Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tiết 101: Hoán dụ

Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tiết 101: Hoán dụ

1/ Mục tiêu:

 a/ Kiến thức:

 - Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.

 - Tác dụng của phép hoán dụ.

 b/ Kỹ năng:

 - Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.

 c/ Thái độ:

 Giáo dục tinh thần tự giác học tập cho học sinh, biết vận dụng hoán dụ vào bài học trong khi nói, viết.

2/ Chuẩn bị:

 Giáo viên : SGK, VBT, giáo án, bảng phụ.

 Học sinh : SGK, VBT, chuẩn bị bài ở nhà.

3/ Phương pháp dạy học:

 Phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề, luyện tập, diễn giảng, phân tích.

4/ Tiến trình:

 4.1/ Ổn định tổ chức:

 Báo cáo sĩ số học sinh.

 4.2/ Kiểm tra bài cũ:

 - Ẩn dụ là gì? Hãy tìm ẩn dụ hình tượng trong ví dụ sau?(10 điểm)

 Thuyền về có nhớ bến chăng?

 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

 (Ca dao)

 - Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 - Thuyền

 - Bến.

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tiết 101: Hoán dụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 101	 HOÁN DỤ
Ngày dạy:
1/ Mục tiêu:
 a/ Kiến thức:
 - Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
 - Tác dụng của phép hoán dụ.
 b/ Kỹ năng:
 - Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
 c/ Thái độ:
 Giáo dục tinh thần tự giác học tập cho học sinh, biết vận dụng hoán dụ vào bài học trong khi nói, viết.
2/ Chuẩn bị:
 Giáo viên : SGK, VBT, giáo án, bảng phụ.
 Học sinh : SGK, VBT, chuẩn bị bài ở nhà.
3/ Phương pháp dạy học:
 Phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề, luyện tập, diễn giảng, phân tích.
4/ Tiến trình:
 4.1/ Ổn định tổ chức:
 Báo cáo sĩ số học sinh.
 4.2/ Kiểm tra bài cũ:
 p- Ẩn dụ là gì? Hãy tìm ẩn dụ hình tượng trong ví dụ sau?(10 điểm)
 Thuyền về có nhớ bến chăng? 
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. 
 (Ca dao) 
	 - Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
	 - Thuyền
 - Bến.
 4.3/ Giảng bài mới:
 Giáo viên giới thiệu bài mới : chúng ta đã tìm hiểu về ẩn dụ có những kiểu ẩn dụ hình thức, cách thức, phẩm chất, chuyển đổi cảm giác. Hôm nay chúng ta đi tìm hiểu một biện pháp khác cũng khá phần quan trọng vận dụng để viết miêu tả của chúng ta đó là hoán dụ. Để biết thêm hoán dụ có những kiểu nào? Có tác dụng ra sao, hôm nay chúng chúng ta đi vào bài “HOÁN DỤ” thì sẽ rõ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
 VÀ HỌC SINH.
 NỘI DUNG BÀI HỌC.
 *Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hoán dụ.
Giáo viên gọi học sinh đọc khổ thơ mục I phần 1 SGK/82.
p- Ở bài “ẩn dụ” chúng ta đã vận dụng phép so sánh ngầm (ví ngầm) để tìm ra mối quan hệ tương đồng giữa thuyền và biển với chỉ ai?
O- Thuyền chỉ người đi xa, bến chỉ người ở nhà chờ đợi chờ.
- Hãy xem ví dụ mục I SGK/82.
p- Áo nâu , áo xanh gợi cho em liên tưởng muốn chỉ đến ai?
O- Áo nâu dùng để chỉ những người nông dân.
O- Áo xanh dùng để chỉ những người công nhân.
p- Dựa vào biểu hiện nào mà em biết áo nâu chỉ nông dân, áo xanh chỉ công nhân?
O- Vì nông dân thường mặc áo nhuộm màu nâu, chân lấm tay bùn.
O- Công nhân đi làm thường hay mặc quần áo bảo hộ màu xanh.
p- Nông thôn, thị thành dùng để chỉ ai sống ở đâu?
O- Nông thôn dùng để chỉ những người sống ở nông thôn.
O- Thị thành dùng để chỉ những người sống ở thành thị.
p- Chúng ta thường thấy áo nâu xuất hiện ở đâu? áo xanh thường xuất hiện ở đâu?
O- Áo nâu ở nông thôn.
O- Áo xanh ở thành thị
p- Giữa áo nâu, áo xanh với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào?
O- Áo nâu, áo xanh cách nói như vậy là dựa vào quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm, tính chất đó – người nông dân thường mặc áo nâu, còn người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc.
p- Khi nói nông thôn em nghĩ đến nơi nào? Khi nói thị thành em nghĩ đến nơi nào?
O- Nông thôn là nơi làng quê
O- Thị thành là nơi thành phố
p- Giữa nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào?
O- Nông thôn, thị thành cách nói như vậy dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng(nông thôn, thị thành) với vật bị chứa đựng(những người sống ở nông thôn và thành thị).
p- Tại sao không nói :
 Nông dân liền với công nhân
 Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
Nói như vậy có gợi cho chúng ta thấy được hình ảnh không?
O- Không vì nói nông dân và công nhân không gợi cho em về hình ảnh nào cả chỉ cách nói thông thường.
p- Vậy cách diễn đạt trên có tác dụng gì?
O- Cách dùng như vậy ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm súc cho câu văn, nêu bật được đặc điểm của những người được nói đến.
p- Cách diễn đạt như vậy ta gọi là hoán dụ. Vậy em hiểu hoán dụ là gì?
Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
 Bài tập nhanh
p- Xác định biện pháp hoán dụ có trong ví dụ sau :
 “Những bàn chân từ than bụi lầy bùn,
 Đã đứng dưới mặt trời cách mạnh”.
 (Ta đi tới – Tố Hữu)
O- Bàn chân(bộ phận của cơ thể) biểu thị con người lao động nghèo khổ bị áp bức từ “than bụi lầy bùn” đã quật khởi đứng lên làm cách mạnh – công, nhân là đội quân chủ lực của cách mạnh.
 *Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu hoán dụ.
Giáo viên gọi học sinh đọc mục II SGK/83.
p- Em hiểu các từ in đậm dưới đây như thế nào?
O- Bàn tay ta; một, ba; đổ máu
p- Bàn tay gợi cho em liên tưởng đến sự vật nào? 
O- Bàn tay : một bộ phận của cơ thể người, được dùng thay thế cho người lao động nói chung.
p- Vậy từ bàn tay có mối quan hệ như thế nào với ví dụ a?
ÄQuan hệ : bộ phận – toàn thể.
p- Một và ba gợi cho em liên tưởng đến số lượng gì mà nó được biểu thị trong ví dụ b? 
O- Một, ba : số lượng cụ thể, được dùng thay cho “số ít” và“số nhiều” nói chung.
p- Vậy từ một và ba có quan hệ như thế nào với ví dụ b?
ÄQuan hệ : cụ thể – trừu tượng.
p- Đổ máu gợi cho em liên tưởng đến sự kiện gì? 
O- Đổ máu : dấu hiệu, thường được dùng thay cho “sự hy sinh, mất mát” nói chung.
-Trong bài thơ của Tố Hữu, đổ máu chỉ dấu hiệu của “chiến tranh”. Có thể hiểu Ngày Huế đổ máu là “Ngày Huế nổ ra chiến sự”.
p- Vậy từ đổ máu có quan hệ như thế nào với ví dụ c?
ÄQuan hệ :dấu hiệu của sự vật – sự vật.
p- Dựa vào sự phân tích ở phần I và phần II hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ?
O- Có 4 kiểu hoán dụ phần ghi nhớ.
Giáo viên gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn phần luyện tập.
Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập số 1 SGK/84.
p- Bài tập 1 có yêu cầu gì?
O- Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ.
p- Trong câu a phép hoán dụ ở từ nào?
O- Làng xóm.
p- Làng xóm gợi cho em nghĩ đến những ai? Và có mối quan hệ gì giữa các sự vật trong câu?
O- Làng xóm: người nông dân. 
ÄQuan hệ vật chứa đựng – vật bị chứa đựng.
p- Trong câu b phép hoán dụ ở từ nào?
O- Mười năm
O- Trăm năm
p- Khi nói đến mười năm, trăm năm em có liên tưởng đến thời gian nào có mối quan hệ gì giữa các sự việc trong câu?
O- Mười năm thời gian trước mắt
O- Trăm năm thời gian lâu dài
ÄQuan hệ : cụ thể – trừu tượng.
p- Trong câu c phép hoán dụ ở từ nào?
O- Áo chàm
p- Khi nói đến áo chàm em nghĩ đến những ai? Và có mối quan hệ gì giữa các sự vật trong câu?
O- Áo chàm : người Việt Bắc
ÄQuan hệ :dấu hiệu của sự vật – sự vật.
p- Trong câu d phép hoán dụ ở từ nào?
O- Trái đất
p- Vậy khi nói đến trái đất em nghĩ đến ai? Có mối quan hệ gì với sự vật trong câu?
O- Trái đất : nhân loại
ÄQuan hệ vật chứa đựng – vật bị chứa đựng.
Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập số 2 SGK/84.
(Nếu còn thời thì cho học sinh làm, không còn thời gian thì dặn học sinh về nhà làm).
p- Bài tập 2 có yêu cầu gì?
O- Hoán dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh hoạ.
p- Hoán dụ và ẩn dụ có gì giống nhau?
O- Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
p- Hoán dụ và ẩn dụ có gì khác nhau?
O- Ẩn dụ dựa vào quan hệ tương đồng( qua so sánh ngầm)
O- Hoán dụ dựa vào quan hệ tương cận(gần gũi)
O- Ẩn dụ có 4 kiểu.
 Hình thức;
 Cách thức;
 Phẩm chất;
 Chuyển đổi cảm giác.
O- Hoán dụ có 4 kiểu.
 Bộ phận – toàn thể;
 Vật chứa đựng – vật bị chứa đựng;
 Dấu hiệu của sự vật – sự vật;
 Cụ thể – trừu tượng
 I/ Hoán dụ là gì? 
 1/ Các từ in đậm:
- Áo nâu à nông dân 
- Áo xanh à công nhân.
- Nông thônà nông thôn (làng quê)
- Thị thành à thành thị(thành phố)
2/ Nhận xét:
- Áo nâu, áo xanh à gần gũi.
- Nông thôn, thị thành à vật chứa đựng với vật bị chứa đựng
3/ Tác dụng:
- Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ghi nhớ: SGK/82
II/ Các kiểu hoán dụ:
1/ Các từ ngữ in đậm:
 SGK/83.
2/ Nhận xét:
- Bàn tay: người lao động
ÄQuan hệ : bộ phận – toàn thể.
- Một : số lượng ít
- Ba : số lượng nhiều 
ÄQuan hệ : cụ thể – trừu tượng.
- Đổ máu :chiến tranh 
ÄQuan hệ :dấu hiệu của sự vật – sự vật.
 3/ Có 4 kiểu hoán dụ:
Ghi nhớ: SGK/83
III/ Luyện tập:
Bài tập 1: SGK/84.
a/ Làng xóm: người nông dân.
ÄQuan hệ vật chứa đựng – vật bị chứa đựng.
b/ Mười năm: thời gian trước mắt
 Trăm năm : thời gian lâu dài
ÄQuan hệ: cụ thể – trừu tượng.
c/ Áo chàm : người Việt Bắc
ÄQuan hệ :dấu hiệu của sự vật – sự vật.
d/ Trái đất : nhân loại
ÄQuan hệ vật chứa đựng – vật bị chứa đựng.
Bài tập 2: SGK/84
Ẩn dụ
 Hoán dụ
G
i
ố
n
g
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
K
h
á
c
- Ẩn dụ dựa vào quan hệ tương đồng
(qua so sánh ngầm)
+ Hình thức;
+ Cách thức;
+ Phẩmchất;
+ Chuyển đổi cảm giác.
- Hoán dụ dựa vào quan hệ tương cận(gần gũi)
+ Bộ phận – toàn thể;
+ Vật chứa đựng – vật bị chứa đựng;
+ Dấu hiệu của sự vật – sự vật;
+ Cụ thể – trừu tượng.
4.4/ Củng cố và luyện tập:
 p- Thế nào là hoán dụ?
 - Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật,..
 p- Hãy xác định phép hoán dụ trong ví dụ sau?
 “Núi không đè nổi vai vươn tới
 Lá nguỵ trang reo với gió đèo”
 (Lên Tây Bắc – Tố Hữu)
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Về nhà học thuộc bài
 - Về nhà làm bài tập số 2 SGK/84
 - Chuẩn bị bài tiếp theo “TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ” khi làm thơ bốn chữ cần chú ý điều gì? chuẩn bị phần thơ bốn chữ nói về môi trường?
5/ RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung ..
Phương pháp ..
Tổ chức ..

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 101 Ngu van 6.doc