Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Khối 9 (vòng 1) - Năm học 2007-2008

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Khối 9 (vòng 1) - Năm học 2007-2008

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn ý em cho là đúng nhất:

Câu 1: Dựa vào cơ sở nào người ta phân chia ARN thành các loại khác nhau:

A. Số lượng nuclê ôtít của ARN C. Cấu trúc không gian của ARN

B. Thành phần nuclê ôtít của ARN D. Chức năng di truyền của ARN

Câu 2: Phép lai nào dưới đây sẽ cho kiểu gen và kiều hình ít nhất:

A. AABb x Aabb C. Aabb x aaBb

B. AABb x AaBb D. AABB x AABb

Câu 3: Cơ thể có kiểu gen AaBbCc cho mấy loại giao tử?

A. 2 C. 8

B. 4 D. 10

Câu 4: Cơ chế quan trọng nào trong giảm phân để tạo ra sự khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội ( n NST) trong các giao tử?

A. Có sự tiếp hợp có thể bắt chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng xẩy ra ở kỳ đầu.

B. Sự xẩy ra đôi của nhiễm sắc thể ở kỳ trung gian.

C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.

D. Cả A và C

E. Cả A, B, C

Câu 5: Giới tính được xác định lúc nào?

A. Trước khi thụ tinh C. Sau khi thụ tinh

B. Trong quá trình thụ tinh

Câu 6: Một gen có A = T = 450 nuclêôtít, G = X = 600 nuclê ôtít khi gen tự nhân đôi 2 lần, môi trường nội bào đã phải cung cấp bao nhiêu nuclêôtít mỗi loại là bao nhiêu.

A. A = T = 1350 (nu) B. A = T = 1800 (nu)

 G = X = 1800 (nu) G = X = 2400 (nu)

C. A = T = 900 (nu) D. Một đáp án khác

 G = X = 1200 (nu)

Câu 7: Một hợp tử 2n = 20 thực hiện nguyên phân.

Khi ở kỳ trung gian, hợp tử trên có bao nhiêu crômatít?

A. 20 C. 60

B. 40 D. 80

Câu 8: Prôtêin không có chức năng

A. Cấu trúc C. Điều hoà quá trình trao đổi chất

B. Xúc tác quá trình trao đổi chất D. Truyền đạt thông tin di truyền

Câu 9: ở một loài thực vật gen A quy định thân đỏ, a quy định thân xanh, B quy định lá chẻ, b quy định lá nguyên. Biết các cặp gen phân li độc lập. Cho thân đỏ, lá chẻ x thân xanh lá chẻ được 720 thân đỏ, lá chẻ: 238 thân đỏ, lá nguyên: O thân xanh lá chẻ: O thân xanh lá nguyên: kiểu gen của P là:

A. AaBb x aaBb C. AaBB x aabb

B. AABb x aaBb D. AaBb x AaBb

Câu 10: ở loài sinh sản vô tính, cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST lưỡng bội của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ.

A. Nguyên phân C. Thụ tinh

B. Giảm phân D. Cả A, B, C

II. TỰ LUẬN: 6 điểm

Câu 1: Trình bày sự khác nhau căn bản giữa quá trình, phát sinh giao tử đực và quá trình phát sinh giao tử cái? kích thước, số lượng trứng và tinh trùng khác nhau có ý nghĩa gì?

Câu 2: Vì sao nói ADN là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?

Câu 3: Có 3 hợp tử của một loài gà nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường 1638 NST. Các tế bào con tạo ra có chứa 1872 NST xác định:

A. Số NST lưỡng bội của loài

B. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào

C. Số tâm động có trong tất cả các tế bào con

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Khối 9 (vòng 1) - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi HọC SINH GIỏI KHốI 9
Năm học 2007 – 2008
 Môn: Sinh học
Thời gian: 120 phút
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) 
Chọn ý em cho là đúng nhất: 
Câu 1: Dựa vào cơ sở nào người ta phân chia ARN thành các loại khác nhau: 
A. Số lượng nuclê ôtít của ARN	C. Cấu trúc không gian của ARN
B. Thành phần nuclê ôtít của ARN	D. Chức năng di truyền của ARN
Câu 2: Phép lai nào dưới đây sẽ cho kiểu gen và kiều hình ít nhất: 
A. AABb x Aabb	C. Aabb x aaBb
B. AABb x AaBb	D. AABB x AABb
Câu 3: Cơ thể có kiểu gen AaBbCc cho mấy loại giao tử?
A. 2	C. 8
B. 4	D. 10
Câu 4: Cơ chế quan trọng nào trong giảm phân để tạo ra sự khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội ( n NST) trong các giao tử?
A. Có sự tiếp hợp có thể bắt chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng xẩy ra ở kỳ đầu. 
B. Sự xẩy ra đôi của nhiễm sắc thể ở kỳ trung gian. 
C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng. 
D. Cả A và C
E. Cả A, B, C
Câu 5: Giới tính được xác định lúc nào? 
A. Trước khi thụ tinh	C. Sau khi thụ tinh
B. Trong quá trình thụ tinh
Câu 6: Một gen có A = T = 450 nuclêôtít, G = X = 600 nuclê ôtít khi gen tự nhân đôi 2 lần, môi trường nội bào đã phải cung cấp bao nhiêu nuclêôtít mỗi loại là bao nhiêu. 
A. A = T = 1350 (nu)	B. A = T = 1800 (nu)
 	 G = X = 1800 (nu)	 G = X = 2400 (nu)
C. A = T = 900 (nu)	D. Một đáp án khác
	 G = X = 1200 (nu)
Câu 7: Một hợp tử 2n = 20 thực hiện nguyên phân.
Khi ở kỳ trung gian, hợp tử trên có bao nhiêu crômatít?
A. 20	C. 60
B. 40	D. 80
Câu 8: Prôtêin không có chức năng
A. Cấu trúc	C. Điều hoà quá trình trao đổi chất
B. Xúc tác quá trình trao đổi chất	D. Truyền đạt thông tin di truyền
Câu 9: ở một loài thực vật gen A quy định thân đỏ, a quy định thân xanh, B quy định lá chẻ, b quy định lá nguyên. Biết các cặp gen phân li độc lập. Cho thân đỏ, lá chẻ x thân xanh lá chẻ được 720 thân đỏ, lá chẻ: 238 thân đỏ, lá nguyên: O thân xanh lá chẻ: O thân xanh lá nguyên: kiểu gen của P là: 
A. AaBb x aaBb	C. AaBB x aabb
B. AABb x aaBb	D. AaBb x AaBb
Câu 10: ở loài sinh sản vô tính, cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST lưỡng bội của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ. 
A. Nguyên phân	C. Thụ tinh
B. Giảm phân	D. Cả A, B, C
II. Tự luận: 6 điểm
Câu 1: Trình bày sự khác nhau căn bản giữa quá trình, phát sinh giao tử đực và quá trình phát sinh giao tử cái? kích thước, số lượng trứng và tinh trùng khác nhau có ý nghĩa gì? 
Câu 2: Vì sao nói ADN là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử? 
Câu 3: Có 3 hợp tử của một loài gà nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường 1638 NST. Các tế bào con tạo ra có chứa 1872 NST xác định: 
A. Số NST lưỡng bội của loài
B. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào
C. Số tâm động có trong tất cả các tế bào con
Đáp án và biểu điểm
Môn: Sinh học
I, Trắc nghiệm: 4 điểm. Mỗi câu đúng 0,4 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ý
D
D
C
D
B
A
B
D
B
A
Phần II. Tự luận: 6 điểm
Câu 1: 2. 5 điểm
ý 1: (1, 5 điểm): - Sự khác nhau căn bản giữa quá trình phát sinh giao tử đực và sự phát sinh giao tử cái: 
+ Sự phát sinh giao tử đực: Tinh bào bậc I qua hai lần phân bào trong giảm phân tạo ra 4 tinh tử. 4 tinh tử phát triển thành 4 tinh trùng có hình dạng kích thước giống nhau, đều chứa n NST. 
+ Sự phát sinh giao tử cái: Noãn bào bậc I qua hai lần phân bào liên tiếp trong giảm phân cho ra một trứng có kích thước lớn và 3 thể cực có kích thước nhỏ, trứng và thể cực đều chứa n NST nhưng chỉ có trứng tham gia vào quá trình thụ tinh, thể cực bị tiêu biến. 
ý 2 (1 điểm). ý nghĩa
+ Tinh trùng có kích thước nhỏ, nhưng số lượng lớn, đảm bảo cho quá trình thụ tinh hoàn hảo. 
+ Trứng có số lượng ít nhưng kích thước, chứa nhiều nhất tế bào để nuôi hợp tử và nuôi phôi ở giai đoạn đầu. 
Câu 2: 1,75 điểm
ADN được coi là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử vì: 
- AND mang thông tin quy định cấu trúc của tất cả các loại protêin trong cơ thể sinh vật, từ đó quy định các đặc điểm của cơ thể và của loài. 
- AND có tính đặc trưng, tính đặc trưng này quyết định đặc điểm riêng của từng cơ thể và từng loài. 
- AND có khả năng tự nhân đôi, nhờ đó thông tin di truyền chứa đựng trong AND có thể được truyền đạt qua các thế hệ.
- AND có thể bị đột biến: Những biến đổi trong gen cấu trúc dẫn tới những biến đổi trong cấu trúc m ARN từ đó làm thay đổi cấu trúc prôtêin tương ứng và được thể hiện thành sự biến đổi đột ngột, gián đoạn của một số tính trạng ở một số cá thể. 
Câu 3: 2,25 điểm
 Giải
a/ (1 điểm) Số NST lưỡng bội của loài là: 	0,75 đ
Ta có: Số NST trong 3 tế bào là: 
 1872 – 1638 = 234 NST
=> Số NST trong mỗi tế bào là: 
 = 78	 hay 2n = 78
b/ Số lần nguyên phân của mỗi tế bào: 	0,75 đ
 3. 2x . 2n = số NST tế bào con
 Hay: 3. 2x . 78 = 1872 => 2x = 
 2x = 8	=> x = 3
Vậy tế bào nguyên phân 3 lần. 
c/ Số tâm động trong các tế bào con:	0,5 điểm
Vì rong các tế bào con có tất cả 1872 NST nên số tâm động chính bằng số NST đơn = 1872 tâm động. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG huyen mon Sinh 9.doc