Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Hoan

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Hoan

A. Phần chuẩn bị.

 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

- Hiểu rõ hơn về từ và cấu tạo của từ tiếng Việt; đơn vị cấu tạo từ, các kiểu từ, từ đơn, từ phức.

- Luyện tập kĩ năng nhận diện từ và sử dụng từ.

 2. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.

 - Học sinh: Học bài ở nhà, xem lại các bài tập trong sách giáo khoa.

B. Phần thể hiện trên lớp.

 * Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

 + Lớp 6 A:.

 + Lớp 6 B:.

 1. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

 - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.

 2. Dạy bài mới:

 * Giới thiệu bài: (1phút)

 - Các em đã đã nắm được khái niệm về từ và cấu tạo của từ tiếng Việt. Trong tiết học này chúng ta sẽ cùng ôn lại những kiến thức cơ bảnđó.

 

doc 15 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Hoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng:6A
 6B
 Tiết 1:
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 
A. Phần chuẩn bị.
 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
- Hiểu một cách khái quát về văn học dân gian, một bộ phận quan trọng trong nền văn học dân tộc và những thể loại thể loại văn học dân gian tiêu biểu.
- Nắm được những nội dung và nghệ thuật cơ bản mà văn học dân gian phản ánh.
- Thấy rõ giá trị của dòng văn học truyền miệng, tự hào về nền văn học dân tộc
 2. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; tham khảo Tuyển tập văn học dân gian; soạn giáo án.
 - Học sinh: Tìm đọc thêm truyện dân gian ( (Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, tục ngữ, ca dao,...)
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức:)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:.......
 + Lớp 6 B:....... 
 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 * Câu hỏi: Em đã được học và đọc thêm những tác phẩm văn học dân gian nào? Hãy kể lại một câu truyện dân gian mà em thích nhất?
 * Yêu cầu: 
 - Kể tên những tác phẩm văn học dân gian đã học và đọc thêm.
 - Kể một câu truyện thao yêu cầu.
 2. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 - Các em đã biết, một nền văn học toàn diện phải có đủ hai dòng văn học, đó là: văn học dân gian (hay còn gọilà văn học truền miệng) và văn học viết. Như vậy văn học dân gian có một vai trò hết sức quan trọng trong nền văn học của một quốc gia. Nước ta cũng vậy, dòng văn học dân gian ra đời từ rất lâu và phát triển mạnh mẽ góp phần tạo nên sự hoàn chỉnh của nền văn học Việt Nam. Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu những nét cơ bản về văn họcdân gian Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
? KH
 HS
 GV
? TB
 HS
 GV
? TB
 HS
 GV
? KH
? TB
 HS
? TB 
 HS
* Theo em văn học dân gian có từ bao giờ? nó ra đời với mục đích gì?
- Văn học dân gian ra đời từ khi chưa có chữ viết.
- Phản ánh đời sống sinh hoạt của con người, mối quan hệ của con người với thiên nhiên, trong cộng đồng,...
- Dân tộc nào cũng có văn học dân gian làm cơ sở cho nền văn học dân tộc. Văn học dân gian Việt Nam xuất hiện từ khi chưa có chữ viết. Nó tồn tại và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc dưới hình thức truyền miệng. Thể hiện tư tưởng, tình cảm, đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Đến nay vă học dân gian vẫn tồn tại song song cùng với văn học viết của dân tộc.
* Hãy kể tên những thể loại văn học dân gian mà em đã được học hoặc đã biết?
Trình bày: → Văn xuôi (truyện):
- Thần thoại.
Truyền thuyết.
Cổ tích.
Ngụ ngôn.
Truyện cười.
Văn vần:
- Tục ngữ.
Ca dao.
Dân ca.
Vè.
Chèo .
 - Tuồng 
- Nhận xét, bổ sung.
* Em đã được học một số truyện dân gian, hãy nêu những nét cơ bản về nghệ thuật của truyện dân gian mà em biết?
- Trình bày.
- Khái quát đặc điểm cơ bản của truyện dân gian.
* Em đã được đọc, học ca dao, tục ngữ ở bặc tiểu học, hãy nêu những nét nghệ thuật cơ bản của ca dao, tục ngữ mà em biết?
- Ví dụ: Đối:
 Vần chân ở ca dao
 Vần lưng ở tục ngữ.
* Văn học dân gian thường phản ánh những vấn đề gì?
- Phản ánh những hiện tượng tự nhiên, xã hội, quá trình dựng nước và giữ nước, tư tưởng, tình cảm của con người, quan niệm, ươc mơ của con người,...
* Trong chương trình ngữ văn 6, em đã được học tác phẩm văn hoạc dân gian nào? Tác phẩm đó mang những đặc điểm nào của thể loại văn học dân gian?
- Con Rồng, cháu Tiên → suy tôn nguồn gốc dân tộc và thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng người Việt.
- Bánh chưng, bánh giầy → giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy; đồng thời phản ánh những thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta.
I. Sự ra đời của văn học dân gian Việt Nam ( 7 phút)
 - Văn học dân gian Việt Nam ra đời từ buổi sơ khai của dân tộc - từ khi chưa có chữ viết, sau đó vẫn tồn tại song song cùng với nền văn học viết của dân tộc.
- Là những sáng tác truyền miệng của quần chúng nhân dân – là loại hình nghệ thuật ngôn từ; phản ánh tư tưởng, tình cảm, đời sống sinh hoạt của con người.
II. Các thể loại văn học dân gian.
Thần thoại.
Truyền thuyết.
Cổ tích.
Ngụ ngôn.
Truyện cười.
Tục ngữ.
Ca dao.
Dân ca.
Vè.
Chèo .
Tuồng.
III. Những vấn đề cơ bản về nghệ thuật của văn học dân gian.
 1. Truyện:
- Thường có kết cấu ba phần:
 + Mở đầu.
 + Diễn biến.
 + Kết thúc.
- Trong truyện dân gian. Đặc biệt là thần thoại, truyền thuyết, cổ tích thường có những yếu tố kì lạ hoang đường.
2. Ca dao, dân ca, tục ngữ, hò vè, chèo tuồng:
- Ca dao, tục ngữ, vè thường bắt vần, đối nhau theo luật thơ và quy tắc của mỗi thể loại.
- Từ ngữ chọn lọc, thường hàm ẩn hai lớp nghĩa, cách nói bóng gió.
- dân ca, hò, vè, chèo, tuồng thuộc thể loại sân khấu: Thường đi kèm động tác, dùng cácgiọng ca, nhạc lí để thể hiện.
III. Nội dung cơ bản của văn học dân gian.
- Phản ánh những quan niệm, ước mơ của con người về tự nhiên và xã hội.
- Phản ánh quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời xa xưa.
- Khen ngợi hoặc phê phán những khía cạch trong cuộc sống xã hội của con người: Thiện - ác, tốt - xấu,...
- Thể hiện tình cảm gia đình, người thân, quê hương đất nước,...
- Đấu tranh giai cấp, ước mơ, khát vọng tự do, bình đẳng, công bằng.
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (2 phút).
 - Về nhà tìm đọc một số truyện dan gian Việt Nam.
 - Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của văn học dân gian được thể hiện trong mỗi tác phẩm mà em biết.
	- Ôn tập về từ và cấu tạo từ.
============================================
Ngày soạn: Ngày giảng:6A
 6B
 Tiết 2:
CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
A. Phần chuẩn bị.
 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
- Hiểu rõ hơn về từ và cấu tạo của từ tiếng Việt; đơn vị cấu tạo từ, các kiểu từ, từ đơn, từ phức.
- Luyện tập kĩ năng nhận diện từ và sử dụng từ.
 2. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
 - Học sinh: Học bài ở nhà, xem lại các bài tập trong sách giáo khoa.
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:.......
 + Lớp 6 B:....... 
 1. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
 2. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 - Các em đã đã nắm được khái niệm về từ và cấu tạo của từ tiếng Việt. Trong tiết học này chúng ta sẽ cùng ôn lại những kiến thức cơ bảnđó.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
? TB
 HS
?KH
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
 HS 
? TB
 HS
 GV
? TB
 HS
? TB
 HS
 GV
* Từ là gì? Cho ví dụ?
- Ví dụ: 
 Lớp/ chúng em/ có/ 19 bạn.
* Các đơn vị được gọi là từ và tiếng có gì khác nhau?
- Tiếng là đơn vị để cấu tạo từ. Khi tiếng dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ.
- Có từ có một tiếng,có từ có hai triếng trở lên.
- Từ có một tiếng là từ đơn, từ gồm hai hay nhiều tiếng là từ phức.
Ví dụ: Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy.
* Căn cứ vào cấu tạo, từ phức được chia ra thành những loại nào?
- Từ phức gồm có từ ghép và từ láy:
+ Từ ghép: Là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: Chăn nuôi.
+ Từ láy: Là từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
Ví dụ: Trồng trọt.
* Nêu cấu tạo từ tiếng Việt dưới dạng sơ đồ?(dựa vào lí thuyết đã học).
- Lên bảng vẽ sơ đồ (có nhận xét bổ sung)
- Nhận xét chữa lỗi.
Từ
Từ đơn
(Chỉ gồm một tiếng)
Từ phức
(Gồm hơn một tếng)
Từ ghép
(Các tiếng có qh về nghĩa 
Từ láy
(Các tiếng láy âm nhau)
- Đọc bài thơ Về thăm nhà Bác.
Về thăm nhà Bác, làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời
Ngôi nhà Bác thuở thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái ấp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè
Làng Sen như mọi làng quê
Ngôi nhà lẫn với hàng tre bóng tròn
Kìa hàng hoa đỏ màu son
Kìa con bướm trắng chập chờn như mơ.
* Xác định từ đơn, từ phức trong bài thơ?
- Xác định.
- Gạch chân những từ phức.
* Tìm nhanh các từ láy: tả tiếng cười, tả tiếng nói, tả dáng điệu?
- tìm theo yêu cầuvà đứng tại chỗ trả lời.
* Viết một đoạm văn ngắn (chủ đề tự chọn) trong dó có sử dụng từ ghép và từ láy?
- Suy nghĩ - viết theo yêu cầu (5 phút) Sau đó trình bày bài viết của mình (có nhận xét, chữa lỗi).
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
I. Lý thuyết. 
 ( 10 phút)
 1. Từ:
 - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo câu.
 2. Cấu tạo của từ tiếng Việt.
- Tiếng là đơn vị cấu tạo từ. 
- Từ có một tiếng là từ đơn, từ gồm hai hay nhiều tiếng là từ phức.
- Từ phức: 
+ Từ ghép.
+ Từ láy.
II. Luyện tập. 
 (29 phút)
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Bài tập 3:
Từ láy:
- Tả tiếng cười: Khanh khách, ha hả, hô hố, khúc khích,...
- Tả tiếng nói: Ồm ồm, lè nhè, lí nhí, lầu bầu, thều thào,...
- Tả dáng điệu: Lừ đừ, co ro, lom khom, khúm núm,...
 4. Bài tập 4:
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (2 phút).
 - Về nhà ôn lại những kiến thức về từ và cấu tạo của từ.
 - Xem lại bài tập đã giải, làm lại bài tập 4.
============================================
 Ngày soạn Ngày giảng:6A
 6B
 Tiết 3:
ĐẶC ĐIỂM VĂN TỰ SỰ
A. Phần chuẩn bị.
 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
