Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 13-14, Tiết 57 đến 60 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Yến

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 13-14, Tiết 57 đến 60 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Yến

A. Phần chuẩn bị.

 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh hiểu :

 - Tập giải quyết một số đề bài tự sự tưởng tượng sáng tạo.

 - Rèn kĩ năng lập dàn bài cho đề bài tưởng tượng. Óc sáng tạo ở các em HS

 - Giáo dục HS có ý thức lựa chọn ngôn ngữ trong quá trình kể truyện. Ý thức tự giác trong việc chuẩn bị bài.

 II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK, SGV; soạn giáo án.

 - Học sinh: Ôn kĩ kiến thức cơ bản về kiểu bài kể chuyện tưởng tượng theo yêu cầu của giáo viên.

B. Phần thể hiện trên lớp.

 * Ổn định tổ chức: (1phút)

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

 + Lớp 6 A:./

 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

 * Câu hỏi:

 ? Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?

 * Đáp án - biểu điểm:

 - Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.

 - Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.

 II. Dạy bài mới:

 * Giới thiệu: (1 phút)

 Các em đã nắm được đặc điểm của bài văn tự sự kể chuyện tưởng tượng. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện tập kể chuyện tưởng tượng.

 

doc 20 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 13-14, Tiết 57 đến 60 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
NGỮ VĂN - BÀI 13, 14
Kết quả cần đạt.
 - Nắm được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
 - Biết vận dụng cách kể chuyện tưởng tượng vào thực hành luyện tập.
 - Nhớ nội dung và hiểu ý nghĩa của truyện Con hổ có nghĩa, qua đó hiểu phần nào cách viết truyện thời trung đại.
 - Củng cố và nâng cao một bước kiến thức về động từ đã học ở bậc tiểu học.
Ngày soạn: /12/2008 Ngày giảng: /12/2008
 Tiết 57. Tiếng Việt.
CHỈ TỪ
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh hiểu :
 - Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
 - Biết cách dùng từ trong khi nói và khi viết.
 - Giáo dục ý thức khi sử dụng từ ngữ. 
 II. Chuẩn bị:
Giáo viên nghiên cứu kĩ SGK, SGV; soạn giáo án.
Học sinh: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1 phút).
 - Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A:...../
 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
 * Câu hỏi: 
 ? Nêu đặc điểm của số từ và lượng từ? Lấy ví dụ có sử dụng số từ hoặc lượng từ?
 * Đáp án - biểu điểm:
	- Số từ là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thi thứ tự,số từ đứng sau danh từ. 
 (4 điểm)
	- Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
 (1 điểm)
	- Lượng từ là những từ chỉ số lượng ít hay nhiều của sự vật.(1 điểm)
	- Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm: (1 điểm)
	+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy, ...(0,5 điểm)
	+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: Các, những, mọi, mỗi, từng,...(0,5 điểm) 
	Ví dụ: HS lấy được ví dụ theo yêu cầu (2 điểm)
	 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1 phút). Các em đã nắm được kiến thức cơ bản về cấu tạo của cụm danh từ. Những phụ ngữ sau của cụm danh từ thường bổ sung ý nghĩa cho danh từ về đặc điểm tính chất của sự vật. Ngoài ra, phụ ngữ sau còn có những từ xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian. đó chính là chỉ từ. Vậy chỉ từ có tác dụng gì? Chỉ từ hoạt động trong câu như thế nào? Mời chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
? TB
 HS
? TB 
? TB
 HS
 HS
 ? TB
 HS
 HS
? KH
 HS
 ? TB
 HS
 GV
? TB
 HS
 GV
? TB
 HS
 HS
 GV
 HS
? TB 
 HS
? KH
 HS
 GV
 HS
 GV
 HS
? HS
 HS
 HS
? HS
 GV
- Treo bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa:
a) Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
 Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng [...].
(Em bé thông minh)
b) - ông vua - Ông vua nọ.
 - Viên quan - Viên quan ấy.
 - Làng - Làng kia.
 - Nhà - nhà nọ.
c) Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.
(Sự tích Hồ Gươm)
- Đọc ví dụ (a) chú ý những từ im đậm.
* Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
- nọ Š ông vua (DT) Š Tạo thành cụm danh từ.
- ấy Š Viên quan (DT) Š Tạo thành cụm danh từ.
- kia Š làng (DT) Š Tạo thành cụm danh từ.
-nọ Š nhà (DT) Š Tạo thành cụm danh từ.
* Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ?
- Những từ này, nọ, kia có tác dụng định vị sự vật trong không gian, nhằm mục đích tách biệt sự vật này với sự vật khác.
- Đọc ví dụ (b).
* So sánh các từ và các cụm từ trong ví dụ (b), từ đó rút ra ý nghĩa của các từ in đậm?
- Các từ ông vua, viên quan, làng, nhà là những danh từ còn thiếu tính xác định. Còn ý nghĩa các cụm danh từ ông vua nọ, viên quan ấy, làng kia, nhà nọ đã được cụ thể hoá, được xác định một cách rõ ràng trong không gian.
Š Như vậy các từ in đậm trong ví dụ (b) được dùng để định vị sự vật và xác định vị trí của sự vật trong không gian.
- Đọc ví dụ (c).
* Nghĩa của các từ ấy, nọ trong ví dụ (c) có điểm gì giống và khác với các trường hợp ở ví dụ (a)? So sánh các cặp ví dụ sau để thấy rõ điều đó?
 Ví dụ: 
 - viên quan ấy - hồi ấy 
 - nhà nọ - đêm nọ 
- Giống nhau: Nghĩa của các từ ấy, nọ trong các cặp từ trên đều có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho danh từ và định vị sự vật.
- Khác nhau: Tuy cùng định sự vật, nhưng một bên là định vị về không gian (viên quan ấy, nhà nọ), còn một bên sự định vị về thời gian (hồi đó, đêm nọ).
=> Tất cả những từ in đạm trong các ví dụ vừa tìm hiểu được là chỉ từ.
* Vậy em hiểu thế nào là chỉ từ?
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học.
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.137).
- Các em đã nắm được thế nào là chỉ từ. Vậy hoạt động của chỉ từ trong câu như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo Š
* Trong các câu đã dẫn ở bài tập I, chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì?
- Trong các câu đã dẫn ở phần I, chỉ từ đảm nhiệm vai trò làm phần phụ sau trong cụm danh từ:
viên quan ấy , nhà nọ, hồi ấy, đêm nọ.
- Dùng bảng phụ có ghi ví dụ trong phần II.
- Đọc ví dụ:
a) Cuộc chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.
 (Hồ Chí Minh)
b) Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục làm bánh chưng, bánh giầy.
 ( Bánh chưng, bánh giầy)
* Tìm chỉ từ trong hai ví dụ trên và xác định chức vụ của chúng trong câu?
- Ví dụ (a): đó làm chủ ngữ.
- Ví dụ (b): đấy làm trạng ngữ.
* Qua các ví dụ, em có nhận xét gì về vai trò của các chỉ từ trong câu?
- Trình bày.
- Nhận xét và chốt nội dung.
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.138).
- Để các em nắm vững nội dung bài học, chúng ta cùng chuyển sang phần luyện tập.
- Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.138).
* Tìm chỉ từ trong những câu (SGK,T.138), xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy?
- Làm việc cá nhân sau đó trình bày kết quả (có nhận xét, bổ sung).
- Đọc bài tập 2 (SGK,T.138).
* Thay các cụm từ in đậm bằng các chỉ từ thích hợp và giải thích vì sao cần thay như vậy?
Š Gợi ý: 
- Có thể thay: 
a) Đến chân núi Sóc bằng đến đấy.
b) Làng bị lửa thiêu cháy bằng làng ấy.
=> Thay như vậy để tránh lặp từ.
I. Chỉ từ là gì.
 (11 phút)
 1. Ví dụ:
1. Bài học:
 Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
 * Ghi nhớ:
 (SGK,T.137)
II. Hoạt động của chỉ từ trong câu. (11 phút)
 1. Ví dụ:
 2. Bài học:
 Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
* Ghi nhớ:
 (SGK,T.138)
II. Luyện tập.
 (17 phút)
 1. Bài tập 1:
 (SGK,T.138)
Các chỉ từ:
a) Hai thứ bánh ấy 
- Định vị sự vật trong không gian.
- Làm phụ ngữ sau cho cụm danh từ.
b) Đấy, đây: 
- Định vị sự vật trong không gian.
- Làm chủ ngữ.
c) Nay:
- Định vị sự vật trong thời gian.
- Làm trạng ngữ.
d) Đó:
- Định vị sự vật trong thời gian.
- Làm trạng ngữ.
 2. Bài tập 2.
 (SGK,T.138)
III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
	- Về nhà học thuộc hai ghi nhớ (SGK,T.137, 138).
	- Làm 3 bài tập trong SGK.
	- Đọc và chuẩn bị bài tập làm văn: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng theo (SGK,T139, 140).
=========================================
Ngày soạn: /12/2008 Ngày giảng: /12/2008
 Tiết 58. Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh hiểu :
	- Tập giải quyết một số đề bài tự sự tưởng tượng sáng tạo.
	- Rèn kĩ năng lập dàn bài cho đề bài tưởng tượng. Óc sáng tạo ở các em HS
 - Giáo dục HS có ý thức lựa chọn ngôn ngữ trong quá trình kể truyện. Ý thức tự giác trong việc chuẩn bị bài.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK, SGV; soạn giáo án. 
 - Học sinh: Ôn kĩ kiến thức cơ bản về kiểu bài kể chuyện tưởng tượng theo yêu cầu của giáo viên. 
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./
 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	* Câu hỏi:
	? Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
	* Đáp án - biểu điểm:
	- Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
	- Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
 II. Dạy bài mới:
	* Giới thiệu: (1 phút)
	Các em đã nắm được đặc điểm của bài văn tự sự kể chuyện tưởng tượng. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện tập kể chuyện tưởng tượng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 HS
 ? TB
 HS
 GV
? TB
 HS
 GV
 ? TB
 HS
 GV
? KH
 HS
? KH
 HS
 GV
? KH
 HS
 GV
 GV
 HS
 GV
 HS
? HS
 HS
 GV
- Đọc đề bài.
* Xác định yêu cầu của đề bài trên? (Kiểu bài, nội dung, giới hạn).
 - Kiểu bài: tự sự - Kể chuyện tưởng tượng.
 - Nội dung: 
 + Chuyến về thăm trường cũ sau mười năm. 
 + Cảm xúc, tâm trạng của em trong và sau chuyến thăm ấy.
 - Phạm vi, giới hạn: Kể chuyện về thời tượng lai nhưng không được kể tưởng tượng lung tung, cần căn cứ vào hiện tại
- Lưu ý HS:
* Mười năm nữa là lúc em bao nhiêu tuổi? Dự kiến lúc đó em đang học đại học hay đã đi làm?
- Nếu học lớp 6, em đang là 12 tuổi, thì mười năm sau sẽ là 22 tuổi. Nếu học trung cấp thì em đã ra làm việc, nếu học đại học thì vừa tốt nghiệp xong, nếu đi bộ đội nghĩa vụ thì em đã ra quân rồi.
- Sau khi các em đã lựa chọn vị trí của bản thân sau mười năm nữa, bước tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm ý cho bài viết của mình.
* Hãy hình dung, sau mười năm trở lại trường, em sẽ kể những gì?
- Kể tâm trạng hồi hộp sau mười năm mới trở lại trường.
- Kể lại những đổi thay của ngôi trường thân yêu ngày nào.
- Kể về cuộc gặp gỡ của em với thầy, cô giáo cũ, với bạn bè cùng lớp, cùng khoá (Tâm trạng vui mừng, cuộc trò chuyện vui vẻ, xúc động, ôn lại những kỉ niệm xưa,...)
- Bước tiếp theo chúng ta cùng lập dàn ý cho bài văn kể chuyện tưởng tượng này Š
* Em hãy nhắc lại dàn ý chung của bài văn tự gồm có mấy phần? Cho biết nhiệm vụ của từng phần?
Nhắc lại theo yêu cầu:
- Dàn ý của bài văn tự sự gồm có ba phần:
 + Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
 + Thân bài: Kể về diễn biến sự việc.
 + Kết bài: kể kết thúc sự việc.
