Kết qủa cần đạt:
1. Kién thức:
- Củng cố các kiến thức đã học ở bậc tiểu học về hai thành phần chính của câu.
- Nắm vững khái niệm, đặc điểm và vai trò của vị ngữ, chủ ngữ- hai thành phàn chính của câu.
2. Tích hợp với phần văn trong văn bản Cô Tô, với phần Tập làm văn tả người và tập làm thơ .
3. Kỹ năng:
- Nhận diện chính xác và phân tích được hai thành phần chính của câu.
- Có ý thức dùng câu đúng trong nói và viết.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
I. hoạt động 1: Hướng dẫn xác định các thành phần của câu:
Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 26 Tiết 105- 106 Tập làm văn Viết bài văn tả người. Kết quả cần đạt: 1. Kiểm định nhận thức về phương pháp làm văn tả người của HS trong một bài viết cụ thể. 2. Kiểm định các kỹ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, chọn lọc chi tiết, phán đoán, nhận xét và đánh giá trong bài văn tả người. 2. Tích hợp với phần văn ở bài Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Cô Tô với phần tiếng Việt ở các thành phần chính của câu trần thuật đơn. Đề bài: Tả người bạn thân nhất của em. Yêu cầu: + Đúng thể loại văn tả người. + Đúng đối tượng cần tả là một người bạn thân nhất. Tức là em phải hiểu biết sâu sắc về bạn, tả bằng một thái độ tình cảm gắn bó thân thiết. + Lời văn có sự chọn lọc về từ ngữ và biết kết hợp các biện pháp nghệ thuật đã học. Đáp án: I. Về nội dung: + Tả được những đăc điểm nổi bật đáng yêu nhất của bạn thân về ngoại hình, tính cách... + Tả có trình tự hợp lý, cứ sự sáng tạo trong miêu tả, biết liên tưởng... + Thể hiện được thái độ tình cảm của mình đối với bạn một cách tự nhiên chân thành. II. Hình thức: 1 Bố cục rõ ràng: - Mở bài giới thiệu một cách tự nhiên về bạn và có xen tình cảm . - Thân bài: + tả khái quát về tuổi tác, dáng vẻ... + tả những đặc điểm nổi bật nhất... - Kết bài: cảm nghĩ... 2. Lời văn mạch lạc, gãy gọn, từ dùng có chọn lọc, chính xác. Biết kết hợp với các biện pháp tu từ để sinh động, lôi cuốn... 3. Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày cẩn thận, sáng sủa. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 107 Tiếng Việt các thành phần chính của câu Kết qủa cần đạt: 1. Kién thức: - Củng cố các kiến thức đã học ở bậc tiểu học về hai thành phần chính của câu. - Nắm vững khái niệm, đặc điểm và vai trò của vị ngữ, chủ ngữ- hai thành phàn chính của câu. 2. Tích hợp với phần văn trong văn bản Cô Tô, với phần Tập làm văn tả người và tập làm thơ . 3. Kỹ năng: - Nhận diện chính xác và phân tích được hai thành phần chính của câu. - Có ý thức dùng câu đúng trong nói và viết. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: I. hoạt động 1: Hướng dẫn xác định các thành phần của câu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Trong chương trình tiểu học, các em đã biết câu được tạo thành bởi những thành phần nào? * Gv gọi học sinh đọc câu văn trong ví dụ. Chẳng bao lâu tôi đã là một chàng dế thanh niên cường tráng. Em hãy gọi tên các thành phần của câu văn ấy? -Chủ ngữ -Vị ngữ. - Trạng ngữ. - Chẳng bao lâu: trạng ngữ - Tôi: chủ ngữ -đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng: vị ngữ. I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu. Gv bỏ từng phần của câu: trang ngữ, chủ ngữ và vị ngữ. Yêu cầu các em nhận xét: thành phần nào bỏ đi sẽ làm ảnh hưởng đến nội dung câu? thành phần nào khi bỏ đi thì ý nghĩa nội dung câu không bị ảnh hưởng? Hs nhân xét, chỉ ra được: - Khi bỏ trạng ngữ, ý nghĩa câu không thay đổi. - Không thể bỏ chủ ngữ và vị ngữ bởi nếu bỏ một trong hai thành phần này, nghĩa câu không thể hiện đầy đủ khi tác ra khỏi văn bản và cấu tạo của câu cũng không hoàn chỉnh. Gv để các em rút ra thành phần chính khác gì với thành phần phụ? * Vậy, chúng ta có được ghi nhớ thứ nhất? - Hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ là thành phần chính của câu, không thể lược bỏ. Còn trạng ngữ là thành phần phụ, có thể có hoặc không có mặt trong câu. - HS đọc ghi nhớ trong SGK. Ghi nhớ: Thành phần chính của câu là những thành phàn bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọngvẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt gọi là thành phần phụ. 2. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm vị ngữ: * Đọc lại câu vừa phân tích trên. Trong câu văn trên, từ nào đóng vai trò chính trong bộ phận vị ngữ? (GV gợi ý: đó là từ không thể bỏ trong vị ngữ) * Từ đó thuộc từ loại nào? * Vị ngữ chính có thể kết hợp với những từ nào đứng trước nó? * Ngoài từ đó? * Thành phần vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào? - Trở thành. - Động từ. - Phó từ :đã chỉ quan hệ thời gian. - Các phó từ: đã, đang, sẽ, sắp, từng, vừa, mới.. - Làm sao? Làm gì? Như thế nào? II. Vị ngữ: 1. Đặc điểm cuả vị ngữ: + Kết hợp với phó từ. + Trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Làm sao? * GV đưa bảng phụ có các câu văn trích làm ví dụ. *Yêu cầu HS phân tích cấu tạo của câu bằng những câu hỏi sau: + Vị ngữ là cum từ hay từ? + Nếu là từ thì thuộc loại từ nào? + Nếu là cụm từ thì đó là loại cụm từ nào? a. Một buổi chiều, tôi ra đứng ở cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. (Tô Hoài) b. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. (Đoàn Giỏi) c. Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam (..) Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. (Thép Mới) a. ra đứng cửa hang, xem hoàng hôn xuống. ( CĐT) b: nằm sát bên bờ sông, ồn ào, tấp nập. (CĐT; TT) c. là người bạn thân của nông dân VN; giúp người trăm công nghìn việc khác nhau.(CDT;CĐT) - Vị ngữ có thể là động từ và cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ. - câu có thể có một hoạc nhiều vị ngữ. 2. Cấu tạo của vị ngữ: + động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ; danh từ và cụm danh từ. + Một hoặc nhiều. * Kết hợp với việc tìm hiểu trên, em hãy rút ra nhận xét về đặc điểm và cấu tạo của vị ngữ? HS nêu các kết luận. GV chốt lại: đó chính là nội dung của ghi nhớ 2 Ghi nhớ: * Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? hoặc Là gì? * Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ. * Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ. III. Hoạt động 3: hình thành khái niệm chủ ngữ: * Nêu các chủ ngữ trong các ví dụ đã phân tích? * Giữa sự vật nêu ở chủ ngữ và hành động, đặc điểm, trạng thái của sự vật được miêu tả ở vị ngữ có quan hệ gì? * Vậy, làm thế nào để có thể dễ dàng tìm được chủ ngữ trong câu? - Gọi tên, thông báo về sự vật hiện tượng có những đặc điểm, tính chất, trạng thái, hành động được thể hiện trong vị ngữ. - Đó là mối quan hệ chủ ngữ và vị ngữ; quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa. - Trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?... III. Chủ ngữ: 1. Đặc điểm của chủ ngữ: + Gọi tên, thông báo... + Trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì... *Gọi học sinh nhận xét: chủ ngữ thường do những từ nào tạo nên? * số lượng chủ ngữ trong một câu thế nào? - Là đại từ: tôi - danh từ hoặc cụm danh từ: cây tre, chợ Năm Căn; tre, nưá, mai, vầu... - Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ. 2. Cấu tạo: + đại từ, danh từ. + Một hoặc nhiều. * Vậy, ta có thể rút ra nhận xet chung thế nào về chủ ngữ trong câu? HS nêu được nhận xét chung Ghi nhớ. * Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái... đựơc miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? * Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, cụm động từ, tính từ và cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ. * Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ. Ghi nhớ: IV. Hướng dẫn luyện tập: 1. Bài tập1: Câu 1: Tôi: chủ ngữ, đại từ. đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng:vị ngữ, cụm động từ. + Câu 2: Đôi càng tôi:.... Gv co thể kẻ bảng và cho HS lên điền vào chỗ trống. Ben dưới cả lớp thực hành và chữa chung. 2. Bài tập 2: Đặt câu theo yêu cầu: Gv cho các em nói miệng. Ai nhanh hơn sẽ được khen và cho điểm. 3. Phân tích. V. Dặn dò: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 109, bài 26 Văn bản Cây tre Việt Nam (Trích bút ký- thuyết minh phim Cây tre Việt Nam) Mục tiêu cần đat: Giúp học sinh: Qua việc đọc diễn cảm, phân tích, cảm nhận gía trị nhiều mặt của cây tre trong đời sống của nhân dân VN, biểu tượng của dân tộc VN. - Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài ký: giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu - Tích hợp với phân môn tiếng Việt ở việc phân tích các biện pháp tu từ. Tích hợp phân môn tập làm văn ở thể loại văn thuyết minh, bút ký, về nghệ thuật kết hợp giữa chất trữ tình và chính luận. Tiến trình tổ chức các hoạt động lên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: 1. Đọc thuộc lòng một đoạn văn hay hoặc diễn cảm một đoạn của văn bản Cô Tô. Nêu được vẻ đẹp của cảnh vật và ngôn ngữ Nguyễn Tuân sử dụng trong đó. 2. Hình ảnh so sánh nào trong văn bản khiến em thích nhất, tại sao? B. Bài mới: I. Lời dẫn bài: Dường như mỗi dân tộc đều có một loài hoa, một loại cây riêng của đất nước mình, không chỉ gắn bó với nó mà còn nâng lên thành một biểu tượng đầy tự hào và đáng yêu của đất nước mình: mía Cu Ba, Bạch dương Nga, Liễu Trung Hoa, Bồ đề ấn Độ, Nhật Bản có hoa Anh đào , Lào có Chămpa, Thốt nốt thuộc về Căm pu chia và Bun ga ri được coi là xứ sở của hoa hồng...Còn, Việt Nam ta, theo em loại cây nào gần gũi đối với con người và đất nước hơn cả? Tre đã từ rất xa xưa không chỉ là loại cây gắn bó với cảnh vật thiên nhiên hay cuộc sống của con người mà nó đã trở thành một biểu tượng hoàn hảo nhất khi nói về con người VN, phẩm chất và cốt cách VN. (GV có thể trích dẫn một đoạn thơ của Nguyễn Duy)... Cuộc kháng chiến chống Pháp của NDVN thắng lợi đã làm nức lòng nhân loại tién bộ trên thế giới, và bên cạnh hàng loạt những trang văn, những thước phim về con người Việt Nam anh hùng bất khuất, đã có không ít các nhà văn, nghệ sỹ nhớ đến cây tre và đưa nó trở thành một hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ trong tác phẩm của mình. Hôm nay, chúng ta sẽ đến với một bài ký của nhà văn Thép Mới, người đã được mời viết lời bình cho một bộ phim tài liệu về cây tre Việt Nam của một nghệ sỹ Ba Lan... II. Tiến trình lên lớp: Hoạt động I: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Gọi HS đọc chú thích * trong SGK. Nêu những nét đáng nhớ về nhà văn Thép Mới? Bài Cây tre Việt Nam đựơc ra đời trong hoàn cảnh nào? Nhằm mục đích gì? - Thép Mới (1925- 1991) tên thật là Hà Văn Lộc, quê gốc Hà Nội. Ông là nhà báo, viết nhiều bút ký, thuyết minh phim. - Bài Cây tre VN là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà làm phim Bâ Lan, thông qua hình ảnh Cây tre để ca ngợi cuộc kháng chiến chống TDP của nhân dân ta. I. Đọc- Chú thích: 1. Giới thiệu chung: - Tác giả: Thép Mới, nhà báo. - Lời bình của bộ phim cùng tên, ca ngợi cuộc KCCP của ND ta. GV đọc mẫu đoạn văn đầu: Từ đầu đến...chí khí như người: Hỏi Hs nội dung. Cách đọc. Tìm cách đọc đoạn tiếp theo. HS lần lượt đọc. Nhận xét. Trong qua trình đọc, có thể giải thích luôn một số từ khó hiểu: 2, 4, 7,8, 10,11 GV hướng dẫn chung. Gv có thể cho các em nghe đọc mẫu. HS tìm cách đọ ... t đối giữa tre với người trong chiến đấu. b. Cây tre sát cánh bên người trong chiến đấu: (Viết sau khi tìm hiểu xong nội dung) * Để chứng minh cho nhận xét: "tre bất khuất, tre cùng ta đánh giặc", tác giả đã dùng những lời văn nào? - Ngọn tầm vông dựng thành đồng Tổ Quốc. - Cái chông tre sông Hòng. - Tre chống lại sắt thép quân thù. - Tre xung phong vào xe tăng đại bác. - Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh... - Tre hy sinh để bảo vệ con người. * Có gì đặc sắc trong hình thức các lời văn trên? * Nhận xét về tác dụng của chúng đối với ý tưởng định diễn đạt của nhà văn? * Để biểu hiện ý tưởng ấy, nhà văn còn có cách diễn đạt câu văn như thế nào? Cách ngắt nhip? - Điệp từ tre. - Nhân hoá: thẳng thắn, bất khuất, là đồng chí chiến đấu, cùng ta đánh giặc, chóng lại, xung phong, giữ, hy sinh, bảo vệ... => Khẳng định sức mạnh và công lao của tre trong công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta. - Nhịp ngắt ngắn, dồn dập thể hiện những đóng góp lớn lao của tre đồngthời diễn ảt được tình cảm vừa tự hào vừa xúc động của nhà văn đối với cây tre mỗi lúc một mãnh liệt, thiết tha... * Trên cơ sở nhắc đến mối quan hệ thân thiết, bền chặt giữa tre với con người, nhà văn đã khẳng định và ca ngợi cây tre như thế nào? Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! * Cây tre có phải chỉ cần thiết với con người trong lao động và chién đấu, nhà văn còn nhắc đến vai trò của tre trong lĩnh vực nào? * Khúc nhạc đồng quê của tre được tác giả cảm nhận qua âm thanh nào? * Âm thanh ấy gợi cho em sự liên tưởng và xúc cảm ra sao về cuộc sống của người Việt ? GV nhấn mạnh: Chính yếu tố ấy đã góp phần hình thành vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của con người Việt Nam: sống thẳng thắn và bất khuất song cũng rất sâu nặng tình cảm, giàu nhân ái, yêu thương. HS đọc đoạn văn tiếp. - Đời sống tinh thần. - Sáo tre, sáo trúc. - Liên tưởng đến một không khí thơ mộng, thanh bình, trong trẻo của những buổi trưa hè, tiếng sáo diều vi vu, vi vút, dìu dặt mà tha thiết, gợi những tình cảm lành mạnh, gắn bó của con người với quê hương. Đó là âm nhạc của đồng quê, là cái phần lãng mạn của sự sống ở làng quê VN. c. Tre gắn bó với đời sống tinh thần của con người *Trong quá khứ và trong hiện tại, cây tre đã và đang là người bạn thân của người dân VN, là người đồng chí gắn bó keo sơn, chia sẽ buồn vui với dân tộc. Nhưng trong thế ký 21, và xa hơn, trong tương lai...thì liệu mối quan hệ giữa tre với người có thay đổi, nhạt phai? Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang diễn ra rất nhanh trên đất nước ta,sắc xanh của tre mỗi ngày một thu hẹp dần, một nhạt nhoà dần. Liệu đó là điều nên vui hay nên buồn? * Em nhận xét gì về cách diễn đạt cuả nhà văn ở đây? Sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa, nhưng tre sẽ còn mãi trong tâm hồn dân tộc Việt: là bóng mát, chia ngọt sẽ bùi, mang khúc nhạc tâm tình, đu tre, sáo tre... GV để các em tự do trình bày ý kiến của mình. Nhìn chung nên định hướng cho các em thấy đó là điều nên mừng và cũng rất đáng tiếc. - Da diết, chân thành, gửi gắm ... d. Cây tre mãi là bạn đồng hành của dân tộc VN * Câu văn cuối cùng khép lại tác phẩm, nhà văn đã muốn gửi gắm điều gì trong đó? * Qua cách diễn đạt, em đọc được thái độ và cảm xúc của nhà văn ra sao? - Khẳng định lại lần nữa những đức tính đáng quý của tre. - Đức tính ấy là biểu tượng cao quý của dân tộc VN. - Câu văn thể hiện niềm tin sắt son vào sức sống lâu bền của cây tre, vào giá trị vĩnh cửu của tre đối với đời sống con người tức là cũng đặt niềm tin vào sức sống của dân tộc VN. 4. Tre trở thành biểu tượng đẹp đẽ bất tử của con người Việt Nam Hoạt động 3: Ghi nhớ: * Qua văn bản này, em cảm nhận được gì về cây tre VN? + vẻ đẹp và giá trị của cây tre VN. + Sự gắn bó của tre đối với đời sống của nhân dân VN. + Tre là hình ảnh tương trưng cho những được tính tốt đẹp của con người Việt Nam trong lao động và trong chiến đấu. * Em có nhận xét gì về thái độ của nhà văn đối với cây tre ? + là người hiểu biết sâu sắc và có tình cảm gắn bó đối với cây tre, viết về tre với thái độ trân trọng và đầy tin tưởng... * Em học tập được gì về lối diễn đạt của nhà văn trong văn bản? Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, sử dụng các phép nhân hoá, so sánh, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và suy tư... GV bình: Bằng lối diẽn đạt dồi dào cảm xúc và những câu văn có chiều sâu suy tưởng, nhà văn Thép Mới đã đưa chúng ta đến với những hình ảnh quen thuộc rất đỗi mến yêu của cây tre, loài cây không chỉ có mặt trên mọi miền đất nước mà còn là một phần hồn vía của đời sống người Việt, của nếp sống, nét sinh hoạt văn hoá Việt, cũng là biểu tượng đầy tự hào kiêu hãnh của phẩm chất và cốt cách Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn tin rằng, tre mãi vẫn là người bạn mến yêu nhất của con người Việt Nam hôm nay và mai sau, các giá trị văn hoá và lịch sử của cây tre vẫn là người đồng hành thuỷ chung của dân tộc Việt Nam trên con đường và phát triển.. HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. IV. Luyện tập: Thực hành các bài tập về nhà. HS có thể đọc thuộc lòng một đoạn. Tiết 110- Tiếng Việt Câu trần thuật đơn Kết quả cần đạt: 1. Kiến thức: HS cần nắm vững: - Khái niềm câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn. 2. Tích hợp với phàn văn ở các văn bản Cây tre Việt Nam và lòng yêu nước. 3. Luyện kỹ năng: - Nhận diện và phân tích câu trần thuật đơn. - Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: I. Hoạt động 1: hình thành khái niệm câu trần thuật đơn: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt GV gọi HS đọc ví dụ trong mục (1) * Đoạn văn gồm có mấy câu? * Mỗi câu có mục đích cụ thể ra sao? * Dựa vào kién thức đã học, em hãy phân loại các kiểu câu theo mục đích nói? GV: Tóm lại, câu trần thuật là câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kién nào đó. - Đoạn văn gồm 9 câu. - Kể, tả: 1, 2, 6, 9 - Hỏi: 4 - Bộc lộ tình cảm: 3,5, 8 - cầu khiến: 7. + 1,2,6,9: câu trần thuật (kể) + 4; câu hỏi + 7: câu cầu khiến. + 3,5,8: câu cảm thán. * Yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo của các câu trần thuật vừa tìm được? * Hãy xếp các câu trần thuật thành hai loại? + C1: tôi/ đã hếch răng lên /xì một hơi rõ dài. + C2: tôi/ mắng. + C6: Chú mày/ hôi như cú mèo thế này, ta/ nào chịu được. + C9: tôi/ về, không một chút bận tâm. - Nhóm 1: 1,2,9: trần thuật đơn. - Nhóm 2: 6: đây là câu trần thuật ghép. GV yêu cầu học sinh nêu được khái niệm về câu trần thuật đơn HS đọc SGK Ghi nhớ: Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả, hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu ý kiến. II. Hoạt động 2: Luyện tập: Bài tập1:Tìm câu trần thuật đơn. Cho biết các câu trần thuật đơn ấy dùng làm gì: * Cho biết đoạn văn trích trong văn bản nào? * Sử dụng phương thức diễn đạt chính là gì? * Nhà văn đã sử dụng kiểu câu gì? * Làm thế nào để xác định câu trần thuật đơn? + Câu 1: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Dùng để tả cảnh. + Câu 2: Từ khi có vịnh Bắc bộ...bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. + Dùng để nêu ý kiến nhận xét. * Từ đây, có thể rút ra nhận xét như thế nào về vai trò và vị trí của câu trần thuật đơn? Thường đứng ở đầu đoạn văn bản, dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận xét. Bài tập 2: Xác định kiểu câu và nêu tác dụng của chúng: * Nhận biết ba câu văn trên có những từ ngữ nào chung? - Có và Là. * Là loại câu không xác định thành phần chính, tiểu học các em gọi là câu gì? - Câu đơn đặc biệt. * Dùng những câu trần thuật đơn kiểu đặc biệt với các từ có và từ là để làm gì? - Giới thiệu nhân vật chính. * Nhân vật chính đợc giới thiệu ở những phương diện nào? - Tên, nơi ở, lai lịch. * Cách giới thiệu như vậy nhằm mục đích gì? có tác dụng ra sao để thể hiện ý nghĩa văn bản? - (1): đề cao nguồn gốc cao quý của nhân dân ta. - (2): Nơi ở, không gian chật hẹp... - (3): Đông Triều: tạo tính chân thực. => Kết luận: Dùng kiểu câu trần thuật đơn với từ Có và từ Là để giới thiệu nhân vật một cách trực tiếp, tạo ấn tượng ch người đọc, người nghe và khắc sâu thêm ý nghĩa của truyện. Bài tập3: Nhận xet về vai trò của câu trần thuật đơn trong các ví dụ này với các ví dụ ở bài tập trên: Các ví dụ này có giới thiệu nhân vật chính hay không? Trực tiếp hay gián tiếp? * Giới thiệu như vậy có tác dụng ra sao? - Gợi sự tò mò, gây hứng thú đối với người đọc. Bài tập 4: cách làm tương tự, yêu cầu HS nhận xét rồi rút ra kết luận chung: Hoạt động ngữ văn Thi làm thơ năm chữ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: + Ôn lại và nắm chắc hơn đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ. + Làm quen với các hoạt động và hình thức tổ chức học tập đa dạng, vui chơi, bổ ích, lý thú. + Tạo được không khí vui vẻ, kích thích tinh thần sáng tạo, mạnh dạn trình bày miệng nhữnggì mình làm được. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc một bài thơ bốn chữ các em đã làm và sửa chữa tại nhà. GV nhận xet, đánh giá điểm. B. Bài mới: I. Lời vào bài: II. Tién trình lên lớp: Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu thể thơ năm chữ (ngũ ngôn): Hoạt động cuả thầy Hoạt động của trò Nọi dung cần đạt GV yêu cầu các em đọc 3 đoạn thơ trong SGK. * Nhận xét của em về nhịp ngắt của các câu trong thơ ngũ ngôn? * Mỗi bài thơ ngũ ngôn có độ dài ra sao? * Có thể có kết cấu như thế nào? * Số tiếng trong mỗi câu? * Vần giữa các dòng thơ thế nào? có bắt buộc phải theo một trật tự nhất điịnh nào đó hay không? - Nhịp ngắt các dòng thơ phổ biến là nhịp: 2/3 hoặc 3/2 - Độ dài không giới hạn. - Bài thơ chia thành nhiều khổ, mỗi khổ có thể bốn dòng hoặc sáu dòng. - Mỗi dòng thơ gồm 5 tiếng. - Vần giưã các dòng thơ khá linh hoạt, kết hợp nhiều kiểu gieo vần khác nhau HS sưu tầm một số bài thơ 5 chữ đã học và đọc thêm. GV bổ sung, hoàn chỉnh: 1. Mỗi câu thơ gồm năm tiếng, số câu trong bài không hạn định. Cách chia khổ, đoạn tuỳ thuộc ý định của người viết. 2. Nhịp: 3/2 hoặc 2/3. 3. Vần: kết hợp giữa các kiểu vần: chân, lưng, liền, cách, bằng, trắc. 4. Thích hợp với lối thơ vừa kể chuyện vừa miêu tả. HS đọc, Nhận xét. HS nghe. 2. Ghi nhớ: Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng năm chữ, còn gọi là thơ ngũ ngon, có nhịp 2/3 hoặc 3/2. Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp, số câu cũng không hạn định. Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, nhưng cũng có khi hai câu hoặc không chia khổ. Hoạt động 2: Luyện tập: 1. Dựa vào cách diễn đạt bài thơ của nhà thơ Trần Hữu Thung. HS nhắc lại những đặc điểm của thơ.Mỗi học sinh có thể tự làm một đoạn thơ ngắn. 2. Thi tập làm thơ năm chữ:
Tài liệu đính kèm: