Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 81: Trả bài viết tập làm văn số 3 (Văn tự sự) - Mai Anh Hoa

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 81: Trả bài viết tập làm văn số 3 (Văn tự sự) - Mai Anh Hoa

A. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

 Giúp học sinh:

- Đánh giá được ưu nhược điểm trong bài viết của mình trên cơ sở sửa lỗi của giáo viên.

- Sửa chữa những lỗi sai sót về mặt nội dung và hình thức: Bố cục, câu, từ ngữ, diễn đạt, chính tả.

- Giáo viên kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thông qua kết quả.

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, sửa chữa lỗi để từ đó viết bài tốt hơn.

3. Thái độ.

- Biết tự sửa chữa những sai sót trong bài làm.

- Tự bản thân viết lại bài cho hoàn chỉnh theo sự sửa chữa.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên:+ Chấm bài viết của học sinh

 + Bảng chữa lỗi chung

- Học sinh: +Xem lại lí thuyết về văn tự sự.

 + Xây dựng dàn ý chi tiết.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

*Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ.

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1096Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 81: Trả bài viết tập làm văn số 3 (Văn tự sự) - Mai Anh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:24/12/2006 Tiết 81
Ngày dạy:25/12/2006 Trả bài viết tập làm văn số 3
 ( Văn tự sự )
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
 Giúp học sinh:
- Đánh giá được ưu nhược điểm trong bài viết của mình trên cơ sở sửa lỗi của giáo viên.
- Sửa chữa những lỗi sai sót về mặt nội dung và hình thức: Bố cục, câu, từ ngữ, diễn đạt, chính tả...
- Giáo viên kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thông qua kết quả.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, sửa chữa lỗi để từ đó viết bài tốt hơn.
3. Thái độ.
- Biết tự sửa chữa những sai sót trong bài làm.
- Tự bản thân viết lại bài cho hoàn chỉnh theo sự sửa chữa.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:+ Chấm bài viết của học sinh
 + Bảng chữa lỗi chung
- Học sinh: +Xem lại lí thuyết về văn tự sự.
 + Xây dựng dàn ý chi tiết.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
*Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
Tiết trước các em đã viết bài văn tự sự xen lẫn yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. Để đánh giá kết quả bài viết cô cùng các em thực hiện tiết trả bài.
* Hoạt động 3: Trả bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/s
Nội dung cần đạt
GV chép đề bài lên bảng
Học sinh chép đề bài vào vở.
? Em hãy xác định yêu cầu của đề bài? ( Thể loại )
? Với đề bài trên cần sử dụng kiến thức ở đâu?
Giáo viên cùng học sinh xây dựng dàn ý chi tiết.
? Trình bày phần mở bài?
? Phần thân bài cần kể được những sự việc nào?
? Phần kết bài em sẽ nêu lên vấn đề gì?
GV khái quát
GV phô tô một bài hay, một bài chưa hay -> phát cho các nhóm học tập. 
GV gọi học sinh trình bày ý kiến ( đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu )
GV trả bài cho học sinh
GV cho học sinh đọc bài viết của mình.
GV yêu cầu học sinh tự nhận xét ( ưu điểm, nhược điểm ).
? Em đã kể về chuyện gì? ( sự việc gì? )
? Bài viết của em có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài không?
? Mỗi phần em nêu những gì? Giữa 3 phần của bài viết có sự trùng lặp không?
? Em đã sử dụng phương thức biểu đạt như thế nào?
? Em có ý kiến thắc mắc nào cần được giải đáp không?
GV nhận xét ưu điểm
GV nhận xét nhược điểm
GV hướng dẫn học sinh chữa lỗi
GV đưa ra một số lỗi tiêu biểu, học sinh thảo luận chữa lại cho đúng.
 GV gọi học sinh nhận xét, bổ xung
GV dành một số thời gian đọc một số bài văn hay cho cả lớp tham khảo
- Chép đề
- Xác định
- Độc lập
- Thực hiện
- Độc lập
- Nêu những sự việc chính
- Rút ra bài học
Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm
- Nhận bài
- Nhận xét
- Độc lập
- Thực hiện
- Nêu
- Nghe
- Nghe
- Chữa lỗi
- Thảo luận nhóm
Nhận xét, bổ xung
- Nghe
- Nhận bà
I. Đề bài.
Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn.
II. Tìm hiểu đề.
- Thể loại: Tự sự ( kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận ).
- Phạm vi kiến thức: Trong thực tế cuộc sống ( bản thân mình đã trót xem nhật kí của bạn ).
III. Dàn ý.
1. Mở bài.
- Giới thiệu tình huống xem nhật kí của bạn ( Vào lúc nào? ở đâu? Trong hoàn cảnh nào? )
2. Thân bài.
- Tâm trạng trước khi xem nhật kí của bạn ( Khi mới nhìn thấy cuốn nhật kí ).
- Nêu rõ lí do tại sao lại xảy ra việc '' trót xem '' nhật kí của bạn.
+ Lí do khách quan: Bạn gửi cặp sách về nhà giở ra thấy có cuốn nhật kí.
Hoặc: Đến nhà bạn chơi nhưng bạn đi vắng, tình cờ thấy cuốn nhật kí để trên bàn...
-+ Lí do chủ quan: Tò mò muốn xem để bắt chước.
Hoặc: Cố ý xem để dọa bạn...
- Diễn biến sự việc:
+ Sự việc diễn ra như thế nào? Bạn có biết không? Có ai thấy không?
+ Em đã đọc được những gì? Có nói với ai không?
+ Tâm trạng dằn vặt, ân hận, xấu hổ...sau khi xem ( miêu tả nội tâm ).
3. Kết bài.
- Bài học về sự tôn trọng '' bí mật riêng tư '' của người khác.
( Chú ý: Cần kết hợp các yếu tố nghị luận trong miêu tả nội tâm, những suy nghĩ tình cảm của mình sau khi trót hành động ( ân hận, xấu hổ...) những suy nghĩ dằn vặt, trăn trở và rút ra bài học cho mình ).
1. Ưu điểm.
- Nhìn chung bài viết có nhiều cố gắng. Các em đã nắm được cách thức viết một bài văn tự sự có bố cục rõ ràng, chặt chẽ. Câu chuyện đã có đầy đủ diễn biến sự việc.
- Bài viết đã biết kết hợp các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại phù hợp như nói chuyện với bạn. Tâm trạng đối thoại nội tâm trước và sau khi xem nhật kí của bạn.
- Vận dụng các yếu tố nghị luận khi rút ra bài học cho bản thân.
- Một số bài viết có cách hành văn trong sáng, cảm xúc được diễn tả sâu sắc, già hình ảnh.
- Một số bài viét có nhiều tiến bộ về chữ viêt, cách trình bày, bố cục, kĩ năng viết như bài: Thơ, Hòa, Bùi Ngọc.
2. Nhược điểm.
- Một số bài viết chưa làm nổi bật tư tưởng chủ đề.
- Nội dung một số bài viết còn sơ sài.
- Số ít tạo tình huống gượng ép.
- Bài viết lan man sa vào kể lể.
- Việc vận dụng các yếu tố không có hoặc còn mờ nhạt.
- Chữ viết còn sai nhiều lỗi chính tả, danh từ riêng không viết hoa:
Tiên, Tuyến, Chính, Thủy Anh, Thương.
- Diễn đạt còn lủng củng, không thoát ý.
- Một số bài trình bày bẩn, sai nhiều lỗi chính tả.
V. Chữa lỗi.
1. Lỗi chính tả. 
Lỗi sai Sửa lại
hôm chước hôm trước
chên bìa trên bìa
mở da xem mở ra xem
phòng trờ phòng chờ...
2.Lỗi dùng từ, diễn đạt.
- Tôi thấy vẻ mặt của bạn đầy căm hận.
- Tôi thấy mặt bạn không được vui. 
- Tâm trạng em lúc đó rất tò mò muốn mở ra xem.
- Vì tò mò muốn biết trong đó bạn viết gì nên em đã mở ra xem.
- Nhưng tôi cảm thấy rằng lỗi lầm đó của tôi không có gì rửa sạch được tôi vô cùng ân hận.
- Sau khi xem xong nhật kí của bạn tôi vô cùng ân hận về việc làm của mình. Hôm sau tới lớp nhìn thấy bạn bè tôi đỏ bừng mặt lúng túng, xấu hổ.
* Đọc bài văn hay.
- Đọc bài Hòa, Bùi Ngọc.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Viết lại bài văn theo dàn ý.
- Soạn bài: Những đứa trẻ.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgµy so1.doc