Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Dương Thị Thu

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Dương Thị Thu

1.1 Kiến thức:

 - Qua việc đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản, học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật tiêu biểu của truyện: Truyện vừa giải thích nguồn gốc, tập tục làm bánh chưng bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu nông nghiệp của cha ông ta.

1.2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích, kể chuyện.

1.3. Thái độ:

 - Giáo dục HS thái độ quý trọng nghề nông, người lao động.

2. Chuẩn bị của thầy và trò:

 -Thầy: Tranh minh hoạ, tài liệu tham khảo, nâng cao Ngữ văn 6

 - Trò: Học bài, soạn bài ở nhà

3. Phương pháp:

 - Đọc hiểu, phân tích, bình giảng

4. Tiến trình bài dạy:

4.1. Ổn định lớp:

 - Sĩ số: 6A2: 6T2:

4.2. Kiểm tra bài cũ:

 - Hãy kể tóm tắt truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên”?

 - Nêu nghệ thuật và ý nghĩa nội dung của văn bản?

 * Gợi ý:

- C1 : Kể to , rõ ràng. Đầy đủ chi tiết, nhân vật chính, diễn biến chính của truyện

- C2: - NT: Chi tiết kì ảo, hoang đường, kì lạ nhưnng cốt lõi sự thật lịch sử

 - ND: Giải thích nguồn gốc dân tộc Việt: Nguồn gốc cao quý, đều là anh em một nhà. Đồng thời thể hiện ước nguyện đoàn kết thống nhất đất nước.

 

doc 225 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Dương Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/8/2011 
Ngày giảng: 6A2: 15/8/2011
 6T2: 15/8/2011
 Tiết 1 
 Văn bản: 
CON RỒNG CHÁU TIÊN
	(Truyền thuyết)
HDĐT: BÁNH TRƯNG BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)
1. Mục tiêu cần đạt:
1.1. Kiến thức:
	- Qua việc đọc và tìm hiểu văn bản, HS hiểu sơ lược về khái niệm truyền thuyết, hiểu nội dung, ý nghĩa và một số nghệ thuật tiêu biểu của truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên”
 - kể ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện
1.2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng đọc ,kể, phân tích truyện
1.3. Thái độ:
	- Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc dân tộc mình, từ đó biết bảo vệ, trân trọng nguồn gốc dân tộc.
2. Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: soạn giáo án, tranh ảnh minh hoạ (cảnh chia tay )
	- Trò: Soạn bài , tập tóm tắt văn bản.
3. Phương pháp:
	-Đọc hiểu, phân tích, bình giảng
4. Tiến trình bài dạy:
4.1. Ổn định lớp:
	- Sĩ số: 6A2: 6T2:
4.2.Kiểm tra bài cũ:
	- GV kiểm tra việc soạn bài, chuẩn bị sách vở của HS.
4.3. Bài mới:
	Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong các thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc kinh chúng ta đời đời sinh sống trên mảnh đất quê hương tươi đẹp, bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo “Con Rồng cháu Tiên” vậy nội dung, ý nghĩa câu truyện ra sao? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV
GV
?
H
GV
H
?
H
GV
?
H
?
H
?
H
?
?
H
?
H
?
H
GV
?
H
?
H
?
H
?
H
H
?
H
?
?
H
?
H
?
H
?
H
?
GV
?
H
?
H
?
GV
?
H
?
?
GV
Hướng dẫn HS đọc: Rõ ràng, mạch lạc chú ý diễn tả lời thoại của nhân vật
- LLQ: Đọc chậm rãi, dứt khoát, mạnh mẽ..
- Âu Cơ: Lo lắng, than thở
- Chú ý nhấn mạnh chi tiết kì ảo
Đọc mẫu một đoạn – HS đọc – HS nhận xét – GV uốn nắn.
Theo em kể tóm tắt một câu chuyện cần đạt được yêu cầu cơ bản nào?
Kể được sự việc chính, nhân vật chính.
Hướng dẫn HS kể tóm tắt:
+ LLQ và AC gặp nhau kết duyên vợ chồng sống ở Long Trang.
+ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, Nở 100 người con trai. Âu Cơ và LLQ cùng 100 con chia tay nhau lên rừng xuống biển.
Người con trưởng được tôn lên làm vua( Hùng Vương, lập nướcVăn Lang).
Tóm tắt- GV nhận xét.
Truyện “ Con Rồng cháu Tiên” thuộc thể loại nào? Tại sao truyện lại gọi là truyền thuyết?
Vì - Kể về nhân vật, sự việc có liên quan đến lịch sử
- Có chi tiết kì ảo, hoang đường
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện lịch sử.
Có thể nói đây là ba đặc điểm góp phần tạo nên thể loại truyền thuyết, yếu tố hang đường, kì ảo là những yếu tố quan trọng, nhờ đó mà các yếu tố, sự kiện nhân vật lịch sử mang màu sắc thần thoại mà nó vẫn mang cốt lõi sự thật.
Hai loại: TT thời Vua Hùng, TT thời sau Vua Hùng.
Trong truyền thuyết thường chứa đựng nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường. Vậy thế nào là kì ảo? hoang đường?
Là chi tiết tưởng tượng không có thật. Có thể có tính chất lớn lao phi thường.
Ngư tinh, hồ tinh, mộc tinh là gì? Chúng thuộc loại từ nào? 
Từ Hán Việt
Tìm từ ghép Hán Việt có yếu tố ngư?
Ngư nghiệp, ngư lôi, ngư dân
Thế nào là “ thuỷ cung”? Nhân vật nào trong văn bản sống ở thuỷ cung?
Theo em văn bản “ Con Rồng cháu Tiên” có thể chia làm mấy phần? Giới hạn và nội dung từng phần
Ba phần
1. Từ đầu đến Long Trang: Giới thiệu LLQ và AC.
2. Tiếp theo đến lên đường: Cuộc chia tay
3. Còn lại: Giải thích nguồn gốc người Việt.
Truyện kể về những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính?
LLQ và Âu Cơ
Vì sao lại là nhân vật chính?
Vì đây là hai nhân có mặt trong suốt văn bản, làm nên các sự việc, ý nghĩa của câu chuyện.
Theo dõi phần 1 của văn bản 
Theo trí tưởng tượng của người xưa, LLQ hiện lên với những đặc điểm ntn về: Nguồn gốc, hình dáng, sức khoẻ, tài năng?
Nguồn gốc: Thần biển, con trai thần Long Nữ
Hình dạng: Mình rồng
Sức khoẻ: Vô địch
Tài năng: Diệt trừ yêu quái
Đức độ: Giúp dân
Nhận xét của em về những chi tiết giới thiệu về LLQ?
Qua những chi tiết trên em có nhận xét gì về nhân vật LLQ?
Những việc làm của LLQ biểu hiện cho những người nào?
Người anh hùng
Những người anh hùng tài năng đức độ giúp đỡ dân lành.
Tìm chi tiết giới thiệu về Âu Cơ?
Con thần nông, xinh đẹp tuyệt trần
Nhận xét của em về chi tiết giới thiệu Âu Cơ?
Nhận xét của em về nhân vật Âu Cơ?
Qua những chi tiết giới thiệu về hai nhân vật ở trên , em học tập được gì khi viết văn, kể chuyện, miêu tả nhân vật?
Khi viết văn giới thiệu nhân vật cần giới thiệu về lai lịch, sở thích, tài năng, ngoại hình nhân vật tạo cho bài văn sinh động, hấp dẫn
Người xưa kể về việc kết duyên của LLQ- AC ntn?
Họ gặp nhau, kết duyên vợ chồng
Khác quan niệm xưa, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy
Có ý kiến cho rằng việc kết duyên của LLQ-AC mang vẻ đẹp cao quý em có đồng ý không? Vì sao?
Đồng ý vì là mối lương duyên Tiên - Rồng
Qua đó người xưa muốn khẳng định nguồn gốc dân tộc Việt Nam ntn?
Trong tưởng tượng của người Việt cổ, nguồn gốc dân tộc ta thật cao đẹp, là con cháu thần tiên.
Người xưa khuyên ta có tình cảm, thái độ ntn với cội nguồn của mình?
Tự hào , trân trọng và giữ gìn
Chuyện sinh nở của AC có gì lạ?
Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở 100 con trai đẹp đẽ
Nhận xét về sự sinh nở đó? Kì lạ, khác thường
Ý nghĩa của sự việc đó?
Mở rộng: Từ “Đồng bào” nghĩa là cùng một bọc, một bào thai,mọi người dân Việt Nam đều do một cha mệ sinh ra, là ruột thịt nên phải yêu thương lẫn nhau.
LLQ- AC cùng đàn con sống bên nhau trọn đời không? Vì sao?
Họ tạm chia tay nhau vì tập quán không hợp nhau
50 con theo mẹ lên núi
50 con theo cha xuống biển
Khi chia tay họ ước hẹn điều gì?
Ý nghĩa của câu nói đó? Qua đó thể hiện ước nguyện gì của người xưa?
Cái lõi của lịch sử là sự phát triển cộng đồng dân tộc, sự đa dạng của các tộc người trên đất nước.Xưa ông cha ta đi mở cõi về hai hướng biển , rừng với ý nguyện đoàn kết, gắn bó lâu bền của dân tộc Việt Nam.
Nửa cuối truyện cho ta biết thêm điều gì về xh và phong tục tập quán người Việt cổ?
Đó là một xh văn hoá dù còn sơ khai, chi tiết có yếu tố lịch sử và niềm tự hào dân tộc, tự hào về nguồn gốc cao quý của người Việt được tiếp nối qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, xây dựng đất nước.
Em có nhận xết gì về các chi tiết trong văn bản? Tác dụng?
Làm cho câu chuyện hấp dẫn, thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của người xưa
Qua văn bản em hiểu gì về nguồn gốc dân tộc Việt Nam?
Nguồn gốc Rồng Tiên cao quý. Các dân tộc trên đất nước đều là anh em ruột thịt một nhà.Do đó phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ
TT thường liên quan đến lịch sử, trong truyện có chi tiết liên quan đến lịch sử nào?
Thời Hùng Vương, nước Văn Lang
HS đọc ,GV nhắc lại
HS kể lại truyện
Kể một câu chuyện cũng giải thích nguồn gốc dân tộc?
Chuyện “ Quả bầu mẹ” , “ Kinh và Ba Na là anh em”, “ Quả trứng to nở ra con người”
A, Đọc hiểu văn bản
1, Đọc- Chú thích.
a, Đọc- tóm tắt.
b, Chú thích
* Thể loại: Truyền thuyết.
* Giải nghĩa từ khó: Sgk/
2, Bố cục: 3 phần
3, Phân tích
a, Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ:
* Lạc Long Quân:
- Chi tiết kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ
=> Nguồn gốc cao quý, tài năng, sức khoẻ vô địch.
* Âu Cơ:
- Chi tiết đẹp đẽ, kì lạ
=> Nguồn gốc cao quý, đẹp đẽ.
b, Diễn biến câu chuyện và ý nghĩa của truyền thuyết:
- LLQ kết duyên cùng Âu Cơ
=> Dân tộc Việt Nam có nguồn gốc Rồng Tiên: Cao quý, thiêng liêng.
- Chuyện sinh nở của Âu Cơ: Kì lạ, khác thường-> Mọi người dân VN đều là anh em ruột thịt một nhà.
- LLQ và Âu Cơ chia tay: “ Khi có việc giúp đỡ lẫn nhau”
=> Ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.
4, Tổng kết:
a, Nghệ thuật:
- Dùng nhiều chi tiết kì ảo, hoang đường.
b, Nội dung:
c, Ghi nhớ: SGK/8
B, Luyện tập:
4.4. Củng cố:
	- GV treo tranh minh hoạ
	- Bức tranh miêu tả cảnh gì? Ý nghĩa của SV ấy?
	- HS nhắc lại ý nghĩa văn bản.
4.5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau:
	- HS học ghi nhớ
	- Kể lại văn bản bằng lời của em.
	- Soạn văn bản “ Bánh chưng bánh giầy”
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : 14/8/2011
Ngày giảng : 6A2 : 17/8/2011
 6T2:18/8/2011
Tiết 2
 VĂN BẢN: CON RỒNG CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết
 Hướng dẫn đọc thêm: BÁNH TRƯNG BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)1. Mục tiêu cần đạt:
 1.1 Kiến thức:
	- Qua việc đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản, học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật tiêu biểu của truyện: Truyện vừa giải thích nguồn gốc, tập tục làm bánh chưng bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu nông nghiệp của cha ông ta.
1.2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng đọc, phân tích, kể chuyện.
1.3. Thái độ:
	- Giáo dục HS thái độ quý trọng nghề nông, người lao động.
2. Chuẩn bị của thầy và trò:
	-Thầy: Tranh minh hoạ, tài liệu tham khảo, nâng cao Ngữ văn 6
	- Trò: Học bài, soạn bài ở nhà
3. Phương pháp: 
	- Đọc hiểu, phân tích, bình giảng
4. Tiến trình bài dạy:
4.1. Ổn định lớp:
	- Sĩ số: 6A2: 6T2:
4.2. Kiểm tra bài cũ:
	- Hãy kể tóm tắt truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên”?
	- Nêu nghệ thuật và ý nghĩa nội dung của văn bản?
	* Gợi ý: 
- C1 : Kể to , rõ ràng. Đầy đủ chi tiết, nhân vật chính, diễn biến chính của truyện
- C2: - NT: Chi tiết kì ảo, hoang đường, kì lạ nhưnng cốt lõi sự thật lịch sử
	 - ND: Giải thích nguồn gốc dân tộc Việt: Nguồn gốc cao quý, đều là anh em một nhà. Đồng thời thể hiện ước nguyện đoàn kết thống nhất đất nước.
4.3. Bài mới:
	Mỗi khi tết đến xuân về, mọi gia đình ở mọi miền đất nước lại nô nức chuẩn bị gạo nếp, lá dong, thịt đỗđể gối bánh chưng, gói bánh giầy. Vậy tại sao có tập tục đó, tập tục đó có nguồn gốc NTN, nó có biểu tượng và ý nghĩa ra sao? Tiết học này cô trò chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
?
H
GV
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
H
?
?
H
G
?
H
?
H
G
H
?
?
H
?
H
G
?
H
?
H
?
H
G
?
?
?
H
?
H
?
H
H
?
H
Theo em văn bản này cần đọc với giọng điệu ntn?
Đọc to, rõ ràng, lưu loát
Thể hiện giọng của nhà vua, giọng thần
Đọc đoạn đầu- HS đọc –GV nhận xét.
Kể tóm tắt một câu chuyện cần đạt yêu cầu gì?
Kể diễn biến sự việc, giữ được nhân vật chính, sự việc chính.
Kể ngắn gọn, rõ ràng
Văn bản “ Bánh chưnng bánh giầy thuộc thể loại nào?Vì sao em biết?
Truyền thuyết: - Truyện có yếu tố kì lạ
 - Có chi tiết liên quan đến sự thật lịch sử
 - Giải thích, thể hiện thái độ của nhân dân
=> Truyền thuyết thời các vua Hùng
“ Tổ tiên” nghĩa là gì? Thế nào là “ Sơn hào hải vị”? Tìm từ ghép có yếu tố “Hải, sơn” 
Sơn lâm, sơn cước, sơn dương
Hải lí, hải cẩu, duyên hải
Truyện chia làm mấy phần? Xác định nội dung, giới hạn từng phần?
1, Từ đầu.chứng giám: Vua Hùng chọn nngười nối ngôi
2, Tiếphình tròn: Cuộc đua tài
3, Còn lại: Kết  ... 
	- Bức tranh miêu tả cảnh gì? Từ đó em hiểu gì về thái y lệnh họ Phạm?
4.5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau:
	- Học bài. Tóm tắt
	- Xem trước bài chương trình địa phương
5. Rút kinh nghiệm:
............................................................
Ngày soạn: 26/12/2011 Tiết 69
Ngày giảng: 6A2: 31/12/2011
 6T2: 30/12/2011
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
1. Mục tiêu. 
1.1. Kiến thức:
- Giúp HS sửa lỗi chính tả mang tính địa phương mình hay mắc phải 
- Tìm hiểu sâu hơn về văn học dân gian ở địa phương 1.2. Kỹ năng :
	- Rèn cho h/s ý thức và thói quen nói đúng, viết đúng. 
- Phân biệt, so sánh với phần văn học dân gian đã học 1.3. Thái độ: 
	- Giáo dục HS viết đúng chính tả và phát âm chuẩn khi nói. 
- Giáo dục lòng tự hào về quê hương , xứ sở mình 2. Chuẩn bị của thầy và trò:
	-Thầy :Soạn giáo án
	-Trò : Soạn bài ở nhà.
3. Phương pháp:
	- Phân tích, bình giảng, đàm thoại, đọc diễn cảm
4. Tiến trình bài dạy:
4.1. Ổn định lớp.
- Sĩ số 6A2:	 6T2:
4.2. Kiểm tra bài cũ.
	GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
4.3. Giảng bài mới:
	lỗi chính tả là một vấn đề khá phổ biến đối với học sinh hiện nay, đặc biệt là lỗi sai các phụ âm đầu: r- d- gi; ch-tr; s-x, l-n...trong khi nói và viết. Tiết học hôm nay cô trò chúng ta sẽ luyện và sửa những lỗi này....
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
H
G
G
H
G
H
H
G
H
H
G
G
H
Đọc y/cầu sgk/166
Đọc và yêu cầu HS ghi vào vở
Nhận xét cách phát âm của HS
Đọc bài tập 1- nêu yêu cầu của bài
4 HS lên bảng điền
Bạn nhận xét- GV nhận xét.
Đọc, xác định yêu cầu bài tập 2
3 HS lên bảng điền 
- HS: nhận xét
- GV nhận xét
Đọc, nêu yêu cầu bài tập
Lên bảng làm
Cho hs đọc và làm nhanh
- 2 HS lên bảng viết
GV thu 5 bài chấm, nx trước lớp
 Đọc 1 đoạn 
- Viết:
I, Nội dung luyện tập:
1, Đọc và viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi:
- ch – tr s –x
- r – d – gi l – n 
II, Luyện tập:
1, Bài 1:Điền ch/tr, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:
- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, , nói chuyện, chương trình, chẻ tre
- sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ
- rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh
- lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện
2, Bài 2: Lựa chọn từ điền vào chỗ trống:
a. Vây, dây, giây.
- Vây cá, sợi dây, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây
 b. Viết, giết, diết
- giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết
c. Vẻ, dẻ, giẻ
- hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách
3, Bài 3: Chọn x/s để điền vào chỗ trống cho thích hợp:
xám xịtsát mặt đấtsấm rền vangchớp loé sángrạch xé.cây sung giàcửa sổxơ xácsầm sậploảng xoảng
4, Bài 4: điền từ thích hợp vần uôc/ uôt vào chỗ trống:
- buộc, buột miệng, một ruộc, ..tuộc, đuột, chuột, chuột, muốt, .chuộc
5, Bài 5, 6: HS tham khảo
6, Bài 7: Chính tả nghe viết
4.4. Củng cố:
	- Gv nx giờ học
4.5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau:
	- Xem lại nội dung đã học
	- Sưu tầm những VB viết về địa phương
	- Giờ sau mỗi em chuẩn bị 1 câu chuyện: Hoạt động ngữ văn : thi kể chuyện
5. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................
....
Ngày soạn: 26/12/2011 
Ngày giảng: 6A2: 30/12 Tiết 70 -71
	 6T2: 31/12
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN
1. Mục tiêu. 
1.1. Kiến thức:
- Qua tiết học HS biết cách kể lại 1 câu chuyện dựa trên các văn bản đã học 1.2. Kỹ năng :
	- Rèn cho h/s kĩ năng kể chuyện trước tập thể có thể hiện cử chỉ, giọng điệu 1.3. Thái độ: 
	- Giáo dục HS lòng yêu thích, say mê môn Ngữ văn 2. Chuẩn bị của thầy và trò:
	-Thầy :Soạn giáo án
	-Trò :Sưu tầm, xđ câu chuyện sẽ kể.
3. Phương pháp:
	- Phát huy tính tích cực của HS 
4. Tiến trình bài dạy:
4.1. Ổn định lớp.
- Sĩ số 6A2: 	6T2:
4.2. Kiểm tra bài cũ.
	- Nêu yêu cầu khi kể chuyện?
- Trả lời: Vẫn giữ nguyên cốt truyện, NV, chi tiết chính trong truyện, chỉ dùng lời văn của mình để kể( Tránh thuộc lòng câu chuyện) 4.3. Giảng bài mới:
Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 các em đã được học rất nhiều chuyện dân gian hay, hấp dẫn. Song để kể lại được các câu chuyện ấy các em cần có kĩ năng gì? Tiết học này các em sẽ được thực hành cụ thể.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
?
H
?
?
H
?
H
H
?
H
?
H
?
H
H
Em hãy kể tên các truyện truyền thuyết đã học?
- Con Rồng.,Bánh chưng., STTT, Sự tích Hồ Gươm.
Trước khi kể chuyện em phải làm gì?
Em dự định sẽ kể câu chuyện nào? Em hãy giới thiệu về câu chuyện ấy?
Chào tất cả các bạn , tớ tên là HS lớp sắp đến tết rồi các bạn nhỉ, tết đến nhà nào cũng gói bánh chưng, giã bánh giầy. Vậy sự tích về 2 loại bánh đó là gì? Hôm nay tớ sẽ kể câu chuyện: Bánh chưng bánh giầy
Để câu chuyện kể hấp dẫn lôi cuốn người nghe. Em cần phải làm gì?
Thoát li VB, lời kể có ngữ điệu, lên giọng, xuống giọng phù hợp
Phong thái tự nhiên, nhìn vào người nghe
Kể câu chuyện mình đã chuẩn bị
Nhận xét- GV nx- cho điểm
Thế nào là truyện cười? Ý nghĩa của tiếng cười trong truyện cười?
Tiếng cười để mua vui, tiếng cười để phê phán, châm biếm, đả kích
Kể tên các truyện cười đã học? 
Treo biển; Lợn cưới, áo mới
Em hãy kể 1 câu chuyện cười mà em yêu thích?
3- 4 HS kể
Nx- GV nx, bổ sung
1, Kể lại 1 truyền thuyết mà em yêu thích nhất:
- Yêu cầu: 
+ Khi kể phải có lời chào, lời tự giới thiệu về mình
+ Giới thiệu tên câu chuyện sẽ kể
+ Lí do kể câu chuyện ấy
+ Kể xong phải có lời cảm ơn
2, Kể lại truyện cười em yêu thích:
+ Kể trước nhóm.
+ Kể trước lớp.
4.4. Củng cố: 
	- GV nx tiết kể chuyện của HS
4.5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau:
	- Xem lại các tác phẩm đã học
	- Chuẩn bị 1 câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện trung đại,truyện đời thường, truyện tưởng tượng.
5. Rút kinh nghiệm:
........
Ngày soạn: 27/12/2010 Tiết 71
Ngày giảng: 6ª2: 31/12
	 6T2: 31/12
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN
1. Mục tiêu. 
1.1. Kiến thức:
- Qua tiết học HS biết cách kể lại 1 câu chuyện dựa trên các văn bản đã học 1.2. Kỹ năng :
	- Rèn cho h/s kĩ năng kể chuyện trước tập thể có thể hiện cử chỉ, giọng điệu 1.3. Thái độ: 
	- Giáo dục HS lòng yêu thích, say mê môn Ngữ văn 2. Chuẩn bị của thầy và trò:
	-Thầy :Soạn giáo án
	-Trò :Sưu tầm, xđ câu chuyện sẽ kể.
3. Phương pháp:
	- Phát huy tính tích cực của HS 
4. Tiến trình bài dạy:
4.1. Ổn định lớp.
- Sĩ số 6ª2: 	6T2:
4.2. Kiểm tra bài cũ.
	- Nêu yêu cầu khi kể chuyện?
	- Kể 1 câu chuyện Truyền thuyết mà em đã được học?
- Trả lời: Vẫn giữ nguyên cốt truyện, NV, chi tiết chính trong truyện, chỉ dùng lời văn của mình để kể( Tránh thuộc lòng câu chuyện) 4.3. Giảng bài mới:
	Giờ trước các em đã thi kể chuyện truyền thuyết và truyện cười, tiết học này các em sẽ tiếp tục kể chuyệncổ tích, ngụ ngôn, có kể sáng tạo , kể tưởng tượng.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
?
?
H
?
H
?
H
G
?
G
?
H
G
H
?
H
?
H
?
?
H
G
?
?
H
?
H
H
H
Thế nào là cổ tích?
Kể tên những truyện cổ tích đã học?
Thạch Sanh, Sọ Dừa, Em bé thông minh, Cây bút thần
Trong những câu chuyện ấy em thích nhất câu chuyện nào? Vì sao?
Tự bộc lộ . HS dựa vào nội dung, nghệ thuật để giải thích
Hãy kể lại truyện ấy bằng lời văn của em?
Kể trước lớp, Bạn nx- GV nx
Chú ý hơn về tác phong, ngữ điệu
Hãy tưởng tượng mình là 1 trong những NV trong truyện, hãy kể lại câu chuyện ấy?
Lúc này sử dụng ngôi kể thứ nhất: xưng tôi- Thay đổi lời kể cho phù hợp
Nêu triết lí sống trong câu chuyện ấy?
Dựa vào nội dung để trả lời
Có thể các em kể những câu chuyện đã học hoặc chưa học
HS kể- Bạn nx- Gv nx,uốn nắn
Thế nào là truyện ngụ ngôn? NV trong truyện ngụ ngôn có gì đặc biệt?
NV là động vật, cây cối, loài vật-> nói chuyện về con người
Kể tên những truyện ngụ ngôn đã học?
Ếch ngồi đáy giếng, đeo nhạc cho mèo, C,T,T,M,M.
Em hãy kể lại 1 câu chuyện ngụ ngôn em yêu thích?
Vì sao em yêu thích câu chuyện ấy?
HS kể- giải thích
Bạn nx- gv nx
Nêu hiểu biết của em về truyện trung đại? Kể tên những truyện trung đại đã học?
Con hổ có nghĩa, mẹ hiền dạy con, thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Kể lại 1 câu chuyện trung đại đã học?
HS kể- Bạn nx- Gv nx
Đóng vai bà mẹ thầy Mạnh Tử kể lại truyện “ Mẹ hiền dạy con” 
Kể ngôi thứ nhất xưng “tôi”
3, Kể chuyện cổ tích:
+ Kể nguyên bản
+ Kể sáng tạo
4, Kể chuyện ngụ ngôn:
5, Kể truyện trung đại:
4.4. Củng cố:
	- GV hệ thống lại bài. NX ý thức tam gia của HS
4.5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau:
	- Ôn lại những nội dung đã học
	- Tập kể chuyện ở nhà
	- Giờ sau trả bài kiểm tra HKI
5. Rút kinh nghiệm:
...........................................................
Ngày soạn: 26/12/2011 
Ngày giảng: 6A2: 31/12 Tiết 72
	 6T2: 31/12
	TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
1. Mục tiêu. 
1.1. Kiến thức:
- Qua tiết trả bài HS nắm được ưu nhược điểm của mình qua bài kiểm tra. Từ đó rút kinh nghiệm cho bài sau 1.2. Kỹ năng :
- Rèn cho h/s kĩ năng nhận biết, chữa lỗi, phân tích, tìm hiểu 1.3. Thái độ: 
- Giáo dục HS ý thức vươn lên trong học tập 2. Chuẩn bị của thầy và trò:
	-Thầy :Bảng phụ
	-Trò :Xem lại những nội dung đã học
3. Phương pháp:
	- Phân tích, so sánh, nêu gương 
4. Tiến trình bài dạy:
4.1. Ổn định lớp.
- Sĩ số 6ª2: 	 6T2:
4.2. Kiểm tra bài cũ: Không
4.3. Giảng bài mới:
	Sau khi học xong chương trình ngữ văn học kì I, các em đã làm bài thi tổng hợp do Phòng giáo dục ra đề. Để nhận ra ưu điểm, nhược điểm của mình, hôm nay cô giáo sẽ trả bài cho các em.
* Đề bài: GV đọc lại đề bài Tiết 63-64
1, Tìm hiểu đề:
Đề bài kểm tra tổng hợp gồm mấy câu? Nội dung cụ thể của các câu?
- Đề bài gồm 3 câu.
Phạm vi kiến thức?
- Sách vở, những văn bản đã học
2, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đáp án, dàn ý:
- Như hướng dẫn của phòng giáo dục
3, Nhận xét:
a. Ưu điểm:
- Nhìn chung HS biết cách làm bài
- Trình bày ầy đủ 3 câu 
- Biết kể về một người bạn mới quen
- Một số em làm bài khá, trình bày sạch đẹp:
6ª2: Hào, Thảo, Quỳnh Hoa, Đặng Nhung, Hoàng Nhung, Phạm Nhung, Vy Thảo, Tuấn...
	6T1: Hoa, Hồng, Nhi, Nhung, Tâm, Huyền Trang, Quỳnh Trang, Ninh..
b. Nhược điểm:
- Một số em làm bài cẩu thả, chưa đạt yêu cầu:
6A1: Ngô Long, Kim Chi
6T1: Anh, Bắc, Bình, Điệp, Đức, Liên, Thuần, Tiên, Vĩnh, Yên.
- Câu hỏi 2 đơn giản, xác định danh từ chung, riêng và viết lại cho đúng nhưng nhiều em làm chưa chính xác...
- Còn viết sai lỗi chính tả nhiều
4.4 Củng cố:
	- GV nhận xét giờ trả bài 
4.5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau:
	- Tiếp tục ôn tập kiến thức HKI
	- Soạn: VB: Bài học đường đời đầu tiên
5. Rút kinh nghiệm:
............................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVăn 6 - Ki I Đang dạy 2011-2012.doc