I. YÊU CẦU : Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Soạn giáo án, tham khảo tài liệu SGK, SGV, sách tự học.
- HS : Soạn bài ở nhà theo gợi ý SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Tuần : 29 Tiết: 113-114 Ngày soạn : 28/03/2006 Ngày dạy : 2/04/2006 LAO XAO I. YÊU CẦU : Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả. - Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn. II. CHUẨN BỊ : - GV : Soạn giáo án, tham khảo tài liệu SGK, SGV, sách tự học. - HS : Soạn bài ở nhà theo gợi ý SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : Nội dung hoạt động Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh + Hoạt động 1 : Khởi động ( 5 phút) - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới. - Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số. Hỏi : Ngọn nguồn của lòng yêu nước được tác giả lí giải như thế nào? - GV giới thiệu bài mới. - Báo cáo sỉ số. - HS trả lời cá nhân. - Nghe, ghi tựa bài. + Hoạt động 2: Tìm hiểu chung – Phân tích văn bản.(70 phút) I. Tìm hiểu chung: (5 phút) a. Tác giả: Duy Khán. (Xem SGK) b. Tác phẩm: Bài văn “Lao xao” được trích từ truyện“Tuổi thơ im lặng” của nhà Duy Khán. II. Phân tích : (65 phút) 1. Lao xao ong bướm trong vườn : - Ong và bướm đi tìm mật. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh nhau để hút mật. - Bướm hiền lànhtừng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi. -> Miêu tả đặc điểm hoạt động, môi trường sống => Bức tranh sinh động về sự sống của ong và bướm trong thiên nhiên. 2. Lao xao thế giới các loài chim : a. Chim mang vui đến cho trời đất: - Chim sáo: hót, học nói, bay đi ăn, bay về với chủ. - Chim tu hú: kêu trên ngọn tu hú, báo hiệu mùa trái chín. b. Chim ác, chim xấu: - Diều hâu: mũi khoằm đánh hơi xác chết và gà con rất tinh, lao như mũi tên vừa lượn vừa ăn. - Quạ: ăn trộm trứng. - Cắt: cánh nhọn, khi đánh nhau xỉa bằng cánh, vụt đến, vụt biến. c. Chim trị ác: - Chèo bẻo: như mũi tên đen hình đuôi cá. Lao vào đánh diều hâu . Vây tứ phía đánh quạ chết rủ xương. Cả đàn vây đánh cắt, khiến cắt ngắc ngoải. -> Kết hợp tả, kể, nhận xét, bình luận => tác giả có vốn hiểu biết phong phú, một con người gần gũi với thiên nhiên, làng quê. - Gọi HS đọc chú thích dấu sao. Hỏi : Em hiểu gì về tác giả ? Tác phẩm? - Hướng dẫn đọc -> GV đọc mẫu một đoạn gọi HS đọc -> nhận xét. - Tìm hiểu chú thích SGK. Hỏi: Bài văn miêu tả cảnh gì? Hỏi: Theo em, phần nào tả ong bướm trong vườn? Phần nào tả thế giới các loài chim? Hỏi : Phần văn bản tái hiện các loài chim được sắp xếp theo trình tự nào? Hỏi Cái gì làm nên sự sống lao xao trong vườn quê vào thời điểm chớm hè? Hỏi : Nêu nhận xét của em về cách miêu tả loài vật trong đoạn văn này? - GV chốt lại. Hỏi : Trong số các loài chim mang vui đến cho trời đất, tác giả tập trung kể về loài nào? Chúng được kể bằng chi tiết nào về hình dáng, màu sắc, hoạt động? Hỏi : Tại sao tác giả gọi chúng là chim mang vui đến cho trời đất ? - GV chốt ý. Hỏi : Trong số các loài chim ác, tác giả tập trung kể về loài nào? Chúng được miêu tả như thế nào về hình dáng và hoạt động? Hỏi : Nếu đánh giá bằng cách nhìn dân gian, em sẽ đặt tên cho các loài chim ác đó là gì? - GV chốt ý.. Hỏi : Tại sao tác giả gọi chim chèo bẻo là chim trị ác? Chúng có những đặc điểm nào về hình dáng và hoạt động? Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả các loài chim? - GV nhận xét. Chốt lại ý. - Đọc . - HS dựa vào phần chú thích -> trả lời. - Nghe. - Đọc văn bản. - HS tìm hiểu chú thích SGK. - HS trả lời cá nhân. - HS trả lời cá nhân: Từ đầu -> râm ran. Phần còn lại tả chim. - HS trả lời cá nhân: nhóm loài. - HS trả lời cá nhân. - HS trả lời cá nhân. - HS trả lời cá nhân. - HS trả lời cá nhân: vì tiếng hót của chúng báo hiệu mùa bội thu. - HS trả lời cá nhân. - HS trả lời cá nhân: chim ăn cắp, chim ăn trộm, chim đao phủ. -HS trả lời cá nhân: vì nó dám đánh nhau với các loài chim xấu, chim ác. - Nghe. + Hoạt động 3: Thực hiện ghi nhớ. (5 phút) III.Tổng kết: Ghi nhớ SGK. - GV yêu cầu HS khái quát nội dung, nghệ thuật của bài -> Ghi nhớ. - Trả lời theo ghi nhớ. - Đọc. + Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò. (10 phút) - Củng cố: - Dặn dò: Hỏi : Bài văn đã sử dụng nhiều chất văn hoá dân gian như đồng dao, kể chuyện, thành ngữ. Em hãy tìm dẫn chứng ? - Hướng dẫn HS: + Học bài. + Chuẩn bị : Kiểm tra tiếng Việt 1 tiết. - HS trả lời cá nhân. . - Đọc. - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Tài liệu đính kèm: