Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 27, Tiết 111: Cây tre Việt Nam - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 27, Tiết 111: Cây tre Việt Nam - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu bài học.

 1 Kiến thức: Học sinh hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre, sự gắn bó của cây tre với đời sống NDVN; Cây tre trở thành một biểu tượng của VN. Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài kí: Giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.

 2 Kỹ năng : Rèn kĩ năng đọcvà sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ phát hiện và phân tích các chi tiết hình ảnh nghệ thuật,tác dụng của phép so sánh ,nhân hoá ẩn dụ .

 3 Thái độ: Giáo dục lòng yêu quý thiên nhiên và con người VN.

 II Các kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dục trong bài

 Kỹ năng lắng nghe tích cực , kỹ năng tư duy , kỹ năng nhận thức

 III Chuẩn bị

 1 .Giáo viên:

 2. Học sinh :

 IV. Phương pháp

 Vấn đáp ,thuyết trình,thảo luận nhóm,

 V. Các bước lên lớp

 1.ổn định

 2.Kiểm tra đầu giờ :

 Cảnh lao động và sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô được miêu tả ntn?

 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Khởi động: Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều chọn cho mình một loài cây, một loài hoa để làm biểu tượng: Mía (Cu Ba); Bạch Dương (Nga); Hoa anh Đào (Nhật Bản). Đất nước VN từ bao đời nay đã chọn cây tre làm biểu tượng. Một loài cây tượng trưng cho tâm hồn, khí phách của dân tộc. Ca ngợi NDVN anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đạo diễn người Ba Lan cùng với các nhà văn VN đã xây dựng bộ phim tài liệu: Cây tre VN. Nhà báo lừng danh Thép Mới đã viết bài kí Cây tre VN để thuyết minh cho bộ phim này.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 27, Tiết 111: Cây tre Việt Nam - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17-03-2011
Ngày giảng: 6A 19-03-2011
 6B 03-2011
 Ngữ văn Bài 27 
 Tiết 111 : Cây tre việt nam
 I. Mục tiêu bài học.
 1 Kiến thức: Học sinh hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre, sự gắn bó của cây tre với đời sống NDVN; Cây tre trở thành một biểu tượng của VN. Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài kí: Giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.
 2 Kỹ năng : Rèn kĩ năng đọcvà sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ phát hiện và phân tích các chi tiết hình ảnh nghệ thuật,tác dụng của phép so sánh ,nhân hoá ẩn dụ .
 3 Thái độ: Giáo dục lòng yêu quý thiên nhiên và con người VN.
 II Các kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dục trong bài 
 Kỹ năng lắng nghe tích cực , kỹ năng tư duy , kỹ năng nhận thức 
 III Chuẩn bị 
 1 .Giáo viên:
 2. Học sinh :
 IV. Phương pháp 
 Vấn đáp ,thuyết trình,thảo luận nhóm,
 V. Các bước lên lớp 
 1.ổn định 
 2.Kiểm tra đầu giờ :
 Cảnh lao động và sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô được miêu tả ntn?
 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Khởi động: Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều chọn cho mình một loài cây, một loài hoa để làm biểu tượng: Mía (Cu Ba); Bạch Dương (Nga); Hoa anh Đào (Nhật Bản). Đất nước VN từ bao đời nay đã chọn cây tre làm biểu tượng. Một loài cây tượng trưng cho tâm hồn, khí phách của dân tộc. Ca ngợi NDVN anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đạo diễn người Ba Lan cùng với các nhà văn VN đã xây dựng bộ phim tài liệu: Cây tre VN. Nhà báo lừng danh Thép Mới đã viết bài kí Cây tre VN để thuyết minh cho bộ phim này.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Thời gian
Nội dung
Hoạt động 1: * Hoạt động 1: Đọc và thảo luận chú thích 
Mục tiêu : HS đọc nắm nội dung văn bản thấy được nét hay ,đẹp của văn bản 
- Gv hướng dẫn đọc:
+ Đọc lưu loát, rõ ràng, giọng nhịp nhàng.
- GV đọc mẫu -> học sinh đọc
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Thép Mới? 
- GV giới thiệu về tác phẩm 
- Cho HS tìm hiểu các chú thích trong SGK.
Hoạt động 2 . Bố cục văn bản 
Mục tiêu : HS căn cứ vào văn bản chia bố cục văn bản 
H. Văn bản chia mấy phần? Nội dung từng phần?
H. Bài văn thuộc thể loại gì? Viết về sự vật nào? 
(Thể bút kí chính luận trữ tình- thuyết minh, giới thiệu.)
H. Tác giả muốn gửi gắm gì trong bài kí?
H. Cũng là thể kí, so với bài Cô Tô em thấy có điểm nào khác?
(Bài Cô Tô ghi chép sự việc có thật, trước mắt, miêu tả cảnh sinh hoạt.
Cây tre VN: Ghi chép sự việc đã diễn ra dựa vào hình ảnh cây tre, có kèm cảm xúc, giới thiệu, thuyết minh.
GV: Bài kí Cây tre VN được tác giả Thép Mới gới thiệu ntn? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản 
Mục tiêu : Qua văn bản học sinh khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung văn bản 
- HS đọc đoạn đầu.
H. ở đoạn đàu tác giả đã giới thiệu cây tre bằng câu văn nào? Câu văn đó có nhiệm vụ gì?
H. Để làm rõ cho luận điểm: Cây tre là người bạn thân.tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
H. ở đoạn này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hãy phân tích cái hay khi sử dụng biện pháp NT ấy?
H. Nhận xét về câu văn, nhịp văn trong đoạn?
H. Nêu cảm nhận chung về hình ảnh cây tre Việt nam?
- GV lấy dẫn chứng bài thơ Cây tre VN của Nguyễn Duy để minh hoạ cho phần này.
GV: Sau khi giới thiệu khái quát, tác giả đã cụ thể hoá cây tre như thế nào?
 (Chuyển ý)
- HS theo dõi đoạn 2:
H. Để chứng minh cho ý bao quát: Cây tre là người bạn thân, tác giả đã đưa ra các ý nào?
H. Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ cây tre gắn bó khăng khít với đời sống vật chất của ND ta?
H. Tại sao tác giả lại nói: Tre là cánh tay của người nông dân? Tác dụng của cách nói?
(Nếu thiếu con người sẽ không hoàn thiện Biện pháp hoán dụ.)
H. Ngoài đời sống vật chất, tác giả còn giới thiệu cây tre trong lĩnh vực nào? Hãy tìm những chi tiết để chứng tỏ điều đó?
H. Nói đến sự gắn bó của tre với đời sống vật chất, tác giả đã tôn vinh cho tre danh hiệu cao quý nào? Vì sao lại nói như vậy?
H. Nhận xét về lời văn, biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn?
H. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong đoạn này?
- HS theo dõi từ: Như tre mọc thẳng...
H. Tác giả mở đoạn này bằng câu văn nào? Nhận xét về cấu trúc câu?
(Câu so sánh, đứng riêng..Mở đoạn).
H. Để ca ngợi hình ảnh cây tre trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?
H. Nhận xét về cách gieo vần, cách dùng từ ngữ ở đoạn này?
H. Việc láy lại vần "ông" có tác dụng gì?
(Cuồn cuộn, nhấp nhô theo sóngngười đọc hình dung cuộc kháng chiến trường kì, dẻo dai của dân tộc...)
H. ở đoạn này tác giả ca ngợi phẩm chất gì của cây tre?
- GV: Trong quá khứ thì Tre như vậy đó, sang thế kỉ 21 và xa hơn nữa, trong thời đại công nghiệp và văn minh, liệu vai trò của cây tre có còn được như vậy không? 
 (Chuyển ý)
H. Để nói về hình ảnh cây tre trong tương lai tác giả đã đưa ra hình ảnh nào? Nhận xét về vai trò tác dụng của câu văn?
(Phương tiện chuyển ý rất tự nhiên..)
H. Từ hình ảnh "Tre già măng mọc" tác giả suy nghĩ gì về cây tre trong tương lai?
H. ở đoạn kết tại sao tác giả lại một lần nữa khẳng định lại phẩm chất của tre?
H. Với cách kết thúc như vậy, em nhận xét gì về hình ảnh cây tre trong tương lai?
Hoạt động IV ghi nhớ 
GV tổng kết rýt ra ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt kiến thức.
- GV: Đây là một bài bút kí chính luận trữ tình đặc sắc, có sự kết hợp chặt chẽ thuyết minh, biểu cảm.
Hoạt động V .Luyện tập 
HS vận dụng kiến thức làm bài tập 
- HS tìm.
(Truyện cây tre trăm đốt; Mưa- TĐKhoa;
Nước gương trong soi tóc những hành tre...)
- HS đọc thêm bài Tre VN.
8ph
3ph
22ph
1ph
6ph
I Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc 
2. Tìm hiểu chú thích
a. Tác giả: Thép Mới: Tên thật: Hà Văn Lộc. Ngoài hoạt động báo chí, ông còn viết bút kí, thuyết minh phim.
b. Tác phẩm: 
 (SGK)
c. Các chú thích khác:
(SGK)
II. Bố cục văn bản
Chia làm 3 phần
- P1: Từ đầu -> Như người.
GThiệu chung về cây tre.
- P2: Tiếp -> chung thuỷ
 Cây tre, người bạn thân của người dân VN.
- P3: Còn lại: Cây tre trong tương lai và là biểu tượng của NDVN.
III. Tìm hiểu văn bản
1. Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam:
+ Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt namnhân dân Việt nam: Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ.đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.
+ Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt.
+ Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.
+ Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
- Câu văn cân xứng, nhịp nhàng, giàu nhạc tính.
Cây tre có mặt trên khắp đất nước. Tre có sức sống bền vững, dẻo dai, thanh cao, giản dị, anh dũng, kiên cường. Hình ảnh cây tre tượng trưng cho dân tộc Việt nam.
2. Cây tre gắn bó với con người và dân tộc Việt Nam:
a. Cây tre trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân VN:
+ Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.
+ Tre giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.Tre là cánh tay của người nông dân: Cối xay tre, giang chẻ lạt, que truyền, điếu hút thuốc, giường tre.
+Nhạc của trúc, của treDiều tre, sáo tre, sáo trúc
Tre anh hùng lao động.
Lời văn giàu nhịp điệu, dùng biện pháp nhân hoá, lí lẽ dẫn chứng giàu sức thuyết phục, xen yếu tố trữ tình.
 Cây tre gắn bó mật thiết với đời sống vật chất và tinh thần của người VN.
b. Cây tre trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp:
Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất:
+ Tre là vũ khí: Gậy tre, chông tre..
+ Tre xung phong..giữ làng, giữ nước...Tre hi sinh...Tre anh hùng chiến đấu.
 Giọng văn hào hùng, dùng điệp từ, điệp ngữ, vần "ông" được láy linh hoạt.
Cây tre thẳng thắn, bất khuất cùng nhân dân VN đánh thắng đế quốc Pháp xâm lược.
3. Cây tre trong tương lai:
 + "Tre già măng mọc". Măng trên phù hiệu của thiếu nhi VN 
+ Tre nứa vẫn còn mãi với các emchia bùi xẻ ngọt,.vui hạnh phúc, hoà bình.
+ Tre vẫn là bóng mátmang khúc nhạc tâm tình..
 Lời văn giàu cảm xúc, nhịp điệu. Kết cấu đầu cuối tương ứng.
Cây tre với những phẩm chất quý báu, với bao giá trị lịch sử sẽ mãi là người bạn đồng hành, còn mãi với thế hệ VN hôm nay và mai sau.
IV. Ghi nhớ: (SGK- 100)
V. Luyện tập:
 1. Tìm một số câu thơ, bài ca dao, tục ngữ, câu truyện có nói đến cây tre.
2. Đọc thêm: Tre VN (Nguyễn Duy)
 4. Củng cố hướng dẫn học ở nhà
 GV hệ thống bài giảng: Lưu ý những phẩm chất quý báu của cây tre.
 - Học thuộc lòng đoạn 1.
 - Viết đoạn văn cảm nhận về cây tre.
 - Chuẩn bị: Câu trần thuật đơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van t111.doc