Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình cả năm - Lê Xuân Hán

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình cả năm - Lê Xuân Hán

Văn bản Bánh Chưng – Bánh Giầy

( Truyền thuyết)

I) Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh hiểu được cách giải thích ngồn gốc Bính Chưng – Bánh Giầy. Hai thứ bánh quan trọng trong dịp tết. Qua cách giải thích đó tác giả dân gian muốn đề cao sản xuất nông nghiệp, đề cao trồng trọt.

- Giáo dục lòng tự hào về trí tuệ, văn hoá dân tộc.

- Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu ý nghĩa truyện, kỹ năng tự học.

II) Tổ chức giờ học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Kể tóm tắt, nêu ý nghĩa truyện Con Rồng – Cháu Tiên.

B. Bài mới:

GV hướng dẫn HS cách đọc

Giáo viên đọc mẫu sau đó gọi 1 học sinh đọc.

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 1 số từ khó.

Truyện chia làm mấy đoạn ? Nội dung từng đoạn ?

Học sinh đọc đoạn 1.

Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ?

Hình thức chọn như thế nào ? Em co nhận xét gì về hình thức tuyển chọn ?

Điều kiện và hình thức truyền ngôi của Hùng Vương có gì đổi mới ?

Học sinh đọc đoan 2:

Việc các Lang dâng các lễ vật như vậy chứng tỏ điều gì ?

Lang Liêu khác các Lang ở điểm nào ? Tại sao chàng buồn nhất ?

Sau khi được thần mách bảo Lang Liêu đã làm gì ? Tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể, hoặc không giúp lễ vật cho chàng ?

Tại sao vua Hùng chấm Lang Liêu được nhất ?

Vì sao 2 thứ bánh của Lang Liêu được chọn để tế Trời Đất, Tiên Vương ?

Vậy chí vua Hùng, ý vua Hùng là gì ?

Truyền thuyết Bánh Chưng – bánh giầy có những ý nghĩa gì ?

Truyện nói lên mơ ước điều gì của nhân dân ta ? I) Tìm hiểu chung:

1. Đọc: Đọc giọng chậm rãi, tình cảm chú ý lới nói của thần trong giấc mộng của Lang Liêu, Giọng âm vang xa vắng.

2. Giải thích từ khó:

3. Bố cục:

Đoạn 1: Từ đầu → Chứng giám: Vua Hùng chọn người nối ngôi.

Đoạn 2: Tiếp → Hình tròn: Cuộc đua tài dâng lễ vật.

Đoạn 3: Còn lại: Lang Liêu được nối ngôi Vua.

II) Tìm hiểu văn bản:

1. Hùng Vương chọn người nối ngôi.

- Hoàn cảnh: Đất nước đã bình yên, vua đã già.

Tiêu chuẩn người nối ngôi: Nối chí vua không nhất thiết phải là con trưởng.

- Hình thức: Dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha, mang tính chất câu đố đặc biệt để thử tài

- Truyền ngôi không những truyền cho con trưởng như các đời trước mà chú trọng người tài có chí khí, tiếp tục được sự nghiêp của cha ông.

2. Cuộc đua tài, dâng lễ vật

* Các Lang: Dâng lễ vật thật quý, cổ ngon, sang trọng.

- Các Lang không hiểu được chí của vua, ý của vua.

*Lang Liêu: Mồ côi mẹ, nghèo, thật thà chăm chỉ việc đồng áng (Gần gũi với các nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích).

Lang Liêu buồn nhất vì chàng khó có thể biện được lễ vật như các anh, Tự cho không làm tròn chữ hiếu với vua cha.

Thần không chỉ dẫn chính là để Lang Liêu bộc lộ trí tuệ, khả năng và việc giành được quyền kế vị của vua cha xứng đáng. Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần và thực hiện được ý thần.

3. Kết quả cuộc thi tài:

Vua chỉ chú ý đến Bánh của Lang Liêu vì nó là thứ lạ nhất được làm bằng nguyên liệu quen nhất, bình thường nhất.

Hai thứ bánh co ý nghĩa thực tế (Quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra).

Lang Liêu được chọn để nối ngôi. Lang Liêu là người hội tụ đủ các điều kiện của 1 ông vua tương lai cả tài và đức.

Phải biết quý trọng hạt gạo, coi việc đồng án là gốc của nước, làm cho dân được no ấm. Trí của vua là nước được thái bình Chính vì thế phải có trí tuệ hơn người (ý của vua cũng chính là ý dân Văn Lang, ý trời).

III) Tổng kết:

- Truyện giải thích nguồn gốc 2 loại bánh cổ truyền của dân tộc ta.

- Giải thích phong tục làm Bánh Chưng Bánh Giầy. Tục thờ cúng tổ tiên ngày tết.

- Đề cao nghề nông, trồng lúa nước.

Mơ ước vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.

IV) Luyện tập:

Đóng vai Hùng Vương kể lại truyền thuyết Bánh Chưng – Bánh Giầy theo ngôi thứ nhất.

 

doc 251 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình cả năm - Lê Xuân Hán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pTiết 1: 	Văn bản: Con rồng, cháu tiên
(truyền thuyết)
Mục tiêu cần đạt:
Bước đầu học sinh cần nắm được sơ lược định nghĩa về truyền thuyết.
- 	Nắm được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo truyện Con rồng cháu tiên. Cảm nhận được vẻ đẹp của truyện này, với hình tượng Tiên – Rồng trai tài gái sắc tuyệt vời cùng nhau sánh duyên sinh ra dòng giống Tiên – Rồng rất đỗi cao quý, rất mực tự hào.
Bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.
- 	Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, tóm tắt, kể lại truyện bằng lời văn của bản thân, kĩ năng phân tích, tìm hiểu, cảm thụ truyện.
Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học:
Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của học sinh:
Bài mới:
- Giáo viên đọc 1 lần, kể tóm tắt 1 lần.
- Học sinh tự kể.
- Giáo viên hướng dẫn xem chú thích.
- Dựa vào SGK hãy định nghĩa về truyền thuyết nói chung ?
Truyện kể về ai ? Kể về những việc gì ?
Tìm những chi tiết giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ ?
Nhận xét về tài năng của Long Quân ?
Em có nhận xét về nguồn gốc và hình dạng của họ?
Cuộc hôn nhân giữa Lạc Long Quân va Âu Cơ có gì kỳ lạ?
Sinh nở như thế nào?
HS thảo luận về ý nghĩa chi tiết “cái bọc trăm trứng”? 
Điều gì xảy ra với gia đình Lạc Long Quân?
ý nghĩa của chi tiết này ?
Lúc chia tay LLQ đã dặn điều gì ? ý nghĩa?
Nữa cuối của truyện cho ta biết thêm điều gì về xã hội, phong tục tập quán của người việt cổ xưa ?
Em có nhận xét gì về các chi tiết trong chuyện ? Vai trò của các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ?
ý nghĩa của truyện ?
I) Tìm hiểu chung:
1. Đọc kể:
- Đọc rõ ràng, mạch lạc nhấn mạnh các chi tiết li kì.
2. Giải thích từ khó:
3. Định nghĩa truyền thuyết:
 Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
II) Tìm hiểu văn bản:
1. Cuội nguồn của dân tộc việt nam:
* Lạc Long Quân: Con trai thần Long Nữ, vốn nòi Rồng, thường sống dưới nước.
* Âu cơ là con gái thần Nông, thuộc dòng dõi tiên ưa sống trên mặt đất, núi.
- Lạc Long Quân tài năng vô địch, diệt trừ yêu quái, dạy dân làm ăn. Âu Cơ duyên dáng, dạy dân phong tục lễ nghi.
→ Nguồn gốc cao quý, hình dáng đẹp đẽ tài năng phi thường.
-Người ở cạn gặp thần ở nước đem lòng yêu nhau thành vợ chồng.
-Âu Cơ sinh một cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con trai?
-Chi tiết lạ ,mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa: Tất cả mọi người VN đều sinh ra cùng một bọc trứng mẹ của Âu Cơ. Dân tộc VN chúng ta vốn khoẻ mạnh, cường tráng, đẹp đẽ.
- Giải thích nguồn gốc dân tộc, Thật đẹp đẽ là con cháu thần tiên, là kết quả của 1 tình yêu, một mối lương duyên Tiên – Rồng.
2) Ước nguyện của dân tộc Việt:
- LLQ chia con và chia tay Âu Cơ, đem 50 con xuống biển và 50 con lên rừng. 
→ Cuộc chia tay phản ánh nhu cầu của DTVN trong việc cai quản đất đai rộng lớn của đất nước.
Lời dặn của LLQ phản ánh ý nguyện đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, gắn bó lâu bền của dân tộc VN.
- Tên nước đầu tiên của nước ta là Văn Lang. Nghĩa là đất nước tươi dẹp sáng ngời, có văn hoá (Văn) Đất nước của người đàn ông, các chàng trai khoẻ mạnh, giàu có (Lang). Người con trưởng của Long Quân và Âu Cơ lên ngôi vua gọi là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu – Bạch Hạc.
3) Tổng kết:
- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo →Tô đập tính chất kỳ lạ, lớn lao đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện, thần kỳ hoá, linh thiên hoá, nguồn gốc giống nòi để chúng ta thêm tự hào tin yêu, tôn kinh dân tộc mình, làm tăng sức hấp dẫn của truyện.
Truyện giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Đề cao nguồn gốc và biểu thị ý nguyện đoàn kết thống nhất của nhân dân ở mọi miền đất nước.
III) Luyện tập:
- Kể lại truyện Con Rồng – Cháu Tiên trong vai kể LLQ hoặc Âu Cơ.
	C) Hướng dẫn học bài:
	Tìm đọc các truyện về nguồn gốc dân tộc trong tập truyện cổ các dân tộc ít người ở VN.
	Soạn: Bánh chưng – Bánh Giầy
Tiết 2: 	Văn bản Bánh Chưng – Bánh Giầy
( Truyền thuyết)
Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu được cách giải thích ngồn gốc Bính Chưng – Bánh Giầy. Hai thứ bánh quan trọng trong dịp tết. Qua cách giải thích đó tác giả dân gian muốn đề cao sản xuất nông nghiệp, đề cao trồng trọt.
- Giáo dục lòng tự hào về trí tuệ, văn hoá dân tộc.
- Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu ý nghĩa truyện, kỹ năng tự học.
Tổ chức giờ học:
Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tóm tắt, nêu ý nghĩa truyện Con Rồng – Cháu Tiên.
Bài mới:
GV hướng dẫn HS cách đọc
Giáo viên đọc mẫu sau đó gọi 1 học sinh đọc.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 1 số từ khó.
Truyện chia làm mấy đoạn ? Nội dung từng đoạn ?
Học sinh đọc đoạn 1.
Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ?
Hình thức chọn như thế nào ? Em co nhận xét gì về hình thức tuyển chọn ?
Điều kiện và hình thức truyền ngôi của Hùng Vương có gì đổi mới ?
Học sinh đọc đoan 2:
Việc các Lang dâng các lễ vật như vậy chứng tỏ điều gì ? 
Lang Liêu khác các Lang ở điểm nào ? Tại sao chàng buồn nhất ?
Sau khi được thần mách bảo Lang Liêu đã làm gì ? Tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể, hoặc không giúp lễ vật cho chàng ?
Tại sao vua Hùng chấm Lang Liêu được nhất ? 
Vì sao 2 thứ bánh của Lang Liêu được chọn để tế Trời Đất, Tiên Vương ?
Vậy chí vua Hùng, ý vua Hùng là gì ?
Truyền thuyết Bánh Chưng – bánh giầy có những ý nghĩa gì ?
Truyện nói lên mơ ước điều gì của nhân dân ta ?
I) Tìm hiểu chung:
1. Đọc: Đọc giọng chậm rãi, tình cảm chú ý lới nói của thần trong giấc mộng của Lang Liêu, Giọng âm vang xa vắng.
2. Giải thích từ khó:
3. Bố cục:
Đoạn 1: Từ đầu → Chứng giám: Vua Hùng chọn người nối ngôi.
Đoạn 2: Tiếp → Hình tròn: Cuộc đua tài dâng lễ vật.
Đoạn 3: Còn lại: Lang Liêu được nối ngôi Vua.
II) Tìm hiểu văn bản:
1. Hùng Vương chọn người nối ngôi.
- Hoàn cảnh: Đất nước đã bình yên, vua đã già.
Tiêu chuẩn người nối ngôi: Nối chí vua không nhất thiết phải là con trưởng.
- Hình thức: Dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha, mang tính chất câu đố đặc biệt để thử tài
- Truyền ngôi không những truyền cho con trưởng như các đời trước mà chú trọng người tài có chí khí, tiếp tục được sự nghiêp của cha ông.
2. Cuộc đua tài, dâng lễ vật
* Các Lang: Dâng lễ vật thật quý, cổ ngon, sang trọng.
- Các Lang không hiểu được chí của vua, ý của vua.
*Lang Liêu: Mồ côi mẹ, nghèo, thật thà chăm chỉ việc đồng áng (Gần gũi với các nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích).
Lang Liêu buồn nhất vì chàng khó có thể biện được lễ vật như các anh, Tự cho không làm tròn chữ hiếu với vua cha.
Thần không chỉ dẫn chính là để Lang Liêu bộc lộ trí tuệ, khả năng và việc giành được quyền kế vị của vua cha xứng đáng. Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần và thực hiện được ý thần.
3. Kết quả cuộc thi tài:
Vua chỉ chú ý đến Bánh của Lang Liêu vì nó là thứ lạ nhất được làm bằng nguyên liệu quen nhất, bình thường nhất.
Hai thứ bánh co ý nghĩa thực tế (Quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra).
Lang Liêu được chọn để nối ngôi. Lang Liêu là người hội tụ đủ các điều kiện của 1 ông vua tương lai cả tài và đức.
Phải biết quý trọng hạt gạo, coi việc đồng án là gốc của nước, làm cho dân được no ấm. Trí của vua là nước được thái bình Chính vì thế phải có trí tuệ hơn người (ý của vua cũng chính là ý dân Văn Lang, ý trời).
III) Tổng kết: 
- Truyện giải thích nguồn gốc 2 loại bánh cổ truyền của dân tộc ta.
- Giải thích phong tục làm Bánh Chưng Bánh Giầy. Tục thờ cúng tổ tiên ngày tết.
- Đề cao nghề nông, trồng lúa nước.
Mơ ước vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.
IV) Luyện tập:
Đóng vai Hùng Vương kể lại truyền thuyết Bánh Chưng – Bánh Giầy theo ngôi thứ nhất.
	C- Hướng dẫn học bài:
	- Đọc thêm ở nhà bài thơ : “Qua Thậm Thình” của Nguyễn Bùi Vợi.
	- Soạn bài “Tháng Gióng”
Tiết 3: 	Từ và cấu tạo từ tiếng Việt
Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ TV
	Cụ thể là: 	- Khái niệm về từ
	- Đơn vị cấu tạo từ
	- Các kiểu cấu tạo từ
Tổ chức giờ học:
Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của học sinh.
Bài mới.
HS đọc ví dụ trong SGK “Thần/dạy/dân/ ăn ở”
Trong câu trên có mấy từ ?
Dựa vào dấu hiệu nào mà em biết ?
GV: 9 từ ấy kết hợp với nhau để tạo nên 1 đơn vị trong văn bản “ Con Rồng Cháu Tiên”
Đơn vị trong văn kể ấy gọi là gì ?
Vậy từ là gì ?
Trong câu trên các từ có gì khác nhau về cấu tạo ?
Vậy tiếng là gì ?
Gọi học sinh nhắc lại: Thế nào là từ đơn, từ phức ?
Cho ví dụ?
Trong từ phức có thể chia ra loại nào ?
Từ hiểu biết trên giáo viên gợi ý cho học sinh điền vào bảng phân loại.
Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau ?
GV cho học sinh đọc phần ghi nhớ
1) Từ là gì ?
- Trong câu trên có 9 từ.
- Dựa vào các dấu (/) để xác định
- Đơn vị trong văn bản ấy gọi là câu.
→ Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Các từ khác nhau về số tiếng (có từ chỉ có 1 tiếng, có từ gồm 2 tiếng)
→ Tiếng là đơn vị tạo nên từ.
2) Từ đơn và từ phức:
- Từ gồm 1 tiếng là từ đơn:
VD: Bà, nhà, bút 
- Từ gồm hai hay nhiều tiếng là từ phức. Từ phức gồm:
+ Từ ghép: Xe đạp, hoa hồng 
+ Từ láy : Đo đỏ 
- Từ đơn: Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm.
- Từ phức:
+ Từ ghép: Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giày.
+ Từ láy : Trồng trọt
+ Giống: Được cấu tạo từ 2 hay nhiều tiếng
+ Khác: 
. Từ ghép: Các tiếng có quan hệ về nghĩa
. Từ láy: Các tiếng có quan hệ về âm
3) Luyện tập:
	Bài 1:
Từ ghép: Nguồn gốc, con cháu
Từ đồng nghĩa: Cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, cha ông 
Các từ ghép chỉ quan hệ: Con cháu, ông bà, cha mẹ, anh chị
Bài 2:
Qui tắc 1: Theo giới tính (Nam – Nữ): Ông bà, cha mẹ, chú thím 
Qui tắc 2: (Bậc trên – bậc dưới) :Bác cháu, chị em
Bài 3: 
Cách chế biến: Bánh dán, bánh nướng 
Chất liệu làm bánh: Bánh nếp, bánh tẻ, bánh mỳ
Tính chất của bánh: bánh dẻo, bánh xốp 
Hình dáng của bánh: Bánh gối, bánh tai voi 
Bài 4:
Miêu tả tiếng khóc của người.
Bài 5: 
Tả tiếng cười: khanh khánh , hô hô 
Tả tiếng nói: Ông ổng, le nhè 
Ta dáng điệu: Lom khom, lừ đừ 
Hướng dẫn HS học bài:
Học thuộc phần ghi nhớ
Đọc trước bài tiết sau
Tiết 4:	Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
I) Mục tiêu cần đạt:
- Huy động vốn kiến thức của HS về các loại văn bản mà HS đã biết.
- Hình thành sơ bộ các khái niệm: Văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt, từ đó rèn kĩ năng, nhận biết đúng các kiểu văn bản đã học.
II) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
	A- ổn định lớp:
	B- Dạy bài mới:
Trong đời sống, khi có 1 tư tưởng ... 
b- Bằng khối óc 6 tháng, công nhân nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã hoàn thành 70% kế hoạch năm.
II- Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu:
VD: Hai hàm răng cắn chặt,  hùng vĩ (Nói về Dượng Hương Thư) 
- Người đọc hiểu phần in đậm trước dấu phẩy miêu tả hành động của CN trong câu (ta) → Sai về mặt nghĩa.
- Cách sửa: Sắp xếp lại các từ ngữ trong câu.
Sửa: Ta thấy Dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt ghì trên ngọn sào giống như  vĩ
Hoặc: Ta thấy Dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra cặp mắt nảy lửa giống như một hịêp sĩ  hùng vĩ.
	III- Luyện tập:
Bài 1: 	Xác định CN, VN trong câu
a- Năm 1945, Cầu/ được đổi tên thành cầu Long Biên. 
 CN VN
b- Cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu trời Hà Nội trong xanh, lòng tôi/ lại nhớ những năm tháng
 	 CN VN
 chống đế quốc Mĩ oanh liệt và oai hùng.
c- Đứng trên cầu, nhìn đôi bờ, tôi/ cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa, nhưng vẫn
 	 CN VN
 dẻo dai, vững chắc.
Bài 2:	HS dùng cách đặt câu hỏi để tìm CN,VN thích hợp điền vào chỗ trống.
a- Mỗi khi tan trường, ai làm gì? 
- HS ùa ra đường
- CHúng em xếp hang ra về 
b- Ngoài cánh đồng, đàn cò trắng bay về.
c- Giữa cánh đồng lúa chín, các bác nông dân đang gặt lúa. 
d- Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, trẻ con xúm lại để xem. 
Bài 3: 	Hãy chỉ ra chỗ sai và nêu cách chữa.
a- Thiếu cả C-V
Sửa: Giữa hồ, nơi có một toà tháp cổ kính, hai chiếc thuyền đang bơi.
b- Sai:	Thiếu cả C-V
Sửa:	Trải qua mấy nghìn năm anh hùng, chúng ta đã bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc
C- 	Sai:	Thiếu cả C-V
Sửa: 	Nhằm ghi lại ác liệt, ta nên xây dựng bảo tàng “Cầu Long Biên”
C- Hướng dẫn HS học bài:
 -Làm bài tập còn lại và chuẩn bị bài mới.
E, Đánh giá điều chỉnh kế hoạch 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn :23.04.2011
 Ngày dạy : 25.04.2011
 Tiết 128
LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI VIẾT ĐƠN
A. Mục tiêu cần đạt:	
- Giúp HS nhận ra được những lỗi thường mắc khi viết đơn thông qua các bài tập.
- Nắm được phướng hướng và cách khắc phục. Sửa chữa các lỗi thường mắc qua các tình huống.
- Ôn tập những hiểu biết về đơn từ.
B,Chuẩn bị của thầy và trò: 
 -GV chuẩn bi soạn bài đọc taì liệu liên quan 
 -HS chuẩn bị ôn bài tham khảo tài liệu 
C. Tiến trình tổ chức giờ học:
	*- Kiểm tra bài cũ:
	- Trình bày cách viết đơn?
	*- Bài mới:
GV chia 3 nhóm làm 3 bài tập SGK
Từng nhóm trình bày kết quả
- CHỉ rõ các lỗi trong đơn mục
Nêu cách sửa?
GV cho HS viết lại đơn
Các lỗi mắc phải trong đơn là gì?
Cách sửa như thế nào?
Các lỗi mắc phải trong đơn là gì?
Cách sửa như thế nào?
1- Các lỗi thường mắc khi viết đơn.
Bài tập 1:
- Thiếu quốc hiệu
- Thiếu ngày, tháng, năm, nơi viết đơn, họ và tên người viết.
- Thiếu người, nơi nhận không rõ.
- Thiếu chữ kí của người viết đơn.
Cách sửa: Bổ sung những phần thiếu.
Bài tập 2:
Các lỗi:
- Thừa phần viết về bố mẹ vì không cần thiết phải khai trong đơn.
- Lí do trình bày đơn chưa xác đáng.
- Thiếu thời gian, nơi viết đơn, lời cam đoan, chữ kí của người viết đơn.
Cách sửa: Bổ sung những phần cần thiết, bỏ bớt những chỗ viết thừa.
Bài tập 3: Lí do viết đơn trình bày không xác đáng. Bởi lẽ đang sốt cao, li bì không thể ngồi dạy được thì làm sao có thể tự mình viết đơn. Bởi vậy đơn này nhất thiết phải do phụ huynh viết mới hợp lẽ.
Cách sửa: Thay người viết bằng tên và cách xưng hô của một phụ huynh. Trình bày lại lí do cho thích hợp.
 II- Luyện tập:	GV chia làm 3 nhóm làm 3 bài tập trong SGK trang157
- HS thảo luận sau đó đọc lá đơn tiêu biểu nhất của nhóm mình.
- GV nhận xét đánh giá
D- Hướng dẫn HS học bài:
 - Làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
E, Đánh giá điều chỉnh kế hoạch 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn :02.05.2011
 Ngày dạy : 04.04.2011
Tiết 129
ĐỘNG PHONG NHA
(Trần Hoàng)
A. Mục tiêu cần đạt:	Giúp HS
- Củng cố thêm về văn bản nhật dụng: Vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha.
- Vị trí, vai trò của nó trong cuộc sống nhân dân Quảng Bình, Nhân dân Việt Nam hôm nay và mai sau.
- Yêu quí, tự hào, chăm lo bảo vệ và biết cách khai thác các danh lam thắm cảnh, nhằm phát triển kinh tế du lịch.
- Rèn luyện kĩ năng kĩ năng quan sát, nhận xét và miêu tả, kể chuyện
B,Chuẩn bị của thầy và trò: 
 -GV chuẩn bi soạn bài đọc taì liệu liên quan 
 -HS học bài cũ, tham khảo tài liệu 
C. Tiến trình tổ chức giờ học:
	*- Bài mới:
HS đọc từ đầu đến Nằm rải rác: Vị trí động Phong Nha được tác giả giới thiệu như thê nào?
- Tác giả miêu tả động Phong Nha theo trình tự nào? Tác giả giới thiệu với người đọc động Phong Nha theo phương thức biểu đạt gì?
Động Phong Nha có cấu tạo ntn? Tìm những câu miêu tả vẻ đẹp của động?
- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả? Em hãy hình dung cảnh động Phong Nha?
HS đọc phần 2 SGK
- Đoàn thám hiểm Hoàng Gia Anh đã đề cập đến những cảnh gì?
- Tác giả sử dụng những tính từ nào khi miêu tả?
- Trong tương lai động Phong Nha có những triển vọng gì? nhiệm vụ của mỗi người?
- Dựa vào phần ghi nhớ cho biết ND, NT tác phẩm.
I- Tìm hiểu văn bản:
1- Cảnh động Phong Nha:
a- Vị trí động Phong Nha
Vị trí: Nằm ở miền tây Quảng Bình
- Vào động có 2 con đường: Thuỷ và bộ 
b- Cảnh động Phong Nha
Trình tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể.
Bài văn được trình bày bày theo phương thức thuyết minh, miêu tả.
- Cấu tạo của động gồm động khô và động nước
- Vẻ đẹp được thể hiện qua:
+ Dạng hình khối thạch nhũ: Muôn hình, muôn vẻ (hình mâm xôi, hình con gà)
+ Màu sắc: Lóng lánh, huyền ảo.
+ Âm thanh: Có tiếng nước long tong, có tiếng nói khác nào tiếng đàn, tiếng chuông.
→Nghệ thuật so sánh 
=> Vẻ đẹp của động Phong Nha lộng lẫy kì ảo. Vào động ta như vào một thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh, hoang sơ, bí hiểm mà rất thanh thoát, giàu chất thơ.
2- Giá trị của động Phong Nha: 
- Đoàn thám hiểm đánh giá có 7 cái nhất: Hang động dài nhất, cửa hang cao rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng, đẹp nhất
- Tính từ: Dài, rộng,  Động Phong Nha có vẻ đẹp riêng xứng đáng là “kì quan đệ nhất”
- Động Phong Nha sẽ là nơi thu hút khách du lịch, là nơi thám hiểm, nghiên cứu khoa học.
- Nhiệm vụ: Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh
III- Tổng kết: ( Ghi nhớ SGK )
D- Hướng dẫn HS học bài:	- Làm bài tập và chuẩn bị bài mới
E, Đánh giá điều chỉnh kế hoạch 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn :04.05.2011
 Ngày dạy : 06.05.2011
 Tiết 130	
 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
	(Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
A. Mục tiêu cần đạt:	Giúp HS
- HIểu được công dụng của 3 loại dấu kết thúc câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Biết tự phát hiện ra và sửa các lỗi về dấu kết thúc câu trong bài viết của mình và của người khác.
- Có ý thức cao trong việc dùng các dấu kết thúc câu
B,Chuẩn bị của thầy và trò: 
 -GV chuẩn bi soạn bài đọc taì liệu liên quan 
 -HS chuẩn bị ôn bài tham khảo tài liệu 
C. Tiến trình tổ chức giờ học:
	*- Kiểm tra bài cũ:
	*- Bài mới:
HS đọc các VD SGK
- Trong các câu trên câu nào là câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán?
- Đặt các dấu câu phù hợp.
- Nêu các lí do đặt các dấu câu như trên?
- HS xét các VD phần 2. (149)
- Cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong những câu sau có gì đặc biệt?
ý nghĩa?
HS đọc ghi nhớ SGK
- So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây?
a- “Đệ nhất kì quan Quảng Bình” 
Có thể tới con đường []
- “Đệ nhất  Quảng Bình có thể tới hai con đường []
VD b: - Nơi đây , lại vừa 
- Nơi đây ; lại vừa 
- So sánh cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu sau?
I- Công dụng
VD 1 a- Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn
b- Con có nhận ra con không? 
c- Cá ơi giúp tôi với! Thương tôi với!
d- Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm.
- Dấu chấm dùng đặt cuối câu trần thuật
- Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn
- Dấu chấm than dùng đặt cuối câu cầu khiến hoặc cuối câu cảm thán.
VD 2
- Câu 2 và câu 4 là câu cầu khiến, nhưng cuối các câu ấy đều dùng dấu chấm
- Dấu chấm hỏi và Dấu chấm than đặt trong ngoặc đơn để thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biến đối với nội dung của một từ ngữ đứng trước hoặc với nội dung cả câu. Đây là cách dùng đặc biệt của các dấu câu này.
II- Chữa một số lỗi thường gặp:
Vd :a- Câu 2: Việc dùng dấu phẩy làm cho câu này thành một câu ghép có 2 vế, nhưng 2 vế không kiên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy, dùng dấu chấm ở đây để tách thành 2 câu là đúng.
b- Câu 1: Việc dùng dấu chấm để tách thành 2 câu là không hợp lí , làm cho phần VN thứ 2 bị tách khỏi phần CN, nhất là khi 2 phần VN được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ vừa vừa. Do vậy dấu chấm phẩy hoặc dấu chấm là hợp lí.
a- Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì? và tôi không hiểu
b- Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. và
→ Dấu chấm hỏi ở cuối câu 1 và câu 2 sai vì đây không phải là các câu hỏi.
b- Câu 3: CHỉ cần um lên! là câu trần thuật nên đặt dấu chấm than là không đúng.
III- Luyện tập: Làm bài tập
D- Hướng dẫn HS học bài: Làm bài tập và chuẩn bị bài mới
E, Đánh giá điều chỉnh kế hoạch 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 6 ca nam.doc