Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 36 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 36 - Năm học 2011-2012

I.Mục tiêu:Giúp HS

 1.Kiến thức: -Nội dung và ý nghĩa của truyện.

-Hiểu được : truyên do một tác giả đương đại sáng tác nhưng mang những yếu tố của truyện cổ tích thường thấy trong truyện dân gian.

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , sử dụng các yếu tố của truyện cổ tích ( tưởng tượng, kì ảo .) , ngôn ngữ giàu chất thơ ( từ láy, âm điệu câu văn ).

 2.Kĩ năng: Kể lại được câu truyện.

 3.Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu và niềm đam mê đối với chương trình văn họcđịa phương.

II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan.

 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

III.Tiến trình bài dạy:

 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số

 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 3. Bài mới:* Giới thiệu bài:

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 1532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 36 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:36 Ngày soạn : / /2011
 Ngày dạy : / /2011
Tiết: 137
ÔN TẬP TỔNG HỢP
I.Mục tiêu:Giúp HS
 1.Kiến thức: Bài tập làm văn số 8 là bài kiểm tra tổng hợp cuối năm nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện sau:
	+ Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn học Ngữ văn.
	+ Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (kể và miêu tả) trong 1 bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung.
 2.Kĩ năng: Biết liên hệ phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6 - Tập 2 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về chủ đề đã học.
 3.Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu và niềm đam mê đối với môn Văn học.
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan. 
 2. Học sinh: Thảo luận.Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. Soạn bài theo câu hỏi SGK. Sưu tầm tranh ảnh về môi trường.
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 3. Bài mới:* Giới thiệu bài: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
.Hoạt động I: 
- Yêu cầu học sinh nắm chắc các đặc điểm thể loại đã học.
- Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản đã học: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu, vẻ đẹp của các trang văn miêu tả, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ và ý nghĩa của văn bản.
- Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm, thể loại ở những văn bản đã học.
- Nắm nội dung và ý nghĩa 3 văn bản nhật dụng.
Hoạt độngII: 
? Phần tiếng Việt ở học kì II, cần chú ý những gì?
	- Phó từ.
	- Các vấn đề về câu: 
+ Các thành phần chính của câu.
+ Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.
+ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
 Hoạt độngIII:
Gv nhắc lại kiến thức về văn tự sự, miêu tả và đơn từ
I. Về phần đọc - hiểu văn bản
- Yêu cầu học sinh nắm chắc các đặc điểm thể loại đã học.
- Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản đã học: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu, vẻ đẹp của các trang văn miêu tả, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ và ý nghĩa của văn bản.
* Thơ:
Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ
Lượm – Tố Hữu
Mưa – Trần Đăng Khoa
*Nội dung và ý nghĩa 3 văn bản nhật dụng.
- Động Phong Nha: danh lam thắng cảnh.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: bảo vệ, giữ gìn môi trường.
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử: di tích lịch sử.
II. Phần Tiếng Việt:
- Phó từ.
- Các vấn đề về câu: 
+ Các thành phần chính của câu.
+ Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.
+ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
III. Phần Tập Làm Văn
- Tự sự, miêu tả, đơn từ.
 4.Củng cố: Cho học sinh làm đề kiểm tra mẫu ở Sgk.
 5.Dặn dò: Nắm các kiến thức đã học ở 3 phân môn. Chuẩn bị các bài về chương trình địa phương
IV.Rút kinh nghiệm:	
***************************************
 Ngày soạn : / /2011
 Ngày dạy : / /2011
Tiết 138 NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG : CỔ TÍCH VỀ VÚ SỮA
 ( Chữ Anh Đào )
I.Mục tiêu:Giúp HS
 1.Kiến thức: -Nội dung và ý nghĩa của truyện.
-Hiểu được : truyên do một tác giả đương đại sáng tác nhưng mang những yếu tố của truyện cổ tích thường thấy trong truyện dân gian.
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , sử dụng các yếu tố của truyện cổ tích ( tưởng tượng, kì ảo ...) , ngôn ngữ giàu chất thơ ( từ láy, âm điệu câu văn )...
 2.Kĩ năng: Kể lại được câu truyện.
 3.Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu và niềm đam mê đối với chương trình văn họcđịa phương.
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan. 
 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK. 
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 3. Bài mới:* Giới thiệu bài: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: HS đọc và kể tóm tắt câu chuyện.
Hoạt độngII: Đọc hiểu văn bản
 Vì sao người mẹ bị đuổi vào rừng ?
Người mẹ phải chịu những khó khăn gian khổ nào ?
GV hướng dẫn HS tìm những chi tiết trong truyện nói lên những khó khăn gian khổ mà hai mẹ con phải chịu đựng khi bị đuổi vào rừng sâu .
Dẫn chứng :
 + nắng vỡ ống tre mơ ô.
+ Núi đá hừng hực thở ra khói.
+ Các khe lạch... trơ cuội trắng.
+ Muôn loài chỉ chực bốc cháy.
+ Mẹ đii khắp ... bị gai cào tóe máu tươi, chân mẹ phồng rộp.
Mẹ đã hóa thân thành cây gì ? Mong ước của mẹ ?
+ Thân cây gầy guộc, xù xì.
+ Cành lá ... bám đầy bụi đỏ.
+ Vô vàn những bông hoa năm cánh phơn phớt vàng, nhỏ li ti,...
+ Những trái cây như ngực mẹ...
+ Trái vú sữa : hòa trong lớp cùi dày trong suốt là ngọt lành dòng sữa trắng,...
Hoạt động III . Tổng kết.
Tìm những yếu tố tưởng tượng kì ảo của truyện ?
-Núi cao có hổ dẫn đường, suối sâu vực thẳm có thuồng luồng cọn mẹ qua.
-Mẹ chết hóa thành cây vú sữa , với những trái vú sữa đã nuôi đứa bé thành " Một chàng trai có sức ngăn sông dời núi ".
GV hướng dẫn HS tìm trong toàn truyện , loại từ mà tác giả sử dụng nhiều nhất ?
-Từ láy : gần 20 từ láy được sử dụng trong truyện, làm cho sự miêu tả được sinh động, gợi cảm.
-Âm điệu câu văn giàu chất thơ, nhờ sử dụng hài hòa thanh điệu bằng trắc trong câu.
Hoạt động IV . Luyện tập : 
Em đã được học truyện cổ tích " Sự tích cây vú sữa " ở lớp 2 , hãy nhận xét về cốt truyện, cách miêu tả, yếu tố tưởng tượng của hai tác phẩm
I. Đọc và kể tóm tắt truyện.
II. Đọc - hiểu văn bản : 
1. Theo quan niệm hôn nhân lạc hậu thời xưa : yêu nhau và cưới hỏi phải theo nguyên tắc " môn đăng hộ đối ", tức là hai gia đình phải tương xứng nhau về mặt địa vị xã hội và tài sản, phải giàu có , quyền quý như nhau. Ở đây, " nàng là con chủ, chàng là kẻ đầy tớ " nhưng đã dám yêu nhau và có con nên cả hai dều bị phạt vạ, chàng phải chết và nàng ( người mẹ ) bị đuổi vào rừng sâu.
2. Người mẹ phải chịu những khó khăn gian khổ:
-Đi mãi vào rừng sâu : đến nơi " không còn dấu chân người, dày dặc dấu chân muông thú..., giữa đêm đen đầy chật tiếng thú dữ gầm thét ".
-> cô độc, đầy những mối đe dọa sợ hãi.
-Mẹ phải hái lượm, đào bới... kiếm trái chua, cây rừng chát đắng để ăn, đẻ sống , để có sữa nuôi con.
-Mẹ phải chịu đựng thời tiết cực kì khắc nghiệt khiến mọi vật không thể tồn tại được nữa.
-> Mẹ kiệt sức ngất đi.
3. Mẹ đã hóa thân thành cây vú sữa .
-Ước mong của mẹ : " Mẹ không chết ... trên thế gian này ".
III. Tổng kết :
1. Nghệ thuật :
-Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
-Sử dụng nhiều từ láy.
-Âm điệu câu văn giàu chất thơ.
2. Ý nghĩa của truyện :
 Dựa trên sự quan sát về một loài cây có thật trong thiên nhiên ( cây vú sữa ), với trí tưởng tượng phong phú, hấp dẫn, tác giả đã sáng tác một câu truyện cổ tích mới để giải thích nguồn gốc của nó bằng tình mẫu tử. Thông qua đó, ca ngợi sự hi sinh của người mẹ, sự hóa thân để mang lại nguồn sống cho con, cho mọi người. Từ đó , khuyên con người cần phải thành kính, biết ơn mẹ.
IV. Luyện tập :
So sánh với truyện " Cổ tích về vú sữa "và câu chuyện cổ tích trong "sự tích cây vú sữa " để thấy : truyện này có cốt truyện với nhiều tình tiết phức tạp hơn
Yếu tố tưởng tượng phong phú hơn.
Cách miêu tả : sinh động, hấp dẫn, giàu chất thơ và đậm sắc thái Tây Nguyên.
 4.Củng cố: Cảm nghĩ của em về truyện.
 5.Hướng dẫn tự học : -Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 70-80 chữ ) nói lên suy nghĩ của bản thân về người mẹ.
	-Hãy sưu tầm thêm những tác phẩm của tác giả Chử Anh Đào .
IV.Rút kinh nghiệm:	
....................................................................................................................
 ********************************************
 Ngày soạn : / /2011
 Ngày dạy : / /2011
Tiết 139 : NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG : ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ
I.Mục tiêu:Giúp HS
 1.Kiến thức: -Củng cố kiến thức và kĩ năng về văn miêu tả : cách miêu tả, hình thức của một đoạn văn miêu tả, các thao tác miêu tả,...
 2.Kĩ năng: làm văn miêu tả.
 3.Thái độ: Gợi tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường.
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan. 
 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK. 
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 3. Bài mới:* Giới thiệu bài: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I : Hướng dẫn HS ôn tập 
HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
Em hãy xác định hình thức văn bản cụ thể và các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên ?
Đoạn văn miêu tả cảnh gì ? Cảnh ấy được miêu tả theo thứ tự nào ?
Nêu đặc sắc của cảnh thiên nhiên và nghệ thuật miêu tả ?
Những từ ngữ nào nêu được ý chính của đoạn văn trên ?
Em có cảm nhận gì về tình cảm của nhân vật Đinh Lung đối với rừng ?
HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động II : Luyện tập 
HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
Đoạn văn trên tái hiện cảnh gì ? Tìm những hình ảnh miêu tả tiêu biểu ? Mối quan hệ giữa nội dung hai đoạn văn trên ?
Hai đoạn văn trên gợi cho em suy nghĩ về vấn đề gì ?
I.Ôn tập về đoạn văn miêu tả.
a. Hình thức văn bản cụ thể của đoạn văn trên là doạn văn miêu tả trong văn bản tự sự. Các phương thức biểu đạt là : miêu tả, tự suwjvaf biểu cảm, trong đó phương thức miêu tả là chủ yếu.
b. Ý 1 : đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của rừng . Cảnh ấy được miêu tả theo thứ tự thời gian ( tháng ba, tháng tư , tháng bảy, mùa khô,...)
Ý 2 : Nét đặc sắc của cảnh : cuộc sống sinh động, phong phú, tràn đầy nhựa sống của rừng già ( hình ảnh, âm thanh, hương vị ) trong nhiều thời điểm nhưng chủ yếu vào ban đêm.
Ý 3 : đặc sắc nghệ thuật : quan sát tinh tế, so sánh, tưởng tượng độc đáo, hình ảnh tiêu biểu...
c. Những từ ngữ nào nêu được ý chính của đoạn văn trên : " một cuộc sống sinh động khác âm thầm mà dữ dội diễn ra lúc con người dang say sưa giấc nồng .
d. Tình cảm đối với rừng : yêu rừng mãnh liệt, cảm nhận tinh tế hơi thở của rừng, nhận xét sâu sắc,...
* Ghi nhớ ( SGK )
II. Luyện tập :
a. Ý 1 : đoạn văn tái hiện cảnh rừng bị tàn phá , hủy diệt.
Ý 2 : những hình ảnh miêu tả tiêu biểu : không một tiếng dộng của rừng, nhịp sinh sôi của muông thú, mùi hương của cỏ cây; Người ta ngả cây. Cây đổ đằng đông, đằng tây, cây đổ đằng nam, đằng bắc, cây to, cây nhỏ, cây lớn cây bé chặt tuốt, đổ tuốt; nghe rừng cháy, thú trừng đang chết thui chết rụi;...
Ý 3 : Mối quan hệ về nội dung giữa hai đoạn văn trên : nội dung đối lập nhau : 
Đoạn 1 : rừng sinh động, phong phú , dầy sứ sống- tình cảm yêu mến , tự hào.
Đoạn 2 : rừng bị tàn phá, hủy diệt- tình cảm đau đớn , giận giữ.
b.HS phát biểu , thảo luận về vấn đề nạn phá rừng, về vấn đề bảo vệ môi trường.
 4.Củng cố: Em phải làm gì để giữ gìn, bảo vệ môi trường ở nơi em đang sống?
 5. Hướng dẫn tự học :
 -Viết một đoạn văn miêu tả ( khoảng 70 chữ ), miêu tả một người thân của em hoặc một cảnh đẹp của quê hương em.
-Sưu tầm một số đoạn văn miêu tả của các nhà văn Gia Lai viêt về thiên nhiên, con người, cuộc sống sinh hoạt trên quê hương em. Ở mỗi đoạn văn ấy, nêu những nét đặc sắc mà em em thích.
IV.Rút kinh nghiệm:	
***************************************
Tiết: 140 : 
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
I.Mục tiêu:Giúp HS
 1.Kiến thức: Hệ thống lại tất cả các kiến thức đã học ở học kỳ II ở 3 phân môn: Văn - Tiếng Việt và Tập làm văn
 2.Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng phân tích sửa lỗi trong bài làm của mình
 3.Thái độ: Nghiêm túc trong giờ trả bài.
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Chấm và trả bài, vào điểm theo đáp án
 2. Học sinh: Xem lại tất cả kiến thức đã ôn tập 
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị giấy, bút của HS 
 3. Bài mới: 
 BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
Lớp
SS
Điểm9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm > TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm < TB
6d3
4.Củng cố: Gv củng cố nội dung ôn tập và nội dung đáp án đề thi
5.Dặn dò: Xem lại và nắm vững các kiến thức đã học trong năm
IV.Rút kinh nghiệm:	
 *************************************	Heát	 	

Tài liệu đính kèm:

  • dochuygia v6 tuaan 36 cktkn.doc