I.Mục tiêu:Giúp HS
1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được công dụng của 3 loại dấu câu: dấu chấm, dấu hỏi, dấu than.
2.Kĩ năng: -Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết.
-Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
3.Thái độ: Có ý thức cao trong việc dùng các dấu kết thúc câu.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan.
2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.
III.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS .
3. Bài mới:* Giới thiệu bài: Các dấu câu được phân thành 2 loại: dấu đặt cuối câu và dấu đặt trong câu. Các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than là các dấu đặt cuối câu.
Ngày soạn : 15/4/2011 Ngày dạy : 19 /4/2011 Tuần 34 Tiết 129 Văn bản: ĐỘNG PHONG NHA - Trần Hoàng - I.Mục tiêu:Giúp HS 1.Kiến thức: Vẻ đẹp và tiềm năng phát triển du lịch của động Phong Nha. 2.Kĩ năng: -Đọc - hiểu văn bản nhật dụng đề caapk đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh. -Tích hợp với phần tập làm văn để viết một bài văn miêu tả. 3.Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu những danh lam thắng cảnh của đất nước. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan. 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. III.Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ đã đặt ra vấn đề gì cho toàn nhân loại? 3. Bài mới:* Giới thiệu bài: Động Phong Nha là một kì quan nổi tiếng, thuộc địa phận xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch - Quảng Bình, được xem là "Đệ nhất kì quan" có nghĩa là cảnh đẹp nhất. Động lại ở gần con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên Trường Sơn càng làm cho kì quan Phong Nha mang thêm giá trị và ý nghĩa. Để tìm hiểu về động Phong Nha, chúng ta học bài hôm nay. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Hoạt động I: Tìm hiểu chung Học sinh đọc mục chú thích phần dấu sao ? Giáo viên giới thiệu về động Phong Nha Hoạt độngII: Đọc – Hiểu văn bản: Giáo viên giới thiệu cách đọc : Đọc rõ ràng . Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa các từ khó ở mục chú thích . ? Theo em, văn bản này có thể chia làm mấy phần? ? Đặc điểm của động Phong Nha được giới thiệu như thế nào? ? Động nước được miêu tả như thế nào? Động khô được miêu tả như thế nào? ? Trong hang có những gì? ? Tác giả đã có những cảm giác như thế nào khi đi vào thăm động? Qua đây, em thấy động Phong Nha hiện lên như thế nào? Nhà thám hiểm người Anh có nhận xét gì về động Phong Nha? Trong cuộc sống của đất nước đang đổi mới hiện nay, động Phong Nha đang mở ra những triển vọng gì? Hoạt độngIII:Tổng kết: Qua văn bản này, em có những hiểu biết gì về động Phong Nha. Từ đó gây cho em những suy nghĩ gì? I. Tìm hiểu chung : -Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình, được xem là " Đệ nhất kì quan ". Phong Nha có tiềm năng du lịch rất lớn. -Động Phong Nha là một văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh. II. Đọc – Hiểu văn bản: 1.Đọc 2.Chú thích: 3. Bố cục: 3 đoạn: Đ1: Giới thiệu chung về động với những con đường vào động Đ2 : Tả tỉ mỉ về cảnh Động Khô, Động Chính và Động Nước Đ3: Vẻ đẹp đặc sắc của Động Phong Nha theo cách đánh giá của người nước ngoài. 4.Tìm hiểu chi tiết văn bản : a Đặc điểm của động Phong Nha. - Nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền Tây Quảng Bình. - Có hai bộ phận: động khô và động nước. + Động khô: ở độ cao 200m, có những vòm đá trắng vân nhũ; vô số cột đá (màu xanh ngọc bích). + Động nước: sông sâu, nước trong, chảy trong lòng một rặng núi đá vôi. - Trong hang có các khối thạch nhũ với nhiều hình dáng và màu sắc lóng lánh như kim cương. - Có những bãi cát, bãi đá ven 2 bờ sông. - Có bàn thờ của người Chăm, người Việt. -> Cảm giác kinh ngạc, thích thú như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh. => Vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo. b Giá trị của Động Phong Nha - "Phong Nha là hang động dài và đẹp nhất thế giới", với 7 cái nhất. - Vào thời kỳ đổi mới này, động thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, thám hiểm, khách du lịch trong và ngoài nước . III. Tổng kết: 1. Hình thức : -Sử dụng ngôn ngữ miêu tả gợi hình, biểu cảm. Sử dụng các số liệu cụ thể, khoa học. Miêu tả dinh động từ xa đến gần theo trình tự không gian, thời gian hành trình du lịch Phong Nha. 2. Ý nghĩa văn bản : cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên môi trường để phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người. Ghi nhớ: SGK/ 148 4.Củng cố: - Suy nghĩ của em trước những cảnh đẹp đất nước, quê hương? 5.Hướng dẫn tự học : Chuẩn bị nội dung để giới thiệu về " Đệ nhất kì quan " Phong Nha với khách du lịch. -Chuẩn bị bài : Ôn tập về đâu câu. IV.Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................... *************************************** Ngày soạn : 15/4/2011 Ngày dạy : 19 /4/2011 Tiết130 Tiếng Việt: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) I.Mục tiêu:Giúp HS 1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được công dụng của 3 loại dấu câu: dấu chấm, dấu hỏi, dấu than. 2.Kĩ năng: -Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết. -Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 3.Thái độ: Có ý thức cao trong việc dùng các dấu kết thúc câu. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan. 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. III.Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS . 3. Bài mới:* Giới thiệu bài: Các dấu câu được phân thành 2 loại: dấu đặt cuối câu và dấu đặt trong câu. Các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than là các dấu đặt cuối câu. Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức Hoạt động I: Công dụng Em hãy nhắc lại công dụng của các loại dấu câu : dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than ? Đặt các dấu chấm, dấu hỏi, chấm than vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn? ( HS làm). Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy? Cách dùng dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong những câu ở ví dụ 2 có gì đặt biệt? Hoạt độngII: Chữa một số lỗi thường gặp So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu? Hoạt độngIII: Luyện tập: - Học sinh tự làm bài tập 1: HS có thể dùng bút chì gạch chéo vào chỗ hết câu, cần đặt dấu chấm.Sau đó HS trao đổi bài với nhau, rồi lên chữa trên bảng lớp. - Giáo viên hướng dẫn HS làm bài tập 2,3,4. GV nhận xét, sửa chữa và cho điểm. I. Công dụng : 1.Hệ thống hóa kiến thức : -Thông thường, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than được dùng như sau : + Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật. + Dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu nghi vấn. + Dấu chấm than được đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán. 2.Xét ví dụ 1. a, c: Dấu chấm than đặt cuối câu cảm thán và câu cầu khiến. - d: Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật. - b: Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn. 3. Xét ví dụ 2: Cách dùng đặt biệt : a.(Câu 2 và 4 là câu cầu khiến nhưng cuối các câu ấy dùng dấu chấm. b. Dấu (!), (?) đặt trong ngoặc đơn để thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với nội dung của từ ngữ đứng trước hoặc với nội dung cả câu. 3. Ghi nhớ: (Sgk) II. Chữa một số lỗi thường gặp - 1a: Dùng dấu chấm để phân tách lời nói thành các câu khác nhau có tác dụng giúp người đọc hiểu đúng ý nghĩa của câu. -dùng dấu (,) làm cho câu này trở thành câu ghép có 2 vế nhưng 2 vế câu không liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy , dùng dấu chấm ở đây để tách thành hai câu là đúng. - 1b: việc dùng dấu chấm để tách thành hai câu là không hợp lí, làm cho phần vị ngữ thứ hai bị tách khỏi chủ ngữ, nhất là khi hai vị ngữ được nối với nhau bằng quan hệ tự vừa ...vừa. Do vậy , vieech dùng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy ở đây là hợp lí. - 2 a: Dấu chấm hỏi đặt ở cuố câu 1,2 sai vì đây không phải là các câu hỏi. b. " Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên ! " là câu trần thuật nên đặt dấu chấm than là sai. III. Luyện tập: Bài tập 1; Dấu chấm có thể đặt sau các từ ngữ dưới đây + ...sông Lương. +... đen xám. + ... đã đến . +... tỏa khói. +... trắng xóa. Bài tập 2: Trước tiên phải xác định câu nào là câu nghi vấn, câu nào không phải là câu nghi vấn. Câu không phải là câu nghi vấn mà đặt dấu chấm hỏi là sai. -Câu (2), (5) dặt dấu chấm hỏi là sai. Câu trần thuật đặt dấu (.). Bài tập 3: Đặt dấu chấm than câu a. Bài tập 4 : Để đặt đúng dấu câu, phải xác định các câu đã cho thuộc kiểu câu nào ( trần thuật, nghi vấn , cầu khiến , cảm thán ). Lần lượt đặt các dấu câu : ? ! . ? ! ! . 4.Củng cố: Nêu cách dùng dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than. 5.Hướng dẫn tự học : Tìm các ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu câu trong một văn bản tự chọn - Xem trước bài: "Ôn tập về dấu câu “ (dấu phẩy). IV.Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................... ****************************************** Ngày soạn : 17/4/2011 Ngày dạy : 21 /4/2011 Tiết 131 : Tiếng Việt: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu phẩy) I.Mục tiêu:Giúp HS 1.Kiến thức: Giúp học sinh nắm được công dụng của dấu phẩy. 2.Kĩ năng: Biết phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy . -Lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết để đạt được mục đích giao tiếp. 3.Thái độ: Có ý thức cao trong việc dùng các dấu câu. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan. 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. III.Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: Trình bày công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than? 3. Bài mới:* Giới thiệu bài: Các dấu câu được phân thành 2 loại: dấu đặt cuối câu và dấu đặt trong câu. Các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than là các dấu đặt cuối câu. Dấu phẩy là dấu đặt trong câu. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Hoạt động I: Công dụng Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp? ( Học sinh tự làm). Giải thích vì sao em lại đặt dấy phẩy vào những vị trí trên? Gọi học sinh đọc ghi nhớ. Hoạt độngII: Chữa một số lỗi thường gặp Đặt các dấu phẩy đúng chỗ vào đoạn văn? Hoạt độngIII: Luyện tập: Học sinh tự làm bài tập1, 2, 3. - Giáo viên nhận xét, sửa chữa và cho điểm. I. Công dụng : 1. Hệ thống hóa kiến thức : dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu . Cụ thể là : -giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ. -giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. -giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. -giữa các vế của một câu ghép. 2.Xét ví dụ: (Sgk) - Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. + Giữa các từ có cùng chức vụ trong câu(a). + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ (b). + Giữa các vế của một câu ghép (c ) .3. Ghi nhớ: (Sgk) II. Chữa một số lỗi thường gặp Hãy đặt các dấu phẩy vào đúng chỗ của nó. a. chào mào, sáo sậu, sáo đen... bay về, lượn lên lượn xuống.( Dấu phẩy dùng giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu- cùng là chủ ngữ ) . Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào... ( dấu phẩy dùng giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu- cùng là vị ngữ ). b. ...cổ thụ, những...( dấu phẩy dùng giữa trạng ngữ và CN VN ) .Những hàng cau... mùa đông, chúng vẫn... ( dấu phẩy dùng giữa các vế câu ghép ) III. Luyện tập: Bài tập 1: đặt dấu phẩy sau các từ : a. nay, yêu nước. b. sáng,cây, đồi, thung lũng, đất, nhà. Bài tập 2: a.Vào giờ tan tầm, xe ô tô, xe máy đi lại nườm nượp trên đường phố. b. Trong vườn, hoa cúc, hoa hồng đua nhau nở rộ. c. Dọc theo bờ sông, những vườn ổi, vườn xoài xum xuê, trĩu quả. Bài tập 3: a. Những chú chim bói cá thu mình trên cành cây, rụt cổ lại . b. Mỗi dịp về quê, tôi đều đến thăm bác, thăm cô, chú của tôi. c. Lá cọ dài, thẳng, xoè cánh quạt. d. Dòng sông quê tôi xanh biếc, hiền hoà. 4.Củng cố: Công dụng của dấu phẩy là gì? 5.Hướng dẫn tự học : -Tìm một số ví dụ sử dụng dấu phẩy hiệu quả, ddatj được mục đích giao tiếp. -Tìm một số ví dụ dử dụng dấu phẩy sai chuwacs năng và sửa lại cho đúng. IV.Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................... *************************************** Ngày soạn : 19/4/2011 Ngày dạy : 22 /4/2011 Tiết 132 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO. TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I.Mục tiêu: Giúp HS 1.Kiến thức: Qua tiết trả bài GV cho HS tự đánh giá về lực học của mình qua phân môn Ngữ văn , về khả năng làm văn miêu tả sáng tạo . 2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng tiếp thụ, rút kinh nghiệm, sửa chữa. 3.Thái độ: Ý thức tự rèn luyện, tự sửa chữa, chỉnh lý và ý thức vươn lên, yêu thích môn học II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Chấm và trả bài khách quan, sửa lỗi cụ thể cho HS. 2. Học sinh: Đọc và xemlại bài . III.Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Tiết học này sẽ giúp các em thấy được những ưu , khuyết trong bài làm văn miêu tả sáng tạo và bài kiểm tra Tiếng Việt nhằm mục đích để các em để phát huy, sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài sau đạt kết quả cao hơn và không bị vướng những lỗi đã gặp . Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Hoạt động I: Phân tích và tìm hiểu đề bài kiểm tra Văn - GV ghi đề bài lên bảng - HS nêu yêu cầu chung của đề bài? -> GV nhận xét, chỉnh sửa và ghi lên Hoạt động II: Nhận xét chung, đánh giá bài viết, sửa lỗi cụ thể cho HS + GV nhận xét ưu - khuyết điểm trong bài viết của HS + GV thống kê những lỗi của HS ở những dạng khác nhau - GV cho HS thảo luận nhóm 3 phút lập dàn ý cho đề bài trên - GV hướng dẫn HS phân tích nguyên nhân mắc lỗi , chỉ ra những lỗi về hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu - GV đọc trước lớp bài khá nhất ,bài yếu nhất để các em khác rút kinh nghiệm cho bản thân - GV Trả bài - Ghi điểm Trả bài cho học sinh tự xem. 2. Yêu cầu học sinh tự đổi bài cho nhau để nhận nhận xét. 3. Học sinh chữa bài làm của mình vào bên lề hoặc phía dưới bài làm với các lỗi về dùng từ, chính tả, đặt câu, diễn đạt, trình bày. I. Phân tích và tìm hiểu đề bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo: * Đề : Từ bài văn “ Lao xao” của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi đẹp trời . *Yêu cầu chung Học sinh viết được bài văn miêu tả cảnh hòan chỉnh có bố cục rõ ràng, cân đối . Lời văn miêu tả có sáng tạo, biết so sánh, liên tưởng, tưởng tượng . Diễn đạt ý lưu lóat. Trình bày sạch đẹp . * Đáp án (Xem bài Tập Làm Văn miêu tả sáng tạo) * Nhận xét chung, đánh giá bài viết của HS - Nhìn chung các em đã biết cách viết một bài tập làm văn có sử dụng yếu tố miêu tả sáng tạo dựa vào văn bản có sẵn nhưng chưa sát thực, nhiều bạn còn lấy nguyên câu văn chép vào. a.Ưu điểm: Một số bài viết biết chọn lựa chi tiết, hình ảnh miêu tả giàu cảm xúc. b.Nhược điểm: Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số em làm bài còn mang tính rập khuôn. àChữa lỗi cụ thể: - Diễn đạt câu còn lủng củng, sai rất nhiều dấu câu đặc biệt là sau dấu chấm không viết hoa, tên riêng của người, địa lý không viết hoa - Nhiều HS viết không ra chữ , chữ viết cẩu thả . - Lời văn chủ yếu là kể lại sự việc - Diễn đạt ý chưa lưu lóat. Trình bày không sạch đẹp . II.Phân tích và tìm hiểu đề bài Kiểm tra Tiếng Việt Đề bài : ( tiết 114) * Nhận xét chung, đánh giá bài viết của HS - Đa số các em biết và quen với kiểu bài trắc nghiệm và tự luận. Tuy nhiên, đa số các em sai phần trắc nghiệm . -Phần tự luận về lý thuyết đa số làm đúng. 4.Củng cố: Xem lại phương pháp làm văn miêu tả sáng tạo. 5.Dặn dò: - Ôn tập ghi nhớ toàn bộ kiến thức tập làm văn. Nắm lý thuyết về văn miêu tả. - Cách làm bài vă miêu tả sáng tạo chuẩn bị ôn thi học kì II. -Chuẩn bị bài : tổng kết phần văn, tập làm văn. IV.Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................... ***************************************
Tài liệu đính kèm: