I. YÊU CẦU :
GV giúp HS hiểu ý nghĩa và công dụng của phó từ.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Tham khảo tài liệu, xem sách hướng dẫn tự học, bảng phụ.
- HS : Trả lời trước các tình huống SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Tuần : 19 Ngày soạn : 11/01/2006 Tiết : 75 Ngày dạy : 17/01/ 2006 PHÓ TỪ Tiếng Việt I. YÊU CẦU : GV giúp HS hiểu ý nghĩa và công dụng của phó từ. II. CHUẨN BỊ : - GV : Tham khảo tài liệu, xem sách hướng dẫn tự học, bảng phụ. - HS : Trả lời trước các tình huống SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung hoạt động - Ổn định nề nếp – sỉ số. - Hỏi: Tính từ là gì ? Chức vụ của tính từ ? - Hỏi: Nêu cấu tạo cụm tính từ ? - GV giới thiệu bài mới. - Báo cáo sỉ số. - Trả lời cá nhân (2 HS). - Nghe – ghi tựa. + Hoạt động 1 : Khởi động : (5phút) - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới. - Gọi HS đọc VD a, b. - Ghi các từ in đậm lên bảng. Hỏi: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào nào? Hỏi: Những từ được bổ sung thuộc loại từ nào ? - GV : Những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho nó gọi là phó từ. Vậy phó từ là gì ? - Gọi HS đọc VD a, b, c. - GV treo bảng phụ. Hỏi: Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong ví dụ trên ? Hỏi: Hãy điền các phó từ tìm ở phần I, II vào bảng phân loại ? Hỏi: Dựa vào bảng phân loại, cho biết có mấy loại phó từ ? (GV chốt lại nội dung bài học) - Đọc VD. - Chú ý. - Trả lời cá nhân : ĐV , ra, chưa, lỗi lạc, bướng, ra - Trả lời : Thuộc động từ, tính từ. - Trả lời cá nhân. - Đọc VD a, b, c. - Xem VD. a) Lắm. b) Đừng vào. c) Không, đã, đang. - Trả lời cá nhân. - Có 2 loại lớn - Ghi bài. + Hoạt động 2: Hình thành tri thức. (15 phút) I. Phó từ là gì ? Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ và bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. VD : Vẫn, chưa, rất, thật, lắm, II. Các loại phó từ: Phó từ gồm 2 loại lớn : - Phó từ đứng trước động từ, tính từ, bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ : + Quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến. - Phó từ đứng sau động từ, tính từ : Bổ sung về mức độ, khả năng, kết quả và hướng. Hỏi: Thế nào là phó từ ? Có mấy loại lớn ? - Hướng dẫn luyện tập. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập SGK. Hỏi: Tìm các phó từ ? Nêu ý nghĩa của chúng ? Hỏi: Thuật lại việc Dế Mèn trêu chị Cốc, trong đó có sử dụng phó từ và nêu tác dụng của nó ? (Cho HS thảo luận - chia thành 4 nhóm) - Gọi HS nhận xét. - GV đánh giá, sửa sai. - Trả lời cá nhân - Đọc bài tập. - Trả lời cá nhân. (Lên bảng trình bày) - Nhận xét. - HS thảo luận nhóm. Đại diện trình bày. - Nhận xét. + Hoạt động 3: Luyện tập(20 phút) Luyện tập : 1. Các phó từ : - Chỉ thời gian : Đã, đang, sắp. - Chỉ sự tiếp diễn : Còn, cũng, vẫn. - Chỉ sự phủ định : Không. - Chỉ kết quả : Được. 2. Một hôm thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn tìm cách trêu chị Cốc rồi chui tọt vào hang. Chị rất bực mình, tìm đứa ghẹo mình Chị trút cơn giận lên đầu Dế Choắt. Hỏi: Phó từ là gì? Có mấy loại phó từ? Nêu ý nghĩa của nó. *Yêu cầu HS: Thuộc 2 ghi nhớ. Gợi ý làm bài tập 4, 5 - sách bt/5. Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn miêu tả. - Cá nhân nhắc lại hgi nhớ. - Thực hiện theo yêu cầu gv. + Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò(5 phút)
Tài liệu đính kèm: