Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 77 đến 129 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Quốc Huy

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 77 đến 129 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Quốc Huy

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS nắm được:

1. Kiến thức:

 - Khái niệm phó từ:

 + Ý nghĩa khái quát của phó từ.

 + Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ).

 - Các loại phó từ.

2. Kĩ năng:

 Kỹ năng dạy học:

 - Nhận diện phó từ trong văn bản.

 - Phân biệt các loại phó từ.

 - Sử dụng phó từ để đặt câu.

3.Thái độ:

 - Giáo dục thái độ học tập tích cực;

 - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II/ PHƯƠNG PHÁP:

Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, quy nạp, tổng hợp.

III/ CHUẨN BỊ:

 1/ Đối với GV:

+ Soạn bài

+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

+ Bảng phụ viết VD, phiếu học tập.

 2/ Đối với Học sinh:

 Soạn bài, bảng phụ.

 

doc 163 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 77 đến 129 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Quốc Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2011 - 2012
Tuần 20	Ngày soạn: 04/01/2012
Tiết 77 + 78	:	Ngày giảng: 06, 07/01/2012 
Bài 18: Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
(Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức:
-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
-Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
-Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kĩ năng:
	a) Kỹ năng dạy học:
-Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả
-Phân tích nhân vật trong đoạn trích.
-Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
b) Kỹ năng sống: 
Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.
Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
3.Thái độ: Rèn luyện tính khiêm tốn, không kiêu căng, tự mãn. Biết rút ra những bài học trong cuộc sống. 
II/ PHƯƠNG PHÁP:
PP: Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm, cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về lối sống khiêm tốn, tôn trọng người khác, phân tích, bình giảng, tổng hợp.
KT: động não: suy nghĩ về cách ứng xử của các nhân vật trong truyện.
III/ CHUẨN BỊ:
 1/ Đối với GV: Soạn bài, chân dung Tô Hoài, bức tranh Dế Mèn phiêu lưu ký. 
 2/ Đối với Học sinh: Soạn bài, tập kể tóm tắt.
IV/ TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
Học sinh cá biệt
Ghi chú
Trong đó
6C
DT
Nữ DT
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
6E
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
V/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1/ Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số và chấn chỉnh nề nếp của lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3/ Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
	(Tiết 77)	 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung.
PP vấn đáp. phân tích, bình giảng. KT động não.
- Nêu những hiểu biết của em vè nhà văn Tô Hoài.
- Tác phẩm có xuất xứ như thế nào?
*GV: Hướng dẫn đọc.
- Hãy kể tóm tắt truyện?
- Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật chính là ai?(Ngôi thứ nhất. Dế Mèn).
- Theo em, truyện có mấy sự việc chính?
- 3 sự việc chính:
- Bài văn được chia theo bố cục như thế nào?
 Hoạt động 2:HD HS Tìm hiểu chi tiết.
PP vấn đáp. phân tích, thảo luận nhóm, bình giảng. KT động não.
I. Đọc, Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Tô Hoài (Nguyễn Sen): 1920
- Quê: Hà Nội
- Viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám với nhiều thể loại. Có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi.
2. Tác phẩm:
-Bài học đường đời đầu tiên trích từ truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” - xuất bản lần đầu năm 1941
3. Đọc: giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang ở đoạn đầu miêu tả Dế Mèn.
 4. Tóm tắt:
 5. Giải nghĩa từ khó:(SGK,Tr 9)
 6. Bố cục: 2 đoạn.
+Đoạn 1: Từ đầu đến "Đứng đầu thiên hạ rồi" 
Þ Miêu tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn.
+Đoạn 2: Còn lại 
Þ Kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế mèn.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
* GV: Gọi HS đọc đoạn 1
 - Hình ảnh Dế Mèn được miêu tả như thế nào?
 ( về hình dáng bề ngoài, về hành động, cử chỉ, về tính cách?)
 - HS thảo luận nhanh- trình bày cá nhân.
- Vậy em có nhận xét gì về ngoại hình của Dế Mèn?
- Vậy em có nhận xét gì về hành động của Dế Mèn?
- Qua ngoại hình, hành động em có nhận xét gì về nhân vật Dế Mèn?
(Tiết 78)
1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn:
* Ngoại hình:
- Càng: mẫm bóng
- Vuốt: cứng, nhọn hoắt, đạp phành phạch
- Cánh: áo dài chấm đuôi
- Đầu: to, nổi từng tảng
- Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
- Râu: dài, uốn cong 
Þ Chàng Dế thanh niên cường tráng, rất khoẻ, tự tin, yêu đời và rất đẹp.
* Hành động:
- Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung đùi.
- Quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó
- Đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạm, trịnh Trọng vút râu... 
- Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ.
Þ Quá kiêu căng, hợm hĩnh, không tự biết mình.
 Þ Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng nhưng tính cách kiêu căng, hung hăng, hống hách, coi mình hơn tất cả.
PP vấn đáp. phân tích, KT động não.
- Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh của Dế choắt? 
- Em hãy cho biết thái độ của Dế mèn đối với Dế Choắt?
- Qua đó, Dế Mèn đã bộc lộ tính cách gì?
- Em hãy nhận xét cách Dế Mèn gây sự với chị Cốc: rủ Dế Choắt trêu chị Cốc, gây sự bằng câu hát: "Vặt lông ... tao ăn"?
- Nêu diễn biến tâm trạng của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế choắt? 
- Tâm trạng ấy cho em hiểu gì về Dế Mèn?
- Em hãy cho biết nội dung và nghệ thuật của truyện.
PP tổng hợp, vấn đáp. KT động não.
- Hãy cho biết ý nghĩa của truyện?
HS đọc ghi nhớ (SGK, Tr 11).
Hoạt động 4
PP tổng hợp, thực hành, cặp đôi chia sẻ, KT động não.
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn:
* Hình ảnh Dế Choắt:
- Như gã nghiện thuốc phiện;
- Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mủi ngẩn ngơ;
- Xưng: em. Muốn được giúp đỡ.
- Hôi như cú mèo;
- Có lớn mà không có khôn;
- Xấu xí, gày gò ốm yếu, ăn xổi ở thì.
-Hiền lành, từ tốn, rất cần sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
* Dế Mèn đối với Dế Choắt:
- Gọi Dế Choắt là chú mày.
- Dế Choắt lười biếng, xấu xí, yếu ớt, đáng khinh.
- Muốn ra oai với Dế Choắt.
→ Mèn bộc lộ tính cách khinh thường, trịnh thượng, ích kỉ, kiêu căng, lỗ mãng với bạn.
* Dế Mèn khi trêu chị Cốc
- Nghịch ranh trêu chị Cốc, thái độ xấc xược, hỗn láo, để Choắt bị chết oan.
- Sợ hãi, khiếp, nằm im thin thít. 
- Bàng hoàng, ngớ ngẩn, hốt hoảng, lo sợ khi nghe tin Dế Choắt chết.
- Ân hận nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
Þ DM còn có tình cảm đồng loại, biết ăn năn hối lỗi.
III. TỔNG KẾT:
1. Nội dung: 
- Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn- Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết oan của Dế Choát.
- Dế Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên.
2. Nghệ thuật:
- Kể chuyện kết hợp miêu tả;
- Xây Dựng hình tượng Dế Mèn gần gũi trẻ thơ.
- Sử dụng các biện pháp tu từ có hiệu quả, lời văn giàu hình ảnh.
3. Ý nghĩa:
Đoạn trích nêu lên bài học: Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
4. Ghi nhớ: (SGK, Tr 11)
IV. LUYỆN TẬP:
1. Theo em có đặc điểm nào của con người được gán cho các con vật ở truyện này? Em biết tác phẩm nào cũng có cách viết tương tự như thế?
Dế Mèn: Kiêu căng nhưng biết hối lỗi.
Dế Choắt: yếu đuối nhưng biết tha thứ. Cốc: tự ái, nóng nảy.
Các truyện: Đeo nhạc cho mèo, Hươu và Rùa...
VI/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1/ Củng cố:
	Em hãy nêu những ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của truyện?
	Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 8 câu miêu tả Dế Mèn.
2/ Dặn dò:
	Tóm tắt lại đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”
	Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 6 câu nói lên cảm nhận về nhân vật Dế Choắt.
	Soạn bài Phó từ.
VII/ RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 20	Ngày soạn: 07/01/2012	
Tiết 79:	Ngày dạy: 09/01/2012 
Tiếng việt: PHÓ TỪ 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức: 
	- Khái niệm phó từ:
	+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.
	+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ).
	- Các loại phó từ.
2. Kĩ năng:
	Kỹ năng dạy học:
	- Nhận diện phó từ trong văn bản. 
	- Phân biệt các loại phó từ.
	- Sử dụng phó từ để đặt câu.
3.Thái độ: 
	- Giáo dục thái độ học tập tích cực;
	- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, quy nạp, tổng hợp.
III/ CHUẨN BỊ:
 1/ Đối với GV: 
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bảng phụ viết VD, phiếu học tập.
 2/ Đối với Học sinh: 
	Soạn bài, bảng phụ.
IV/ TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
Học sinh cá biệt
Ghi chú
Trong đó
6C
DT
Nữ DT
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
6E
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
V/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1/ Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số và chấn chỉnh nề nếp của lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
	Em hãy nêu khái niệm động từ, tính từ. Cho ví dụ.
3/ Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
PP vấn đáp. phân tích, quy nạp. KT động não.
I/ PHÓ TỪ LÀ GÌ?
* GV: Treo bảng phụ đã viết các Ví dụ (SGK – Tr 12).
* GV cho HS đọc Ví dụ.
- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ Sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
- Nếu quy ước những từ in đậm là X và những từ bổ sung là Y em hãy vẽ mô hình cụ thể từng trường hợp?
* GV: Những từ chuyên đi kèm theo động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ gọi là phó từ.
- Phó từ là gì?
* Bài tập nhanh: (Bảng phụ)
xác định mô hình X + Y hoặc Y +X trong 2 ngữ cảnh sau:
a. Ai ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau
(Ca dao)
b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. (Tô Hoài)
1/ Xét các ví dụ:
- Các từ: đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất, ra bổ sung ý nghĩa cho các từ: đi, ra, thấy, lỗi lạc, soi gương, ưa nhìn ... ài cũ: 
	Thế nào là thành phần chính của câu? Nêu khái niệm CN, VN?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I : Câu thiếu chủ ngữ
- Học sinh đọc ví dụ .
- Hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ của hai câu ? câu nào viết thiếu chủ ngữ ? 
+ Câu a : Thiếu chủ ngữ 
- Học sinh chữa lại câu a. 
+ Thêm chủ ngữ : tác giả 
+ Biến trạng thành chủ ngữ : Truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí “
+ Biến vị ngữ thành một cụm chủ – vị . Em thấy Dế Mèn biết phục thiện. 
Hoạt động II: Câu thiếu vị ngữ
- Học sinh đọc ví dụ : 
- Hãy tìm chủ ngữ , vị ngữ của từng câu ? Câu nào viết thiếu vị ngữ ? 
+ Câu b và câu c -> thiếu vị ngữ . 
- Học sinh chữa lại câu b và câu c. 
+ Thêm vị ngữ ở câu b đã để lại trong em niềm kính phục” . 
+ Thêm vị ngữ ở câu c : là bạn thân của em . 
Hoạt động III: Luyện tập
- Học sinh làm bài 1 : 
- Gọi học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét -> cả 3 câu đều có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ . 
- Học sinh làm bài 2 – Gv gọi đọc . 
- Giáo viên nhận xét : câu b thiếu chủ ngữ 
 Câu c thiếu vị ngữ . 
- Học sinh thảo luận nhóm : bài 3 làm vào bảng phụ – Gv nhận xét . 
Học sinh thảo luận nhóm : bài 4 . làm vào bảng phụ – Gv nhận xét .Giáo viên chép ví dụ lên bảng . 
Học sinh đọc ví dụ . 
Học sinh xác định chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu . 
- Hãy cho biết câu nào là câu miêu tả? Câu nào là câu tồn tại . 
- Học sinh đọc đoạn văn rồi điền câu thích hợp vào chỗ trống . 
Điền câu b . 
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Câu thiếu chủ ngữ 
 Chữa lại câu a : Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí”, tác giả cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện . 
2. Câu thiếu vị ngữ 
Chữa lại câu b và c . 
Câu b : Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù đã để lại trong em niềm kính phục . 
Câu c : Ban Lan, người học giỏi nhất lớp 6A, là bạn thân của em .
II.LUYỆN TẠP : 
Bài 1 : 
a/ ai / không làm gì ? 
b/ Con gì / như thế nào ? 
c/ Ai ? / như thế nào ? 
Bài 2 : câu b : bỏ từ “ với” . 
câu c : thêm vị ngữ : luôn đi theo chúng tôi suốt cuộc đời . 
Bài 3 : 
Bài 4 : 
VI. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
	1/ Củng cố: 
	- Em hãy cho biết các lỗi về CN, VN;
	- Cách sửa các lỗi ấy như thế nào?
	- Em hãy cho Ví dụ về câu mắc lỗi CN, VN và sửa lại cho đúng.
 	2/ Dặn dò: 
	- Nhớ được cách chữa lỗi do đặt câu thiếu CN, thiếu VN;
	- Ôn tập văn miêu tả chuẩn bị làm bài văn số 7 – “MIÊU TẢ SÁNG TẠO”
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
..
----------------------------------------------------------
Tuần 32	Ngày soạn 14/4/2012
Tiết 127, 128	Ngày dạy: 21/4/2012
	Lớp dạy: 6C, 6E.
Tập làm văn VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
(Làm tại lớp)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức:
- Đánh giá năng lực sáng tạo trong khi thực hành viết bài văn miêu tả (tả cảnh hoặc tả người).
	- Năng lực vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng đã được học ở các tiết học trước.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng viết nói chung (diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp)
	- Viết bài văn hoàn chỉnh.
3.Thái độ:
- Giáo dục HS tính sáng tạo, cẩn thận trong làm bài.
- Có ý thức thái độ nghiêm túc, trung thực trong quá trình làm bài
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Chuẩn bị đề kiểm tra.
2. Học sinh: Giấy kiểm tra, bút viết, thước kẻ.
III. PHƯƠNG PHÁP : 
1. Phương pháp: 
Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kỹ thuật dạy học: 
Giao nhiệm vụ, động não, thực hành có hướng dẫn.
IV. TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:
Lớp
Sĩ số: 
42
Học sinh vắng
Học sinh cá biệt
Ghi chú
Trong đó
6C
DT
Nữ DT
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
0
0
6E
 35
 3	 3
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: 
- Kiểm diện sĩ số, chấn chỉnh nề nếp. 
- Kiểm tra thái độ tác phong của học sinh trước khi làm bài.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu đề bài.
GV ghi đề lên bảng cho HS làm bài.
GV chuẩn bị dàn ý:
Dàn ý:
1. Mở bài: (1,5đ)
2. Thân bài: (7đ)
3. Kết bài: (1,5đ)
Hoạt động 2: HS làm bài. GV theo dõi, nhắc nhở.
GV thu bài để chấm điểm.
 GD HS ý thức nghiêm túc khi làm bài kiểm tra, thi cử.
Đề bài : 
.
VI. KẾT QUẢ:
*Thống kê chất lượng:
Lớp
SSHS
Giỏi
TL
Khá
TL
TB
TL
Yếu
TL
Kém
TL
6C
 42
6E
35
*Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và đề kiểm tra:
VII. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
 1/ Củng cố:
 - Em hãy xác định yêu cầu của đề bài;
 - Em hãy lập dàn ý cho đề văn.
 2/ Dặn dò:
 Soạn tiết 129 VIẾT ĐƠN.
VIII. RÚT KINH NGHIỆM:
1/ Nội dung:	
2/ Phương pháp:	
3/ Sử dụng ĐDDH:	
Tuần 33	Ngày soạn 21/4/2012
Tiết 129	Ngày dạy: 23, 25/4/2012
	Lớp dạy: 6C, 6E.
 Tập làm văn VIẾT ĐƠN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức:
- Hiểu các tình huống cần viết đơn: Khi nào viết đơn? Viết đơn để làm gì?
	- Biết cách viết các loại đơn thường và nội dung không thể thiếu trong đơn.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng viết đơn đúng cách.
	- Nhận ra và sữa được những sai sót thường gặp khi viết đơn.
3.Thái độ:
 Giáo dục tính cẩn thận cho HS.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: một số loại đơn từ, soạn bài, SGK, SGV.
2. Học sinh: tìm hiểu về cách viết đơn.
III. PHƯƠNG PHÁP : 
1. Phương pháp: 
Thuyết trình, thảo luận nhóm, nêu gợi, vấn đáp, trực quan.
2. Kỹ thuật dạy học: 
Giao nhiệm vụ, động não, thực hành có hướng dẫn, lập bản đồ tư duy.
IV. TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:
Lớp
Sĩ số: 
42
Học sinh vắng
Học sinh cá biệt
Ghi chú
Trong đó
6C
DT
Nữ DT
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
0
0
6E
 35
 3	 3
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: 
- Kiểm diện sĩ số, chấn chỉnh nề nếp. 
- Kiểm tra thái độ tác phong của học sinh trước khi làm bài.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Trong những trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn?
	 A. Em phạm lỗi với thầy giáo và muốn xin thầy tha lỗi.
	 B. Em nhặt được chiếc cặp của một bạn bỏ quên tại trường.
	 C. Em bị ốm, không đến lớp được.
	 D. Có một vụ đánh nhau, và em là người chứng.
3. Giới thiệu bài mới:
	Trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày với người khác hoặc các cơ quan đơn vị có nhiều vấn đề chúng ta chỉ cần tâm sự bằng lời trực tiếp nhưng cũng có những vấn đề đòi hỏi các em phải viết đơn để đạt được mục đích giao tiếp nhất định. Vậy Khi nào chúng ta phải viết đơn? Có những loại đơn nào? Trong đơn cần phải có những nội dung gì? Cách viết đơn như thế nào? Trong tiết học hôm nay thầy và các em sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu: Khi nào cần viết đơn.
Gọi HS đọc VD trong SGK.
Từ những VD đó, em hãy rút ra nhận xét khái quát khi nào thì cần viết đơn, hoặc vì sao cần viết đơn?
Không có đơn, nhất định công việc không được giải quyết, khi có nguyện vọng yêu cầu nào đó cần được giải quyết.
Gọi HS đọc các trường hợp SGK/131 và cho biết:
Trong các trường hợp đó trường hợp nào phải viết đơn, viết gửi ai?
Trường hợp (1), (2), (3), (4) cần phải viết đơn.
(1): Viết đơn trình báo công an.
(2): Viết đơn gửi ban tổ chức.
(3): Viết đơn gửi BGH.
(4): Viết đơn tường trình bản thân, bản kiểm điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn.
Căn cứ vào hình thức và nội dung trình bày trong đơn, người ta chia ra làm mấy loại đơn?
Gọi HS đọc các đơn SGK.
Cho biết các mục trong đơn trên được trình bày theo thứ tự như thế nào?
Quốc hiệu.
Tên đơn.
Nơi kính gửi.
Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người gửi.
Sự việc, lí do, nguyện vọng trình bày trong đơn.
Cam đoan và cảm ơn.
Ngày tháng năm và nơi làm đơn, người gửi kí tên.
Theo em, cả hai mẫu đơn có những điểm gì giống và khác nhau? Những phần nào là quan trọng không thể thiếu trong cả hai mẫu đơn?
Hai lá đơn trên giống nhau về cơ bản nhưng đơn theo mẫu có thêm một vài chi tiết tỉ mỉ hơn như dân tộc, trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ.
GD HS ý thức viết đơn theo đúng mẫu quy định.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách thức viết đơn.
GV hướng dẫn HS cách viết đơn theo mẫu.
GV hướng dẫn HS cách viết đơn không theo mẫu.
Khi nào cần viết đơn? Nêu hình thức và những nội dung bắt buộc trong đơn?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GV nhắc nhở HS lưu ý một số điều cần thiết trong đơn.
GD HS ý thức viết đơn khi cần thiết.
I. Khi nào cần viết đơn?
1/ Khi có nguyện vọng, yêu cầu nào đó cần được giải quyết.
2/ Các trường hợp cần phải viết đơn và cơ quan nhận đơn.
II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn:
1. Các loại đơn: 
 - Đơn theo mẫu,
 - Đơn không theo mẫu.
2. Những nội dung không thể thiếu trong đơn:
 - Quốc hiệu.
 - Tên đơn.
 - Tên người viết đơn.
 - Tên người hoặc tên tổ chức, cơ quan cần gửi đơn.
 - Lí do viết đơn và những yêu cầu đề nghị của người viết đơn.
 - Ngày tháng năm và nơi viết đơn.
 - Chữ kí của người viết đơn.
III. Cách thức viết đơn:
1. Viết đơn theo mẫu : SGK/133.
2. Viết đơn không theo mẫu: SGK/134.
Ghi nhớ: SGK/134.
VI. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
	1/ Củng cố: 
	- Khi nào cần viết đơn?
	- Nêu các loại đơn thường gặp trong cuộc sống?
	- Những nội dung trong đơn?
	- Cách viết đơn?
 	2/ Dặn dò: 
	- Học bài;
	- Soạn tiết 130, 131 Văn bản “BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ”
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
..
----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN DEN 234.doc