A. Mức độ cần đạt
- Nắm được các đặc điểm của phó từ.
- Nắm được các loại phó từ.
B. Trọng tâm kiến thức – kĩ năng
1. kiến thức.
- Khái niệm phó từ :
+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ).
- Các loại phó từ.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết phó từ trong văn bản.
- Phân biệt các loại phó từ.
- Sử dụng phó từ để đạt câu
C. Tiến trình lên lớp
Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới.
HỌC KỲ II Tuần 20 Ngày soạn: 02/01/12 Tiết 73 - 74. Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIỀN (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài ) A. Mức độ cần đạt - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên. - Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. B. Trọng tâm kiến thức - kĩ năng 1. Kiến thức - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi. - Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tình huống bồng bột và kiêu ngạo. - Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 2. Kĩ năng - Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả - Phân tích các nhân vật trong đoạn trích - Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả. C. Tiến trình lên lớp. Hoạt động 1 : (3’) Khởi động Ổn định tổ chức lớp Kiểm tra bài cũ: Gv ktra sự chuẩn bị bài của học sinh Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2. (83’) Tìm hiểu chung. GV gọi 1 HS đọc phần chú thích-sgk GV cho HS xem tranh chân dung tác giả Tô Hoài, và tranh về Dế Mèn Em hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả? Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ đâu? GV giải thích một số từ khó mà học sinh yêu cầu GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản Gv gọi HS đọc văn bản Gv nhận xét cách đọc của học sinh. Em hãy chia bố cục của văn bản làm mấy phần và nội dung chính của từng phần là gì? Tác giả đã miêu tả hình dáng Dế Mèn như thế nào? Từ ngoại hình có nói lên được tính cách nhân vật không? Từ việc miêu tả trên em thấy tác giả có dụng ý gì? TIẾT 2: Gọi HS đọc lại đoạn 2 Dế Mèn trêu chọc chị Cốc nhằm mục đích gì? Hậu quả ra sao? GV : Câu văn mở đầu đoạn 2 có tác dụng liên kết 2 đoạn văn trong bài Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của Dế Mèn khi nói với Dế Choắt? Từ đó nhận xét về thái độ của Dế Mèn với người bạn hàng xóm? Bài học đầu tiên mà Dế Mèn nhận ra đó là gì? Bày tỏ thái độ của em về các nhân vật trong văn bản: Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc? Em hãy tìm những nét nghệ thuật tiêu biểu mà tác giả đã sử dụng tạo nên giá trị cao cho văn bản? Qua văn bản trên em hãy rút ra ý nghĩa bài học gì từ cuộc đời Dế Mèn? Em thích nhất nhân vật nào trong văn bản? vì sao? Gọi HS đọc mục ghi nhớ- sgk I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả. - Tô Hoài: tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê ở Hà Nội - Ông viết văn từ trước CMT8 2. Tác phẩm. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” được trích tù chương I của tác phẩm: “Dế Mèn phiêu lưu ký” 3. Giải thích từ khó: (sgk) II. Đọc – Hiểu văn bản: - Đọc: - Bố cục: - Phần 1: từ đầu đến “thiên hạ rồi”: miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn - Phần 2: còn lại : Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. III. Phân tích 1. Hình ảnh nhân vật Dế Mèn. - Vẻ đẹp cường tráng: đôi càng mẫm bóng, những chiếc vuốt nhọn hoắt, - Điệu bộ, động tác: co cẳng lên, đạp phanh phách, - Miêu tả ngoại hình còn bộc lộ được tính nết, thái độ của nhân vật => Tác giả miêu tả kỹ làm bộc lộ được vẻ đẹp sống động, cường tráng và cả sự trẻ trung, chất chứa sức sống mạnh mẽ của tuổi trẻ ở Dế Mèn. 2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. - Dế Mèn tìm cách bày trò trêu chọc chị Cốc để khoe khoang trước Dế Choắt, và đã gây nên cái chết thảm thương cho người bạn xấu số ấy - Cách xưng hô trịch thượng : “chú mày”. Dế Mèn lúc đầu huênh hoang trước Dế Choắt, sau dó chiu vào hang ẩn nấp. - Khi bạn mình gặp nạn Dế Mèn im thin thít =>Dế Choắt chết, Dế Mèn hối hận, thấm thía bài học đường đời đầu tiên của mình. Bài học được nói lên qua lời khuyên của Dế Choắt: “ Ở đời .mình đấy” 3. Đặc sắc nghệ thuật của truyện. - Nghệ thuật miêu tả nhân vật - Cách viết về loài vật gần gũi với đời sống con người đặc biệt là trẻ em. - Nghệ thuật nhân hóa, loài vật cũng biết nói năng, bày tỏ tình cảm suy nghĩ như con người : nêu lên bài học về luân lý, đạo đức: sống phải biết quan tâm tới người khác; dám làm dám chịu. * Ý nghĩa của văn bản. Đoạn trích nêu lên bài học : tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. Hoạt động 3: (4’) Củng cố - Dặn dò. - Củng cố + Nắm nội dung văn bản, tìm hiểu, nhận xét đánh giá về nhân vật, tài năng của tác giả + Học tập cách kể, miêu tả của tác giả, vận dụng vào phần TLV của mình - Dặn dò. + Tập kể diễn cảm câu chuyện + Soạn bài: “Sông nước Cà Mau” Ngày soạn : 02/01/2012 Tiết 75 : PHÓ TỪ A. Mức độ cần đạt - Nắm được các đặc điểm của phó từ. - Nắm được các loại phó từ. B. Trọng tâm kiến thức – kĩ năng 1. kiến thức. - Khái niệm phó từ : + Ý nghĩa khái quát của phó từ. + Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ). - Các loại phó từ. 2. Kĩ năng. - Nhận biết phó từ trong văn bản. - Phân biệt các loại phó từ. - Sử dụng phó từ để đạt câu C. Tiến trình lên lớp Hoạt động 1: Khởi động Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra bài cũ. Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 2. Tìm hiểu chung. GV gọi 1 HS đọc ví dụ-sgk GV đưa ra các phó từ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? HS xác định Trong các cụm từ đó, các từ in đậm đứng ở vị trí nào? Các từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? Thế nào là phó từ? kể tên? Gọi HS đọc phần ghi nhớ1-sgk Dựa vào ví dụ-sgk, tìm những phó từ bổ sung nghĩa cho những từ được in đậm? GV phát phiếu học tập cho HS- có kẻ sẵn bảng phân loại Yêu cầu HS điền phó từ tìm được vào ô. GV thu phiếu lại, chọn lọc một số phiếu và chữa. GV treo bảng phụ ghi kết quả Cho HS tự tìm và trả lời Gọi HS đọc mục ghi nhớ 2- sgk Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập GV gọi bất kỳ HS nào xác định phó từ, chỉ ra ý nghĩa HS khác nhận xét GV nhận xét, bổ sung HS hoàn thành bài tập vào vở GV cho HS làm trong 5 phút Gọi HS đọc đoạn văn lên Xác định phó từ đã sử dụng, ý nghĩa, tác dụng của phó từ đó Gọi 1HS đọc, các HS còn lại chép: chú ý chép đúng chính tả I. Tìm hiểu chung. 1. Phó từ là gì?: - Xét ví dụ: (sgk) - Nhận xét: + Các từ in đậm bổ sung nghĩa cho những từ đứng trước hoặc sau nó + Những tù được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại động từ, tính từ * Ghi nhớ 1(sgk): 2. Các loại phó từ: - Tìm các phó từ: a) lắm b) đừng, vào c) không, đã, đang - Điền các phó từ tìm được vào bảng các loại phó từ: PT đứng trước PT đứng sau -chỉ quan hệ thời gian -chỉ mức độ - chỉ sự tiếp diễn tương tự -chỉ sự phủ định - chỉ sự cầu khiến - chỉ kết quả-phương hướng - chỉ khả năng đã, đang thật, rất cũng, vẫn không, chưa đừng lắm vào, ra được - Kể thêm một số phó từ mà em biết: Ví dụ: từng, sắp, sẽ, đều, còn, nữa, quá, hơi, * Ghi nhớ 2-sgk III. Luyện tập: BT1: Tìm phó từ, nó bổ sung cho tính từ, động từ ý nghĩa gì? a) -đã – quan hệ thời gian - không còn- phủ định tiếp diễn - đã- quan hệ thời gian đều- tiếp diễn tương tự -đương, sắp-qh thời gian, lại: tiếp diễn tương tự, ra- kết quả -đã- quan hệ thời gian -cũng, sắp –tiếp diễn, thời gian b) -đã- thời gian -được- kết quả BT2: Thuật lại sự việc trong đó có phó từ BT3: Chính tả, nghe –viết. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. - Củng cố. Nắm rõ khái niệm phó từ, các loại phó từ, chức năng của phó từ - Dặn dò. + Tìm đọc các bài văn, đoạn văn, xác định phó từ + chuẩn bị bài: So sánh Ngày soạn: 3/01/12 Tiết: 76 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ A. Mức độ cần đạt. - Biết được hoàn cảnh cần sử dụng văn miêu tả. - Những yêu cầu cần đạt đối với một bài văn miêu tả. - Nhận diện và vận dụng văn miêu tả trong khi nói và viết. B. Trọng tâm kiến thức – kĩ năng. 1. Kiến thức. - Mục đích của miêu tả. - Cách thức miêu tả. 2. Kĩ năng. - Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả. - Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả. C. Tiến trình lên lớp. Hoạt động 1: (5 phút) 1.Ổn định lớp: 2.Bài cũ: ? Em hãy tìm trong văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên” những yếu tố miêu tả mà tác giả dùng để tả về Dế Mèn? 3.Bài mới: GTB Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: (15p) GV chia lớp thành 3 nhóm Đọc, suy nghĩ tình huống sau đó chọn 1 tình huống tương tự GV cho các nhóm thảo luận, trình bày cách hiểu của nhóm mình Cho HS tìm ra hai đoạn văn sau đó thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi a, b Gọi HS đọc phần ghi nhớ1-sgk Hoạt động 3: (22p)Hướng dẫn luyện tập GV gọi HS đọc đoạn 1, 2 , 3 Mỗi đoạn miêu tả trên tái hiện lại điều gì? Chỉ ra sự nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh được miêu tả trong 3 đoạn văn, đoạn thơ trên? GV chia lớp làm 2 nhóm, cho HS thảo luận nhanh và tìm ra các đặc điểm nổi bật Các nhóm cử đại diện nhóm lên bảng trình bày HS khác nhận xét GV nhận xét, bổ sung HS hoàn thành bài tập vào vở BT3 , yêu cầu HS về nhà làm, hôm sau GV thu vở chấm I.TÌM HIỂU CHUNG: 1. Thế nào là văn miêu tả?: a. Đọc, suy nghĩ tình huống: - Tình huống 1 - Tình huống 2 - Tình huống 3 b. Chỉ ra đoạn văn miêu tả trong văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên”: *. Ghi nhớ (sgk): II. Luyện tập: BT1: Đọc và trả lời câu hỏi: -Đoạn 1: đặc tả chú Dế Mèn vào độ tuổi : “thanh niên cường tráng”: to, khỏe, mạnh mẽ. - Đoạn 2: chú bé liên lạc (Lượm) nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên. - Đoạn 3: Miêu tả cảnh một vùng bãi ven ao, hồ ngập nước sau mưa: thế giới động vật sinh động, ồn ào, BT2: Tìm yếu tố miêu tả có thể sử dụng cho những đề tài sau: a) Nêu một vài đặc điểm nổi bật của mùa đông: - Lạnh lẽo, ẩm ướt, gió, mưa phùn - Đêm dài, ngày ngắn - Bầu trời âm u, nhiều mây, sương - Lá rụng nhiều - Mùa của hoa: đào, mai, b) Miêu tả cảnh người dân đốt rừng làm nương rẫy và hậu quả của việc làm đó: - Khắp nơi người dân tự ý phá rừng, lấy đất canh tác - Cảnh tượng cây cối bị đốt, phá hủy, rừng không còn màu xanh tự nhiên - Đất đá trơ ra, khí hậu nóng lên - Đất đai bạc màu, bị xói mòn khi mùa mưa tới - Động vật, thực vật bị tuyệt chủng, không còn nới cư trú,... BT3: Hãy dựa các gợi ý ở BT2, hãy chọn câu a, hoặc b, để viết thành đoạn văn ngắn theo chủ đề đã cho? Hoạt động 4: (3p) D. CỦNG CỐ: - Nắm rõ đặc điểm về văn miêu tả, và sử dụng yếu tố miêu tả khi viết văn - Tìm ra các yếu tố miêu tả có trong những đoạn văn khác E. DẶN DÒ: - Đọc phần đọc thêm -sgk - chuẩn bị bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả ********************************************* TUẦN21 Ngày soạn: 6/ 01/2012 Tiết:77 Văn bản SÔNG NƯỚC CÀ MAU - Đoàn Giỏi - A. Mức độ cần đạt. - Bổ sung kiến thức về tác giả và tác phẩm văn học hiện đại ... Yêu cầu HS làm bài một cách nghiêm túc MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ CHẴN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1 -Văn bản C1:Ai là nhân vật phụ trong vb “Bức tranh của em gái tôi”? C2:Tác giả vb “Lao xao”? C3:Thể thơ? C4: Biện pháp tu từ? C5:Phó từ? C6:Hoán du? Trình bày các quan điểm đối lập giữa người da đỏ và người da trắng? Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:6 Số điểm:3,0 Tỉ lệ :30% Số câu:1 Số điểm:2,0 Tỉ lệ :20% Số câu:7 Số điểm:5,0 Tỉ lệ :50% Chủ đề 2 -Tiếng Việt Câu văn dưới đây thiếu thành phần nào của câu? Sửa lại câu cho hoàn chỉnh? Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2 Số điểm:0,5 Tỉ lệ :5% Số câu:1/2 Số điểm:0,5 Tỉ lệ :5% Số câu:1 Số điểm:1,0 Tỉ lệ :10% Chủ đề 3 -Tập làm văn Em hãy tả lại một giờ sinh hoạt lớp cuối tuần của lớp em. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:4,0 Tỉ lệ :40% Số câu:1 Số điểm:4,0 Tỉ lệ :40% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu:6 Số điểm:3,0 Tỉ lệ :30% Số câu:1/2 Số điểm:0,5 Tỉ lệ :5% Số câu:1,5 Số điểm:2,5 Tỉ lệ :25% Số câu:1 Số điểm:4,0 Tỉ lệ :40% TS câu TS điểm Tỉ lệ :100% A. ĐỀ CHẴN I. Phần tự luận: (3,0đ) khoanh tròn vào phương án đúng nhất. Câu 1: (0,5đ) Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh ai là nhân vật phụ? A. Chú Tiến Lê B. Anh trai C. Kiều Phương. Câu 2: (0,5đ) Văn bản “Lao xao” của tác giả nào? A. Duy Khán. B. Nguyễn Du. C. Nguyễn Tuân. Câu 3: (0,5đ) Bài thơ “Mưa” của tác giả Trần Đăng Khoa được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ tự do. B. Thể thơ bốn chữ. C. Năm chữ. Câu 4: (0,5đ) Trong câu ca dao sau có sử dụng biện pháp tu từ nào? “Mồ hôi mà chảy xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương” A. Nhân hóa. B. Ẩn dụ. C. Hoán dụ. D. So sánh. Câu 5: (0,5đ) Các phó từ (đã, sẽ, đang, sắp) là phó từ : A. Chỉ quan hệ thời gian. B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự. C. Chỉ mức độ. Câu 6: (0,5đ) Có mấy kiểu hoán dụ? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 II. Phần tự luận: (7,0đ) Câu 1: (1,0đ) Câu văn dưới đây thiếu thành phần nào? Sửa lại câu cho hoàn chỉnh? Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể. Câu 2: (2,0đ) Trình bày các quan điểm đối lập giữa người da đỏ và người da trắng trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” Câu 3: (4,0đ) Em hãy tả lại một giờ sinh hoạt lớp cuối tuần của lớp em. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. I. Phần trắc nghiệm: (3,0đ) Mỗi đáp án đúng được 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A A A A A A II. Phần tự luận: (7,0đ) Câu 1: (1,0đ) - Câu thiếu thành phần vị ngữ. - Sửa lại: Thêm vị ngữ vào câu hoặc biến trạng ngữ thành vị ngữ. Câu 2: (2,0đ) Các quan điểm đối lập giữa người da đỏ và người da trắng trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” Quan niệm Người da dỏ Người da trắng. Đất Là thiêng liêng, là kí ức, là mẹ và mọi người là thành viên trong gia đình Là kẻ thù khi chinh phục được, lòng thèm khát ngấu nghiến đất biến nó thành hoang mạc. Âm thanh Thích âm thanh thiên nhiên Thích thành phố ồn ào. Không khí Là quý giá Không để ý đến Muông thú Như anh em Bắn giết thú rừng Thiên nhiên Là tổ tiên Không coi thiên nhiên là thiêng liêng " So sánh, đối lập, điệp ngữ, nhân hoá. ] Sự khác biệt về cách sống và tình yêu đối với thiên nhiên của người da đỏ và người da trắng. Câu 3: (4,0đ) Tả lại một giờ sinh hoạt lớp cuối tuần của lớp em. Bài viết phải đạt các yêu cầu sau: 1. Nội dung: - Thể loại: Văn miêu tả. - Dàn bài: a. Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu giờ sinh hoạt lớp cuối tuần b. Thân bài: (3,0đ) - Trước lúc giờ sinh hoạt lớp diễn ra - Lúc thầy, cô giáo vào lớp - Diễn biến giờ sinh hoạt c, Kết bài: (0,5đ) - Kết thúc giờ sinh hoạt - Nhận xét đánh giá, cảm nghĩ của em về giờ sinh hoạt lớp. 2. Hình thức: bài viết phải có bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả và lỗi dùng từ. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ LẺ: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1 -Văn bản C1:Ai là nhân vật chính trong vb “Bức tranh của em gái tôi”? C2:Tác giả vb “Lao xao”? C3:Thể thơ? C4,5: Biện pháp tu từ? C6:Thành phần phụ? Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nêu ý nghĩa của văn bản “Vượt thác” của tác giả Võ Quảng. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:6 Số điểm:3,0 Tỉ lệ :30% Số câu:1 Số điểm:2,0 Tỉ lệ :20% Số câu:7 Số điểm:5,0 Tỉ lệ :50% Chủ đề 2 -Tiếng Việt Câu văn dưới đây thiếu thành phần nào của câu? Sửa lại câu cho hoàn chỉnh? Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2 Số điểm:0,5 Tỉ lệ :5% Số câu:1/2 Số điểm:0,5 Tỉ lệ :5% Số câu:1 Số điểm:1,0 Tỉ lệ :10% Chủ đề 3 -Tập làm văn Em hãy tả lại giờ chào cờ đầu tuần ở trường em đang học. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:4,0 Tỉ lệ :40% Số câu:1 Số điểm:4,0 Tỉ lệ :40% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu:6 Số điểm:3,0 Tỉ lệ :30% Số câu:1/2 Số điểm:0,5 Tỉ lệ :5% Số câu:1,5 Số điểm:2,5 Tỉ lệ :25% Số câu:1 Số điểm:4,0 Tỉ lệ :40% TS câu TS điểm Tỉ lệ :100% A. ĐỀ LẺ. I. Phần trắc nghiệm: (3,0đ) khoanh tròn vào phương án đúng nhất. Câu 1: (0,5đ) Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh ai là nhân vật chính? A. Anh trai và Kiều Phương. B. Kiều Phương. C. Chú Tiến Lê. Câu 2: (0,5đ) Văn bản “Cô Tô” của tác giả nào? A. Nguyễn Tuân. B. Trần Đăng Khoa. C. Duy Khán. Câu 3: (0,5đ) Bài thơ “Lượm” của Tố Hữu được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ bốn chữ. B. Thể thơ năm chữ. C. Thể thơ tự do. Câu 4: (0,5đ) Trong câu “Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy núi trường thanh vô tận ” có sử dụng phép: A. So sánh. B. Hoán dụ. C. Ẩn dụ. D. Nhân hóa. Câu 5: (0,5đ) Câu ca dao sau sử dụng phép tu từ nào? “Trâu ơi ta bảo trâu này, Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta” A. Nhân hóa. B. Ẩn dụ. C. Hoán dụ. D. So sánh. Câu 6: (0,5đ) Thành phần phụ của câu là: A. Trạng ngữ. B. Chủ ngữ. C. Vị ngữ. D. Chủ ngữ và vị ngữ. II. Phần tự luận : (7,0đ). Câu 1: (1,0đ) Câu văn dưới đây thiếu thành phần nào? Sửa lại câu cho hoàn chỉnh? Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí ” cho thấy Dế Mèn biết phục thiên. Câu 2: (2,0đ) Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nêu ý nghĩa của văn bản “Vượt thác” của tác giả Võ Quảng. Câu 3: (4,0đ) Em hãy tả lại giờ chào cờ đầu tuần ở trường em đang học. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. I. Phần trắc nghiệm: (3,0đ) Mỗi đáp án đúng được 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A A A A A A II. Phần tự luận: (7,0đ) Câu 1: (1,0đ) Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí ”,/ cho thấy Dế Mèn biết phục thiên. TN VN Câu thiếu thành phần chủ ngữ. Sửa lại : - Thêm chủ ngữ vào câu - Biến đổi trạng ngữ thành chủ ngữ. Câu 2: (2,0đ) Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Vượt thác” - Võ Quảng. - Gía trị nội dung: + Miêu tả cụ thể, sinh động cảnh vượt thác trên sông Thu Bồn. + Ngợi ca sức mạnh lao động của con người giữa thiên nhiên hùng vĩ. ] Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý, cảm phục đối với cảnh đẹp và con người của quê hương. - Gía trị nghệ thuật: + Nghệ thuật tả cảnh đã tạo cho bài văn sức hấp dẫn, lôi cuốn. + Tài quan sát tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng mạnh mẽ. + Các thủ pháp so sánh, nhân hóa " Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, giàu sức sống. + Sử dụng nhiều điểm nhìn giúp cho nhà văn quan sát rộng, miêu tả cụ thể. Câu 3: (4,0đ) Tả lại giờ chào cờ đầu tuần ở trường em đang học. Bài viết phải đạt các yêu cầu sau: 1. Nội dung: - Thể loại: miêu tả. - Dàn bài: a. Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu buổi lễ chào cờ đầu tuần b. Thân bài: (3,0đ) - Trước lúc chào cờ. + Các bạn tụ thành nhóm và chơi. + Lớp trực xếp bàn ghế để chuẩn bị. + Các bạn tập trung theo lớp - Lúc chào cờ: + Các nghi thức (đứng nghiêm, hát quốc ca, đội ca..) + Nhận xét, đánh giá tuần qua. + Đề ra kế hoạch tuần mới. + Thầy hiệu trưởng phát biểu, dặn dò. c. Kết bài: (0,5đ) - Giờ chào cờ kết thúc nhưng dư âm về lễ chào cờ vẫn chưa còn. - Nhận xét đánh giá , cảm nghĩ của em về giờ chào cờ 2. Hình thức: Bài viết phải có bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả và lỗi dùng từ. Hoạt động 3: (2p) Hướng dẫn tự học. - Rút kinh nghiệm qua việc làm bài kiểm tra - Chuẩn bị bài: Chương trình Ngữ Văn địa phương Ngày soạn: 10/05/11 Tiết 139-140 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG A. Mức độ cần đạt. Biết thêm về một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và kế hoạch bảo vệ môi trường ở địa phương mình B. Trọng tâm kiến thức – kĩ năng. 1. Kiến thức. Vẻ đẹp, ý nghĩa của một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương. 2. Kĩ năng. - Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về di tích lịch sử ở địa phương. - Quan bsats, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng. - Trình bày trước tập thể lớp. C. Tiến trình lên lớp. Hoạt động 1: (3 phút) Khởi động. 1.Ổn định lớp. 2.Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3.Bài mới: GTB Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: (40p) Hoạt động của GV và HS Nội dung - - ? - - - GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS Hoạt động nhóm: Trao đổi nội dung đã chuẩn bị ở nhà: đại diện học sinh trả lời, lớp nhận xét, giáo viên đánh giá lại. Ở quê hương em có những danh lam thắng cảnh nào, di tích lịch sử nào? Ghi lại và giới thiệu cho cả lớp cùng biết? Chú ý: Danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó ở đâu? Có từ bao giờ, được phát hiện khi nào? Do ai, nhân tạo hay cảnh tự nhiên? GV nhấn mạnh cho HS tầm quan trọng của việc bảo tồn những nét văn hóa mang bản sắc dân tộc Biết quảng bá nền văn hóa đó và biết kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ thiên nhiên, văn hóa dân tộc, I. Chuẩn bị ở nhà. Làm theo hướng dẫn ở Sgk. II. Hoạt động trên lớp. 1. Văn bản nhật dụng đã học. - Động Phong Nha: danh lam thắng cảnh. - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: bảo vệ, giữ gìn môi trường. - Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử: di tích lịch sử. 2. Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương em. - Danh lam thắng cảnh. - Di tích lịch sử. - Vẻ đẹp và sức hấp dẫn. - ý nghĩa lịch sử. - Giá trị kinh tế. Hoạt động 3: (2p) Củng cố - Hướng dẫn tự học. - Ôn lại những văn bản giới thiệu về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã học. - Quan sát thực tế, tìm hiểu, ghi chép những tri thức khách quan về di tích, thắng cảnh ở địa phương trên các phương diện: tên gọi, vị trí, địa lí, nguồn gốc lịch sử, vẻ đẹp, ý nghĩa lịch sử giá trị kinh tế, du lịch. - Sưu tầm một số văn bản giới thiệu về các di tích lịch sử đó, tham khảo để viết lời giới thiệu hoặc miêu tả vẻ đẹp của di tích đó. - Tìm hiểu việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
Tài liệu đính kèm: