Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 11 đến 13 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 11 đến 13 - Năm học 2011-2012

 1. Mục tiêu bài dạy:

 a. KT: - Giúp học sinh nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của mình, biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài tiếp theo.

 - Biết cách lựa chọn trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

 b. KN: - Rèn cho học sinh kĩ năng đánh giá nhân vật và chi tiết thần kì trong truyện cổ tích Thạch Sanh.

 c. TĐ: Nghiêm túc học bộ môn.

 2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a- Giáo viên: Chấm bài; nghiên cứu kĩ nội dung; soạn giáo án.

 b- Học sinh: Ôn bài theo yêu cầu của giáo viên.

3. Tiến trình bài dạy:

 a. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong tiết trả bài)

 * Giới thiệu bài: (1 phút).

 Các em đã có tiết kiểm tra văn đầu tiên theo cách thức làm bài tổng hợp, có cả phần trắc nghiệm và tự luận. Tiết này cô sẽ trả bài và giúp các em tự đánh giá, rút kinh nghiệm cho bài viết của mình

b. Dạy nội dung bài mới:

 

doc 54 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 11 đến 13 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học
d. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút).
	- Đọc kĩ lại văn bản, nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK, T.103).
	- Tìm đọc thêm một số truyện ngụ ngôn khác.
	- Ôn kĩ bài Danh từ đã học nắm chắc đặc điểm của danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật; đọc kĩ và chuẩn bị bài Danh từ (tiếp theo - trả lời câu hỏi trong SGK, T. 108, 109).
=================================================
TUẦN 11
NGỮ VĂN - BÀI 10-11
Ngày soạn: /10/2011 Ngày giảng 6, : /10/2011
 Tiết 41. Tiếng việt.
DANH TỪ (Tiếp theo)
 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
	a. KT: - Ôn lại đặc điểm của nhóm danh từ chung và danh từ riêng.
	- Cách viết hoa danh từ riêng.
	b. KN: - Rèn luyện kĩ năng phân biệt danh từ chung, danh từ riêng, viết hoa đúng các tiểu loại danh từ riêng.
	c. TĐ: Ý thức viết đúng chính tả.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án. 
 b- Học sinh: Đọc kĩ bài; trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ : (10 phút) (Viết)
	* Câu hỏi: 
	- Danh từ là gì? Danh từ được phân làm mấy loại lớn? Nêu đặc điểm của các loại danh từ đó? Lấy một ví dụ có sử dụng danh từ?
	* Đáp án - biểu điểm:
	 1) Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...(2 điểm)
	 2) Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là: Danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị. (1 điểm)
	- Danh từ chỉ dơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. (1 điểm)
	- Danh từ chỉ sự vật: nêu tên từng loại, từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...(1 điểm)
	- Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm 2 điểm):
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (gọi là loại từ)
+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là: Danh từ chỉ đơn vị chính xác và danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
	Ví dụ: Trước cửa nhà em trồng một khóm hoa hồng (3 điểm)
 * Giới thiệu bài: (1 phút).
	Trong tiết học trước, các em đã tìm hiểu danh từ là gì? Đặc điểm các loại danh từ. Tiết học này chúng ta học tiếp về danh từ.
b. Dạy nội dung bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV
HS
?Tb
GV
?Tb
?Tb
?Tb
 HS
GV
? K
?Tb
GV
?Tb
HS
GV
 HS
?Tb
 HS
HS?
GV
- Dùng bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa (T.108):
Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
(Theo Thánh Gióng)
- Đọc ví dụ.
* Tìm danh từ trong câu trên?
- Xác định danh từ trong câu văn.
- Gạch chân những danh từ học sinh đã tìm được:
 Vua, công ơn, tráng sĩ, Phù Đổng, Thiên Vương
 đền thờ, làng Gióng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. 
* Những danh từ trên thuộc loại danh từ nào mà các em đã được học ở tiết trước?
- Những danh từ trên đều là danh từ chỉ sự vật.
* Cùng là danh từ chỉ sự vật, nhưng vì sao có những danh từ không viết hoa, có những danh từ lại được viết hoa?
- Vì những danh từ được viết hoa là danh từ riêng (gọi tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...
* Hãy điền các danh từ đã tìm được trong câu trên vào bảng phân loại sau:
- Lên bảng điền theo yêu cầu.
- Chữa hoàn chỉnh:
Danh từ chung
vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện 
Danh từ riêng
Phù Đổng, Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
- Đưa thêm ví dụ tên riêng:
Ví dụ: 
- Lê Mã Lương
- A.Lếch-xan Đơ Rốt, Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin
- Na-pô-lê-ông; Nã Phá Luân.
- Mạc Tư Khoa; Mat-xcơ-va.
- Đảng cộng sản Việt Nam; Liên hợp quốc; Huy chương vì sự nghiệp giáo dục; Bộ giáo dục và đào tạo.
* Quan sát ví dụ và cho biết nhận xét của em về cách viết hoa tên riêng?
- Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận trong tên.
- Tên người, tên địa lý Việt Nam, địa lý nước ngoài phên âm qua Hán-Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi tiếng.
- Tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận trong tên, nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.
- Tên cơ quan tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên.
* Qua phân tích, tìm hiểu, em hãy cho biết danh từ chỉ sự vật gồm có những loại danh từ nào? Đặc điểm của mỗi loại?
- Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng.
+ Danh từ chung: Là tên gọi một loại sự vật.
+ Danh từ riêng: Là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương, ...
- Khái quát và chốt nội dung bài học Š 
* Nêu cách viết danh từ riêng và các quy tắc viết hoa đã học?
 - Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể:
 + Đối với tên người, tên địa lý Việt Nam, địa lý nước ngoài phên âm qua Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi tiếng.
 + Đối với tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt): Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận trong tên, nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.
- Tên cơ quan tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên.
- Học sinh đọc ghi nhớ (SGK,T.109).
- Để giúp các em nắm vững hơn nội dung bài học, chúng ta cùng luyện tập trong phần II Š
- Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.109).
* Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong câu văn trích từ văn bản Con Rồng, cháu Tiên?
- Lên bảng phân loại các danh từ đã tìm được theo yêu cầu (có nhận xét chữa bổ sung).
- Đọc yêu cầu bài tập 2 (SGK,T.109, 110). 
* Các từ in đậm dưới đây có phải là danh từ riêng không? Vì sao?
a) Chim, Mây, Nước, và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
(Võ Quảng)
b) Nàng Út bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ.
(Nàng Út làm bánh ót)
c) [...] Khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
(Thánh Gióng)
- Đọc văn bản Ếch ngồi đáy giếng cho học sinh nghe và viết chính tả. (Chú ý các phụ âm: l-n, ênh- ếch.Viết hoa tên riêng theo đúng yêu cầu).
- Nhận xét một số bài viết của học sinh.
I. Danh từ chung và đanh từ riêng.
(18 phút) 
 1. Ví dụ:
 2. Bài học:
- Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng.
+ Danh từ chung: Là tên gọi một loại sự vật.
+ Danh từ riêng: Là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...
- Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể:
 + Đối với tên người, tên địa lý Việt Nam, địa lý nước ngoài phên âm qua Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi tiếng.
 + Đối với tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt): Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận trong tên, nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.
- Tên cơ quan tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên.
* Ghi nhớ: 
 (SGK,T.109).
II. Luyện tập. (15 phút)
 1. Bài tập 1:
 (SGK,T.109).
- Danh từ chung: Ngày xưa, miền đất, nước, vị thần, nòi, rồng, con trai, thần, tên.
- Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
 2. Bài tập 2:
 (SGK,T.109, 110).
 Những từ in đậm đều là danh từ riêng:
a) Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi trong câu văn dùng để gọi tên riêng của sự vật cụ thể (Phép nhân hoá, các vật có tên cụ thể, hành động như người, các sự vật đã được DT riêng hoá).
b) Tên gọi cụ thể của nhân vật: Út.
c) Tên gọi riêng: làng Cháy.
 3. Bài tập 4:
 (SGK,T.110).
c. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút).
	- Học thuộc nội dung ghi nhớ (SGK, T.109).
	- Làm bài tập 3 (SGK,T.110) và bài tập 2 (SBT,T.39).
	- Ôn lại toàn bộ kiến thức văn bản đã học từ đầu năm đến nay. Tiết sau trả bài kiểm tra văn. 
==============================
Ngày soạn: /10/2011 Ngày giảng 6: /10/2011
 Tiết 42: 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
 1. Mục tiêu bài dạy: 
	a. KT: - Giúp học sinh nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của mình, biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài tiếp theo.
	- Biết cách lựa chọn trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
	b. KN: - Rèn cho học sinh kĩ năng đánh giá nhân vật và chi tiết thần kì trong truyện cổ tích Thạch Sanh.
	c. TĐ: Nghiêm túc học bộ môn.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a- Giáo viên: Chấm bài; nghiên cứu kĩ nội dung; soạn giáo án. 
 b- Học sinh: Ôn bài theo yêu cầu của giáo viên.
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong tiết trả bài)
 * Giới thiệu bài: (1 phút).
	Các em đã có tiết kiểm tra văn đầu tiên theo cách thức làm bài tổng hợp, có cả phần trắc nghiệm và tự luận. Tiết này cô sẽ trả bài và giúp các em tự đánh giá, rút kinh nghiệm cho bài viết của mình
b. Dạy nội dung bài mới: 
I. ĐỀ BÀI
	- GV dùng bảng phụ ghi lại đề đã kiểm tra (tiết 28), yêu cầu học sinh đọc lại và chú ý nội dung của đề bài: (3 phút).
Phần I. Trắc nghiệm: (Học sinh trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng).
	Câu 1: 
	Đặc điểm nổi bật của truyền thuyết là gì?
A.Mang dấu ấn của hiện thực lịch sử. B.Có những chi tiết hoang đường
C. Có yếu tố kì ảo. D. Sự kiện nhân vật lịch sử gắn chặt yếu tố kì ảo.
Câu 2. 
Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là lễ vật không gì quý bằng?
A.Lễ vật thiết yếu cùng tình cảm trân thành. B. Lễ vật bình dị.
C.Lễ vật quý hiếm, đắt tiền. D. Lễ vật rất kì lạ.
Câu 3. 
Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì? 
Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
Các cuộc chiến tranh chấp đất đai giữa các bộ tộc.
Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.
Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và sự căm ghét Thuỷ Tinh.
Câu 4. Sự tích Hồ Gươm gắn với sự kiện lịch sử nào?
A. Lê Thận bắt được lưỡi gươm. B. Lê Lợi bắt được chuôi gươm.
C. Lê Lợi có báu vật là gươm thần. 
D. Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang.
Câu 5. Tên gọi khái quát nhất cho cuộc đấu tranh xã hội trong truyện cổ tích là gì?
Đấu tranh giữa người nghèo và kẻ giàu.
Đấu tranh giữa địa chủ và nông dân.
Đấu tranh giữa chính nghĩa và phi nghĩa.
Đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
Câu 6. 
Nhờ đâu truyện Thạch Sanh luôn có sức hấp dẫn độc giả nhỏ tuổi mọi thời đại?
A. Nội dung câu chuyện, diễn biến số phận nhân vật và nghệ thuật cấu trúc tác phẩm được thể hiện sinh động, giàu ý nghĩa.
Thoả mãn ước mơ hạnh phúc ngàn đời của nhân dân lao động.
Cuộc đời Thạch Sanh được kể lại tỉ mỉ.
Tái hiện lại những con người, những sự việc từ xa xưa.
Câu 7. Truyện Em bé thông minh chủ yếu được tạo ra từ đâu?
A. Hành động nhân vật. B. Ngôn ngữ nhân vật.
C.Tình huống truyện. D. Lời kể của truyện.
Câu 8. Yếu tố nào có vai trò quan trọng nhất trong các lần chiến thắng của em bé thông minh?
A. Năng lực trí tuệ. C. Nhạy cảm
Hiểu biết. D. Kinh nghiệm.
Câu 9: Điền từ còn thiếu vào khái niệm sau:
Truyền thuyết là là loại truyện dân gian kể về  ... đâu được nữa.
* Ở vào tình huống đó, anh có áo mới đã sử lý như thế nào?
 - Anh liền giơ ngay vạt áo ra bảo:
 “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”
* Có gì đáng chú ý trong câu trả lời của anh có áo mới?
- Rõ ràng ở phần đầu câu trả lời không liên quan gì đến câu hỏi. Đó là phần thông tin thừa, bởi người ta hỏi về con lợn mà mình lại trả lời lại là cái áo mới. Phần đầu câu trả lời tưởng lạc lõng nhưng nhờ vào cụm từ Từ lúc tôi mặc rất khéo và rất hóm hỉnh, anh ta đã lật lại được tình thế, vẫn trả lời cho người hỏi mình một cách nghiêm chỉnh theo đúng phép tắc, vẫn tranh thủ được cơ hội hiếm để khoe bằng được cái áo mới của mình. Tới đây tiếng cười thực sự bộc lộ bởi tính khoe của của hai người đã khiến cho họ trở thành lố bịch trong nói năng và hành động.
* Em có nhận xét gì về nghệ thuật gây cười của truyện?
- Truyện xây dựng thành công về tình huống gây cười. Tác giả dân gian đã tạo ra một cuộc tranh đua về khoe của giữa anh có áo mới và anh có lợn cưới.
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, hấp dẫn người đọc.
* Truyện có ý nghĩa gì?
- Phê phán tính hay khoe của - một tính xấu khá phố biến trong xã hội. Tính xấu ấy đã biến nhân vật trong câu chuyện thành trò cười cho mọi người.
- Đọc ghi nhớ (SGK, T.128).
- Kể lại truyện (có nhận xét).
- Nhận xét, đánh giá.
A. Văn bản “Treo biển”.
 I. Đọc và tìm hiểu chung. (5 phút) 
 1. Truyện cười:
 Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
 2. Đọc văn bản:
II. Phân tích văn bản.
 (10 phút)
 1. Tình huống truyện:
 Nhà hàng treo biển để bán hàng với đầy đủ thông tin cần thiết cho một biển quảng cáo.
 2. Kịch tính của truyện:
 - Sự góp ý vô lí, thiếu chính xác do không hiểu chức năng của ngôn ngữ.
 - Nhà hàng tiếp thu ý kiến một cách thụ động, thiếu suy xét kĩ càng dẫn đến việc treo biển thành cất biển.
III. Tổng kết - ghi nhớ.
 (3 phút)
- Cách dẫn chuyện ngắn gọn, với những tình tiết bất ngờ lí thú, gây cười.
- Truyện có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.
 * Ghi nhớ: 
 (SGK, T.125).
* Luyện tập: (2 phút)
B. Văn bản “Lợn cưới, áo mới"
 (Tự học có hướng dẫn).
I. Đọc và tìm hiểu chung. (5 phút)
II. Phân tích văn bản.
(6 phút)
 1. Tình huống truyện:
Hành động, suy nghĩ của anh có áo mới khác với lẽ thường.
2. Kịch tính của truyện:
 Tính hay khoe của đã khiến các nhân vật trở thành lố bịch trong nói năng và hành động.
III. Tổng kết ghi nhớ.
(3 phút)
 Truyện “Lợn cưới, áo mới” chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phố biến trong xã hội. 
* Ghi nhớ:
 (SGK, T.128).
IV. Luyện tập.
 (3 phút)
c. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học. 
d. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút).
	- Đọc hai văn bản; học thuộc định nghĩa truyện cười; học thuộc hai nội dung ghi nhớ.
	- Sưu tầm, đọc thêm một số truyện cười khác.
	- Đọc kĩ và chuẩn bị bài tiếng việt “Số từ và lượng từ” tiết sau học.
==============================
Ngày soạn: /11/2011 Ngày giảng : /11/2011
 Tiết 52. Tiếng Việt.
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
	a. KT: - Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ.
	b. KN: - Biết dùng số từ và lượng từ trong khi nói và khi viết.
	- Rèn kĩ năng sống: 
	c. TĐ: ý thức học môn tiếng Việt.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án. 
 b- Học sinh: Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa).
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
	* Câu hỏi: 
? Cụm danh từ là gì? Cấu tạo của cụm danh từ? Đặc điểm của các phụ ngữ ở phần trước và phần sau?
	* Đáp án - biểu điểm:
	- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. (2 điểm)
	- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ. (2 điểm)
 - Cụm danh từ thường có ba phần: Phần trước - Phần trung tâm - phần sau.(1 điểm)
 - Phụ ngữ đứng trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số lượng. (2 điểm)
 - Phụ ngữ đứng sau nêu lên đặc điểm của sự vậy mà danh từ biểu thị, hoặc xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian. (3 điểm) 
 * Giới thiệu bài: (1 phút).
	Các em đã biết, danh từ thường kết hợp với một số từ ngữ khác tạo thành cụm danh từ. Những từ ngữ ở phần trước thường là những từ ngữ chỉ số lượng. Đó chính là số từ và lượng từ. Vậy số từ và lượng từ có những đặc điểm gì, tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
b. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV
?Tb
?Tb
? K 
 GV
? K
?Tb
? K
 HS
GV
HS
?Tb
GV
HS
?K
?Tb 
 HS
?K
GV
?Tb
HS
GV
HS 
 GV
HS
?Tb
 HS
?K
?
?
GV
- Treo bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa (T.128):
Ví dụ: 
a) Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
 (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
b) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.
 (Thành Gióng)
- Đọc ví dụ: 
* Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào trong câu?
a) Hai chàng ...Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng... chín ngà,... chín cựa,... chín hồng mao, ...một đôi”.
b) Hùng Vương thứ sáu
* Những từ được bổ nghĩa thuộc về từ loại nào?
- Những từ được bổ nghĩa đều là danh từ.
* Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ? Vị trí của chúng do với danh từ mà chúng bổ nghĩa?
- Trong ví dụ (a) bổ sung ý nghĩa về số lượng. Đứng trước danh từ.
- Ví dụ (b) bổ sung ý nghĩa về thứ tự. Đứng sau danh từ.
Š Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong hai ví dụ trên được gọi là số từ.
* Theo em, từ đôi trong ví dụ (a) có phải là số từ không? Vì sao?
- từ đôi không phải là số từ mà là danh từ chỉ đơn vị (gắn với ý nghĩa số lượng). Vì nó kết hợp được với số từ ở trước như danh từ (Một đôi) và danh từ chỉ sự vật ở sau nó (ví dụ: một đôi gà).
* Em hãy tìm thêm những từ tương tự như từ đôi?
- Cặp, tá, chục, nghìn, vạn, triệu,...
Ví dụ: Một chục trứng, hai cặp bánh chưng,...
* Như vậy, qua các ví dụ vừa phân tích, em hiểu thế nào là số từ? Số từ có những đặc điểm gì?
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung).
- Khái quát và chốt nội dung bài học Š 
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.128)
* Hãy đặt một câu có sử dụng số từ? Chỉ rõ số từ trong câu?
 Ví dụ:
 Một đàn gà con đang quấn quýt bên gà mẹ.
Chuyển: Như vậy, các em đã nắm được số từ và đặc điểm của số từ. Lượng từ có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần thứ hai Š 
- Dùng bảng phụ Có ghi ví dụ (SGK,T129):
 [...] Các tướng giặc phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.
 (Thạch Sanh)
- Đọc ví dụ, lưu ý những từ in đậm trong ví dụ.
* Nghĩa của những từ in đậm trong ví dụ có gì giống và khác số từ?
- Giống: Các, những, Cả mấy cùng đứng trước danh từ.
- Khác: + Số từ dùng chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
+ Những từ in đậm trong ví dụ này có ý nghĩa chỉ lượng ít hay nhiều nói chung của sự vật.
* Xếp các từ in đậm nói trên vào mô hình cụm danh từ? Tìm thêm những từ có ý nghĩa tương tự?
- Lên bảng điền vào mô hình (có nhận xét, bổ sung): 
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t1
t2
T1
T2
s1
s2
các 
tướng
giặc
những
kẻ
Thua trận
cả
mấy vạn
quân sĩ 
từng
dãy
núi đồi
* So sánh nghĩa những từ in đậm trong cụm danh từ có gì khác nhau? 
- Cả: Chỉ ý nghĩa toàn thể.
- Các, những, mấy, vạn: Chỉ ý nghĩa tập hợp; từng: chỉ ý nghĩa phân phối.
Š Những từ in đậm trong các ví dụ vừa tìm hiểu chính là lượng từ.
* Vậy em hiểu thế nào là lượng từ? Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, lượng từ có thể chia thành mấy nhóm?
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung). 
- Khái quát và chốt nội dung bài học.
- Đọc Ghi nhớ: (SGK, T.129) 
- Chuyển: Để giúp các em nắm chắc nội dung bài học, chúng ta cùng luyện tập trong phần tiếp theo Š 
- Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.129).
* Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy?
Không ngủ được
Một canh... hai canh... lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành; 
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
 (Hồ Chí Minh)
- Đọc yêu cầu bài tập 2 (SGK,T.129).
* Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào?
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
 (Tố Hữu)
* Nghĩa của các từ từng và mỗi trong các ví dụ sau có gì khác nhau?
a) Thần bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi [...].
 (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
b) Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.
 (Sự tích Hồ Gươm)
* Chính tả (nghe - viết): Lợn cưới, áo mới (cả bài).
- Đọc chính tả cho HS chép (Yêu cầu, chép đúng chính tả, lưu ý các phụ âm: l/n/đ, gi/d... (có thể thu một số bài, nhận xét, chữa lỗi)
I. Số từ. (12') 
 *. Ví dụ:
 *. Bài học:
 - Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thi thứ tự,số từ đứng sau danh từ. 
 - Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
 *Ghi nhớ:
 (SGK,T.128)
II. Lượng từ.(10')
 1. Ví dụ:
 2. Bài học:
 - Lượng từ là những từ chỉ số lượng ít hay nhiều của sự vật.
 - Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm:
+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy ,...
+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: Các, những, mọi, mỗi, từng,... 
 * Ghi nhớ:
 (SGK,T.129)
III. Luyện tập.(15')
 1. Bài tập 1: 
 (SGK,T.129)
 Số từ trong bài thơ:
- Một canh... hai canh... ba canh Š biểu thị số lượng của canh.
- Canh bốn, canh năm Š biểu thị thứ tự của canh. 
 2. Bài tập 2: 
 (SGK,T.129)
 - Từ trăm và từ ngàn vốn là số từ nhưng ở đây nó là lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp (Con đi nhiều núi nhiều khe).
 - Từ muôn là lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể.
 3. Bài tập 3:
 (SGK,T.129, 130)
 a) Từng là lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp.
 b) Mỗi là lượng từ chỉ ý nghĩa phân phối.
 4. Bài tập 4:
 (SGK,T.130)
c. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút).
	- Học thuộc nội dung ghi nhớ (SGK, T.129,130).
	- Làm lại bài tập 3.
	- Đọc và chuẩn bị bài tập làm văn Kể chuyện tưởng tượng tiết sau học.
==============================

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 6 TUAN 111213 CKTKN.doc