Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2007-2008 - Hoàng Minh Tuấn

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2007-2008 - Hoàng Minh Tuấn

I. YÊU CẦU:

– Nắm được những hiểu biết chung về văn miêu tả

– Những yêu cầu của văn tả cảnh, tả người

II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

– Thế nào là văn tự sự?

3. Bài mới:

Giới thiệu: Ở học kỳ I, các em đã học văn tự sự (gọi là văn kể chuyện) gồm có kể chuyện đời thường, kể chuyện sáng tạo. Qua học kỳ II, các em sẽ học một thể loại mới. Đó là văn miêu tả.

 

doc 112 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2007-2008 - Hoàng Minh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Ngày soạn:14/01/2008 
 Tiết 73 +74:	DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ
	BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
	 Tô Hoài
I. YÊU CẦU: 
–	Hiểu được ý nghĩa nội dung của “Bài học đường đời đầu tiên” đối với Dế Mèn trong bài văn này
–	Những đặc sắc trong văn miêu tả, nghệ thuật kể chuyện và sử dụng từ ngữ
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
– 	Kiểm tra vở soạn của học sinh
3. Bài mới: 
Giới thiệu: Tuổi trẻ thường xốc nổi, bồng bột, tự phụ. Chính vì vậy, dễ dẫn đến sai lầm, vấp ngã trên đường đời. Nhưng nếu biết dừng lại đúng lúc thì có thể khắc phục hậu quả đã gây ra. Bài học hôm nay các em tìm hiểu là một minh chứng cho điều đó.
TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
GHI BẢNG
[ Hoạt động 1:
– 	Cho HS đọc chú thích
w	GV: Bút danh Tô Hoài của ông ghép từ tên sông Tô Lịch chảy ngang qua phủ Hoài Đức mà thành. Ông viết trên 150 tác phẩm. Trong đó có 60 tác phẩm viết cho thiếu nhi. Tác giả đã nhận nhiều giải thưởng: Giải nhất Tiểu thuyết của Hội văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây Bắc); Giải thưởng Hội nhà văn Á – Phi 1970 (Miền Tây); Giải 4 giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 1970 (Quê nhà) ® được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1 1996)
?	Cho biết vài nét sơ lược về tác phẩm?
–	Tác phẩm: Viết về loài vật theo lối đồng thoại. Là tác phẩm được nhiều thế hệ trẻ yêu thích và được in lại 21 lần ở Việt Nam, được dịch ra nhiều thứ tiếng ở nhiều nước
w	GV hướng dẫn đọc và tóm tắt tác phẩm: Đọc giọng điệu thay đổi theo tâm trạng nhân vật
w	Tóm tắt: Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, quen sống độc lập từ thuở bé. Buổi đầu, Dế Mèn có tính kiêu ngạo, hung hăng, hống hách, thường 
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
1.	Tác giả: Tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 và lớn lên ở quê ngoại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức.
	Tô Hoài chuyên viết văn xuôi (150 tác phẩm). Được tặng nhiều giải thưởng trong đó có giải thưởng Hồ Chí Minh...
	“Dế Mèn phiêu lưu ký” sáng tác 1941, gồm 10 chương, kể về cuộc phiêu lưu lý thú đầy sóng gió của Dế Mèn.
2.	Tác phẩm: 
	Trích tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài. Tác phẩm được sáng tác năm 1941, gồm 10 chương, kể về cuộc phiêu lưu lý thú đầy sóng gió của Dế Mèn.
	Đoạn trích ở chương I của truyện
	bắt nạt các nàng cào cào xinh đẹp và trêu chọc anh Giọng Vó... Dế Mèn cứ tưởng mình là tay ghê gớm, sắp đứng đầu thiên hạ. Dế Mèn còn nghịch ranh, trêu chọc chị Cốc, gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Từ đó, Dế Mèn đã thực sự ân hận, nhận ra lỗi lầm và biết rút ra bài học đường đời đầu tiên.
[ Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản 
II. Tìm hiểu văn bản:
?	Nhà văn miêu tả và kể chuyện về nhân vật chính nào?
–	Dế Mèn
?	Lời kể và lời tả trong truyện là lời của nhân vật nào?
–	Lời miêu tả và lời kể trong truyện là lời của chính nhân vật Dế Mèn nói về mình với giọng kể tự tin hãnh diện
?	Bài văn chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
–	Có 2 đoạn chính:
	+ Đ1: Từ đầu đến ... không thể làm lại được: Miêu tả Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng
	+ Đ2: Còn lại: Câu chuyện về trò đùa nghịch đã gây ra cái chết cho Dế Choắt
w	HS đọc từ đầu đến đứng đầu thiên hạ rồi
?	Hãy ghi lại các chi tiết ngoại hình và hoạt động được miêu tả trong bài văn đã bộc lộ những nét gì trong tính cách của Dế Mèn?
w	HS thảo luận ® Các chi tiết miêu tả ngoại hình như: 
	Đôi càng mẫn bóng, cái vuốt cứng, đôi cánh dài tận chấm đuôi. Cả thân người một màu nâu bóng mỡ soi gương được
	Vẻ tự tin và hùng dũng: Cái đầu to, nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai sợi râu dài có một vẻ rất hùng dũng, hai cái răng to, khoẻ nhai ngoàn ngoạp
	Điệu bộ cử chỉ ra dạng con nhà võ, thích phô trương sức mạnh oai phong của mình: co cẳng ... vuốt râu
	Tính hung hăng hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu ... anh Giọng Vó Þ Miêu tả ngoại hình kết hợp tả động tác hành vi của nhân vật đã bộc lộ được tính cách tự phụ, kiêu ngạo mà xốc nổi của Dế Mèn
?	Hãy tìm những từ theo em rất đặc sắc mà tác giả dùng để miêu tả Dế Mèn?
w	HS thảo luận
–	Là những tính từ: mẫm bóng, nhọn hoắt, phành phạch, ngắn hủn hoẳn, ngoàn ngoạp, rung rinh
?	Hãy thay thế bằng một số từ khác đồng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra kết luận về cách dùng từ miêu tả của tác giả?
–	Ví dụ: ngắn hủn hoẳn ® ngắn củn, nhai ngoàn ngoạp ® rào rào, rung rinh ® lắc lư... thì ta không thấy hết vẻ đẹp cường tráng ưa nhìn và sự phô trương, kiêu ngạo của Dế Mèn
[	GV bình thêm: Thông qua lời miêu tả đầy tự tin, hạnh diễn của Dế Mèn về mình, kết hợp với việc dùng từ ngữ miêu tả, đặc biệt là tính từ rất chính xác và giàu tính tạo hình, Tô Hoài đã vẽ lên một hình ảnh rất cụ thể, sống động và hấp dẫn của một chàng dế thanh niên cường tráng. Tác giả tả ngoại hình tỉ mỉ từng bộ phận đến hình dáng chung luôn nổi bật lên những nét đặc sắc đáng chú ý trong mỗi bộ phận và đều toát lên sự cường tráng, sung sức không chỉ ở nhân vật Dế Mèn mà những nhân vật khác trong truyện. Ngòi bút miêu tả đặc sắc điêu luyện của Tô Hoài đã khiến người đọc hiểu rất sâu sắc về thế giới loài vật đồng thời có thể bày tỏ thái độ yêu ghét đối với nhân vật được kể, được tả
?	Em thấy hình ảnh của Dế Mèn trong đoạn văn đẹp ở chỗ nào, không đẹp ở những điểm nào?
–	Đẹp về ngoại hình. Tuy nhiên, nét đẹp ấy trông có vẻ dữ tợn với tính nết tự phụ kiêu ngạo và xốc nổi khiến Dế Mèn chưa có thể gọi là nét đẹp hoàn hảo
1.	Nhân vật Dế Mèn:
–	Là một chàng dế thanh niên cường tráng nhưng kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình. Hay xem thường và bắt nạt mọi người
®	Ngoại hình đẹp, nhưng hung hăng, hống hách và kiêu ngạo, hay bắt nạt kẻ yếu
?	Thuật lại diễn biến sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt
w	HS thảo luận
–	Nhận xét về diễn biến tâm lý, về thái độ của Dế Mèn trong sự việc nói trên:
a.	Diễn biến tâm lý: Mới đầu thì khoe khoang, đắc ý, sau đó thì sợ chết khiếp ® ăn năn ® hối lỗi, thật buồn cười nhưng cũng thật tội nghiệp
?	Qua câu chuyện ấy Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình là gì?
–	Trò đùa nghịch của Dế Mèn đã gây ra cái chết cho Dế Choắt ® Dế Mèn thực sự hối hận, nhận ra lỗi lầm và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình: Đó là bài học “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ... mang vạ vào mình đấy”
?	Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích (yêu, ghét, lí giải sao?)
–	Giống: Tên cà khịa, xốc nổi, ăn uống điều độ, đi đứng oai vệ ® Thế giới loài vật qua ngòi bút miêu tả của Dế Mèn hiện ra thật sinh động. Tác giả đã quan sát tinh tường bằng con mắt hóm hỉnh, bằng tình cảm yêu mến loài vật và miêu tả chúng bằng cả trí tưởng tượng phong phú. Các loài vật vừa giống thực, sống động với những nét ngoại hình, tập tính sinh hoạt đặc trưng của chúng lại mang những nét tâm lý, tính nết, phẩm chất giống con người nên chúng rất gần gủi với người đọc, nhất là các bạn trẻ.
?	Em hãy cho biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện?
–	O Chuột của Tô Hoài, Cái tết của Mèo con của Nguyễn Đình Thi
2.	Câu chuyện ân hận đầu tiên:
a.	Thái độ đối với Dế Choắt:
–	Kẻ cả
–	Khinh thường
–	Ích kỷ
b.	Bài học đường đời đầu tiên:
–	Khi trêu chị Cốc thì Dế Mèn hung hăng kiêu ngạo, tưởng như không hề biết sợ
–	Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn kiếp hãi
–	Nằm im thin thít...
–	Tôi hối lắm, tôi hối lắm
–	Đứng lặng hồi lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên
® Huênh hoang, đắc ý, nhưng lại nhát sợ trước kẻ mạnh
?	Qua văn bản, em rút ra bài học gì?
–	HS đọc phần Ghi nhớ
w	Ghi nhớ: SGK/11
[ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập 
III. Luyện tập:
1.	Viết đoạn văn miêu tả tâm trạng ấy theo lời Dế Mèn:
	Choắt ơi, hãy tha thứ cho tôi. Cũng chỉ do thói hung hăng bậy bạ, ngông cuồng xốc nổi mà tôi đã hại bạn ra nông nỗi này. Giờ tôi biết làm thế nào? Dù tôi có nói trăm vạn lần hối hận cũng không mang lại mạng sống cho bạn. Tôi nhớ mãi câu chuyện này. Nó sẽ là bài học đường đời đầu tiên của một kẻ huênh hoang tự phụ như tôi. Bạn cứ vui lòng yên nghỉ nơi đây. Tôi hứa sẽ không phụ lòng bạn, sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh và tấm lòng bao dung của bạn.
2.	Chia 3 nhóm HS đóng vai Dế Mèn, Choắt và chị Cốc diễn lại đoạn Dế Mèn trêu chị Cốc gây ra cái chết oan, thảm thương cho Dế Choắt
4. Củng cố:
–	Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Tô Hoài qua đoạn trích (miêu tả tỉ mỉ ngoại hình, kết hợp với tả động tác, hành vi của nhân vật cùng với trí tưởng tượng thật phong phú. Nhân vật hiện ra thật sống động)
5. Dặn dò:
–	Đọc lại đoạn trích, phần đọc thêm
–	Học phần ghi nhớ
– 	Chuẩn bị bài mới: PHÓ TỪ
+ 	Tìm hiểu câu luận
+	Đọc và trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu
Tuần 19
Ngày soạn:14/01/2008 
 Tiết 75:	PHÓ TỪ	
I. YÊU CẦU: 
–	Học sinh nắm được phó từ là gì
–	Phân loại phó từ, phân biệt tác dụng của phó từ
–	Sử dụng phó từ trong khi nói và viết
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới: 
TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
GHI BẢNG
[ Hoạt động 1: 
w	Học sinh đọc bài 1.1 SGK 
?	Các từ đã, cũng, vẫn, cứ, còn, chưa, thật, được bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
–	Bổ sung ý nghĩa cho các từ: Đi, ra, thấy, lỗi  ...  Long Biên đau thương và anh dũng
3.	Cảm xúc của tác giả:
	... Còn tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, đặng bắc một nhịp cầu vô hình để du khách ngày càng xít lại gần với đất nước Việt Nam
Þ Giọng điệu trữ tình, khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện nay
[ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
III. Luyện tập:
4. Củng cố:
–	Đọc bài đọc thêm
–	Em hiểu thế nào là chứng nhân lịch sử?
5. Dặn dò:
–	Học thuộc ghi nhớ 
–	Xem trước bài: VIẾT ĐƠN
Tiết 124:	VIẾT ĐƠN 
I. YÊU CẦU: 
Hiểu các tình huống cần viết đơn : Khi nào viết đơn, viết đơn để làm gì ?
Biết cách viết đơn đúng qui cách và nhận ra những sai sót thường gặp khi viết đơn.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
GHI BẢNG
[ Hoạt động 1: Tìm hiểu về viết đơn
HS đọc 4 VD (SGK/131)
? Qua các VD vừa nêu, em hãy cho biết, khi nào cần viết đơn hay tại sao phải viết đơn ?
HS trao đổi, thảo luận 
I. Khi nào cần viết đơn?:
 Phải viết đơn khi có yêu cầu, nguyện vọng cần phải giải quyết.
[ Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn
HS đọc 2 lá đơn, nhận xét bước đầu về 2 lá đơn đó.
? Em hãy tìm những điểm giống nhau của 2 lá đơn đó ?
HS trao đổi
GV định hướng
Có quốc hiệu
Tên đơn
Tên người hoặc tổ chức nhận đơn, viết đơn
Lí do viết đơn
Ngày tháng năm, nơi viết đơn, chữ kí người viết đơn.
II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn
Các loại đơn:
Đơn theo mẫu
Đơn không theo mẫu
Những nội dung không thể thiếu trong đơn:
Có quốc hiệu
Tên đơn
Tên người hoặc tổ chức nhận đơn, viết đơn
Lí do viết đơn
Ngày tháng năm, nơi viết đơn, chữ kí người viết đơn.
[ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS biết cách viết đơn?
? Đơn theo mẫu thì viết thế nào? Đơn không theo mẫu thì viết ra sao?
HS đọc SGK/134
GHI NHỚ: SGK/134
III. Cách thức viết đơn
Đơn theo mẫu: Điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết
Đơn không theo mẫu: Không thể tuỳ tiện, phải theo trình tự nhấùt định
GHI NHỚ: SGK/134
4. Củng cố:
–	Đọc phần lưu ý
–	Khi nào cần viết đơn ? Cách thức viết đơn ?
5. Dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ 
Xem trước bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Tiết 125:	BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ 
I. YÊU CẦU: 
Thấy được « Bức thư của thủ lĩnh da đỏ » xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay, ; bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.
Thấy đươkc tác dụng của việc sử dụng 1 số biên pháp nghệ thụât trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩa và biểu hiện tình cảm, đặc biệt là phép nhân hoá, yếâu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
GHI BẢNG
[ Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung về VB
HS đọc chú thích SGK
I. Đọc, tìm hiểu chung:
Đọc :
Xuất xứ VB
Hoạt động 2 : Tìm hiểu chi tiết văn bản
HS đọc đoạn đầu bức thư
? Chỉ ra những phép so sánh và nhân hoá được dùng. Nêu tác dụng của phép so sánh, nhân hoá đó. Đặc biệt là trong việc làm nổi bật quan hệ giữa người da đỏ với “Đất”, với thiên nhiên?
(Chú ý các từ ngữ: bà mẹ, người chị, người em, gia đình, tổ tiên, cha ông)
HS thaỏ luận, trả lời 
II. Tìm hiểu VB :
Đoạn đầu bức thư : 
((Từ đầu ..tiếng nói của cha ông chúng tôi)
NT nhân hoá
ND : Đất đai cùng những gì liên quan là thiêng liêng đối với người da đỏ, không dễ gì đem bán
HS đọc đến phần giữa bức thư (tiếp đến .. « mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc »
? Đoạn văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong « cách sống », trong thái độ đối với « Đất », đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng trên những vấn đề gì ? 
Đoạn giữa bức thư :
Nghệ thụât nhân hùoa, đối lập, điệp ngữ
Cách đối xử của người da trắng mới nhập cư đối với đất hoàn toàn đối lập đối với người da đỏ
Nếu buộc phải bán đất thì người da trắng phải có thái độ khác
Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thụât nào để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập ấy để thể hiện tính cách của mình ? (Phép so sánh, nhân hoá, phép đối, lặp, cách sử dụng các kiểu câu,) ?
HS đọc đoạn cuối bức thư (Phần còn lại)
? Hãy nêu ý chính của đoạn này ? 
? Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này có gì giống, khác với 2 đoạn trên ?
? Nên hiểu thế nào về câu « Đất là Mẹ »
?Hãy giải thích vì sao 1 bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây 1 thế kỉ trước nayvẫn được nhiều người xem là 1 trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường
GHI NHỚ
Đoạn cuối bức thư :
Khẳng định mạnh mẽ Đất là Mẹ của loài người, từ đó thể hiện tình cảm yêu quí đất
Người da trắng pahỉ kính trọng đất đai, nếu không thì cuộc sống của họ sẽ bị tổn hại
Bức thư thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước của người da đỏ.
GHI NHỚ
Hoạt động 3 : Luyện tập 
GV hướng dẫn HS tìm những câu quan trọng trong bài để lập dàn ý 1 bài văn nói về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường
III> Luyện tập
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
Học Ghi nhớ
Luyện tập làm dàn bài nói về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường
Xem trước bài: Chữa lỗi CN - VN 
Tiết 126:	CHỮA LỖI VỀ 
	CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ
I. YÊU CẦU: 
–	Giúp học sinh nắm được những lỗi về chủ ngữ và vị ngữ, nguyên nhân và cách sửa
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
GHI BẢNG
[ Hoạt động 1: 
Yêu cầu HS đọc bài tập SGK / 141
Mỗi khi đi qua cầu Long bIên
Chỉ có thành phần phụ è câu thiếu CN và VN
Cách chữa: Thêm CN và VN vào
VD: Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi lại nhớ về những kỉ niệm xưa.
Câu b: Lỗi sai tương tự như câu a
I. Tìm hiểu bài:
1.	Câu thiếu chủ ngữ lẫn vị ngữ:
a)	Thiếu CN và VN
Þ Câu a mắc lỗi thiếu CN và VN
Chữa lại: Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi lại nhớ về những kỉ niệm xưa.
[ Hoạt động 2: 
HS đọc bài tập
? Cho biết mỗi bộ phận in đậm trong câu nói về ai?
Về dượng Hương Thư
? Câu trên sai như thế nào? Nêu cách chữa lôi?
Cách sắp xếp như trong câu làm cho người đọc hiểu phần in đậm trước dấu phẩy miêu tả hành động của Cn trong câu (ta). Như vậy, đây là câu sai về mặt nghĩa.
Chữa lại cho đúng
Ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào, quai hàm bạnh ra,.
GHI NHỚ
2.Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
Câu 1 sai về mặt nghĩa
Chữa lại cho đúng:
Ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào, quai hàm bạnh ra,.
GHI NHỚ: 
Hoạt động 3: Luyện tập
III. Luyện tập
Bài tập 1: Xác điịnh CN – VN trong các câu
HS chuẩn bị
GV gội 3 HS lên trình bày 3 câu a, b, c (GV gợi ý tìm CN, VN bằng cách đặt câu hỏi)
BT 1:
–CN: Cầu
-VN: được đổi tên thành cầu Long Biên 
.
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
Gọi 1 HS lên bảng thực hiện, các HS khác làm bài vào vở
GV chữa bài, nhận xét
BT 2: 
Mỗi khi ta trường, tôi thường nán ở lại thêm
..
Bài tập 3: 
GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
Gọi 3 HS lên thực hiện 3 phần a, b, c
GV chữa bài, nhận xét
BT 3:
Thiếu CN, vị ngữ
Thiếu CN, vị ngữ
Thiếu CN, vị ngữ
4. Củng cố:
Khi viết câu thường mắc những lỗi gì về CN và VN?
Dặn dò:
Học thuộc ghi nhớ , làm bài tập
Xem trước bài: Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi
Tiết 128:	LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI 
I. YÊU CẦU: GIÚP hs
Nhận ra lỗi thường mắc khi viết đơn thông qua các bài tập
Nắm được phương hướng và cách khắc phục, sửa chữa các lỗi thường mắc qua các tình huống
Oân tập những hiểu biết về đơn từ
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
GHI BẢNG
[ Hoạt động 1: Tìm hiểu về các lỗi thường mắc khi viết đơn
? Đơn 1 (SGK/142) có những lỗi gì? Nếu sửa lại, em sẽ sửa như thế nào ?
HS đọc đơn, phát hiện lỗi, sửa lỗi
Thiếu quốc hiệu
Thiếu tên người viết đơn
Thiếu ngày tháng, nơi viết đơn và chữ kí người viết đơn 
Cách chữa : Bổ sung những phần thiếu
I. Các lỗi thường mắc khi viết đơn
Đơn 1 : Đơn xin nghỉ học
Lỗi sai :
Thiếu quốc hiệu
Thiếu tên người viết đơn
Thiếu ngày tháng, nơi viết đơn và chữ kí người viết đơn 
Cách chữa : Bổ sung những phần thiếu
Đơn 2 (SGK/143)
Đơn 2 có những lỗi gì? Nếu sửa lại, em sẽ sửa như thế nào ?
HS đọc đơn, phát hiện lỗi, sửa lỗi
Lí do viết đơn ko chính đáng
Thiếu ngày tháng, nơi viết đơn
Cần chú ý : « Em tên là » chứ không phải là « Tên em là »
Cách chữa : Bổ sung những phần thiếu
Đơn 2 : Đơn xin theo học lớp nhạc hoạ
Lí do viết đơn ko chính đáng
Thiếu ngày tháng, nơi viết đơn
Cần chú ý : « Em tên là » chứ không phải là « Tên em là »
Đơn 3 (sgk/143)
HS đọc đơn, phát hiện lỗi, sửa lỗi
Hoàn cảnh viết đơn ko thuyết phục. Trong trường hợp này, phụ huynh phải viết thay cho HS mới đúng
Ghi nhớ : SGK/143
Đơn 3 : Đơn xin phép nghỉ học
Hoàn cảnh viết đơn ko thuyết phục. Trong trường hợp này, phụ huynh phải viết thay cho HS mới đúng
Ghi nhớ : SGK / 143
Hoạt động 2 : Luyện tập
HS 2 nhóm viết đơn ra giấy, dán lên bảng, đại diện lên trình bày
HS cả lớp nhận xét, bổ sung
GV kết luận, từ đó, củng cố lại những lỗi HS hay mắc khi viết đơn và cách chữa
II. Luyện tập :
Bài tập 1 : Viết đơn xin bán điện cho gia đình
Bài tập 2 : Viết đơn xin tham gia đội tình nguyện
4. Củng cố:
–	Đọc phần lưu ý
–	Luyện tập viết đơn xin tham gia vào đội văn nghệ của trường
5. Dặn dò:
Học thuộc ghi nhớ , làm bài tập
Xem trước bài: Động Phong Nha 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6 KI II.doc