* Căn cứ vào những ý đã tìm được, em sẽ sắp xếp các ý thành một dàn ý cụ thể?
- Trình bày.
- khái quát lại nội dung:
* Theo em, phần thân bài nên kể những gì?
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung).
- Bổ sung và khái quát nội dung lên bảng.
- Hướng dẫn HS viết đoạn (chia lớp viết theo tổ):
+ Tổ 1: Viết phần mở bài.
+ Tổ  ... bất ngờ, đặc sắc, tạo nên sự phát triển và sức hấp dẫn của câu chuyện, gây sự tò mò, lúng túng khi theo dõi của người đọc, người nghe. Đây cũng chính là cách xây dựng tình huống, một yếu tố không thể thiếu được trong văn tự sự. Điều này các em đã được học và vận dụng thành thạo trong quá trình tạo lập văn bản tự sự.
* So sánh việc trả ơn của hai con hổ có gì khác nhau? Qua đó, em có nhận xét gì về cái nghĩa của con hổ thứ hai?
- Con hổ thứ nhất với bà đỡ: Đền ơn một lần là xong.
- Con hổ thứ hai với bác tiều: Đền ơn suốt đời, lúc sống cũng như lúc chết => Ân nghĩa. thuỷ chung sâu nặng.
- Khái quát và chốt nội dung.
* Qua truyện “Con hổ có nghĩa” em hiểu gì về nghệ thuật viết truyện thời trung đại?
- Dùng biện pháp nghệ thuật nhân hoá và ẩn dụ.
- Mượn chuyện vật để dạy cách làm người.
- Giảng bổ sung: Các truyện thời trung đại thường mang tính giáo huấn, truyền dạy người ta về đạo đức làm người. Truyện còn đơn giản cả về cốt truyện, nhân vật và lời kể. Tuy nhiên, cách viết truyện bằng hư cấu, tưởng tượng đã bắt đầu được vận dụng.
* Truyện Con hổ có nghĩa là loại truyện hư cấu. Nhưng các nhân vật: bà đỡ và bác tiều lại mang địa chỉ cụ thể (người ở huyện Đông Triều, người ở huyện Lạng Giang). Điều đó có ý nghĩa gì?
- Truyện viết như vậy, làm cho câu chuyện thêm tính chân thực, có sức thuyết phục hơn. 
- Giảng bổ sung: Đó là tình trạng văn, sử bất phân trong văn học trung đại. Truyện hư cấu vẫn có thể mang dấu vết ghi chép lịch sử.
* Theo em, qua câu chuyện Con hổ có nghĩa, tác giả muốn truyền tới người đọc những bài học đạo đức nào?
- Trình bày.
- Nhận xét, khái quát và chốt nghệ thuật, nội dung.
* Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ?
- Gợi ý:
 - Nhà có nuôi và chăm sóc một con chó.
 - Tình cảm của cả nhà dành cho con chó đó như thế nào?
 - Con chó có nghĩa với chủ như thế nào: (trông nhà ngày cũng như đêm,...)
- Suy nghĩ và kể lại (có nhận xét bổ sung).
I. Đọc và tìm hiểu chung. (7 phút)
 1. Truyện trung đại:
 - Truyện trung đại tồn tại và phát triển trong môi trường văn học trung đại (TK X - TK XIX), cốt truyện thường đơn giản, hay sử dụng chi tiết li kì hoang đường, mang tính giáo huấn. 
2. Tác giả, tác phẩm:
- Vũ Trinh (1759 - 1828), quê ở Xuân Lan, huyện Lang Tài, Trấn Kinh Bắc (nay thuộc Tỉnh Bắc Ninh). Đỗ Hương Cống năm 17 tuổi, làm quan thời Lê, Nguyễn.
- Truyện “Con hổ có nghĩa” được tuyển chọn từ tập “Lan trì kiến văn lục” viết bằng chữ Hán vào khoảng (1780 - 1802).
 3. Đọc văn bản:
II. Phân tích văn bản.
(20 phút)
 1. Cái nghĩa của con hổ thứ nhất:
 Con hổ sống có tình nghĩa: Yêu thương người thân và biết ơn người đã cứu giúp mình.
 2. Cái nghĩa của con hổ thứ hai:
 Con hổ với bác tiều: ân nghĩa, thuỷ chung sâu sắc .
III. Tổng kết - ghi nhớ.
(3 phút)
 - Truyện Con hổ có nghĩa là loại truyện hư cấu, tưởng tượng, sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ (mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người.
- Truyện đề cao ân nghĩa, trong đạo làm người.
IV. Luyện tập.
(5 phút)
III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
Học bài, nắm chắc nội dung ghi nhớ.
- Đọc thêm “Bia con vá”.
Đọc và chuẩn bị bài “Động từ” theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
=========================================
Ngày soạn: / 12/2008 Ngày giảng: /12/2008
 Tiết 60. Tiếng Việt:
ĐỘNG TỪ
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh hiểu :
	- Nắm được đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng. Biết sử dụng đúng động từ khi nói và khi viết.
	- Luyện kĩ năng nhận biết, phân loại động từ, sử dụng đúng động từ và cụm động từ trong khi nói và khi viết.
 - Giáo dục HS ý thức khi sử dụng động từ trong ngôn ngữ nói và viết.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án. 
 - Học sinh: Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa).
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./
 + Lớp 6 B:......../ 
 I. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)(Miệng)
	* Câu hỏi: 
	? Chỉ từ là gì? Nêu hoạt động của chỉ từ trong câu? Lấy ví dụ có sử dụng chỉ từ?
	* Đáp án - biểu điểm:
	- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. (3,5 điểm)
	- Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. (3,5 điểm)
	- Ví dụ: (3 điểm)
	Đêm hôm ấy trăng rất sáng.
 II. Dạy bài mới: 
 * Giới thiệu bài: (1 phút).
	Ở tiểu học các em đã được làm quen với động từ. Vậy động từ có những đặc điểm gì? Có những loại động từ nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay...
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
? KH
 HS
 GV
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
 GV
? KH
 HS
 GV
 HS
? KH
 HS
 GV
 GV
? KH
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
 GV
 HS 
 GV
 HS
? TB
 HS
 HS
? BT
 GV
* Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, em hãy nhắc lại thế nào là động từ?
- Từ chỉ hoạt động hay trạng thái của người hay sư vật gọi là động từ.
- Treo bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa (T.128):
Ví dụ: 
a) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
(Em bé thông minh)
b) Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. [...] Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
(Bánh chưng, bánh giầy)
c) Biển vừa treo lên, có người qua đường, xem cười bảo:
- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là “cá tươi”?
 (Treo biển)
- Đọc ví dụ: 
* Tìm động từ trong các ví dụ trên?
- Động từ trong các ví dụ:
a) đi, đến, ra, hỏi.
b) lấy, làm, lễ.
c) treo, có, cười, bảo, bán, phải, đề.
* Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì?
- Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật:
+ Chỉ hoạt động: đi, đến, ra, hỏi, lấy, làm, lễ, treo, cười, bảo, bán, đề.
+ Trạng thái: có (ĐT chỉ trạng thái tồn tại hoặc sở hữu của người hoặc vật được nêu ở chủ ngữ).
+ Động từ tình thái: phải (ở trong điều kiện bắt buộc không thể không làm, nhất thiết không thể khác hoặc nhất thiết cần có).
* Phân tích câu trúc ngữ pháp ở ví dụ (a)?
- Phân tích.
- Gạch chân các thành phần câu theo kết quả phân tích của HS.
*Em thấy động từ giữ vai trò làm thành phân gì trong câu? Thường kết hợp với những từ ngữ nào ở phía trước?
- Quan sát các ví dụ, ta thấy động từ thường làm vị ngữ trong câu; 
- Động từ thường kết hợp được với: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ, cũng...để tạo thành cụm động từ.
* Hãy so sánh sự khác biệt giữa động từ và danh từ?
- Trình bày.
- Khái quát lên bảng so sánh:
Động từ
Danh từ
- Kết hợp được với: vẫn, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ,...(Ví dụ: hãy học, vẫn làm, sẽ đi, đang đến,...).
- Thường là vị ngữ trong câu.
- Khi làm chủ ngữ (ít khi), mất khả năng kết hợp với vẫn, sẽ. đang, hãy, đừng, chớ,...(Ví dụ: Học tập là nghĩa vụ quan trọng hàng đầu của học sinh. Trong câu này động từ học tập làm chủ ngữ. Bởi vậy không thể thêm các từ đã, sẽ, đang,... kết hợp với từ học tập).
- Không thể kết hợp với số từ, lượng từ.
- Không kết hợp với vẫn, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ,...
- Thường làm chủ ngữ trong câu.
- Khi làm vị ngữ phải có “là” đứng trước.
- Kết hợp với số từ. lượng từ, (Ví dụ: ba khóm hoa hồng, ba con trâu,...).
* Qua phân tích, em thấy động từ có những đặc điểm gì?
- Trình bày.
- nhận xét, chốt nội dung bài học Š
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.146)
* Hãy đặt một câu có sử dụng số từ? Chỉ rõ số từ trong câu?
 Ví dụ:
 - Lao động /là nghĩa vụ của mỗi công dân.
- Sống, chiến đấu, lao động và học tập /theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Chuyển: Như vậy, các em đã nắm được đặc điểm của động từ. Vậy trong tiếng Việt có những loại động từ nào Š 
- Dùng bảng phân loại động từ.
* Xếp các động từ sau vào bảng phân loại bên dưới: buồn, chạy, cười, dám, đau, đi, định, đọc đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yêu. 
- Lên bảng, xếp theo yêu cầu (có nhận xét, bổ sung):
Thường đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau
Không đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi
Làm gì
chạy, cười, đi, đọc, đứng, hỏi, ngồi.
Trả lời các câu hỏi: làm sao?, thế nào?
Dám, toan, định.
Gãy, nhức, nứt, đau, buồn, yêu, ghét, vui.
* Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên?
- Động từ thường đòi hỏi động từ khác đi kém phía sau (đ/t tình thái): cần, nên, phải, có thể, không thể,...
- Động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau: 
+ Đ/t chỉ hành động: đánh, nhảy, suy nghĩ,..
+ Đ/t chỉ trạng thái: vỡ.bể, mòn, đau, ốm, nhức nhối, bị, được, muốn, sợ,...
* Qua tìm hiểu các ví dụ, em thấy trong tiếng Việt có những động từ chính nào?
- Trình bày.
- Nhận xét, khái quát nội dung bài học Š 
- Đọc Ghi nhớ: (SGK, T.146). 
- Chuyển: Để giúp các em nắm chắc nội dung bài học, chúng ta cùng luyện tập trong phần tiếp theo Š 
- Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.147).
* Tìm động từ trong truyện Lợn cưới áo mới. cho biết những động từ ấy thuộc loại nào?
- Suy nghĩ, làm việc cá nhân (3 phút)Š Trình bày kết quả (có nhận xét, bổ sung).
- Đọc yêu cầu bài tập 3 (SGK,T.129).
* Chính tả (nghe - viết): Con hổ có nghĩa (từ Hổ đực mừng rỡ Š làm ra vẻ tiễn biệt).
- Đọc cho HS viết chính tả theo yêu cầu. Lưu ý viết đúng: l,đ; th,t.
- Có thể thu một số bài, nhận xét, chữa lỗi, cho điểm.
I. Đặc điểm của động từ. (12 phút) 
 1. Ví dụ:
 2. Bài học:
 - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
 - Động từ thường kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,...để tạo thành cụm danh từ.
 - Chức vụ điển hình trong câu của cụm động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,...
* Ghi nhớ (SGK,T.146)
II. Các loại động từ chính. (10 phút)
 1. Ví dụ:
 2. Bài học:
- Trong tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý là:
+ Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
+ Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
 - Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm hai loại nhỏ:
 + Động từ chỉ hành động (trả lời cho câu hỏi Làm gì)
+ Động từ chỉ trạng thái (trả lời cho câu hỏi Làm sao?, Thế nào?). 
 * Ghi nhớ:
 (SGK,T.146)
III. Luyện tập. 
 (15 phút)
 1. Bài tập 1: 
 (SGK,T.147)
 Động từ:
- khoe, may, đem, mặc, hóng, đợi, khen, thấy, chạy, đứng, đi, hỏi, giờ, bảo. (động từ chỉ hành động)
- tức, tức tốii, tức tưởi (động từ trạng thái). 
 2. Bài tập 3: 
 (SGK,T.147)
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút).
	- Học thuộc nội dung ghi nhớ (SGK, T.129,130).
	- Làm lại bài tập 2 (SGK,T.147)
	- Đọc và chuẩn bị bài tiếng Việt: Cụm động từ (trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa).

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 15.doc