Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Bài 28+29 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Bài 28+29 - Năm học 2010-2011

Kết quả cần đạt:

1. Kiến thức: củng cố bài 25 -26, tiết 107

2. Tích hợp với phần văn ở văn bản nhật dụng Câu Long Biên - chứng nhân lịch sử, với phần tập làm văn ở viết đơn

3. Kỹ năng: Phát hiện và sửa lỗi về chủ ngữ,vị ngữ khi nói và viết.

+ Củng cố và nhấn mạnh về ý thức viết câu đúng ngữ pháp

Thiết kế các hoạt động dạy học

I. Hoạt động 1: Chữa lỗi câu thiếu chủ ngữ:

 

doc 13 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Bài 28+29 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 28, 29 - Tiết 117
Văn học	 	Ôn tập truyện và ký
Kết quả cần đạt:
1. Hình thành và củng cố những hiểu biết sơ lược về các thể loại truyện và ký trong loại hình tự sự. Nhớ được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm.
2. Tích hợp với phân môn tiếng Việt ở việc củng cố về biện pháp nhân hoá, so sánh...trong văn miêu tả và kể chuyện. Tích hợp với phân môn tập làm văn ở việc củng cố về nghệ thuật kể chuyện, miêu tả, xác định ngôi kể, tả, trình tự kể, tả...
3. Luyện kỹ năng hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp khi chuẩn bị và học bài ôn tập.
Tiến hành các bước lên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài tập về nhà.
B. Bài mới:
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hệ thống hoá nội dung cơ bản trong các văn bản:
* GV gọi học sinh đọc yêu cầu phần 1- SGK.
HS trình bày bảng hệ thống của cá nhân. GV cho các em nhận xét, góp ý. Khen thưởng những em thực hành nghiêm túc và cẩn thận bảng ôn tập.
GV có thể bổ sung.
TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Nội dung chính
1
Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu ký)
Tô Hoài
Truyện đồng thoại
Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một chàng dế thanh niên, nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng. Trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn cũng rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.
2. 
Sông nước Cà Mau
(trích đát rừng phương Nam)
Đoàn Giỏi
Truỵen dài
Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập, trù phú họp ngay trên mặt nước.
3
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
Tài năng hội hoạ, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã gíup chi người anh vượt lên được lòng tự ái và sự tự ti của mình.
4
Vượt thác
(trích Quê nội)
Võ Quảng
Truyện
Hành trình ngược sông Thu Bồn vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy. Cảnh sông nước và hai bên bờ, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác.
5
Buổi học cuối cùng
An-phông-xơ Đô- đê
Truyện ngắn
Buổi học tiéng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An-dát bị Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha-men qua cái nhìn, tâm trạng của chú bé Phrăng.
6
Cô Tô (trích)
Nguyễn Tuân
Ký
Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân trên đảo
7
Cây tre VIệt Nam
Thép Mới
Ký
Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động và chiến đấu. Cây tre đã thành biểu tượng của đất nước và con người VN.
8
Lòng yêu nước
(trích bài báo Thử lửa)
I-li-a Ê-ren-bua
Tuỳ bút-chính luận
Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường gần gũi, từ tình yêu gia đình, quê hương. Lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
9
Lao xao
(Tuổi thơ im lặng)
Duy Khán
Hồi ký tự truyện
Miêu tả các loài chim ở đồng quê, qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hoá dân gian
Hoạt động 2: Ôn tập về đặc điểm của truyện và ký.
Cho Học sinh lập bảng thống kê theo câu hỏi 2 trong SGK. GV góp ý sửa chữa sau đó nêu tóm tắt những đặc điểm của truyện, ký.
+ Truỵen và phần lớn các thể ký đều thuộc loại hình tự sự. Tự sự là phương thức tái hiện bức tranh đời sống bằng tả và kể là chín. Tác phẩm tự sự đều có lời kể, các chi tiết và hình ảnh về thiên nhiên, xã hội, con người, thể hiện cái nhìn và thái độ của người kể.
+ Truyện phần lớn dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu đời sống và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả. Như vậy, những gì được kể ơe trong truyện không phải là đã xảy ra đúng như vậy, còn ký lại kể những gì có thật đã xảy ra.
+ Trong truyện, thường có cốt truyện, nhân vật. Trong ký thường không có cốt truyện, có khi không có cả nhân vật. Trong cả truyện và ký đều có người kể chuyện hay người trần thuật, có thể xuất hiện trực tiếp dưới dạng một nhân vật hoặc gián tiếp ở ngôi thứ ba thẻ hiện qua lời kể.
Tên VB
Thể loại
Cốt truyện
Nhân vật
NV kể chuyện
Bài học đường đời đầu tiên
Truyện đồng thoại
được kể theo trình tự thời gian
Chính: Dế Mèn
Phụ: Dế Choắt, chị Cốc
Dế Mèn
Ngôi thứ nhất
Sông nước Cà mau
Truyện dài
đoạn trích không có vì đây là một đoạn văn tả cảnh- theo trình tự di chuyển của con thuyền
ông Hai, thằng An, thằng Cò, 
Ngôi thứ nhất
Bức tranh của em gái tôi
Truyện ngắn
Kể theo trình tự thời gian
Người anh trai, Kiều Phương, chú Tiến Lê, bé Quỳnh, bố, mẹ Kiều Phương
Anh trai, ngôi kể thứ nhất
Vượt thác
Truyện dài
đây là đoạn trích tả cảnh ngược sông
Dượng Hương Thư, các bạn chèo
Ngôi kể thứ nhất
Buổi học cuôi cùng
Truyện ngắn
Kể theo trình tự thời gian
Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha - men, cụ Hô de
Ngôi kể thứ nhất
Cô Tô
Ký - Tuỳ bút
Không có cốt truyện
Anh hùng Châu Hoà Mãn... dân chài, tôi
Tác giả
Cây tre VN
Bút ký - thuyết minh 
Không có 
Cây tre, tác giả và con người VN
Ngôi thứ ba
Lòng yêu nước
Bút ký- chính luận
Không 
Nhân dân Xô viết
Ngôi thứ ba
Lao xao
Hồi ký - tự truyện
Không
Các loài hoa, chim...
Người kể ngôi thứ nhất
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập trình bày những hiểu biết, cảm nhận sâu sắc của bản thân về thiên nhiên đất nước, con người qua các văn bản
HS tự do phát biểu, khuyến khích những ý kiến có nét riêng. GV nhận xét, đánh giá.
GV tổng kết nội dung mục ghi nhớ (S118), nhấn mạnh một số điểm sau:
	+ các truyện ký hiện đại đã giúp ta hình dung được cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, phong phú, giàu có của đất nước VN...qua đó thể hiện cuộc sống, con người Việt Nam trong lao động và chién đấu, trong học tập và trong mơ ước, thật giản dị, khiêm tốn, thông minh, tài goa và cũng rất anh hùng.
	Ngoài ra một số truyện ký nước ngoài cũng mở rộng hiểu biết cho chúng ta về lòng yêu nước của nhân dân Pháp, Liên Xô cũ trong những năm chién tranh.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà:
1. Học thuộc lòng những đoạn văn trong một vài văn bản mà em thích.
2. Viết một bài văn ngắn nói lên những suy nghĩ tâm đắc nhất của bản thân sau khi học xong...
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Tiết 120, Tiếng Việt	
	Chữa lỗi về chủ ngữ - vị ngữ
Kết quả cần đạt:
1. Kiến thức: củng cố bài 25 -26, tiết 107
2. Tích hợp với phần văn ở văn bản nhật dụng Câu Long Biên - chứng nhân lịch sử, với phần tập làm văn ở viết đơn
3. Kỹ năng: Phát hiện và sửa lỗi về chủ ngữ,vị ngữ khi nói và viết.
+ Củng cố và nhấn mạnh về ý thức viết câu đúng ngữ pháp
Thiết kế các hoạt động dạy học
I. Hoạt động 1: Chữa lỗi câu thiếu chủ ngữ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HS đọc kỹ nội dung mụcI.1.
GV hỏi: * Xác định chủ ngữ và vị ngữ mỗi câu?
* Tìm nguyên nhân và nêu cách sửa lỗi?
HS đọc.
- Trạng ngữ: qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
- Chủ ngữ: khong có
- Vị ngữ: cho thấy Dế Mèn biết phục thiện
a. Nguyên nhân: lầm trạng ngữ với chủ ngữ
b. Thêm CN hoặc biến trạng ngữ thành chủ ngữ khi bỏ từ qua
HS đọc lại câu đã sửa.
Hoạt động 2: Chữa lỗi câu thiếu vị ngữ:
Gv gọi học sinh đọc mục II1
* Xác định CN và VN của mõi câu?
Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
- Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
- Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
- Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A.
* Những câu nào sai ngữ pháp?
* Nguyên nhân sai, cách chữa?
Câu b và câu c.
- B :lầm định ngữ với chủ ngữ
- c : lầm phụ chú với vị ngữ
HS tự sửa . GV nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1: Đặt câu hỏi đẻ kiểm tra câu có lỗi.
a. Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa.
+ Câu hỏi xác định chủ ngữ: Ai?
+............................vị ngữ: Như thế nào?
Kết luận: câu đủ thành phần chính.
Cách làm các câu còn lại tương tự.Gv nên dể các em thực hành bằng bảng phụ.
Bài tập 2: Phát hiện câu mắc lỗi và giải thích nguyên nhân mắc lỗi.
a. Làm thế nào để xác định câu mắc lỗi?
- đặt câu hỏi để tìm hai thành phần chính.
B. HS thực hành: câu b, c, 
Bài tập 3:Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
Bài tập 4: Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống.
Bài tập 5: Biến đổi các câu sau thành những câu đơn:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
Tiết 123- Văn bản
	Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
	(Văn bản nhật dụng)
kết quả cần đạt:
	1. Bước đầu nắm vững khái niệm văn bản nhật dụng, ý nghĩa việc học tập loại văn bản đó. Hiểu được ý nghĩa làm chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước.
	2. Tích hợp với phân môn tiếng Việt ở cách thức sửa chữa các lỗi về chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Tích hợp với phân môn tập làm văn ở việc củng cố về thể loại bút ký, kết hợp giữa kể và tả trong một bài hồi ký, bút ký.
	3. Rèn kỹ năng chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ trong câu, kết hợp tảvà kể trong bài văn kể chuyện hoặc miêu tả.
Thiết kế các bước lên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ: 
	Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới. Chấm một số bài tập viết đoạn văn cảm nhận đã giao .
B. Bài mới: 
Trên đất nước ta, mỗi dòng sông, mảnh đất, mỗi mái nhà, đường phố hay một cây cầu bắc ngang sông đều có cuộc sống riêng. Đó là cuộc sống trong chiều dài lịch sử giữ gìn và phát triển của đất nước, của văn hoá dân tộc. Hôm nay, chúng ta sẽ đến với một bài viết đã đăng trên báo Người Hà Nội để không chỉ biết về một cây cầu quen thuộc của Thủ đô Hà Nội mà còn biết được sức sống lâu dài giàu tính lịch sử - văn hoá của nó đối với mảnh đất nghin năm văn hiến. Đó là văn bản Cầu Long BIên...
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu cách đọc và chú thích văn bản:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Văn bản chúng ta học hôm nay của tác giả nào? Thuộc thể loại nào? Kiểu van bản nào?
* Thế nào là văn bản nhật dụng?
* Vậy, em hãy nói xem văn bản này đã sử dụng những phương thức diễn đạt nào?
GV: viết như thế vì đây có thể coi là một bài hồi ký về một cây cầu nổi tiếng trên đất nước ta. Nó không đề cập đến vấn đề kỹ thuật, chuyên môn mà chỉ là những hiểu biết và hồi tưởng mang tính cá nhân của người viết về cây cầu đã ddi vào lịch sử dân tộc, gắn bó máu thịt với đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng suốt một thế kỷ qua.
HS đọc phần chú thích * SGK.
- Thuý Lan, một nhà báo.
- Là một bài bút ký pha hồi ký, thuộc kiểu văn bản nhật dụng.
- Những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối ới cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, dân số, quyền trẻ em, ma tuý..., nó có thể dụng tất cả các thể loại như các kiểu văn bản.
- Kết hợp nhiều ph ...  VN. Tên cây cầu đã gắn với một làng nằm bên bờ Bắc sông Hồng, nơi cây cầu vắt ngang qua, cách gọi tên gần gũi với thói quen của người Việt , đi vào đời sống tinh thần của người Việt.
b. Cầu Long Biên - chứng nhân của cuộc sống chiến đấu và dựng xây đất nước.
Tác giả bài viết đã miêu tả cây cầu như thế nào?
* Miêu tả như thế nhằm mục đích gì?
HS liệt kê những đặc điểm của cầu, cảnh nhộn nhịp của hoạt động cuộc sống trong SGK và cảnh sắc hai bên bờ bãi sông Hồng ...
- HS nêu nhận xét của cá nhân, hướng các em thấy được sự gắn bó cần thiết của cầu đối với cuộc sống của nhân dân, tình cảm của nhà văn đối với cây cầu thể hiện qua dòng hồi tưởng...
* Trong thời bình:
* Thời kỳ này, cầu làm nhiệm vụ nhân chứng gì?
- nhân chứng của cuộc sống lao động hoà bình.
*Nhận xet về lời văn của đoạn này? 
- lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi cho người đọc một cảm giác thư thái, êm đềm và phấn chấn
* Những cuộc chiến tranh nào đã đi qua trên cây cầu Long Biên?
*Việc nhắc lại những câu thơ của Chính Hữu gắn liền với mùa đông năm 1946 và ngày trung đoàn Thủ Đô vượt cầu Long Biên đi kháng chiến đã tạo không khí như thế nào cho đoạn văn và xác nhận vai trò nhân chứng ra sao của câu?
Chống Pháp và Mỹ xâm lược.
Những lời thơ và khúc hát đã gợi một không khí hào hùng của những ngày đầu kháng chiến, những ngày cả đất nước đứng lên chống kẻ thù chung và cầu Long Biên cũng có mặt vừa để tiễn chân những người lính trong trung đoàn Thủ Đô quả cảm oai hùng, vừa là chứng nhân cho cuộc kháng chiến hào hùng trường kỳ của dân tộc.
* Trong chiến đấu chống ngoại xâm
* Vai trò nhân chứng của cầu Long Biên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được tái hiện trong những sự kiện nào?
* Em có cảm nghĩ gì về dáng đứng sừng sững của cây cầu trong mưa bom bão đạn của kẻ thù?
+ Cầu Long Biên là mục tiêu ném bom của đế quốc Mỹ:
- Đợt 1: bị đánh 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn.
- Đợt 2: đánh 4 lần, 1000m bị hỏng, 2 trụ lớn bị cắt đứt.
Năm 1972 cầu bị bom la- de.
+ Cầu vẫn đứng sừng sững giữa mênh mông trời nước.
- HS nêu được cảm nhận về tư thế hiên ngang của cây cầu, nhận thấy trong đó còn là bóng dáng của thành phố, của đất nước trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.
* Nhận xét về lời văn miêu tả trong đoạn văn này?
- Dùng phép nhân hoá: tả tơi như ứa máu, gắn liền với tình cảm cảm xúc trực tiếp: nước mắt ứa ra, tưởng đứt từng khúc ruột
* Tác dụng của sự miêu tả kết hợp với biểu cảm?
Diễn tả tính chất đau thương và anh dũng của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, đồng thời bộc lộ tình yêu sâu sắc của tác giả đối với cây cầu.
* Thái độ và tình cảm ấy của tác giả còn đựơc bộc lộ như thế nào đối với cầu khi dứng trên cầu vào những ngày nước lên?
Nhìn nhận vai trò nhân chứng của cầu trên mọi góc độ, nhận thấy cây cầu không thể thiếu trong cuộc sống đời thường và lịch sử của người Hà Nội. 
GV bình: Đây là đoạn văn giàu hồi tưởng, vì thế cũng rất giàu cảm xúc. Cây cầu không chỉ là chứng nhận của thời đạiđau thương mà còn là nhân chứng của những năm tháng lịch sử hào hùng nhất của đất nước nói riêng, của thủ đô Hà Nội nói chung. Cầu mang trong mình những kỷ niệm của con người thành phố, khi rời thành phố lên đường kháng chiến, hay khi cùng sát cánh bên cây cầu chống lại bom đạn kẻ thù trong trận đánh hào hùng, oanh liệt 12 ngày đêm làm một Điện Biên phủ trên không của quân dân Hà Nội...
GV gọi Hs đọc đoạn văn cuối.
* Trong sự nghiệp dựng xây hoà bình và đổi mới đất nước, chúng ta đã có thêm những cây cầu đã bắc qua sông Hồng?
* Cầu Long Biên lúc này có vai trò như thế nào?
HS đọc 
- Cầu Thăng Long, cầu Chương Dương.
- nhân chứng cho thời kỳ đổi mới nhanh chóng của nước nhà, của thủ đo Hà Nội trong tư thế Rồng bay lên.
3. Cầu Long Biên - hôm nay và ngày mai
* Đứng trước cây cầu mà mỗi nhịp cầu là một trang lịch sử, người viết đã có suy nghĩ ra sao?
* EM hiểu như thế nào về suy nghĩ đó? 
GV khẳng định thêm : đây là một hình ảnh độc đáo thẻ hiện một suy nghĩ chân thành vì vậy, để lại những dư vị trong suy nghĩ của người đọc.
Tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách...
GV khơi gợi cảm nhận của các em, không khiên cưỡng. Chủ yếu cho các em nhận thấy tình cảm chân thành và tha thiết của tác giả đối với cây cầu cũng là đối với đất nước, quê hương. Cầu Long Biên là chứng nhân cho tình yêu của nhân loại đối với Việt Nam anh hùng bất khuất., là nhịp cầu hoà bình, thân thiện, là cây cầu bắc nhịp nối những trái tim...
III. Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa văn bản:
* Từ việc tìm hiểu văn bản cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, em có cảm nghĩ gì?
- Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử đau thương mà anh dũng của dân tộc VN, làbiểu tượng cho sức mạnh và tư thế của dân tộc ta trên trận tuyến chống thù và trong cuộc sống xây dựng hoà bình.
- Là cây cầu mang tình yêu sâu nặng của tác giả đối với Hà Nội và lịch sử đất nước.
* Em học tập được gì về cách viết một bài văn nhật dụng của tác giả?
- Lời văn vừa giàu thông tin, vừa giàu xúc cảm, suy nghĩ 
Từ đời sống đi vào văn hoá - lịch sử dân tộc, cây cầu Long Biên vẫn còn mãi đó, khiêm nhường song không kém phần kiêu hãnh về vai trò chứng nhân của nó. Chính vì ý nghĩa lịch sử vô giá của cây cầu nên Chính phủ ta đã có Dự án mở rộng và nâng cấp câù Long Biên thành hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu giao thông và du lịch trong thế kỷ XXI. Nếu dự án kết hợp với chính phủ Pháp dược thực thi thì cầu Long Biên không chỉ làm nhiệm vụ chứng nhân lịch sử cho một thế kỷ chiến đấu và xây dựng của Hà Nội và Việt Nam mà cầu sẽ thực sự trẻ lại, mới lại, hiện đại và tiện lợi, đồng thời trở thành một danh thắng, sánh cùng những cây cầu khác duyên dáng bắc qua sông Hồng, nối Hà Nội với những vùng đất, vùng trời, thực sự là cây cầu nối mọi trái tim của mọi dân tộc...
HS nghe.
HS đọc ghi nhớ SGK 128.
IV. Hướng dẫn luyện tập và dặn dò về nhà:
1. Luyện tập:
Không chỉ Hà Nội có những địa danh, những sự vật trở thành chứng nhân lịch sử. Hải phòng thành phố quê hương em cũng là mảnh đất đã trải qua những thăng trầm lịch sử. Hãy tìm hiẻu xem thành phố mình có những di tích nào có thể coi là chứng nhân lịch sử.
HS kể. GV có tể gợi ý.
2. Về nhà: viết một đoạn văn ngắn giới thiệu với khách tham quan về một di tích là chứng nhân lịch sử của quê mình.
- Chuẩn bị bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
Tiết 124, tập làm văn
	Viết đơn
Kết quả cần đạt:
Thông qua việc thực hành cụ thể, giúp học sinh nắm được các vấn đề.
1. Khi nào cần viết đơn?
- Cách trình bày một lá đơn
2. Những sai sót cần tránh khi viết đơn.
Thiết kế các bước lên lớp:
I. Giới thiệu bài:
* Mỗi khi cần phải nghỉ học, em phải nhờ bố mẹ là gì?
* Em đọc trên tờ giấy đó, bố mẹ viét gì?
=> Đó chính là một lá đơn xin nghỉ học. Vậy, thế nào là văn bản đơn từ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu.
II. Tiến trình tổ chức các bước lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV gọi học sinh đọc bốn tình huống trong mục 1- SGK.
* Trong bốn tình huống trên, khi nào chúng ta cần phải viét đơn?
* Vì sao chúng ta cần viết đơn trong những trường hợp như thế?
HS đọc các tình huống nêu trong SGK, trả lời câu hỏi.
a. Khi muốn gia nhập Đội thiếu niên..., Đoàn thanh niên...,hoặc một tổ chức nào khác.
b. Phải nghỉ học vì ốm, bận.
c. Hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn hoặc khó khăn đột xuất...cần xin trợ cấp hoặc giảm, miễn học phí.
d. Bị mát giấy tờ quan trọng: chứng minh nhan dân, giấy chứng nhận tốt nghiệp...
GV nhấn mạnh: Rõ ràng, trong cuộc sống, có rất nhiều tình huống cần phải viết đơn, không có đơn chắc chắn công việc không được giải quyết.
Bài tập 2: 
* Trong những trường hợp sau, trường hợp nào cần viết đơn?
- Bị mất xe đạp khi đến thăm bạn.
+ Cần viết đơn trình báo với công an nhờ giúp đỡ tìm lại chiếc xe.
- Muốn theo học các lớp nhạc hoạ do trường mới mở
- Cãi nhau với bạn, làm mất trật tự trong giờ toán: Không cần viết đơn mà chỉ viết bản kiểm điểm hoặc bản tường trình lại sự việc.
- Muốn học nơi khác nhất thiết phải viết đơn để nhập học, chuyển trường..
* Từ hai bài tập trên, em rút ra được kết luận gì?
- Trong cuộc sống, rất nhièu khi cần phải viét đơn, khi có nguỵện vọng, yêu cầu nào đó cần được giải quyết.
Đơn từ là loại văn bản hành chính không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
HS đọc ghi nhớ trong SGK, t 134
II. Hoạt động 3: các loại đơn và những nội dung không thẻ thiếu trong dơn:
Hoạt động của thầy
Hoạt động cuả trò
Nội dung cần đạt
* Gọi HS đọc hai lá đơn.
* Nhận xét gì về sự khác biệt cả hai lá đơn?
HS quan sát và rút ra nhận xét.
a. Đơn viết theo mẫu in sẵn.
Người viết chỉ cần điền nhữngtừ, câu thích hợp vào những chỗ có dấu ... Nhưng cần đọc kỹ đẻ viết đúng.
b. Đơn viết không theo mẫu:
Người viết cần nghĩ nội dung và trình bày.
1. Các loại đơn:
* Tếp tục quan sát vào hai lá đơn, em hãy rút ra nhận xét về sự giống nhau từ đó chỉ ra những nội dung nhất thiết cần có trong mỗi lá đơn?
Có thẻ kèm theo giải thích lý do vì sao?
- Quốc hiệu: tỏ ý trang trọng.
- Tên của đơn: để người đọc biết rõ ngay một cách khái quát mục đích tính chất của đơn: xin, đề nghị, kiẹn, khiếu nại...
- Tên tổ chức đơn vị cần gửi đơn.
- Tên người viết đơn: có thể kèm theo địa chỉ, nghề nghiệp...
- Lý do viét đơn vànhững yeu cầu đề nghị của người viết: vì sao cần viết? Cần giải quyết điều gì?
- Ngày -tháng- năm và nơi viết đơn
- Chữ ký của người viết đơn
2. Những nội dung không thẻ thiếu.
* Đơn có thẻ viết bằng cách nào?
- Viết tay rõ ràng, sạch sẽ, hoặc đánh máy, nhưng nhất thiét chữ ký phải do chính người viết đơn ký.
Hoạt động 4: Cách thức viết đơn:
1. Đơn theo mẫu:
-Diền vào chỗ tróng những nội dung cần thiết.
2. Đơn không theo mẫu:
Không thẻ tuỳ tiện mà phái theo trình tự:
+ Quốc hiệu
+ Tên đơn
+ Nơi, ngày viết đơn
+ Nơi, người nhận.
+ Họ tên, địa chỉ, tuổi, nơi công tác, học tập của người viét đơn
+ Lý do viết đơn
+ Yeu cầu, nguyện vọng,đè nghi...
+ Cam đoan và cảm ơn.
+ Ký tên
+ Xác nhận vàđóng dấu của cơ quanhoặc địa phương...
3. Chú ý cách trình bày:
a. Tên đơn phải viết bằng chữ to, rõ ràng.
b. Phần quốc hiệu và tên đơn phải viết ở giữa trang giấy, khoảng cách giữa quốc hiệu và tên đơn là 2-3 dòng, giữa tên đơn và nội dung đơnlà 2-3 dòng.
c. Lời văn trong sáng, gãy gọn, dễ đọc, nhất là phần yêu cầu, đè nghị phải viết thành thực, chính dáng, không dài dòng, không làm văn khi viết đơn.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài về nhà:
1. Tập viết đơn xin:
Nghỉ học
- Chuyển trường.
- Cáp lại chứng minh nhân dân
2. Tập viết đơn theo mẫu:
* Chọn một trong các đơn sau:
_ Xin chuyển hộ khẩu.
- .....

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 28.doc