Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013

A. Mức độ cần đạt:

- Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về nhầ thơ Phạm Tiến Duật.

- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể : giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.

- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,. của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.

- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn Trong bài thơ

- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.

 

doc 12 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 10 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10	Ngày soạn: 27/10/12
TIẾT 448	Văn bản	Ngày dạy: 30/10/12
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
	Chính Hữu
A. Mức độ cần đạt:
- Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức: 
- 	Những hiểu biết bước đầu về nhầ thơ Phạm Tiến Duật. 
-	Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể : giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- 	Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,... của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
-	Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.
-	Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn Trong bài thơ
-	Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
3. Thái độ:
 Tự hào về những người lính cụ Hồ, từ đó có những hành động tích cực trong học tập để xứng đáng với cha anh.
C. Phương pháp
 Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận .... 
D. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 9A4 .....................................
2. Bài cũ:
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
	Cuộc kháng chiến chống Pháp qua đi cuộc kháng chiến chống Mĩ tiếp tục. Nối tiếp truyền thống đánh giặc cứu nước của cha ông, lớp lớp thanh niên lên đường ra mặt trận. Nhà thơ Phạm Tiến Duật trưởng thành trong cuộc kháng chiếu chống thời kì này đã cảm nhận hết những khó khăn ác liệt mà phơi phới niềm tin của người lính. Bài thơ tiểu đội xe không kính là một bài thơ tiêu biểu của ông. 
*Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung 
? Hãy giới thiệu về tác giả Phạm Tiến Duật?
? Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, thể thơ? 
HS: suy nghĩ và trả lời
 GV: Thơ Phạm Tiến Duật thể hiện hình ảnh thế hệ thanh niên trong cuộc chiến tranh chống Mỹ qua hình tượng cô gái thanh niên xung phong và anh bộ đội trên tuyế đường Trường Sơn lử đạn “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, “Gửi em cô gái TNXP” là những bài thơ rất nổi tiếng của chàng lính trẻ làm thơ này. Bài thơ này được anh viết vào năm 1969, thời kì chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Để chi viện cho miền nam, nhiều đoàn xe trên đường Trường Sơn mang theo đạn dược, vũ khí dưới làn mưa bom lửa đạn khốc liệt của chiến tranh.
* Bài thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ do Báo Văn nghệ (1969 – 1970) tổ chức
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
GV hướng dẫn cách đọc.
 Khi đọc cần thể hiện đúng giọng điệu và ngôn ngữ của bài thơ: Lời thơ gần với lời nói thường với giọng rất tự nhiên, giọng thơ vui vẻ, lạc quan có lúc thể hiện sự ngang tàng, hóm hỉnh.
- Ngôn ngữ bài thơ rất bình dị, dễ hiểu, vì vậy toàn bài thơ chỉ có 1 từ được giải nghĩa: Bếp Hoàng Cầm.
? Em hiểu gì về loại bếp này? 
GV chuyển ý. 
? Nêu phương thức biểu đạt của văn bản?
? Nêu đại ý bài thơ?
HS trình bày GV chốt, chuyển ý.
Qua phần đọc em thấy nhan đề bài thơ có gì khác lạ? 
HS: Tên bài thơ dài, lạ, độc đáo.
-> Tên bài thơ khá dài, tưởng như có chỗ thừa, nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài thơ.
? Em hãy chỉ ra hình ảnh nổi bật trong bài thơ này? 
HS: Hình ảnh những chiếc xe không kính.
? Từ hình ảnh những chiếc xe không kính còn làm nổi bật lên hình ảnh nào nữa? 
HS: Hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
GV chuyển ý: Đấy là 2 hình ảnh điểm xuyết toàn bài thơ. Để thấy được nét độc đáo của 2 hình ảnh thơ này ta sang phần (b)
? Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả khắc họa cụ thể qua những chi tiết nào? 
? Theo em nguyên nhân nào làm cho chiếc xe không có kính?
? Đọc câu thơ em có nhận xét gì về hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ PTD đã sử dụng? 
GV bình: Chiếc xe không kính của PTD là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi. Tác giả giải thích nguyện nhân cũng rất thực: “ Bom dật bom rung” Cái hình ảnh thực này được diễn tả bằng hai câu thơ rất gần với câu văn xuôi càng gây nên sự chú ý về vẻ khác lạ của nó. Và bom đạn chiến tranh còn làm cho những chiếc xe ấy biến dạng thêm, trần trụi hơn nữa.
? Tìm xem những chi tiết nào thể hiện rõ hơn về điều đó? 
? Em thấy từ ngữ nào trong những câu thơ trên được nhắc đi nhắc lại nhiều lần? Điều đó có ý nghĩa gì? 
HS: Từ “không có” nhấn mạnh hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh.
GV bình giảng: Xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước vỡ, điệp ngữ “không có” nhắc lại 3 lần kết hợp cách ngắt nhịp đột ngột 3/5; 4/4. Câu thơ được ngắt ra tựa như những chặng đường khúc khuỷu, gập ghềnh
? Qua phân tích, em có cảm nhận gì về hình ảnh những chiếc xe không kính trong thơ Phạm Tiến Duật? Qua đó, giúp em hiểu thêm điều gì về tâm hồn nhà thơ? 
à Tâm hồn nhạy cảm. 
GV chuyển: Hình ảnh những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh của những con người nào? ( Những người chiến sĩ lái xe) Để thấy được cảm giác khi ngồi trên những chiếc xe không kính và những nét tính cách, phẩm chất đáng quý của các chiến sĩ lái xe, ta phân tích phần c
? Ngồi trong những chiếc xe không kính, người lính lái xe có những ấn tượng và cảm giác như thế nào? Tìm những chi tiết miêu tả ấn tượng và cảm giác đó? 
? Em có nhận xét gì về nhịp thơ và cách dùng từ của tác giả? 
-> Nhịp thơ nhanh, ĐT, TT mạnh.
? Em hình dung ra tư thế của người lính khi ngồi trên xe là một tư thế như thế nào?
-> Tư thế hiên ngang, ung dung, thoải mái.
GV: Dường như trong tư thế hiên ngang ấy, người lính đang đánh thức mọi giác quan để cảm nhận tất cả với bao khó khăn, nguy hiểm mà người lái xe phải đối mặt.
? Chi tiết nào giúp ta thấy rõ điều đó? 
? Em thấy nhịp thơ ở đoạn này có gì thay đổi so với đoạn trước?
GV bình: Dường như chính nhà thơ cũng đang cầm lái, hay ngồi trong buồng lái của những chiếc xe không kính nên câu chữ mới sinh động, cụ thể, đầy ấn tượng, gợi cảm chân thực dường ấy.
? Em cảm nhận được cảm giác của những người lính lái xe khi ngồi trên những chiếc xe không kính là cảm giác như thế nào? ( Tự nhiên, thoải mái )
GV chuyển: Nếu như ở hai khổ thơ đầu tác giả tả thực những khó khăn, gian khổ mà những chiến sĩ lái xe Trường Sơn đã trải qua thì ở những khổ thơ sau PTD lại tiếp tục miêu tả những khó khăn ập tới một cách trực tiếp và cụ thể hơn. Để thấy được những nét tính cách và những phẩm chất đáng quý của các chiến sĩ lái xe em chú ý quan sát tiếp những khổ thơ sau.
? Lái những chiếc xe không kính, người lính gặp phải những khó khăn nào? 
? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật sử dụng trong những câu thơ này? Tác dụng? 
? Gió, bụi, mưa tác động như thế nào đến người lái xe? 
? Trước những khó khăn này, người lính có thái độ và hành động thế nào? 
? Cách diễn đạt như thế này cho em biết gì về tinh thần của người lính? 
GV chuyển: Trong bài thơ “ Đồng chí” Em đã biết đến tình đồng chí keo sơn của những người lính trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, thiếu thốn. Và trong bài thơ này lại một lần nữa ta bắt gặp tình đồng chí, đồng đội của những người lính Trường Sơn năm xưa.
? Tìm câu thơ thể hiện tình đồng đội giữa những người lính? 
-> Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới. Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
? Nhận xét về hình ảnh thơ được sử dụng và tác dụng của nó? Bằng lối nói hoán dụ, nội dung nào đã được bộc lộ?
-> Hình ảnh thơ chân thực gợi tả tình đồng đội gắn bó thân thiết.
? Từ những biểu hiện đó, cho em thấy vẻ đẹp gì trong tâm hồn của người lính Trường Sơn? 
GV: Câu thơ cuối cùng đã bật sáng lên chân lí của thời đại: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ mà là con người. Tất cả vật chất, công cụ đều thiếu thốn: xe không kính, không đèn, không mui, thùng xước, nhưng chỉ cần một cái có : đó là một trái tim nồng nàn yêu thương, một ý chí kiên cường và một niềm tin vững chắc sẽ đem lại chiến thắng, tự do cho dân tộc.
? Tóm lai, em có nhận xét gì về hình ảnh, ngôn ngữ, nghệ thuật của bài thơ?
? Nội dung đặc sắc mà bài thơ này thể hiện đó là gì?
- HS: đọc ghi nhớ SGK.
GV: Khái quát, chốt ý
? Em hãy nêu cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn trong bài thơ?
GDTT cho HS: - Yêu mến, khâm phục, tự hào những người lính lái xe Trường Sơn bởi ý chí nghị lực phi thường
- Ra sức cố gắng học tập và rèn luyện để mai này góp phần xây dựng đất nước VN ngày càng giàu mạnh hơn, để xứng đáng với công lao to lớn của bao thế hệ cha anh đi trước.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
I. Giới thiệu chung 
1. Tác giả:
- Phạm Tiến Duật (1941 – 2007)
- Quê: Thanh Ba – Phú Thọ
- Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiếnchốngMỹ.
- Thơ ông tập trung vào thế hệ trẻ trong kháng chiến trên đường Trường Sơn.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Bài thơ được viết vào năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”, được giải nhất báo Văn nghệ 1969
b. Thể thơ: tự do 
II.Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc – giải nghĩa từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1. Phương thức biểu đạt:miêu tả, tự sự.
2.2. Đại ý: hiện thực khốc liệt của chiến tranh và sức mạnh của những người chiến sĩ lái xe trên Trường Sơn thời chống Mĩ
2.3. Phân tích 
2.3. Phân tích
a. Nhan đề bài thơ và hình ảnh chiếc xe không kính 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-> Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh
b. Hình ảnh những chiếc xe không kính :
- Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
-> Xe không kính là có lí do : Bom giật, bom rung. 
- Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
-> NT: Hình ảnh thực, sống động, ngôn ngữ bình dị, điệp ngữ, giọng thơ ngang tàng, lí sự 
=> Hình tượng thơ vừa độc đáo, vừa lạ làm nổi bật sự khốc liệt của chiến tranh .
c. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe
* Cảm giác khi ngồi trong những chiếc xe không kính:
- Ung dung ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió 
Nhìn thấy con đường ..
Thấy sao trời .
Như sa, như ùa
-> NT: Tả thực, điệp ngữ, nhịp thơ nhanh, TT, ĐT mạnh có giá trị gợi cảm.
=> Tư thế hiên ngang, cảm giác tự nhiên, thoải mái, coi thường hiểm nguy.
* Những nét tính cách, phẩm chất cảu các chiến sĩ lái xe:
- Không có kính..có bụi
Bụi phun .như người già
Chưa cầnrửa phì phèo.
Nhìn nhau..cười ha ha.
Không có kính ừ thì..
Chưa cần thaykhô mau thôi”
-> NT: Giọng thơ ngang tàng, điệp ngữ, so sánh, từ ngữ gợi cảm
=> ... ; Nhân hóa
-Biển cho ta cá như lòng mẹ
->Hình ảnh lãng mạn, sự kết hợp so sánh, nhân hóa, liệt kê độc đáo, bút pháp khoa trương.
=> Sự vô tận của biển, niềm tự hào của dân chài và lòng biết ơn của họ.
*Con người:
 - Hát bài ca gọi cá
-Kéo lưới kịp 
-Kéo xoăn tay
-Lưới xếp
->Chọn lọc từ ngữ , miêu tả hài hoà giữa thiên nhiên và con người 
->Nhịp điệu lao động hào hứng.
=> Hình ảnh của những con người đầy trí tuệ, lạc quan.
c.Khổ cuối: Đoàn thuyền trở về:
-Câu hát căng buồm -> Điệp khúc, ẩn dụ.
-> Khổ cuối hô ứng với khổ thơ đầu tạo hai cảnh đối xứng.
-Đoàn thuyền chạy đua ->Nhân hóa
-> Sự hào hứng, khẩn trương.
-Mặt trời đội biển -> Ẩn dụ độc đáo
-> Sức sống mới, thắng lợi mới.
-Mắt cá huy hoàng.
=> Niềm vui, niềm hạnh phúc của người ngư dân.
3.Tổng kết: 
-NT: 
- ND:
* Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện nguồn cảm lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.
4.Luyện tập:
- Đọc diễn cảm những khổ thơ em thích?
- GV đọc cho HS nghe lời bình về bài thơ.
III. Hướng dẫn tự học :
-Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bải thơ.
- Tìmnhững chi tiết khắc hoạ hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động tên biển cả.
- Thấy đựoc bài thơ có nhiều hình ảnh được xây dựng với những liên tưởng sáng tạo độc đáo ; giọng điệu khoẻ khoắn, hồn nhiên 
- Nắm bài giảng, học ghi nhớ. 
- Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự
E. Rút kinh nghiệm :
	*************************************************
TUẦN 10	Ngày soạn: 27/10/12
TIẾT 49	Ngày dạy:31/10/12
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
A. Mức độ cần đạt:
- 	Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng trong chương trình THCS.
- 	Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc -hiểu và tạo lập văn bản.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức: 
-	Các cách để phát triển từ vựng tiếng Việt .
-	 Các khái niệm từ mượn, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
2. Kĩ năng:
- 	Nhận diện được từ mượn , thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
-	Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản .
3. Thái độ:
 Có ý thức sử dụng từ linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
C. Phương pháp
 Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận .... 
D. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 9A4 .....................................
2. Bài cũ:
Kiểm tra vở soạn bài của HS 
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
Để củng cố lại các kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 và vận dụng các kiến thức về từ vựng, chúng ta cùng đi vào tiết ôn tập hôm nay.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy 
Hoạt động 1: Hướng dẫn tổng kết từ vựng :
- Gv lần lượt hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết dựa vào những câu hỏi trong sgk.
Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập :
- GV lần lượt hướng dẫn HS hoàn thnàh các bài tập trong sgk 
BtIII.2 Chọn đáp án c
BtIV.3 Một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội:
- Sinh viên, học sinh: Gạy, ngỗng, trúng tủ
- Giới kinh doanh: Vào cầu, sập tiệm, lên đời , bèo
Giới thanh niên: Nhìn đểu, cười đểu, đào mỏ, sành điệu..
BtV.3-Chữa lỗi dùng từ:
a- Từ dùng sai: Béo bổ. => Sửa lại: Béo bở.
b-Từ dùng sai: Đạm bạc . => Sửa lại: Tệ bạc.
c-Từ dùng sai: Tấp nập. => Sửa lại: Tới tấp
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
- Gv hướng dẫn , HS chú ý lắng nghe .
I. Ôn tập lí thuyết :
1.Sự phát triển của từ vựng :
* Cách phát triển từ vựng: 
 - Phát triển nghĩa của từ 
 - Phát triển số lượng từ :
 + Tạo thêm từ ngữ 
 + Mượn tiếng nước ngoài 
- Phát triển nghĩa của từ: (dưa) chuột; (con) chuộtàbộ phận của máy tính.
- Tăng số lượng từ ngữ:
+ Tạo từ ngữ mới: học tập, học hành, học sinh
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2.Từ mượn:
- Khái niệm :.Từ mượn là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài.
3. Từ Hán Việt:
a.Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của tiếng Việt.
b. Chọn ý đúng: 
4.Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
4.1.Thuật ngữ 
a. Khái niệm : Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.
b. Tác dụng : Trong đời sống hiện nay thuật gnữ có vai trò hết sức quan trọng vì chúng ta đang sống trong đời sống khoa học, công nghệ phát triển mạnh và có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người. Trình độ dân trí của con người cũng không ngừng được nâng cao
4.2 Biệt ngữ xã hội 
- Khái niệm : Là những từ ngữ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
5.Trau dồi vốn từ:
-Các hình thức trau dồi vốn từ:
+ Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trong để trau dồi vốn từ.
+Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để tăng vốn từ.
II. Luyện tập :
BtII.2.Chọn ý đúng: c
BtII.3 Thảo luận:
+ Nhóm từ: săm ,lốp, ga, xăng, phanhlà những từ vay mượn đã được Việt hóa, nó được dùng như những từ thuần Việt: Bàn, ghế, núi, đồi, trâu ,bò
+ Nhóm từ a-xít, ra- đi- ô, vi-ta- minlà những từ vay mượn chưa được Việt hóa.Nó khác tiếng Việt về cách cấu tạo và thường khó phát âm hơn từ thuần Việt.
BtV.2 -Giải nghĩa:
+Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa, ghi đầy đủ kiến thức của các ngành.
+Bảo hộ mậu dịch( chinh sách) => Bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.
+Dự thảo: Thảo ra để đưa thông qua(động từ); bản thảo để đứa thông 
qua( danh từ)
+Đại sứ quán: Cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.
+Hậu duệ: Con cháu của người đã chết.
+Khẩu khí: Khí phách của con người toát ra qua lời nói.
+Môi sinh: Môi trường sống của sinh vật.
III. Hướng dẫn tự học :
 Chỉ ra các từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ xã hội. Giải thích vì sao lại được sử dụng ( hay không được sử dụng )trong văn bản đó .
D. Rút kinh nghiệm :
	*******************************************
TUẦN 10	Ngày soạn: 28/10/12
TIẾT 50	Ngày dạy: 02/11/12
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mức độ cần đạt:
-	Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học .
- 	Thấy được vai trò của nghị luận trong văn bản tự sự .
- 	Biết cách sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự 
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức: 
- 	Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .
- 	Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .
- 	Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .
2. Kĩ năng:
-	Nghị luận trong khi làm văn tự sự.
-	Phân tích được yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự cụ thể.
3. Thái độ:
 Có ý thức sử dụng phương thức nghị luận phù hợp khi làm bài văn tự sự.
C. Phương pháp
 Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận .... 
D. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 9A4 .....................................
2. Bài cũ:
? Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự :
 a-Là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc.
 b-Tái hiện những diễn biến tâm trạng của nhân vật.
 c-Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
 d-Cả ab c đều đúng. 
? Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách nào? Kể lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra môt chuyện có lỗi đối với bạn.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
Trong văn bản tự sự , ngoài việc sư dụng phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm thì chung ta vẫn có thể kết hợp thêm với phương thức biểu đạt nghị luận. Việc sử dụng kết hợp phương thức biểu đạt này có tác dụng ra so chúng ta cùng tìm hiểu.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy 
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:
Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự :
-Gvgọi HS đọc lại 2 đoạn văn bản trong SGK. Gv chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một đoạn trích theo yêu cầu:
? Xác định các câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong hai đoạn trích đã dẫn!
? Xác định những dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong từng văn bản?
? Theo dõi lại văn bản, nhận xét về hình thức của 2 văn bản?
? Từ đặc điểm về nội dung, hình thức trên và cách lập luận , ta hiểu thêm gì về ông giáo?
*Theo dõi lại đoạn b.
? Chỉ rõ lập luận của Kiều với Hoạn Thư?
? Qua tìm hiểu, em hãy rút ra những dấu hiệu và đặc điểm của lập luận trong một văn bản?
? Gvgọi một em đọc lại ghi nhớ của SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
-GV hướng dẫn tự học, HS lắng nghe
I. Tìm hiểu chung: về yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 1. Phân tích vd :
* Đoạn A-Là những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc của Nam Cao. Đây là cuộc đối thoại giữa ông giáo với chính mình, ông đang thuyết phục chính mình rằng : vợ mình không ác để “ chỉ buồn chứ không nỡ giận”. Trình tự suy nghĩ của ông giáo như sau:
a-Nêu vấn đề: Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung 
quanh thì rất dễ có ác cảm với người đó.
b-Phát triển vấn đề: Vợ tôi không ác nhưng thị trở nên ích kỉ và tàn nhẫn vì thị đã quá khổ. Vì sao vậy?
+Khi người ta cái chân đau.(chỉ nghĩ đến nỗi đau của bản thân-quy luật của tự nhiên).
+Khi người ta đã quá khổ thì người ta không còn nghĩ tới ai được nữa.( quy luật của tự nhiên)
+Cái bản tính tốt  lo lắng, buồn đau, che lấp mất.(quan hệ giữa bản chất và hiện tượng)
c-Kết thúc vấn đề: Khi đã tự thuyết phục mình, ông giáo “chỉ buồn chứ không nỡ giận”.
*Về hình thức: Đoạn văn có nhiều từ, câu có tính chất nghị luận: Nếu thì; vì thế cho nên; sở dĩ là vì Các câu được trích đều là câu khẳng định, ý khúc chiết.
èĐặc điểm trên và cách lập luận phù hợp với tính cách của ông giáo, người có học thức, biết nhìn đời, nhìn người, biết đồng cảm sẻ chia
Đoạn B: Cuộc đối thoại giữa Kiều với Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận phù hợp với một phiên tòa. Trong phiên tòa này, Kiều là quan tòa buộc tội còn Hoạn Thư là bị cáo . Mỗi bên đều có lập luận của mình.
-Lập luận của Kiều thể hiện ở mấy câu đầu. Sau câu chào mỉa mai là lời đay nghiến
-Lập luận của Hoạn Thư sau cơn hồn lạc phách xiêu:
. Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình.
. Tôi đã đối xử tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo.
. Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung, chắc gì ai nhường cho ai.
. Dù sao tôi cũng trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ mong cô khoan dung, rộng lg với tôi 
2. Ghi nhớ sgk
II. Luyện tập
GV hướng dẫn HS dựa vào những cách lập luận của nhân vật trong phần tìm hiểu bài để thực hành nói và viết.
III. Hướng dẫn tự học:
- Phân tích vai trò của yếu tố miêu tả, nghị luận trong đoạn văn cụ thể.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Nghị luận trong văn bản tự sự.
E. Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tuan 10.doc