Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 2, Tiết 5: Thánh Gióng (Truyền thuyết) - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 2, Tiết 5: Thánh Gióng (Truyền thuyết) - Năm học 2008-2009

A. Mục tiêu cần đạt::

* Kiến thức:

- Nắm được nội dung, ý nghĩa và 1 số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyền thuyết Thánh Gióng.

* Kĩ năng:

- Đọc, kể, tóm tắt truyện, tìm hiểu, phân tích nhân vật trong truyền thuyết.

* Thái độ:

- Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng của dân tộc.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, đoạn thơ về Thánh Gióng.

- Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK, sưu tầm tranh ảnh về Thánh Gióng

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(2phút)

 1. Truyền thuyết là gì? Nêu ý nghĩa của truyện "Con rồng cháu tiên"

 2. Ý nghĩa truyện " Bánh chưng bánh giầy" Nêu cảm nghĩ của em về nhân Hoạt động * Hoạt động 2: Giới thiệu bài.(1phút)

 Chủ đề đánh giặc cứu nước thắng lợi là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Là 1 trong những truyện cổ hay, đẹp nhất, bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hùng nhất của nhân dân Việt Nam xưa.

* Hoạt động : Bài mới.

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 2, Tiết 5: Thánh Gióng (Truyền thuyết) - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/8
 Bài 2
Ngày dạy :6A1:3/9
6A2:4/9
 Thánh Gióng 
 (Truyền Thuyết)
	Tiết 5. Đọc - Hiểu văn bản:
A. Mục tiêu cần đạt::
* Kiến thức:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và 1 số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyền thuyết Thánh Gióng.
* Kĩ năng:
- Đọc, kể, tóm tắt truyện, tìm hiểu, phân tích nhân vật trong truyền thuyết.
* Thái độ:
- Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng của dân tộc.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, đoạn thơ về Thánh Gióng.
- Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK, sưu tầm tranh ảnh về Thánh Gióng
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(2phút)
	1. Truyền thuyết là gì? Nêu ý nghĩa của truyện "Con rồng cháu tiên"
	2. ý nghĩa truyện " Bánh chưng bánh giầy" Nêu cảm nghĩ của em về nhân Hoạt động * Hoạt động 2: Giới thiệu bài.(1phút)
	Chủ đề đánh giặc cứu nước thắng lợi là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Là 1 trong những truyện cổ hay, đẹp nhất, bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hùng nhất của nhân dân Việt Nam xưa.
* Hoạt động : Bài mới.
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung cần đạt
(8phút)
GV: Nêu yêu cầu đọc: giọng đọc ngạc nhiên, hồi hộp, đoạn Gióng ra đời.
+ Giọng háo hức, phấn khởi đoạn cả làng nuôi Gióng.
+ Giọng khẩn trương, mạnh mẽ đoạn Gióng đánh giặc.
+ Giọng chậm, thanh thản, xa vời đoạn: Gióng về trời.
 GV: Đọc mẫu 1 đoạn.
 GV: Yêu cầu học sinh đọc.
- Gọi học sinh kể tóm tắt.
-HS nghe.
-HS đọc.
-HS kể.
I. Đọc tiếp xúc văn bản.
* Đọc và kể.
? Em hiểu như thế nào? về 2 chữ "Thánh Gióng".
? Trong văn bản từ nào có thể thay cho từ "Thánh Gióng"?
? Em hiểu thế nào là "Trượng" và "áo Giáp"?
- GV giải nghĩa thêm.
+ Tục truyền: Phổ biến, truyền miệng trong dân gian.
+ Tâu: báo cáo, nói với Vua.
-HS trả lời.
-HS dựa vào SGK để trả lời.
-HS nghe.
* Từ khó.
+ Tục gọi là: Thường được gọi là.
? Truyện gồm mấy phần? ý chính
* Cấu trúc văn bản.
của mỗi phần?
GV: Gọi học sinh nhận xét.
- HS phát hiện.
- HS nhận xét.
- Bố cục: 4 phần
1. Sự ra đời kì lạ của Gióng.
2. Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.
3. Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân.
4. Gióng bay về trời.
(20phút)
? Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chính?
- HS phát biểu.
II. Đọc - hiểu văn bản:
- Thánh Gióng.
? Chú bé làng Gióng được sinh ra trong hoàn cảnh nào?
- HS phát hiện.
- Học sinh bổ sung, nhận xét
1. Sự ra đời của Gióng:
- 2 vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức, bà ướm chân mình vào 1 vết chân rất to àthụ thai à12 tháng sinh ra 1 cậu bé, 5 tuổi vẫn không biết nói, cười, không biết đi.
? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh ra đời của Gióng?
- HS nhận xét.
=> Ra đời kỳ lạ.
? Việc xây dựng nhân vật Gióng ngay đầu tiên đã có nhiều nét kỳ lạ. Điều đó có tác dụng gì?
? Em hãy kể lại đoạn Thánh Gióng gặp sứ giả và nhận trách nhiệm cứu nước?
? Trong đoạn truyện này nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng những chi tiết kỳ ảo tưởng tượng. Em hãy chỉ rõ những chi tiết ấy?
? Chi tiết này có ý nghĩa gì? (Thảo luận nhóm ).
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
GV: Gióng non trẻ như nước ta buổi đầu dựng nước, ngay buổi bình minh của lịch sử cha ông ta đã phải đánh giặc cứu nước. Thánh Gióng còn là biểu tụơng của tuổi nhỏ chí cao, người mở đầu cho truyền thống của những anh hùng nhỏ tuổi bậc tiền bối của những Trần Quốc Toản, Võ Thị Sáu, Kim Đồng 
GV: Người anh hùng đánh giặc không thể chỉ có chí quyết tâm, không thể đánh giặc bằng tay mà cần có vũ khí mới chiến thắng kẻ thù.
? ở kinh thành mọi người ngày đêm rèn vũ khí. Chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh kể tóm tắt.
- Học sinh phát hiện.
-HS thảo luận nhóm. 
- Cử đại diện trả lời.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Tác giả tạo vòng hào quang quanh nhân vật ngay từ khi ra đời.
 Ngay từ khi ra đời Thánh Gióng đã được bao phủ 1 lớp sương huyền thoại. Đây là cách giới thiệu của truyện cổ dân gian àtạo sự hấp dẫn, tăng tính li kỳ.
2. Thánh Gióng gặp sứ giả và nhận trách nhiệm cứu nước.
- Lớn nhanh như thổi.
- Vươn vai biến thành tráng sĩ.
- Tiếng nói đầu tiên  đòi đi đánh giặc.
-> Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước qua hình tượng Gióng.
- Gióng là hình ảnh của nhân dân, lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ nhưng khi gặp cơn nguy biến họ rất mẫn cảm sẵn sàng đứng ra cứu nước
- Thánh Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt để đi đánh giặc.
- Nhân dân ta đã làm ra những vũ khí kim loại để đánh giặc (thời kỳ đồ sắt phát triển).
GV: Càng lạ hơn nữa từ sau hôm gặp sứ giả àchú bé lớn nhanh như thổi
? Chi tiết bà con vui lòng góp gạo nuôi Gióng gợi cho ta suy nghĩ gì?
- Học sinh suy nghĩ trả lời, nhận xét
* Bà con góp gạo nuôi Gióng
-> Tình làng nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết. 
Người anh hùng trưởng thành và lớn lên từ nhân dân và bởi sự chăm sóc, đùm bọc của nhân dân.
GV: Ngày nay hội làng "Gióng vẫn tổ chức thi nấu cơm, hái cà. Đây là hình thức tái hiện quá khứ lịch sử.
GV: Gọi học sinh đọc: '' Giặc đến
-> lên trời.
- HS đọc.
? Đoạn truyện kể về sự việc gì?
? Khi sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt  đến, Thánh Gióng có sự thay đổi lạ như thế nào?
- HS trả lời.
- HS trả lời.
3. Thánh Gióng đánh giặc
- Vươn vai trở thành tráng sỹ.
? Chi tiết này có ý nghĩa gì? ( Thảo luận nhóm ).
- Gọi đại diện trình bày.
- Học sinh thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớn lên nhanh để nhận trách nhiệm cứu nước. Lớn lên nhanh chóng trước nhiệm vụ cứu nước để đáp ứng nhiệm vụ đánh giặc của mình.
- Là sức mạnh của cả dân tộc khi đứng lên chống ngoại xâm.
GV: Nét độc đáo của trí tưởng tượng và lòng yêu nước ở đây và mới hôm qua trong thời bình minh đứa trẻ còn nhỏ mà hôm nay khi đất nước lâm nguy nó vươn vai 1 cái tức thì cao lớn muôn trượng dường như hễ có nhiệm vụ nặng nề bao nhiêu thì nó cao lớn bấy nhiều để thừa sức giết giặc, truyền thuyết Thánh Gióng là 1 truyện xây dựng lên sức mạnh 1 con người để nói sức mạnh cả 1 dân tộc. 
? Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc. Chi tiết này có ý nghĩa gì?
-HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời.
- Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
-> ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng.
GV: Cả những vật bình thường nhất của quê hương cũng cùng Gióng đánh giặc. Tre là sản vật của quê hương. Cả quê hương sát cánh cùng Gióng đánh giặc. ở nước ta đến cả cỏ cây cùng là vũ khí giết thù, đúng như lời Bác : "Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ko có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy , gộc"
-Học sinh
lắng nghe . 
? Truyện kể rằng: Sau khi đánh tan giặc, Gióng cởi áo giáp bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời. Chi tiết này có ý nghĩa gì?
GV: Đây chính là thể hiện quan niệm của nhân dân về người anh hùng cứu nước. Tất cả đều phi thường.
- Nhân dân muốn giữ mãi hình ảnh cao đẹp, rực rỡ của người anh hùng cứu nước.
- Học sinh trả lời.
-HS chú ý lắng nghe.
- Là người có công đánh giặc nhưng Gióng không màng danh lợi.
- Dấu tích chiến công Gióng để lại cho quê hương (ao hồ, dấu chân ngựa của Gióng, tre đằng ngà, vũ khí Gióng dùng giết giặc).
? Hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì?
? Truyện Thánh Gióng phản ánh sự thật lịch sử nào trong quá khứ của dân tộc?
GV: Hiện còn thờ Thánh Gióng ở Gia Lâm - Hà Nội, hàng năm có lễ hội Gióng.
? Hình tượng Thánh Gióng được tạo ra bằng những yếu tố thần kì. Với em chi tiết thần kì nào đẹp nhất? vì sao?
-HS trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS phát hiện.
4. ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng. 
- Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc.
-Ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường dân tộc.
- Vào thời Hùng Vương thứ 6 có giặc Ân ở phía Bắc sng xâm lược nước ta đồi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng.
- Chiến công đánh giặc vẫn còn in dấu...được phong làm Phù Đổng Thiên Vương....
- Cái vươn vai của Gióng.
- Gióng nhổ tre quạt giặc.
- Gióng bay về trời.
(5phút)
III. Tổng kết.
* Nghệ thuật
? Để xây dựng hình tượng Thánh Gióng tác giả dân gian đã sử dụng những chi tiết nào?
? Nhận xét gì về sự mở đầu và kết thúc của văn bản?
- HS khái quát.
-HS nhận xét.
 Chi tiết tưởng tượng kỳ lạ 
- Ra đời thần kỳ, ra đi thần kỳ (giống với các nhân vật thần thoại).
? Nội dung của truyền thuyết là gì?
- HS nêu nội dung.
* Nội dung:
* Ghi nhớ (SGK)
(7phút)
? Tại sao Hội khoẻ trong nhà trường lại mang tên Hội khoẻ phù đổng?
? Hình ảnh nào của Gióng đẹp nhất trong tâm trí em?
? Nếu vẽ tranh Thánh Gióng, em vẽ như thế nào?
- Học sinh phát biểu.
 -HS bộc lộ suy nghĩ.
IV. Luyện tập.
- Hội thi thể thao giành cho lứa tuổi thiếu niên.
- Mục đích : Khoẻ để học tập, lao động tốt.
- Tưởng nhớ tới anh hùng, nhắcnhở phát huy truyền thống.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.(2phút)
- Kể được truyện.
- ý nghĩa, làm bài tập 1, 2, 3 (SBT/10)
- Chuẩn bị trước: Bài "Từ mượn".	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 5-Thanh Giong.doc