Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 21, Tiết 86: Vượt thác (Võ Quảng) - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 21, Tiết 86: Vượt thác (Võ Quảng) - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu bài học.

 1 Kiến thức:Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản ,tình cảm của tác giả với quê hương đát nước và người lao động ,giá trị của một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản .

 2 Kỹ năng :Đọc diễn cảm ,cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên con người trong đoạn trích

 3 Thái độ: Yêu mến quê hương đát nước

 II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

 Kỹ năng nhận thức ,kỹ năng lắng nghe tích cực

 III Chuẩn bị

 1 .Giáo viên:

 2. Học sinh :

 IV. Phương pháp

 Đọc ,vấn đáp thuyết trình .phân tích

 V. Các bước lên lớp

 1.ổn định

 2.Kiểm tra đầu giờ :

 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Khởi động: Ở tiết trước chúng ta đã được biết đến thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ của vùng sông nước Cà Mau - vùng cực Nam của Tổ quốc. Giờ học này chúng lại được cảm nhận khung cảnh thiện nhiên và hình ảnh con người miền trung qua văn bản “ Vượt thác” của Võ Quang.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 21, Tiết 86: Vượt thác (Võ Quảng) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23-01-2011
Ngày giảng:6B 25-01-2011
 6A 28-01-2011
 Ngữ văn Bài 21 
 Tiết 86 : Vượt thác
 - Võ Quảng - 
 I. Mục tiêu bài học.
 1 Kiến thức:Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản ,tình cảm của tác giả với quê hương đát nước và người lao động ,giá trị của một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản . 
 2 Kỹ năng :Đọc diễn cảm ,cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên con người trong đoạn trích 
 3 Thái độ: Yêu mến quê hương đát nước 
 II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
 Kỹ năng nhận thức ,kỹ năng lắng nghe tích cực 
 III Chuẩn bị 
 1 .Giáo viên:
 2. Học sinh :
 IV. Phương pháp 
 Đọc ,vấn đáp thuyết trình .phân tích 
 V. Các bước lên lớp 
 1.ổn định 
 2.Kiểm tra đầu giờ : 
 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Khởi động: ở tiết trước chúng ta đã được biết đến thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ của vùng sông nước Cà Mau - vùng cực Nam của Tổ quốc. Giờ học này chúng lại được cảm nhận khung cảnh thiện nhiên và hình ảnh con người miền trung qua văn bản “ vượt thác” của Võ Quang.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Thời gian
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc và thảo luận chú thích
MT: Đọc to rõ ràng,tóm tắt văn bản biết 1 số nét về tác giả và 1 số chú thích khó
GV: Hướng dẫn đọc
Yêu cầu : đọc to, rõ ràng 
- Đoạn đầu: Nhịp điệu nhẹ nhàng
- Đoạn 2: sôi nổi, mạnh mẽ, hồi hộp chờ đợi.
Nhanh, mạnh nhấn mạnh các tính từ, động từ chỉ hoạt động khi dượng Hương chỉ huy con thuyền vượt thác.
- Đoạn 3: Chậm, thoải mái
GV: Đọc mẫu
HS đọc bài ( nhận xét và rút kinh nghiệm)
GV: Nhận xét
H: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
Võ Quảng sinh 1920 
Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.
H: Nêu xuất xứ của tác phẩm?
Văn bản “Vượt thác”trích từ chương XI của truyện “ Quê nội” viết 1974
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích khác 
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm bố cục
MT: Chia văn bản theo bố cục.
H: Văn bản có bố cục mấy phần, nội dung chính của từng phần?
 - P1. Từ đầu -> nhiều thác nước: Bức tranh thiên nhiên.
 - P2. Tiếp-> thác cổ cò: Cảnh Dượng Hương Thư chỉ huy chèo thuyền vượt thác.
 - P3. còn lại: Con thuyền tiến tới vùng đồng bằng cao nguyên
Hoạt động 3. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
MT: Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú hùng vĩ của thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động miền Trung được miêu tả qua văn bản.
Đồng thời biết được nét đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh ,tả người của tác giả.
H: Nhận xét về trình tự miêu tả, vị trí quan sát?
- Miêu tả theo hành trình của con thuyền vượt thác.( trình tự thời gian & ko gian)
- Vị trí: trên thuyền; tác giả như người đồng hành ....chia sẻ với người vượt thác.
H:trình tự miêu tả, vị trí quan sát này có tác dụng gì?
- Với trình tự & vị trí miêu tả này khiến cho bức tranh thiên nhiên được miêu tả trở nên sống động thu hút trí tò mò của người đọc, phong cảnh thiên nhiên đôi bờ cứ dần dần hiện ra trước mắt người đọc như đang lật giở từng trang sách .
* Như vậy để cuốn hút người đọc người nghe khi làm văn miêu tả chúng ta phải biết chọn vị trí quan sát và điểm nhìn miêu tả nó sẽ giúp ta quan sát và miêu tả cảnh vật toàn diện và sâu sác hơn.
* Bức tranh thiên nhiên mà nhà văn Võ Quảng vẽ ra trong Vượt Thác như thế nào?
H: ở đoạn đầu, cảnh sắc dòng sông và đôi bờ được miêu tả như thé nào?
Những thuyền chở lâm sản xuôi dòng nặng nề chậm chạp.
H: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn này? 
H: Cảm nhận của em về cảnh thiên nhiên ở đoạn sông vùng đồng bằng như thế nào?
Bằng nghệ thuật nhân hoá,so sánh khung cảnh thiên nhiên được mở ra vô cùng rộng lớn và khoáng đạt với chiều rộng của dòng sông,của những bãi dâu trải ra bạt ngàn ngút tầm mắt,với chiều cao của gió,của những cây cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước,của núi đột ngột chắn ngang. Bằng nghệ thuật nhân hoá, so sánh, sử dụng nhiều ĐT, TT miêu tả,đoạn sông ở vùng đồng bằng thiên nhiên đã phô phang được hết cái giàu có trù phú, tấp nập của nó. Dòng sông vừa êm đềm thơ mộng vừa hùng vĩ, oai nghiêm, lặng lẽ từ ngàn đời.
H: Hình ảnh thác nước được miêu tả như thế nào?
H: Hiểu thế nào là: “ chảy đứt đuôi rắn”?
* GV:Nước chảy mạnh và nhanh từ trên cao suống dòng nước như bị ngắt ra
H: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? 
H:Qua sự miêu tả của tác giả cùng với việc quan sát tranh minh họa SGK ( 38) em hình dung như thế nào về đoạn sông này?
H: Hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông ở đoạn cuối được miêu tả như thế nào?
H: Nghệ thuật gì được tác giả sử dụng trong câu văn trên?
ý nghĩa của sự so sánh đó?
GV: Giảng – bình:
Nếu ở đoạn trên, hình ảnh chòm cổ thụ được nhân hóa như những cụ già đứng trầm ngâm...để chiêm nghiệm lòng dũng cảm, trí thông minh của con người thì ở đoạn cuối nó lại được một lần nữa được ví với hình ảnh những cụ già ....so sánh cây già với người già là hợp. Người già không còn trầm tư, suy tưởng về năm tháng mà vui mừng vì con cháu anh hùng, chinh phục, vượt qua nhiều thác nghềnh.
H: Quan sát tranh minh họa em hãy miêu tả hình ảnh con thuyền vượt thác?
* GV: Y/c HS chú ý SGK từ "Dượng Hương Thư đánh trần đến oai linh hùng vĩ".
H. Hình ảnh nhân vật nào nổi bật nhất trong đoạn văn trên?
- Dượng Hương Thư
H:hình ảnh dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác được miêu tả như thế nào? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Cảm nhận của em về hình ảnh dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác?
Thảo luận 3phút/ báo cáo/ nhận xét.
- Ngoại hình:
- Động tác 
- Hình ảnh so sánh , từ ngữ miêu tả...
- Co người phóng chiếc sào xuống dòng sông, ghì chặt trên đầu sào, thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt, ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
GV: Phân tích:Đoạn văn miêu tả thậy hay thật tinh tế về công cuộc chinh phục thiên nhiên của con người: Các động từ , tính từ miêu tả được sử dụng triệt để, từ láy " Vùng vằng"được dùng để tả con thuyền thật hay vì nó đã diễn tả sự cố gắng chống chọi của con người, sự ngang ngược của dòng thác,sự khó bảo của con thuyền & khi vượt qua dòng tác dữ hình ảnh con người càng đẹp hơn trong ánh hào quang lung linh của chiến thắng.
H.Đoạn vă tả dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác có 3 hình ảnh so sánh em thích hình ảnh nào nhất? Tại sao?
So sánh thứ 1: dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc tô đậm sức khỏe , rắn chắc vẻ đẹp ngoại hình, sức mạnh phi thường, sự cố gắng hết sức ,tập trung tất cả tinh thần, sức lực để chiến đấu với dòng thác dữ.
So sánh thứ 2: ví dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ là rất hay, vì nó gợi ra hình ảnh huyền thoại của anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc. 
So sánh thứ ba gây hiệu quả bất ngờ ở chỗ nó ko những chỉ sự đối lập & thống nhất trong 2 tư thế hai hình ảnh khác nhau của một con người mà còn hé mở cho ta biết thêm những phẩm chất đáng quý của con người lao động: khiêm tốn nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường nhưng lại vô cùng dũng mãnh , nhanh nhẹn & quyết liệt trong công việc trong khó khăn thử thách.
H: Qua miêu tả của tác giả em cảm nhận về con người miền trung như thế nào ?
- Người lao động khoẻ mạnh ,gân guốc qủa cảm.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết ghi nhớ
MT: Khái quát bài rút ra ghi nhớ 
H: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả?
 Cảm nhận về cảnh, về người lao động?
HS đọc ghi nhớ 
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập 
MT :HS làm bài tập củng cố bài 
HS: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập
H: Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở bài : Sông nước cà mau và vượt thác?
HS: Thảo luận nhóm bàn ( 2’)
7ph
3ph
28ph
3ph
3ph
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc văn bản
2. Thảo luận chú thích 
* Tác giả
* Tác phẩm
* Các chú thích khác
 Chú thích: 1,3,5,6
II. Bố cục 
 3 phần
III. Tìm hiểu văn bản
1. Bức tranh thiên nhiên
* Dòng sông ở vùng đồng bằng:
+ Thuyền lướt bon bon như đang nhớ núi rừng
+ Những bãi dâu trải ra bạt ngàn; dòng sông êm đềm, hiền hoà thơ mộng.
+ vườn tược um tùm, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. 
-> Bằng nghệ thuật nhân hoá,so sánh, sử dụng nhiều ĐT, TT miêu tả->Thiên nhiên vừa êm đềm thơ mộng vừa hùng vĩ, oai nghiêm, lặng lẽ từ ngàn đời.
*Đoạn sông có nhiều thác dữ:
- Nước từ trên cao phóng giữa 2 vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.
- Nghệ thuật: động từ mạnh, tính từ miêu tả.
->Hiểm trở và dữ dội của dòng sông.
* Sau dòng sông có nhiều thác dữ:
- Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
=> Với nghệ thuật nhân hóa,so sánh -> Tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.
2. Cảnh Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác
- Ngoại hình:
+ cởi trần
+ như một pho tượng đồng đúc
+ bắp thịt cuồn cuồn
+ hai hàm răng cắn chặt
+ Quai hàm bạnh ra
+ cặp mắt nảy lửa
-> Hình ảnh so sánh, từ ngữ miêu tả: Ngoại hình dượng Hương Thư gân guốc, vững chắc.
- Động tác : Phóng, ghì, rút - thả sào nhanh như cắt.
->Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh để thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên
=> Tiêu biểu cho vẻ đẹp của người lao động miền trung: Khoẻ mạnh, gân guốc quả cảm, là hình ảnh người lao động chinh phục & chiến thắng thiên nhiên.
IV. Ghi nhớ( SGK T 41)
V. Luyện tập
Bài tập 1
Nững nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở bài : Sông nước Cà Mau và vượt thác.
- Sông nước Cà Mau: Rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã
- Vượt thác: Thơ mộng và dữ dội
 4. Củng cố hướng dẫn học ở nhà
 Nêu nội dung chính của văn bản?
GV: Khắc sâu kiến thức
 Hướng dẫn học bài.
Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của văn bản: Vượt thác
Đọc phần đọc thêm
Về Soạn bài : So sánh ( tiếp)
+ Các loại so sánh
+ Tác dụng của so sánh

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van t86.doc