Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Cả năm học) - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Cả năm học) - Năm học 2012-2013

I.MỤC TIÊU.

* Kiến thức :

 - Trình bày được khái niệm truyền thuyết .

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu .

 - Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước .

* Kĩ năng :

 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết .

 - Nhận ra những sự việc chính của truyện .

 - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện .

* Thái độ :

- Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc tổ tiên.

. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC , KĨ NĂNG.

1.Kiến thức: Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu . Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước .

2. Kĩ năng: Nhận ra những sự việc chính của truyện .

 Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên : Tranh minh hoạ .

- Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi sgk .

III. PHƯƠNG PHÁP :

 - Đọc diễn cảm, phân tích , gợi tìm, miêu tả.

IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức : 1p

2. Kiểm tra bài cũ : 3p

 - GV kiểm tra việc chuẩn bị sách vở và bài mới của HS .

3. Tổ chức cỏc hoạt động dạy - học :

doc 514 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Cả năm học) - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Ngày soạn: 1/ 1/2012
Ngày giảng:3/ 1/2012( 6A); 
Tiết 75 : chương trình địa phương
( phần tập làm văn)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Kể về một vấn đề về môi trường.
2. Kĩ năng:
- Lập dàn ý, viết đoạn văn liên quan đến vấn đề về môi trường.
3. Thái độ: 
- Tự giác viết đoạn văn, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv : Đoạn văn mẫu :
- Hs : Bài soạn.
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi tìm, trình bày.
IV. Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức : ( 1p)
2. Kiểm tra : (3p)
- Vở soạn của học sinh.
3. Tổ chức các hoạt đông dạy – học.
Hoạt động của thày và trò
TG
Nội dung chính
Hoạt động 1 : Khởi động.
* Mục tiêu : Dẫn dắt vào bài.
* Cách tiến hành :
 Các em đã được tìm hiểu về văn tự sự, văn tự sự phản ánh các khía cạnh của đời sống, nhưng vấn đề nổi cộm là ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng bừa bãi... Vậy hôm nay cô cùng các em tìm hiểu về nạn chặt phá rừng ở một số địa phương trong tỉnh ta.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
* Mục tiêu : Tìm hiểu nạn chặt phá rừng ở địa phương.
* Cách tiến hành.
- Gv đưa ra đề bài.
H: Xác định thể loại nội dung của đề bài?
- Hs: + Thể loại: văn tự sự.
 + Nội dung: Nạn chặt phá rừng
H: Bố cục bài văn gồm mấy phần?
- Hs: 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài)
H: Mở bài nêu vấn đề gì?
- Hs: Giới thiệu chung về vấn đề.
H: Thân bài đưa ra những nội dung gì?
- Hs: Nguyên nhân, lợi ích, tác hại, biện pháp.
H: Kết bài khẳng định điều gì?
- Hs: Nhiệm vụ của mỗi người đối với rừng.
- Hs viết phần mở bài, thân bài, kết bài.
+ Tổ 1: mở bài.
+ Tổ 2: 1 ý thân bài.
+ Tổ 3: Kết bài.
- Hs trình bày- Hs khác nhận xét.
- Gv nhận xét.
- Gv đưa ra đoạn văn mẫu.
1p
37p
* Đề bài: Kể về nạn chặt phá rừng mà em biết.
I. Tìm hiểu đề.
- Thể loại: văn tự sự.
- Nội dung: Nạn chặt phá rừng.
II. Lập dàn ý.
1. Mở bài.
- Giới thiệu chung về vấn đề.
2. Thân bài.
- Nguyên nhân chặt phá rừng.
- Lợi ích của rừng.
- Tác hại: + Môi trường.
 + Con người.
- Biên pháp khắc phục.
3. Kết bài:
- Nhiệm vụ của mỗi người đối với rừng.
III. Viết đoạn văn.
1. Viết mở bài:
 Từ khi có trái đất loài người đã sinh sống nhờ môi trường thiên nhiên xung quanh mình. Bầu không khí trong lành, nguồn nước mát đặc biệt là màu xanh kì diệu của muôn ngàn cây lá khác nhau. Vì vậy nhân dân ta có câu “ Rừng vàng biển bạc” để khẳng định giá trị của rừng và biển. Trong bài này, ta thử tìm hiểu nạn phá rừng dẫn đến điều gì.
2. Thân bài: Lợi ích của rừng.
 Từ xưa đến nay rừng là lá phổi xanh của con người có vai trò rất quan trong để duy trì sự sống, để người hít thở sử dụng.
 Trong thực tế, ai cũng biết rừng cung cấp nguyên liệu lamg giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình.
 Rừng còn là kho vật liệu vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Rừng còn là nơi trú ngụ cho biết bao bao động, thực vật khác..Rừng phục vụ cho du lịch, là nơi nghỉ mát, nơi cắm trại lí tưởng cho mọi người. Rừng cần cho cuộc sống biết nhường nào.
3. Kết bài:
 Vì vậy vấn đề bảo vệ rừng không chỉ riêng cá nhân ai mà đó là vấn đề chung của toàn cầu. Chúng ta cùng nhau bảo vệ rừng, không thể để “ nước đến chân mới nhảy” lúc đó là quá muộn, con người đã tự giết mình.
4. Củng cố: 1p
- Gv khái quát nội dung tiết học.
- Qua tiết học em rút ra được bài học gì cho bản thân.
5. Hướng đãn học bài. 2p
- Về nhà viết hoàn chỉnh bài văn vào vở.
- Soạn bài: Bài học đường đời đầu tiên.
 + Tóm tắt văn bản.
+ Trả lời các câu hỏi trong sgk.
Ngày soạn: 13/ 8/2011
Ngày giảng:15/ 8/2011 Bài 1: Tiết 1 
 Văn bản: Con rồng, cháu tiên
 ( Truyền thuyết)
I.Mục tiêu.
* Kiến thức : 
 - Trình bày được khái niệm truyền thuyết .
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu .
 - Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước .
* Kĩ năng :
 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết . 
 - Nhận ra những sự việc chính của truyện .
 - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện .
* Thái độ :
- Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc tổ tiên.
. Trọng tâm kiến thức , kĩ năng.
1.Kiến thức: Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu . Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước .
2. Kĩ năng: Nhận ra những sự việc chính của truyện .
 Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện .
II. đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : tranh minh hoạ . 
- Học sinh: đọc và trả lời câu hỏi sgk .
III. Phương pháp : 
 - Đọc diễn cảm, phân tích , gợi tìm, miêu tả.
iV. Các bước lên lớp :
1. Ổn định tổ chức : 1p
2. Kiểm tra bài cũ : 3p
 - GV kiểm tra việc chuẩn bị sách vở và bài mới của HS .
3. tổ chức cỏc hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung chính
Hoạt động1: Khởi động
* Mục tiêu : Dẫn dắt vào bài.
* Cách tiến hành :
Trong giờ phút thiêng liêng của ngày mở nước 2 - 9 -1945, hai tiếng "đồng bào" vang lên tha thiết giữa lúc bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập : "Tôi nói đồng bào nghe rõ không ? ''. Vậy hai tiếng "đồng bào" bắt nguồn từ đâu ? có ý nghĩa như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi ấy.
Hoạt động 2: Đọc , thảo luận chú thích
* Mục tiờu: 
- Đọc diễn cảm văn bản
- Trỡnh bày được định nghĩa truyền thuyết , nôị dung, ý nghĩa truyện “Con rồng cháu tiên”.
* Cách tiến hành: 
- GV: Hướng dẫn cách đọc.
- Đọc to , rõ ràng , chú ý nhấn gịong các chi tiết li kỳ, thể hiện 2 lời thoại của Lạc Long Quân - Âu cơ 
+ Lạc Long Quân : Ân cần , chậm rãi
+ Âu cơ: Giọng lo lắng, than thở.
- GV: đọc mẫu 1đoạn
- HS: Đọc tiếp – nhận xét cách đọc của bạn.
- GV: Nhận xét – Uốn nắn. 
H: Một em kể tóm tắt truyện - GVnhận xét.
H: : Thảo luận chú thích , chú ý các chú thích 1-2-3-4-5-7 .
H: Em hiểu truyền thuyết là gì ?
- Hs : Truyền thuyết : Là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ có các yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử: 
H: Em hiểu thế nào là ngư tinh, mộc tinh?
Hs dựa vào sgk trả lời – Gv chốt .
Hoạt động 3: Bố cục. 
* Mục tiêu: 
- Học sinh chia bố cục văn bản ra từng phần.
* Cách tiến hành. 
H: Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- Hs: - Phần1: Từ đầu đến LongTrang: Nguồn gốc và hình dáng của LLQ và Âu Cơ.
 - Phần 2: Tiếp đến Lên đường: Việc sinh nở của Âu cơ và chia con 
 - Phần 3 :Còn lạị: Sự tích nướcVăn Lang 
Hoạt động 4: Tìm hiểu văn bản.
* Mục tiêu:
- Giải thích, ngợi ca nguồn gốc của dân tộc.
- Ngợi ca công lao của Lạc Long Quân và Âu cơ.
* Đồ dùng: tranh ảnh.
* Cách tiến hành.
H: Truyện có mấy nhân vật ? nhân vật nào là nhân vật chính?
- Hs: 2 nhân vật chính là Lạc Long Quân và Âu cơ.
 - Học sinh theo dõi : từ đầu -> "ở cùng điện Long Trang" .
H: Hình tượng Lạc Long Quân được giới thiệu như thế nào về nguồn gốc, hình dáng, tài năng ?
- Hs: LLQ: Là con trai thần biển vốn nòi giống quen sống ở dưới nước, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ.
H: Em hiểu “Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh” là gì ?
Học sinh dựa vào phần chú thích trả lời.
- Ngư tinh:Cá sống lâu năm thành yêu quái.
- Hồ tinh;Con cáo sống lâu năm thành yêu quái.
- Mộc tinh:Cây sống lâu năm thành yêu quái.
H.Những việc làm của LLQ có ý nghĩa gì?
- Hs: Đó là sự nghiệp mở nước của ông cha ta.
H: Hình ảnh Âu cơ được giới thiệu ra sao?
- Hs: Thuộc dòng dõi thần nông, xinh đẹp tuyệt trần.
H: Nxét về các chi tiết giới thiệu LLQ và Âu Cơ?
-Hs Các chi tiết kì lạ.
H: Em có nhận xét gì về LLQ và Âu Cơ , Qua đó tác giả dân gian muốn giải thích điều gì?
- Thể hiện tính chất đẹp đẽ, lớn lao của LLQ và Âu Cơ . Nhằm giải thích nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam và sự nghiệp mở nước của ông cha ta.
H. Tại sao họ không phải là người thường mà lại là các vị thần?
- Hs: Để tô đậm cái phi thường của hai vị tổ tiên.
- Gv bình:
+ Hìnhtượng LLQ và Âu cơ mang tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ LLQ mang vẻ đẹp dũng mãnh và nhân hậu mang nét phi thường xuất chúng. 
+ Âu Cơ mang vẻ đẹp dịu dàng trong sáng và thơ mộng , vẻ đẹp của bố rồng mẹ tiên là kết tinh của vẻ đẹp dtộc VNam. Những chi tiết kì lạ mang tính lí tưởng hoá.
H: Nhận xét gì về cách miêu tả hai nhân vật này Qua đó tác giả dân gian muốn giải thích điều gì ?
- Hs trả lời – Gv kết luận
 Giáo viên : Sau khi LLQ và Âu cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng . Cuộc tình duyên của họ ra sao? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
- Gọi h/s đọc tiếp – lớn nhanh như thần.
H: Tìm những chi tiết nói về sự sinh nở của Âu Cơ? 
- Hs: Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm con, không bú mớm, lớn nhanh như thổi, khôi ngô đẹp đẽ.
H: Em có nhận xét gì về sự sinh nở và đàn con của Âu cơ ? 
- Hs: Kỳ lạ không có thật .
H. Chi tiết kì lạ này có ý nghĩa ntn?
- Hs: Mọi người dân đều có chung nguồn cội tổ tiên
- Gv chuyển ý: Họ đang sống hạnh phúc thì điều gì đã sẩy ra. 
H: Vì sao Lạc Long Quân và Âu cơ phải chia tay nhau?
- HS : Lạc Long Quân vốn nòi rồng, Âu Cơ vốn dòng tiên.
H: Cuộc chia tay diễn ra ntn? Thể hiện điều gì?
-Hs: Năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên núi... Con trưởng được suy tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương đón đô ở đất Phong Châu.
- Gv treo tranh – giải thích cho học sinh rõ.
H :Câu truyện kết thúc với lời hẹn ước. Khi có việc thì giúp đỡ đừng quên lời hẹn có ý nghĩa ntn?
-Hs: Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta .
H:Hãy tìm những câu ca dao có ý nghĩa tương 
tự ? 
- Hs: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- GV: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn(5p).
H:Truyện "Con Rồng cháu Tiên" có ý nghĩa gì?
- Đại diện một vài nhóm trả lời- Gv chốt.
- Gv tích hợp tư tưởng HCM: Bác luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.
Hoạt động 5: tổng kết rút ra ghi nhớ .
* Mục tiêu: Đánh giá được nội dung , nghệ thuật toàn bài.
* Cách tiến hành: 
H: Qua câu chuyện trên , em hiểu được điều gì về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam ?
- Hs: Trả lời - đọc ghi nhớ – GV nhấn mạnh
Hoạt động 6 : HD luyện tập .
* Mục tiêu: Chỉ ra một số truyện tương tự, kể diễn cảm truyện “Con rồng cháu tiên”.
* Cách tiến hành:
- Hs: Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 .
- Hs: Hoạt động cá nhân – trình bày .
- Gv: Nhận xét , bổ sung . 
- Hs : Đọc và nêu yêu cầu bài tập 2 .
- Hs kể lại truyện.
Yêu cầu: Kể đúng cốt truyện, chi tiết cơ  ... S tự chọn và giải thích theo ý của mình dựa và nội dung văn bản).
4. Phương thức biểu đạt của truyện dân gian và truyện trung đại, truyện hiện đại có điểm giống nhau:
- Đều trình bày diễn biến sự việc nên dùng phương thức biểu đạt tự sự.
5. Liệt kê những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và lòng nhân ái của dân tộc ta:
* Truyền thống yêu nước:
- Con rồng cháu tiên.
- Thánh Gióng.
- Sự tích hồ Gươm.
- Thạch Sanh.
- Lượm.
- Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử.
- Cây tre Việt Nam.
* Tinh thần nhân ái:
- Sọ Dừa.
- Thạch Sanh.
- Con hổ có nghĩa.
- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
- Bức tranh của em gái tôi.
- Đêm nay Bác không ngủ.
(truyện Thạch Sanh thể hiện cả hai nội dung).
4. Củng cố: (2’)
 GV hệ thống lại kiến thức đã học trong chương trình lớp 6.
5. Hướng dẫn học bài: (1’)
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì.
- Chuẩn bị: Tổng kết phần TLV.
--- & ---- &----- &----- &---- & ----&---- &----- &---
Soạn: 5/5/2011
Giảng:7/5/2011 (6B)
Bài 32 - Tiết 136.
Tổng kết phần tập làm văn
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học. 
- Đặc điểm và cách thức tạo lập các kiểu văn bản. 
- Bố cục của các loại văn bản đã học.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết các phương thức biểu đạt đã học trong các văn bản cụ thể.
- Phân biệt được ba loại văn bản: tư sự, miêu tả, hành chính – công vụ (đơn từ).
- Phát hiện lỗi sai và sửa về đơn từ.
3. Thái độ:
- GDHS lòng say mê sáng tạo văn học.
II. Chuẩn bị:
1.GV: Bảng thống kê.
2. HS: chuẩn bị bài theo các câu hỏi sgk.
III. Phương pháp:
- Trình bày, tổng hợp, phân tích...
IV. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra: (2’)
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Nhắc lại định nghĩa tự sự, miêu tả.
- Thời gian:
- Cách tiến hành:
GV: Em hiểu tự sự là gì? miêu tả là gì?
HSTL – GVKL vào bài.
*Hoạt động2: HDHS thực hiện các nội dung.
- Mục tiêu: Củng cố nội dung kiến thức TLV.
- Cách tiến hành:
GV: Phân loại những bài văn đã học theo các phương thức biểu đạt chính?
HS: 
GV: Theo em, các văn bản miêu tả, tự sự, đơn từ khác nhau ở chỗ nào? so sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bàycủa ba loại văn bản này?
HS:
GV: Nêu mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự?
HS:
GV: Nhân vật trong tự sự thường được kể, tả qua những yếu tố nào?
HS: 
GV: Có mấy ngôi kể? Cách kể của từng ngôi?
HS:
GV: Vì sao miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng, con người?
HS:
*Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Làm các bài tập sgk.
- Thời gian:
- Cách tiến hành:
1’
17’
14’
8’
I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học:
1. Một số bài văn, phân loại theo các phương thức biểu đạt chính:
- Tự sự: Buổi học cuối cùng.
- Miêu tả: Cô Tô.
- Biểu cảm: Cây tre Việt Nam.
- Nghị luận: Lòng yêu nước.
2. Hãy xác định và ghi ra vở phương thức biểu đạt chính trong các văn bản sau:
- Thạch Sanh: Tự sự.
- Lượm: Biểu cảm.
- Mưa: miêu tả.
- Bài học đường đời đầu tiên: Tự sự.
- Cây tre Việt Nam: Biểu cảm.
3. Ghi ra vở các phương thức biểu đạt chính, các văn bản đã học:
- Tự sự: (các văn bản truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười), Bài học đường đời đầu tiên; Buổi học cuối cùng; Mẹ hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi
- Miêu tả: Sông nước Cà Mau; Vượt thác; Cô Tô; Mưa
- Biểu cảm: Lượm; Cây tre Việt Nam; Đêm nay Bác không ngủ
- Nghị luận: Lòng yêu nước; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
II. Đặc điểm và cách làm:
1. Miêu tả, tự sự, đơn từ khác nhau ở chỗ :
* Tự sự:
- Mục đích: Thông báo, giải thích, nhận thức.
- Nội dung: Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả.
- Hình thức: Văn xuôi, tự do.
* Miêu tả:
- Mục đích: Hình dung, cảm nhận.
- Nội dung: Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người.
- Hình thức: Văn xuôi, tự do.
* Đơn từ:
- Mục đích: Đề đạt yêu cầu.
- Nội dung: Lí do và yêu cầu.
- Hình thức: đầy đủ 8 mục.
2. Cách làm các bài văn: Miêu tả, tự 
sự:
* Miêu tả:
- MB: Giới thiệu người, cảnh được tả.
- TB: Tả chi tiết theo trình tự.
- KB: Cảm nghĩ về người hoặc cảnh được tả.
* Tự sự:
- MB: Giới thiệu chung về sự việc, nhân vật.
- TB: Kể diễn biến theo trình tự.
- KB: Kết thúc sự việc, suy nghĩ của bản thân.
3. Mối quan hệ giữa nhân vật và sự việc:
- Có nhân vật thì mới có sự việc.
- Sự việc được sắp xếp theo trình tự thì nhân vật mới thực hiện được
4. Nhân vật trong tự sự thường được kể, tả qua những yếu tố: 
- Ngoại hình, tâm trạng, hành động, việc làm.
5. Thứ tự kể và ngôi kể:
a. Ngôi thứ ba: Người kể giấu mình đi có thể kể tự do linh hoạt với những gì diễn ra của nhân vật.
b. Ngôi thứ nhất: Người kể xưng tôi trực tiếp kể ra những gì mình trải qua.
c. Thứ tự: - Thứ tự tự nhiên
 - Thứ tự ngược
6. Khi miêu tả phải quan sát sự vật, hiện tượng, con người để miêu tả chính xác, lựa chọn được những chi tiết tiêu biểu, phù hợp với đối tượng.
7. Các phương pháp miêu tả đã học:
- Miêu tả theo trình tự thời gian, không gian.
III. Luyện tập:
1. Kể lại bằng bài văn bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ.
2. Từ bài Mưa của Trần Đăng Khoa, hãy viết bài văn miêu tả trận mưa theo tưởng tượng của em.
3. Đọc đơn và cho biết tờ đơn sau còn thiếu mục nào?
(thiếu mục trình bày sự việc, lí do, nguyện vọng.)
4. Củng cố: (2’)
- GV hệ thống lại kiến thức đã học trong chương trình lớp 6.
5. Hướng dẫn học bài: (1’)
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì.
- Chuẩn bị: Tổng kết phần TV.
Ngày soạn: 7/5/2011
Ngày giảng: 12/5/2011 
Tiết 137.
Tổng kết phần Tiếng Việt
A. Mục tiêu:
- Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về Tiếng Việt đã học trong năm.
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, áp dụng để viết TLV. 
B. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng thống kê.
- Hs chuẩn bị bài theo các câu hỏi sgk.
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (2p)
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung chính
Hoạt động 1: Khởi động.
* Mục tiêu: Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức TV đã học
* Cách tiến hành:
H: Các em đã được học những phần tiếng việt nào trong chương trình ngữ văn 6?
- Hs: Các từ loại, các phép tu từ, các kiểu cấu tạo câu
- Gv: Vậy giờ học hôm nay các em sẽ ôn lại các vấn đề đó.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết.
* Mục tiêu: Nhắc lại các kiến thức đã học trong chương trình ngữ văn 6.
* Cách tiến hành.
H: Hãy thống kê các từ loại em đã học trong chương trình Ngữ văn 6? Mỗi từ loại em lấy 2 VD minh hoạ?
- Hs:- Danh từ: Học sinh, Lào Cai.
 Động từ: Chạy, vỡ
 Tính từ: Đen, gầy
 Số từ: Hai, thứ hai
H: Các phép tu từ đã học trong chương trình ngữ văn 6? Mỗi phép tu từ cho một ví dụ minh hoạ?
HS:
GV: Các kiểu cấu tạo câu? Cho ví dụ minh hoạ?
HS:
GV: Các dấu câu đã học? Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than?
GV: Công dụng của dấu phẩy?
HS:
HS làm lại các bài tập sau mỗi bài.
1p
30’
10’
I. Lí thuyết:
1. Các từ loại đã học:
- Danh từ: Học sinh, Lào Cai.
- Động từ: Chạy, vỡ
- Tính từ: Đen, gầy
- Số từ: Hai, thứ hai
- Lượng từ: Các, mấy, những, tất cả
- Chỉ từ: ấy, đó, nọ, kia..
- Phó từ: vào, ra, đã
2. Các phép tu từ đã học:
- So sánh.
Vd: Trẻ em như búp trên cành.
- Nhân hoá.
Vd: Ông trời măc áo giáp đen.
- ẩn dụ.
Vd: Người Cha mái tóc bạc.
- Hoán dụ.
Vd: áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
3. Các kiểu cấu tạo câu:
- Câu đơn:
+ Câu trần thuật đơn có từ là (CN+ là VN)
+ Câu trần thuật đơn không có từ là.
(CN+ VN)
- Câu ghép:
(CN+VN, CN+VN,.)
4. Các dấu câu đã học:
* Dấu kết thúc câu:
- Dấu chấm.
- Dấu chấm hỏi.
- Dấu chấm than.
* Dấu phân cách các bộ phận câu: Dấu phẩy
- Ngăn cách các thành phần phụ với nòng cốt câu.
- Ngăn cách thành phần chú thích.
- Ngăn cách các từ ngữ cùng giữ chức vụ NP
- Ngăn cách các vế trong một câu ghép.
II. Bài tập:
- HS làm lại các bài tập sau mỗi bài.
4. Củng cố:1’
 GV hệ thống lại kiến thức đã học trong chơng trình lớp 6.
5. HDH:1’
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì.
- Chuẩn bị: Tổng kết phần TV.
Ngày soạn: 115/2012
Ngày giảng:14/5/2012
Tiết 138
 Ôn tập tổng hợp
A. Mục tiêu:
- Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về ba phân môn đã học trong chương trình ngữ văn 6.
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng tích hợp cả ba phân môn trong học Ngữ văn. 
B. Chuẩn bị:
- GV: Chuẩn bị bài .
- HS: chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức lớp: (1p)
2. Kiểm tra: (2p)
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
GV: Nhắc lại tên một số văn bản và các phương thức biểu đạt chính?
HS:
GV: Các văn bản được học thuộc các thể loại nào?
HS:
GV: Nêu nội dung của một số văn bản đã học? Các chi tiết tiêu biểu đặc sắc trong văn bản (nêú là truyện)?
GV: Tìm trong các văn bản đã học một số đoạn văn miêu tả đặc sắc? Nêu ý nghĩa của văn bản?
GV: Nêu những đặc điểm về thể loại ở các văn bản em đã học?
GV: Kể tên một số văn bản nhật dụng em đã học? Cho biết nội dung, ý nghĩa của các văn bản đó?
GV: Nội dung phần Tiếng Việt đã học trong năm? Mỗi một đơn vị kiến thức cho HS lấy VD cụ thể để minh hoạ.
HS:
GV: Thế nào là tự sự? Cách làm một bài văn tự sự?
HS: 
GV: Khái niệm văn miêu tả? Cách làm?
HS:
I. Phần đọc - hiểu văn bản:
1. Nắm chắc đặc điểm thể loại của các văn bản đã học.
2. Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản, tác phẩm đã học trong chương trình: Nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu; vể đẹp của các trang văn miêu tả; bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả; cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ cũng như ý nghĩa của văn bản.
3. Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại ở những văn bản đã học.
4. Nắm được nội dung, ý nghĩa của một số văn bản nhật dụng.
II. Phần Tiếng Việt:
* Học kì I: 
- Nghĩa của từ.
- Từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, lượng từ, chỉ từ.
* Kì II:
a. Các vấn đề về câu:
- Các thành phần chính của câu.
- Câu TT đơn và các kiểu câu TT đơn.
- Chữa lỗi về CN, VN.
b. Các biện pháp tu từ:
- So sánh.
- Nhân hoá.
- ẩn dụ.
- Hoán dụ.
III. Tập làm văn:
1. Văn tự sự:
- Khái niệm:
- Cách làm:
- Ngôi kể, thứ tự kể trong văn tự sự.
2. Văn miêu tả:
- Khái niệm:
- Cách làm:
- Các thao tác cơ bản khi làm bài văn miêu tả.
4. Củng cố: (2’)
- GV hệ thống lại kiến thức đã học trong chương trình lớp 6.
5. Hướng dẫn học bài: (1’)
- Ôn tập toàn bộ nội dung kiến thức để chuẩn bị kiểm tra học kì.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6(5).doc