I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, tự hào về truyền thống dân tộc thông qua hình tượng Gióng.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Tự nhận thức về tài năng, phẩm chất con người trong lịch sử đấu tranh giữ nước của cha ông ta.
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong truyện.
III. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Tranh ảnh
2. Học sinh: soạn bài.
IV. Phương pháp: Giảng, vấn đáp, hoạt động nhóm.
V. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức 1’
2. Kiểm tra đầu giờ: (4’)
? Kể tóm tắt truyện Thánh Gióng
3. Bài mới:
*) Khởi động:1’
Giờ học trước qua phần đọc và tìm hiểu chú thích, tóm tắt truyện các em đã biết được vài nét sơ qua về nội dung của truyện. Giờ học hôm nay cô sẽ giúp các em tìm hiểu cụ thể.
*Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: HS Hiểu được nội dung ý nghĩa về hình tượng Thánh Gióng và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện, Kể được truyện.
Ngày sọan : /8/2011 Ngày dạy : /8/2011 Ngữ văn. Bài 2. Tiết 5 Văn bản: THÁNH GIÓNG ( Truyền thuyết ) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước. - Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại - Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản. - Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, tự hào về truyền thống dân tộc thông qua hình tượng Gióng. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: - Tự nhận thức về tài năng, phẩm chất con người trong lịch sử đấu tranh giữ nước của cha ông ta. - Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong truyện. III. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Tranh ảnh 2. Học sinh: soạn bài. IV. Phương pháp: Giảng, vấn đáp, hoạt động nhóm. V. Tổ chức giờ học 1. Ổn định tổ chức 1’: 2. Kiểm tra đầu giờ(5’) ? Nhận vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực họat động nào của người Lạc Việt thời kỳ Vua Hùng dựng nước ? a. Chống giặc ngọai xâm c. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa b. Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên d. Giữ gìn ngôi vua . 3. Bài mới: *) Khởi động: 1’ Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng.giặc Ân( Tố Hữu- Theo chân Bác ) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, xuyên suốt lịch sử Văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng . “ Thánh Gióng “ là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu chủ đề này. Truyện có nhiều chi tiết hay và đẹp, chứng tỏ tài năng sáng tạo của tập thể nhân dân ta. Vậy bài học hôm nay, các em sẽ đi tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện . *Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: HS Hiểu được nội dung ý nghĩa về hình tượng Thánh Gióng và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện, Kể được truyện. - Thời gian: 33’ Họat động của thầy và trò Nội dung GV Hướng dẫn HS Đọc và thảo luận chú thích chú thích - GV: Hướng dẫn cách đọc - Giáo viên đọc đọan 1 – HS đọc các đọan còn lại . - GV: Nhận xét - GV: hướng dẫn HS kể tóm tắt truyện. -GV: Tổ chức cho HS thực hành kể tóm tắt truyện -GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa các từ khó ở phần chú thích . Chú ý các từ mượn chú thích: 5, 10, 11, 17 . Hướng dẫn HS tìm bố cục GV: Văn bản Thánh gióng gồm mấy phần? HS: 4 đọan : Đ1: Từ đầu .. “ nắm lấy “ -> Sự ra đời của Gióng . Đ2: Tiếp ..” chú bé dặn “ -> Gióng đòi đi đánh giặc Đ3: Tiếp .. “ cứu nước” -> Gióng được nuôi lớn để đánh giặc . Đ4: Còn lại : Gióng đánh thắng giặc và bay về trời . GV: Khi đọc truyện , em nhớ nhất nội dung nào , vì sao HS: tự trình bày suy nghĩ của bản thân theo ý thích. GV: Khái quát ND tiết học . Kết luận: Thánh Gióng là một truyền thuyết hayyêu cầu về nhà các em tóm tắt và tập kể thất diễn cảm. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản ? Theo dõi văn bản, em thấy những chi tiết nào kể về sự ra đời của Gióng ? - HS: Tìm chi tiết - GV: NX ? Một đức trẻ được sinh ra như Gióng là bình thường hay kì lạ ? - HS: Kỳ lạ .GV ?Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc:Tiếng nói đó có ý nghĩa gì ? - HS: Câu nói của Gióng tóat lên niềm tin chiến thắng , ý thức về vận mệnh dân tộc , đồng thời thể hiện sức mạnh tự cường của dân tộc ta . - GV: Khái quát I. Đọc và thảo luận chú thích 1. Đọc 2. Thảo luận chú thích II. Bố cục : 4 đọan III. Tìm hiểu văn bản 1. Hình tượng Thánh Gióng : - Xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kì: mẹ ra đồng ướm chân vào vết chân to, về nhà thụ thai, sinh ra một cậu bé khôi ngô nhưng 3 tuổi vẫn không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy. 4.Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà 5’ - HS: Kể tóm tắt ngắn gọn truyện Thánh Gióng. - GV: Nhận xét - Học bài và làm bài tập 1 và đọc phần đọc thêm. - Sọan : Từ mượn . Sọan kỹ câu hỏi mục I, II . ************************************ Ngày sọan : / 8/2011 Ngày dạy : /8/2011 Ngữ văn: Bài 2, Tiết 6 Văn bản: THÁNH GIÓNG ( tiếp) ( Truyền thuyết ) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước. - Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại - Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản. - Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, tự hào về truyền thống dân tộc thông qua hình tượng Gióng. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: - Tự nhận thức về tài năng, phẩm chất con người trong lịch sử đấu tranh giữ nước của cha ông ta. - Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong truyện. III. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Tranh ảnh 2. Học sinh: soạn bài. IV. Phương pháp: Giảng, vấn đáp, hoạt động nhóm. V. Tổ chức giờ học 1. Ổn định tổ chức 1’ 2. Kiểm tra đầu giờ: (4’) ? Kể tóm tắt truyện Thánh Gióng 3. Bài mới: *) Khởi động:1’ Giờ học trước qua phần đọc và tìm hiểu chú thích, tóm tắt truyện các em đã biết được vài nét sơ qua về nội dung của truyện. Giờ học hôm nay cô sẽ giúp các em tìm hiểu cụ thể. *Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: HS Hiểu được nội dung ý nghĩa về hình tượng Thánh Gióng và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện, Kể được truyện. - Thời gian: 32’ Hoạt động của GV- HS Nội dung Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản GV: Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đi đánh giặc điều đó có ý nghĩa gì ? - HS: Trả lời - GV: Khái quát GV: Truyện kể rằng, từ sau hôm gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi , có gì lạ trong cách lớn lên của Gióng ? - HS: Trả lời - GV: Khái quát GV: Những người nuôi Gióng lớn lên là ai ? Chi tiết “ bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé ‘ có ý nghĩa gì ? - HS: Trả lời - GV: Khái quát GV: Theo em, chi tiết “ Gióng nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc “ Khi roi sắt gãy, có ý nghĩa gì ? HS:Tre là sản vật của quê hương, cả quê hương sát cánh cùng Gióng đánh giặc . Giáo viên liên hệ với lời nói của Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến thời chống thực dân Pháp: “ Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc “ -GV: Giới thiệu tranh minh họa GV: Khi đánh tan giặc, Gióng bay về trời . Điều đó có ý nghĩa gì ? - HS: Gióng sống mãi trong lòng nhân dân. Học sinh thảo luận : - GV: Chia lơp thành 2 nhóm: - Nhóm 1: ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng ? - Nhóm 2: Theo em, truyền thuyết Thánh Góng phản ánh sự thật lịch sử nào trong quá khứ của dân tộc ta ? - HS: Trả lời - GV: Khái quát III. Tìm hiểu văn bản 1. Hình tượng Thánh Gióng : - Khi đất nước có giặc ngoại xâm Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. - Gióng đòi sứ giả tâu với vua rèn ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gậy sắt gẫy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. => Gióng lập chiến công phi thường. 2. Sự sống của Gióng trong lòng dân tộc: - Khi đánh tan giặc, Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở. =>Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc, là biểu tượng của ý thức và sức mạnh tự cường của dân tộc . *Hoat Động 2: Hướng dẫn HS tổng kết. - Mục tiêu: HS nắm được nét khái quát về kiến thức chung của toàn bài. - Thời gian: 2’ Hướng dẫn HS tìm hiểu ghi nhớ HS đọc ghi nhớ GV Khái quát lại các kiến thức chung của bài. - GV: Khái quát rút ra phần ghi nhớ. - HS: Đọc mục ghi nhớ . Kết luận: Như vậy qua phần tổng kết các em đã nắm được nét khái quát về kiến thức chung của toàn bài. IV. Ghi nhớ (SGK-8) *Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập - Mục tiêu: HS làm được 2 BT trên lớp. - Thời gian: 3’ Hướng dẫn HS luyện tập GV nêu yêu cầu của bài tập: ? Hình ảnh nào của Thánh Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em. - HS trình bày theo suy nghĩ riêng Một HS đọc BT và trả lời, GV nhận xét. Kết luận: Các BT đã giúp các em khắc sâu hơn về hình ảnh Thánh Gióng và truyền thuyết Thánh Gióng. V. Luyện tập BT 1: BT 2: 4.Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà : (2’) - GV khái quát chung bài học. - Vì sao Hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khỏe Phù Đổng. GV Yêu cầu HS về nhà học bài, chuẩn bị bài: Từ mượn. ******************************************
Tài liệu đính kèm: