hãy kể tên các phép tu từ đã học?
Thế nào là so sánh? nhân hoá? ẩn dụ?, hoán dụ? cho VD?
Gv gọi HS lên bảng điền vào sơ đồ câm.
HĐ 3: 
Có mấy kiểu câu?
Thế nào là câu đơn có từ là?
Thế nào là câu dơn không có từ là?
Gv gọi HS lên bảng điền vào sơ đồ câm.
HĐ 4:
Có mấy loại dấu câu đã học?
Kể tên?
Gv gọi HS lên bảng điền vào sơ đồ câm.
HĐ 5: Gv hướng dẫn HS luyện tập
I. Lý thuyết:
1. Các từ loại đã học:
- Danh từ
- Động từ
- Tính từ
- Số từ
- Lượng từ
- Chỉ từ
- Phó từ
2. Các phép tu từ đã học:
- So sánh
- Nhân hoá
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
3. Các kiểu cấu tạo câu đã học:
- Câu đơn:
+ Câu có từ là
+ Câu không có từ là
- Câu ghép
4. Các dấu câu đã học:
II. Luyện tập:
Bt trong sách BTNV 6, tập 2/ 74
3. Củng cố:- Đặt 1 câu đơn có từ là?
 - Đặt 1 câu đơn không có từ là?
 - Có mấy phép tu từ đã học?
4. Dặn dò: - Ôn tập kỹ lại kiến thức về TV 6, chuẩn bị thi HK 2
 - Hoàn thành các bài tập
 - Soạn: “ Ôn tập tổng hợp”
Ngày soạn: 24/4/2012	 Ngày dạy : 26/4/2012	 
Tiết 135 ÔN TẬP TỔNG HỢP
I - Mục tiêu : Giúp HS: 
- Củng cố kiến thức về 3 phân môn: văn học, tiếng Việt, tập làm văn
- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức đã học
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập, học đi đôi với hành.
II - Phương tiện và phương pháp dạy học: giáo án, sgk. Sgv
 -Nêu vấn đề, nhóm..
III – Hoạt động trên lớp: 
 1.Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS
 2.Bài mới: 
Hoạt động của Gv và HS
Ghi bảng
HĐ 1:
Trong chương trình VH lớp 6, em đã được học những loại văn bản nào?
Trình bày vắn tắt các đặc điểm chủ yếu của từng loại văn bản?
HĐ 2:
Gv hướng dẫn HS ôn tập nội dung theo SGK
Chú trọng về các nội dung chính, nội dung cơ bản: nắm khái niệm, thực hành
HĐ 3:
Gv hướng dẫn HS ôn tập về 2 kiểu văn bản: văn tự sự, văn miêu tả.
Ôn lại các bước làm bài văn miêu tả, các bước làm bài văn tự sự
Hướng dẫn HS lập dàn ý.
HĐ 4: Gv hướng dẫn HS làm BT trắc nghiệm và bài tập tự luận.
1. Các loại văn bản đã học:
- Truyện dân gian
- Truyện trung đại
- Truyện- ký- thơ tự sự- trữ tình hiện đại
- Văn bản nhật dụng
2. Phần Tiếng Việt:
a. Các từ loại đã học:
- Danh từ
- Động từ
- Tính từ
- Số từ
- Lượng từ
- Chỉ từ
- Phó từ
b. Các phép tu từ đã học:
- So sánh
- Nhân hoá
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
c. Câu:
- Các thành phần chính của câu
- Câu trần thuật đơn
- Chữa lỗi về CN, VN
3. Tập làm văn:
- Văn tự sự
- Văn miêu tả
4. Luyện tập.
3. Củng cố: Nêu các bước làm bài văn miêu tả?
4. Dặn dò: - Ôn tập kỹ kiến thức về tập làm văn, TV, văn học 
 - Chuẩn bị thi HK 2.
Tuần 35
Ngày soạn: 28/4/2010	
Tiết 136- 137:
KIỂM TRA HỌC KỲ II
I - Mục tiêu : Giúp học sinh
Kiểm tra kiến thức của HS về môn Ngữ văn đã học trong HKII
 - Củng cố khắc sâu kiến thức
 - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi, viết bài văn
II - Phương tiện dạy học: đề bài
III – Hoạt động trên lớp: 
HĐ 1: Phát đề cho HS
 Đề bài:
Câu 1: (2 đ) Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Vượt thác”? 
Câu 2: (2 đ) Xác định CN- VN trong các câu sau:
- Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
- Đôi càng tôi mãm bóng.
- Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
- Thỉnh thoảng, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. 
Câu 3: (1đ) Đặt 2 câu trần thuật đơn có từ là?
Câu 4: (5 đ) Em hãy tả một người mà em yêu thương (ông bà, cha mẹ, anh chị, bạn, thầy cô...)
Đáp án và biểu điểm
Câu 1: Nội dung và nghệ thuật:
- Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũngvà sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ. (1đ)
- Nghệ thuật tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động. (1đ)
Câu 2: Xác định CN- VN: Mỗi câu xác định đúng được 0.5 đ
- Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. 
 C V
- Đôi càng tôi mẫm bóng. 
 C V
- Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
 C V
- Thỉnh thoảng, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. 
 C V
Câu 3: HS đặt đúng mỗi câu được 0.5 đ.
Câu 4: * Yêu cầu: 
a. Nội dung: Bài viết phải miêu tả một cách khá toàn diện về các phương diện: hình dáng, lời nói, cử chỉ, trang phục, thân hình và thể hiện được các quan hệ thân thiết của bản thân. Qua đó bộc lộ nhận xét hoặc cảm nghĩ của mình.
b. Nghệ thuật:
- Đúng phương thức miêu tả.
- Ngôi kể
- Bố cục 3 phần
 - Các phần của bài có cân đối không, phần mở bài có gây được chú ý, kết bài có làm cho ý nghĩa bài viết thêm nổi bật không? 
- Bài viết gọn, có cảm xúc, ít mắc lỗi.
 Biểu điểm:
Điểm 4- 5: Bài viết đầy đủ bố cục của văn tả người. Văn phong sáng sủa, mạch lạc, miêu tả khá toàn diện về các phương diện ở yêu cầu nêu ra, các chi tiết chọn lọc tiêu biểu, sử dụng các biện pháp tu từ vào bài viết hợp lý, hay. Làm nổi bật được người được tả, tạo mối quan hệ thân thiết. Không quá 3 lỗi chính tả
 - Điểm 2-3: Đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng ở mức trung bình, mắc không quá 5 lỗi chính tả
 - Điểm 1: Chưa hiểu đề, không đạt yêu cầu chung, bài văn dài dòng, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả
 - Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng
HĐ 2: Nhắc nhở và thu bài

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 6 20112012.doc