- Củng cố lý thuyết về văn tự sự, biết xác định thế nào là tác phẩm tự sự. Nắm chắc mục đích giao tiếp của tự sự.
- Bước đầu phân tích các sự việc trong văn tự sự.
 2. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
 - Học sinh: Học bài ở nhà, nắm chắc đặc điểm văn tự sự.
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:.......
 + Lớp 6 B:....... 
 1. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
 2. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 - Để giúp các em nắm chắc hơn đặc điểm văn tự sự, nắm được mục đích giao tiếp của văn bản tự sự. Tiết học này chúng ta cùng ôn lại những kiến thức về văn tự sự.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
? TB
 HS
 GV
* Thế nào là tự sự?
- Trình bày.
- Khái quát lại.
I. Lý thuyết. 
 ( 10 phút)
- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hhiểu con người, nêu vấn đề, bày tỏ thái độ khen chê,...
II. Luyện tập. 
 (29 phút)
 1. Bài tập 1:
? TB
* Các ý kiến về tự sự, theo em ý kiến nào đúng?
a) Tự sự là kể ra sự việc mà ai đó đã làm.
b) Tự sự là kể một cốt truyện hấp dẫn.
c) Tự sự là kể một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng tạo thành một kết thúc.
d) Tự sự là kể một chuỗi sự vật này tiếp theo sự việc kia.
 HS
- Lựa chọn.
- Cùng học sinh nhận xét, bổ sung:
 Ý kiến (c) là đúng: Tự sự là kể một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng tạo thành một kết thúc.
 Ý kiến đúng:
c)Tự sự là kể một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng tạo thành một kết thúc. 
GV
Có mấy ý kiến về chức năng của tự sự, còn ý kiến của em ra sao?
a. Tự sự nhằm để thông báo các sự việc đã xảy ra.
b. Tự sự để biểu hiện số phận, phẩm chất con người.
c. Tự sự nhằm bày tỏ thái độ khen chê đối với người và việc.
d. Tự sự nhằm nêu lên một vấn đề có ý nghĩa.
 2. Bài tập 2:
Chức năng của tự sự là:
d. Tự sự nhằm nêu lên một vấn đề có ý nghĩa
? TB
Truyền thuyết “Con Rồng, Cháu Tiên” và “Bánh chưng bánh giầy” có phải là văn bản tự sự không? Thuộc loại văn bản nào?
 3. Bài tập 3:
- Hai truyền thuyết này đều là những văn bản tự sự, vì nó đều mang đặc điểm của tự sự :
+ Mỗi truyện đều là chuỗi lời nói miệng hoặc bài viết.
+ Mỗi truyện đều có chủ đề thống nhất.
+ Các đoạn trong truyện có sự liên kết mạch lạc nhằm mục đích giao tiếp.
+ Các sự việc đều được kể từ mở bài đến kết thúc.
HS
Đọc đoạn trích.
4.Bài 4:
“...Thoắt cái, diều giấy đã rơi gần sát ngọn tre, cuống quýt nó kêu lên:
- Bạn gió ơi, thổi lại đi nào, tôi chết mất thôi. Quả bạn nói đúng, không có bạn tôi không thể nào bay được. Cứu tôi với, nhanh lên, cứu tôi.
 Gió cũng thấy điều nguy hiểm đã gần kề diều giấy. Thương hại, gió dùng hết sức thổi mạnh. Nhưng muộn mất rồi! Hai cái đuôi xinh đẹp của diều giấy đã bị cuốn chặt vào bụi tre. Gió kịp nâng diều lên, nhưng hai cái đuôi đã giữ nó lại. Diều gió cố vùng vẫy.”
 (Trích báo nhi đồng chăm học số 30). 
? TB
Chỉ ra các nhân vật trong đoạn văn trên?
a, Các nhân vật: 
- Diều gió, gió.
? TB
Chuyện đã khéo sử dụng nghệ thuật tu từ nào xây dựng nhân vật?
- Biện pháp tu từ nhân hoá
? TB
Kể ra các sự việc trong đoạn văn chuỗi sự việc có ý nghĩa gì?
b, Các sự việc trong đoạn văn:
- Diều giấy rơi gần xuống bụi tre nên cầu cứu gió.
- Gió ra sức cứu nhưng không kịp.
- Hai cái đuôi của diều giấy bị cuốn chặt vào bụi tre không ra được.
- Gió cố giúp Diều gió thoát ra nhưng không được.
? TB
Đoạn văn trên có nội dung tự sự không?
c, Đoạn văn trên có nội dung tự sự. 
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà.( 2 phút).
 - Về nhà ôn lại những kiến thức về từ và cấu tạo của từ.
 - Xem lại bài tập đã giải, làm lại bài tập 4.
============================================
Ngày soạn: Ngày giảng:6A
 6B
 Tiết 4. Tiếng việt
LUYỆN TẬP NGHĨA CỦA TỪ
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu cần đạt.
 - Luyện cho học sinh hiểu nghĩa của từ gồm hai mặt: nội dung và hình thức.
 - Nắm chắc cách giải nghĩa từ, sử dụng thành thạo nghĩa của từ.
II. Chuẩn bị:
 Thầy: SGK, SGV Ngữ văn 6, Bài tập ngữ văn 6.
 Trò: SGK, SBT Ngữ văn 6.
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
 * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số Lớp 6B: 31/32 (1/6 P)
 I. Kiểm tra: Phần chuẩn bị của học sinh.
 II. Bài mới.
 Để giúp các em hiểu rõ hơn về nghiã của từ, cách giải nghĩa từ và sử dụng thành thạo nghĩa của từ, tiết học này cô trò ta sẽ: Luyện tập về nghĩa của từ.
? TB
Nghĩa của từ là gì?
I. Lí thuyết:
- Từ gồm hai mặt: hình thức và nội dung.
* Hình thức: mặt âm thanh (nói - viết) - gắn bó chặt chẽ.
* Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất, quan hệ ...) mà từ biểu thị.
- Có hai cách chính để giải nghĩa từ:
 + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải nghĩa.
? TB
Giải nghĩa các từ: bàn, ghế bằng cách nêu đặc điểm về hình dáng, chất liệu, công dụng?
II. Bài tập:
1. Bài tập 1:
- Bàn: đồ dùng có mặt phẳng và chân, làm bằng vật liệu cứng dùng để làm việc, học tập, bày đồ đạc, thức ăn ...
- Ghế: đồ dùng có mặt phẳng và chân, làm bằng vật liệu cứng, dùng để ngồi ...
? TB
Giải nghĩa từ: nướng, luộc bằng cách nêu mục đích và cách thức?
2.Bài tập 2:
- Nướng: Làm chín thức ăn bằng cách đặt trực tiếp lên lửa hoặc dùng than đốt.
- Luộc: Làm chín thức ăn bằng nhiệt trên bếp gián tiếp qua nước.
? TB
Có các từ sau cùng chỉ màu đen: ô, mực, thâm. Tìm các từ có thể kết hợp với chúng?
3. Bài tập 3:
- Từ: ô, mực, thâm - có nghĩa giống nhau: chỉ màu đen. Nhưng khả năng kết hợp với các từ khác không giống nhau.
Ví dụ: ngựa ô, chó mực, áo thâm.
? TB
Các từ có thể đổi chỗ cho nhau được không?
- Các từ không thể đổi chỗ cho nhau được. Không thể nói: chó ô, ngựa thâm, áo mực...
? TB
HS
Điềm các từ: kiêu căng, kiêu hãnh vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp?
Điền: a - Kiêu căng.
 B - kiêu hãnh.
4. Bài tập 4:
a,... : Tự cho mình là tài giỏi hơn và khinh nngười khác.
b,...: Có vẻ tự hào, hãnh diện về giá trị cao quý của mình.
? TB
Điền các từ: cười nụ, cười góp, cưỡi xoà, cười trừ, cười mát vào chỗ trống cho phù hợp?
5. Bài tập5:
a, Cười góp: Cười theo người khác.
B, Cười mát: Cười nhếch mép có vẻ khinh bỉ hoặc tức giận.
C, Cười nụ: Cười chím môi một cách kín đáo.
D, Cười trừ: Cười để khỏi trả lời trực tiếp.
Đ, Cười xoà: Cười vui vẻ để xua tan sự căng thẳng.
 III. hướng dẫn học sinh học ở nhà:
 - Về ôn lại nghĩa của từ.
 - Xem các bài tập trong sách bài tập ngữ văn 6.
 - Về nhà chuẩn bị bài: Truyên Thạch Sanh.
 - GV cho HS câu hỏi tiết sau thảo luận.
=====================================================
 Ngày soạn: . Ngày soạn: 6A
 6B 
 Tiết 5
THẢO LUẬN TRYỆN THẠCH SANH
A, Phần chuẩn bị:
 I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh nắm được:
- Ý nghĩa cốt lõi của truyện Thạch Sanh. 
- Nét đẹp về phẩm chất của nhân vật Thạch Sanh và ước mơ công lí. Nhân dân gửi gắm qua nhân vật chính: Thể hiện sự công bằng về đạo lí, lòng yêu nước sắc, khát khao hạnh phúc ...
- Ghét sự vô luôn, đồi bại, gian tà qua nhân vật Lý thông.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Soạn giáo án, SGK - SGV
Trò: Ôn lại truyện Thạch Sanh.
B. Phần thể hiện khi lên lớp: 
 * Ổn định tổ chức :6A
 6B..
 I. Kiểm tra: Phần chuẩn bị của học sinh.
 II. Bài mới: 
 GV
? TB
Cho học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi
Nguồn gốc ra đời của Thạch Sanh có gì đặc biệt? nêu ý nghĩa của đoạn kể về sự ra đời của nhân vật?
1.Sự ra đời của Thạch Sanh có ba nét khác thường.
- Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai 
(Thạch sanh là con nhà trời)
- Người mẹ mang thai Thạch Sanh một thời gian dài mới sinh ra Thạch Sanh.
- Được thiên thần dạy đủ các phép thần thông võ nghệ 
ŠSự ra đời của Thạch Sanh vừa có nét bình thường, vừa có nét phi thường.
- Ý nghĩa: Thạch Sanh thuộc loại nhân vật mồ côi, bất hạnh, có cuộc đời gần gũi với nhân dân.
- Sự ra đời kỳ lạ hé mở và tô đậm tài năng của nhân vật.
? TB
Nêu ngắn gọn những thử thách mà Thạch Sanh đã phải trải qua và chiến thắng? (khá)
2. Những thử thách mà Thạch Sanh đã trải qua:
- Bị lừa đi canh miếu và chém chằn tinh.
- Bị cướp công và tiêu diệt đại bàng.
- Bị hãm hại ( Lý Thông lấp cửa hang) khi Thạch Sanh xuống hang cứu công chúa.
- Cứu con vua thuỷ tề.
- Bị vu oan và giải được bệnh cho công chúa.
- Lui binh 18 nước chư hầu.
? TB
Em có nhận xét gì về cách xây dựng các loại thủ thách của tgdg? (giỏi)
 Các thử thách trong truyện ngày càng khó khăn và theo đó tài năng của nhân vật cũng bộc lộ rõ nét hơn.
- Chưa một nhân vật nào trong cổ tích lại phải đối mặt với nhiều thử thách như Thạch Sanh: Vừa chống yêu quái, vừa chống lại sự thâm độc của những kẻ bất lương, vừa chống ngoại xâm giữ bình yên cho đất nước.
Những thử thách này khiến vẻ đẹp của nhân vật chính hiện ra nhiều phương diện khác nhau.
? TB
Phân tích những nét độc ác của Lý Thông? Nếu Thiếu nhân vật Lý Thông thì truyện sẽ ra sao? (khá)
3. Những nét độc ác của Lý Thông.
- Lừa lọc, tàn nhẫn
Lừa Thạch Sanh 3 lần:
+ Đi canh miếu + cướp công Thạch Sanh.
+ Lấp hang: nhằm giết Thạch Sanh, lấy công chúa, nối ngôi vua.
- Trong truyện nếu thiếu nhân vật Lý Thông thì tư tưởng tác phẩm sẽ thiếu trọn vẹn:
Vì: - Lý Thông và Thạch Sanh là hai nhân vật đối lập giữa thiện và ác. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác là một trong những nội dung cơ bản của truyện cổ tích.
- Sự độc ác của Lý Thông làm cho vẻ đẹp của Thạch sanh hiện lên trọn vẹn hơn. Hai nhân vật là thái độ của nhân dân, đề cao những con người nhân nghĩa, căm ghét kẻ độc ác.
? TB
Nêu ý nghĩa của các yếu tố thần kỳ trong truyện Thạch Sanh?
5. Ý nghĩa các yếu tố thần kỳ:
- Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh thể hiện chàng sẽ là người có phẩm chất, tài năng đặc biệt.
- Niêu cơm thần kỳ tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
- Các yếu tố thần kỳ đã góp phần tạo nên vẻ đẹp cho tác phảm và hoàn chỉnh giấc mơ của người xưa về một cuộc sống công bằng, lý tưởng.
III. Hướng dẫn họ bài ở nhà:
 - Về nhà làm bài tập:
“Phát biểu cảm tưởng của em về nhân vật Thạch Sanh”.
 - Về ôn: “Danh từ” tiết sau học:
 “Luyện tập về danh từ”.
=====================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1,2,3,4,5.doc