Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 117-118, Bài 23: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 117-118, Bài 23: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) - Năm học 2012-2013

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hiểu và cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến Thức:

 - Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.

 - Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc – Hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

 - Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hỉnh ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

 3. Thái độ:

 - Yêu thiên nhiên, đất nước, tự ý thức góp một phần công sức nhỏ bé của bản thân bằng những việc làm thiết thực để cống hiến cho quê hương, đất nước

III. CHUẨN BỊ

 - HS: Đọc văn bản và soạn bài theo những câu hỏi gợi ý của sgk

 - GV: Giáo án. Chân dung nhà thơ Thanh Hải, tư liệu về tác giả. S¬ưu tầm một số tranh ảnh về hình ảnh mùa xuân đất n¬ước

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định: Lớp .

 2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi : Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “con cò” và phân tích ý nghĩa hình tượng con cò trong bài thơ trên ?

 Gợi ý : HS đọc thuộc lòng bài thơ.

 Hình tượng con cò trong bài thơ này là biểu tượng của tấm lòng người mẹ yêu thương con tha thiết. Tấm lòng của mẹ luôn luôn theo dõi từng bước chân con trên các chặng đường đời.

 - Kiểm tra sự chuẩn bị cho bài mới của học sinh

 

doc 7 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 16582Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 117-118, Bài 23: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn: 15-01-2013
Tiết 117-118 
BÀI 23
Văn bản MÙA XUÂN NHO NHỎ
 (Thanh Hải ) 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu và cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến Thức:
 - Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
 - Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc – Hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
 - Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hỉnh ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
 3. Thái độ: 
 - Yêu thiên nhiên, đất nước, tự ý thức góp một phần công sức nhỏ bé của bản thân bằng những việc làm thiết thực để cống hiến cho quê hương, đất nước
III. CHUẨN BỊ
 - HS: Đọc văn bản và soạn bài theo những câu hỏi gợi ý của sgk
 - GV: Giáo án. Chân dung nhà thơ Thanh Hải, tư liệu về tác giả. Sưu tầm một số tranh ảnh về hình ảnh mùa xuân đất nước
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Lớp ..............................................................
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi : Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “con cò” và phân tích ý nghĩa hình tượng con cò trong bài thơ trên ?
 Gợi ý : HS đọc thuộc lòng bài thơ. 
 Hình tượng con cò trong bài thơ này là biểu tượng của tấm lòng người mẹ yêu thương con tha thiết. Tấm lòng của mẹ luôn luôn theo dõi từng bước chân con trên các chặng đường đời.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị cho bài mới của học sinh
3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: Mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm mới, mùa xuân luôn mang đến cho mọi người không khí tươi vui và cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên mùa xuân cũng là mùa để cho con người suy ngẫm và gởi gắm những khát vọng của mình. Với nhà thơ Thanh Hải, ông đã gởi gắm điều gì qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm .
? Hãy nêu những nét chính về nhà thơ Thanh Hải?
- Nhận xét, khái quát: Ông quê ở Huế, là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam.
- Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca chống Mỹ
- Thơ ông nhỏ nhẹ, chân thành, giản dị, tình cảm gắn bó với quê hương đất nước
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh nhà thơ
? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có gì đặc biệt?
- Bài thơ được sáng tác khi t/g đang nằm trên giường bệnh (1980) và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời cho nên có thể coi đây là lời tâm niệm chân thành tha thiết cuối cùng của nhà thơ để lại cho đời. Ông đã gửi gắm tất cả tấm lòng, tình cảm và những suy nghĩ sâu lắng của đời mình vào bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
- Giới thiệu một số tác phẩm để HS tìm đọc: Huế mùa xuân, Dấu võng Trường Sơn, Mồ anh hoa nở, Cháu nhớ Bác Hồ...
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách đọc và tìm bố cục.
- Hướng dẫn đọc: đọc nhẹ nhàng, sâu lắng, thể hiện suy ngẫm.
+ K1: Đọc giọng say sưa trìu mến
+ K2,3: Giọng phấn chấn, nhanh, hối hả
+ K4,5,6: Giọng nhỏ nhẹ thiết tha, trầm lắng
- Gọi HS đọc bài. Nhận xét, GV đọc bài.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? 
- Thể thơ 5 chữ, nhịp 3/2 hoặc 2/3
? Cảm xúc của bài thơ bắt đầu từ đâu ? Phát triển như thế nào?
- Mạch cảm xúc của bài thơ bắt đầu từ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng thành mùa xuân đất nước, từ đó dẫn đến ước nguyện được góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân đất nước.
GV: mạch cảm xúc của bài thơ phát triển khá tự nhiên, hiền hòa.
? Tìm bố cục bài thơ, nêu ý mỗi phần?
 ( HS Thảo luận xác định 3 phút)
Bố cục: 3 phần
- Phần 1: 3 khổ thơ đầu. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
- Phần 2: 4,5 khổ tiếp. Suy nghĩ, ước nguyện của nhà thơ.
- Phần 3: Khổ cuối. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. 
- HS đọc lại đoạn 1
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết về văn bản .
- Yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 1,2,3.
? Mùa xuân trong khổ thơ thứ nhất được dùng với nghĩa gì ?(mùa xuân của thiên nhiên).
? Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên được tác giả phác họa qua những chi tiết nào? 
- Dòng sông xanh
- Bông hoa tím
- Tiếng chim hót
? Ở những câu thơ trên tác giả sử dụng nghệ thuật gì? 
Gợi ý: Em có nhận xét gì về trật tự cú pháp trong 2 câu thơ đầu? 
- Bình thường sẽ là: một bông hoa tím mọc giữa dòng sông xanh àCách đảo ngữ như vậy làm nổi bật vẻ đẹp của bông hoa mọc từ giữa dòng sông như tâm điểm của một bức tranh đầy ấn tượng. Bông hoa ấy như phát sinh, khởi nguồn từ cái sức sống dồi dào, bất tận của dòng sông xanh để không ngừng vươn lên bất tử.
?Qua hình ảnh, màu sắc, âm thanh, em thấy bức tranh mùa xuân hiện lên ntn?
GV gợi: Không gian mùa xuân được miêu tả là một không gian như thế nào?
Ò Bức tranh tươi thắm, đầy sức sống.
- Bức tranh đầy đủ màu sắc âm thanh. Vaì nét phác họa mở ra một bức tranh mùa xuân thoáng đãng, mênh mông, sắc màu tươi thắm nhưng rất đằm thắm, dịu dàng. 
GV: Có thể nói chỉ qua vài nét phác hoạ nhưng t/g đã vẽ lên một không gian cao rộng với bầu trời, dòng sông, màu sắc hài hoà xanh của sông, tím của hoa-màu tím đặc trưng của xứ Huế và làm sống động cho bức tranh là âm thanh cao vọng của tiếng chim chiền chiện-một loài chim tiêu biểu của MX cho ta thấy một bức tranh hết sức sống động tuyệt đẹp.
? Trước cảnh sắc ấy, cảm xúc của tác giả ra sao? Được diễn đạt bằng hình ảnh nào? Từ ngữ nào thể hiện rõ nét nhất cảm xúc, thái độ của tác giả ?
- Từng giọt long lanh rơi.......tôi hứng
- Từ “hứng” là từ thể hiện rõ nét nhất tình cảm thái độ của tác giả trước mùa xuân.
? Phân tích cách dùng từ “giọt” trong “giọt long lanh” và “hứng” trong “Tôi đưa tay tôi hứng” là gì?
?Em hiểu giọt long lanh ở đây là giọt gì?
- Giọt long lanh: có thể là giọt mưa xuân, giọt sương, giọt của tiếng chimHứng là cảm giác say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.
? Tác giả đã cảm nhận mùa xuân bằng các giác quan nào?
® Tác giả cảm nhận mùa xuân từ thị giác đến thính giác và xúc giác.
Gv: Chúng ta có thể cho là giọt mưa xuân-giọt sương sớm nhưng nếu cho 2 câu này gắn với 2 câu trước: Từ một hình tượng, một sự vật được cảm nhận bằng âm thanh ngọt ngào trong trẻo của tiếng chim (cảm nhận bằng thính giác), tác giả đã chuyển đổi biến nó thành một sự vật có thể nhìn được bằng mắt bởi nó có hình có khối, màu sắc: giọt long lanh –không cầm lòng được nhà thơ đưa tay ra hứng lấy -ở đây con người lại được cảm nhận nó bằng da thịt, bằng sự tiếp xúc (xúc giác)
? Vậy việc sử dụng từ ngữ mang ý nghĩa chuyển đổi cảm giác này gọi là biện pháp nghệ thuật gì? (gọi tên sự vật này)
- Biện pháp ẩn dụ, đây là một sáng tạo nghệ thuật của t/g.
?Qua bp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác này cho thấy cảm xúc của t/g được bộc lộ ntn trước mùa xuân của thiên nhiên xứ Huế? (bộc lộ tình cảm nào trước vẻ đẹp ấy của qh?) Chú ý tiếng gọi Ơi , hành động “ tôi hứng”
Ž Cảm giác say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của quê hương. Một tình yêu nồng nàn, tha thiết trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
GV: Từ mùa xuân của thiên nhiên, nhà thơ cảm nhận về mùa xuân của đất nước. 
? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
 Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ
?Trong các câu thơ trên, tác giả sử dụng NT gì? Hình ảnh nào độc đáo?
- NT điệp từ, điệp cấu trúc, hình ảnh độc đáo (Lộc xuân)
? Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi cho em điều gì? ( Người cầm súng và người ra đồng làm nhiệm vụ gì trong đất nước?)
 - Người cầm súng: là những người chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Người ra đồng: là những người lao động xây dựng đất nước. 
=> Họ là hai lực lượng tiêu biểu bảo vệ và dựng xây đất nước. Họ đem lộc xuân về, họ gieo lộc xuân, góp vào mùa xuân đất nước
? Hình ảnh lộc đựơc nhắc đi nhắc lại nhiều lần tượng trưng cho điều gì?
Lộc: là chồi non, lá non; nhưng lộc còn có nghĩa là mùa xuân - tượng trưng cho sự sống, sự sống này thể hiện trong nhịp điệu hối hả. Ở đây h/a lộc gắn với người cầm súng giắt lộc để nguỵ trang như mang theo sức xuân vào trận địa, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Nhưng con người lao động chiến đấu ấy mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước.
GV: Liên hệ đất nước ta những năm 80 để HS thấy được nhịp sống của cách mạng, của đất nước.
? Hình ảnh đất nước hiện ra rất đẹp, chi nào thể hiện điều đó? (tìm trong khổ thơ thứ ba, phân tích nghệ thuật so sánh).
Đất nước như
Cứ đi lên..
Tất cả: Hối hả, xôn xao
? Trong những khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì? Qua đó giúp em cảm nhận gì về mùa xuân của đất nước?
-> Điệp ngữ, từ láy, so sánh. 
=> Nhịp điệu khẩn trương, náo nức. Đó là nhịp điệu của lịch sử, của thời đại, của đất nước đi lên phía trước không ngừng, không nghỉ.
2 câu thơ “đ/n như vì sao/cứ đi lên phía trước” Dùng phép so sánh, đ/n luôn tươi sáng như những vì sao không bao giờ tắt, đất nước có những con người cần cù lao động, cứ thẳng tiến phía trước, mạnh mẽ, trường tồn, luôn hướng về tương lai rạng rỡ.
 Yêu cầu HS đọc ba khổ thơ cuối.
- Gv: Từ mạch cảm xúc về mùa xuân mạch thơ đó chuyển một cách tự nhiên để bày tỏ suy ngẫm, ước nguyện của mình.
? Nhà thơ đã ước nguyện điều gì? Ước nguyện đó được thể hiện qua những hình ảnh nào?
- Nhà thơ nguyện: làm con chim, cành hoa, làm nốt trầm trong bài hát 
?Em hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật chính trong khổ thơ này?
à Điệp cấu trúc.
? Em có suy nghĩ gì về những điều tâm niệm trên của tác giả ?(con chim, nhành hoa, nốt trầm).
- Bình dị, chân thành mà sâu sắc. 
? Từ khát vọng trên, nhà thơ chuyển thành lý tưởng sống của mình. Theo em đó là lý tưởng gì?
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng..
? Em hiểu thế nào là ước nguyện làm một Mùa xuân nho nhỏ?Tại sao không phải là mùa xuân lớn ?Thể hiện suy nghĩ gì của t/g?
- Ước nguyện chân thành, giản dị, khiêm nhường thể hiện lẽ sống đẹp: sống cống hiến có ích cho đời.
- Liên tưởng: Từ mùa xuân đất nước đến mùa xuân nho nhỏ của mỗi người
GV: Giữa mùa xuân của đất nước tác giả xin làm “con chim, một nhành hoa”. Giữa bản hòa ca tươi vui, đầy sức sống của cuộc đời nhà thơ xin làm “một nốt trầm xao xuyến” đã diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé và rồi dồn nén vào hình ảnh “nho nhỏ – Lặng lẽ – tuổi hai mươi – tóc bạc” đó là những hình ảnh ẩn dụ mang vẻ dẹp giản dị, khiêm nhường thể hiện thật xúc động điều tâm niệm chân thành tha thiết của nhà thơ.
? Từ khát vọng trên, nhà thơ muốn nhắn gởi điều gì?
GV: Liên hệ với một số câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong bài Một khúc ca xuân: 
 Nếu là con chim chiếc lá
 Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
 Lẽ nào vay mà không có trả
 Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?
- Tác giả muốn nhắn gởi đến mọi người và thế hệ trẻ phải biết sống có ích, biết cống hiến chứ không chỉ sống hưởng thụŽGiáo dục các em lối sống hiện nay.
- Đó là tâm sự, ước vọng của nhiều cuộc đời, của một cuộc đời muốn gắn bó, cống hiến cho đất nước. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, cống hiến phân tinh tuý dù nhỏ bé cho đất nước và không ngừng cống hiến.
? Tại sao trong khổ thơ cuối tác giả lại nhắc đến những câu Nam ai, Nam bình, nhịp phách tiền ?
- GV: Trong khổ thơ cuối có nhắc đến câu Nam ai, Nam bình -đây là tên những làn điệu dân ca xứ Huế gợi nhớ đến những câu “chiều chiều trên bến Văn Lâuai ngồi ai câu ai sầu ai thảm lại có nhịp phách tiền- một loại nhạc cụ khi hát gõ nhịp đệm vào nghe giòn vang xaŽđây chính là cái hồn âm nhạc dân gian xứ Huế, và ta hiểu khi nhà thơ vào thời điểm lâm bệnh nặng vẫn muốn hát khúc dân ca mang âm điệu qh phải là người yêu qh tha thiết, gắn bó sâu nặng với qh. Mở đầu t/g đón nhận Mùa xuân thiên nhiên vào lòng mình ,cuối bài lại ôm trọn tinh hoa văn hoá của qh rồi đi vào cõi vĩnh hằng 
? Là học sinh, là mầm non tương lai của đất nước em sẽ làm gì để góp vào mùa xuân rộng lớn?
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết bài.
? Nhận xét về nghệ thuật bài thơ?
- Viết theo thể theo năm chữ nhẹ nhàng, thiết tha mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
- Kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thơ tự nhiên giản dị, với những hình ảnh giàu ý ngĩa biểu trưng khái quát.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô....
- Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn. 
?Nêu nội dung bài thơ?
- Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước cho cuộc đời.
- GV chốt lại. HS đọc ghi nhớ 
- Yêu cầu HS đọc lại diễn cảm bài thơ.
Hoạt động 5. luyện tập
Viết một đoạn văn bình một khổ thơ trong bài mà em thích.
Học sinh viết bài-gọi học sinh đọc => nhận xét
I. TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
1. Tác giả: SGK/ 47 
- Thanh Hải ( 1930- 1980), tên khai sinh Phạm Bá Ngoãn, quê huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế
2. Văn bản 
- Bài thơ được sáng tác tháng 11/ 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. 
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Bố cục: 3 phần
- Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
- Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
- Lời ngợi ca quê hương đất nước.
2. Phân tích
a. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước
a1. Mùa xuân của thiên nhiên
- Dòng sông xanh 
- Bông hoa tím 
=> NT: Đảo trật tự cú pháp
- Tiếng chim hót vang trời
® Một bức tranh xuân tuyệt đẹp, vui tươi, rộn ràng mang đặc trưng xứ Huế
- từng giọt.
- tôi .. tôi hứng
® Tác giả cảm nhận mùa xuân từ thị giác đến thính giác và xúc giác.
- NT ẩn dụ sáng tạo, biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.
a2. Mùa xuân của đất nước
- người cầm súng: chiến đấu 
- người ra đồng: lao động sản xuất.
- lộc giắt.., lộc trải: sự sống
Ò NT điệp từ, điệp cấu trúc, hình ảnh độc đáo (Lộc xuân)
=> Họ là hai lực lượng tiêu biểu bảo vệ và dựng xây đất nước. Họ đem lộc xuân về, họ gieo lộc xuân, góp vào mùa xuân đất nước. 
Đất nước như
Cứ đi lên..
Ž Nghệ thuật điệp ngữ, so sánh, sử dụng từ láy 
=> Mùa xuân đất nước với sức sống bền bĩ, vững vàng.
b. Tâm niệm của nhà thơ:
- làm con chim 
- làm cành hoa 
- làm nốt trầm	 
Ò Cấu tứ lặp, ước nguyện giản dị, chân thành. 
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng..
Ž Hình ảnh đẹp, bình dị .
=> Khát vọng sống có ích, cống hiến. Nói lên tâm niệm chân thành của nhiều người.
3. Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK/58
III. LUYỆN TẬP
4. Củng cố : 
 ? Nêu cách hiểu của em về nhan đề bài thơ?
Điểm sáng tạo độc đáo ở nhan đề bài thơ : “Nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung”.
 - HS đọc ghi nhớ
5. Hướng dẫn tự học
 - Học bài, học thuộc lòng bài thơ, làm bài tập 2 phần Luyện tập.
 - Phân tích, cảm thụ về một đoạn thơ trong bài.
 - Soạn bài : “Viếng Lăng Bác” Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
 - Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9(1).doc