Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 đến 18

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 đến 18

A. Mục tiêu cần đạt:

- Rèn luyện năng lực quan sát , dùng kết quả quan sát để làm bài thuyết minh.

- Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.

B. Chuẩn bị:

- GV: bảng phụ ghi bảng mẫu bằng - trắc 2 bài thơ ''Vào nhà .'';''Đập đá. ''

- HS: ôn lại thể thơ TN

C. Các hoạt động dạy học:

I. Tổ chức lớp: (1')

II. Kiểm tra bài cũ :(5')

? Hai bài thơ ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác '' và ''Đập đá ở Côn Lôn'' viết theo thể thơ nào? Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ đó.

 GV dẫn dắt vào bài.

 

doc 21 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1176Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 đến 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 - Tiết 61
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tập làm văn
thuyết minh về một thể loại văn học
A. Mục tiêu cần đạt:
- Rèn luyện năng lực quan sát , dùng kết quả quan sát để làm bài thuyết minh.
- Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.
B. Chuẩn bị:
- GV: bảng phụ ghi bảng mẫu bằng - trắc 2 bài thơ ''Vào nhà ...'';''Đập đá... ''
- HS: ôn lại thể thơ TN
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Hai bài thơ ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác '' và ''Đập đá ở Côn Lôn'' viết theo thể thơ nào? Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ đó.
 GV dẫn dắt vào bài.
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ hai bài thơ: " Vào nhà ngục...'' " Đập đá ở CônLôn''
? Nêu xuất xứ của thể thơ thất ngôn bát cú và giải thích
? Số dòng? số chữ? Có thể thêm bớt được không
*Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 chữ
? Ghi bảng kí hiệu B-T theo từ tiếng trong hai bài thơ đó 
- Giáo viên treo bảng phụ sau khi học sinh ghi kí hiệu 
 yêu cầu học sinh đối chiếu
- Thanh bằng: thanh huyền, không
- Thanh trắc: sắc hỏi ngã nặng
? Nhận xét về quan hệ bằng trắc trong các dòng với nhau
? Nhận xét về phép đối ( ý đối ý, thanh đối thanh, đối từ loại)
? Nhận xét về niêm( dính)
? Luật
* Luật bằng, trắc: căn cứ vào chữ thứ hai trong câu đầu của bài bằng, trắc; nhị, tứ, lục phân minh, nhất tam ngũ bất luận
* Đối: câu 3-4; 5-6 (chữ 2, 4, 6) đối ý, thanh, từ loại
 Niêm (dính), (khoá lại), câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7
? Hãy cho biết bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong câu và đó là vần bằng hay trắc
* Hiệp vần ở cuối câu 2, 4, 6, 8 - vần chân, vần bằng (cũng có thể là vần trắc)
? Hãy cho biết câu thơ trong bài ngắt nhịp như thế nào.
? Bố cục của thơ TN
* Nhịp thường là 4/3
* Bố cục: đề, thực, luận, kết
? Từ tìm hiểu trên, em thấy mở bài có thể trình bày như thế nào .
- Gợi ý: thể thơ này có từ thời nào?
( Có từ thời Đường- ĐườngThi) Các nhà thơ áp dụng thơ Đường luật bắt chước thơ thời Đường- Thơ Đường luật có hai loại chính: Thất ngôn bát cú , tứ tuyệt
* TNBC: Là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật được các nhà thơ Việt nam ưa chuộng, áp dụng sáng tác.
? Nhiệm vụ của phần thân bài
- Yêu cầu học sinh trình bày từng đặc điểm dựa vào kết quả phân tích ở trên
? Thể thơ này có ưu điểm gì( nhạc điệu luật bằng trắc cân đối nhịp nhàng)
? Thể thơ này có nhược điểm gì
? Phần kết bài có nhiệm vụ gì
? Vậy muốn thuyết minh đặc điểm của thể loại văn học thì phải làm gì
- Yêu cầu học sinh lập dàn bài bài tập 1
? Truyện có những yếu tố nào
? Cốt truyện của truyện ngắn diễn ra trong một không gian như thế nào
? Bố cục, lời văn chi tiết ra sao
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học
1. Tìm hiểu đề bài (10')
a. Quan sát
b. Nhận xét
- Học sinh đọc diễn cảm hai bài thơ
- Giải thích : Thất ngôn bát cú ( 8 câu 7 chữ), có từ thời nhà Đường Đường luật
- Bài thơ có 8 dòng ( bát cú) mỗi dòng 7 chữ (thất ngôn)
 số dòng số chữ bắt buộc không thể thêm bớt tuỳ ý
- Học sinh ghi kí hiệu cho hai bài thơ
+ " Vào nhà ngục QĐCT"
(T B B T, T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
T B T T T B B
T B B T B B T
T T B B T T T
B T T B B T T
B B B T T B B
+ Bài đập đá ở Côn Lôn
B B T T T B B
B T B B T T B
T T T B B T T
B B T T T B B
T B B T B B T 
B T B B T T B
T T T B B T T
B B B T T B B
- Bài 1 hiệp vần ở cuối câu 2,4,6,8
Tù- thù; châu- đâu vần bằng
- Bài 2 hiệp vần ở cuối câu 2,4,6,8
non-hòn son- con vần bằng
- Nhịp 4/3
- Bố cục: đề, thực, luận, kết
2. Lập dàn bài: (12')
a. Mở bài
- Nêu định nghĩa chung về thể thơ TNBC Đường luật: Là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật được các nhà thơ Việt nam ưa chuộng. Các nhà thơ cổ điển Việt nam ai cũng làm thể thơ này bằng chữ Hán và chữ Nôm.
b. Thân bài
- Nêu các đặc điểm của thể thơ về:
+ Bố cục
+ Số câu, số chữ trong mỗi bài
+ Qui luật bằng, trắc của thể thơ
+ Đối, niêm
+ vần
+ Ngắt nhịp
- Nhận xét ưu, nhược điểm và vị trí của thể thơ trong thơ Việt nam 
+ Ưu điểm: đẹp về sự tề chỉnh hài hoà cân đối cổ điển, nhạc điệu trầm bổng, đăng đối, nhịp nhàng.
+ Nhược điểm: gò bó vì có nhiều ràng buộc, không được phóng khoáng như thơ tự do.
c. Kết bài:
- Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thể thơ này và nêu vị trí của thể thơ trong thơ Việt nam : thể thơ quan trọng, nhiều bài thơ hay được làm theo thể thơ này và ngày nay vẫn được ưa chuộng.
3. Ghi nhớ: (3') ( SGK - tr154 )
- HS khái quát, đọc ghi nhớ.
II. Luyện tập (10')
Bài tập 1:
a. Mở bài: định nghĩa truyện ngắn
b. Thân bài: Đặc điểm của truyện ngắn.
- Tự sự: yếu tố chính quyết định cho sự tồn tại của truyện ngắn gồm sự việc chính, nhân vật chính, sự việc và nhân vật phụ
- Kết hợp miêu tả và biểu cảm 
- Cốt truyện ngắn
- Chi tiết: bất ngờ, độc đáo không kể trọn vẹn 1 quá trình diễn biến của cuộc đời người mà chọn những khoảnh khắc của cuộc sống thể hiện
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí
- Lời văn trong sáng
c. Kết bài
- Vai trò truyện ngắn.
IV. Củng cố:(3')
- Học sinh đọc bài tham khảo
? Thuyết minh đặc điểm của thể loại văn học cần chú ý điều gì.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập: thuyết minh đặc điểm của thể thơ TNBCĐL
- Ôn tập phần tập làm văn ( tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm ; văn thuyết minh (1 đồ dùng, ...)
Tuần 16 - Tiết 62
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Văn bản
muốn làm thằng cuội
 ( Tản Đà 1989-1939)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng một ước mộng rất ngông.
- Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật của Tản đà: lời lẽ thật giản dị, trong sáng, rất gần với lối nói thông thường, không cách điệu xa vời, ý tứ hàm súc, khoáng đạt, cảm xúc bộc lộ thật tự nhiên, thoải mái, giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh, duyên dáng.
B. Chuẩn bị:
- Gv : Đọc tài liệu tham khảo
- HS: soạn bài
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
?Đọc thuộc lòng 2 bài thơ ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác'' và ''Đập đá ở ..."
? Hai bài thơ có những đặc điểm nào gần gũi về đề tài, chủ đề thể thơ, giọng điệu
? Vì sao lại có sự gần nhau đó.
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Y/c học sinh đọc chú thích
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Tản Đà 
- Nhấn mạnh bút danh Tản Đà .
+ Nhà nho đi thi không đỗ, chuyển sang làm báo, viết văn thơ.
+ Tính tình phóng khoáng đa cảm, đa tình, hay rượu, hay chơi thường vào Nam, ra Bắc
 hồn thơ ''sầu, mộng, ngông''
? Nêu xuất xứ văn bản.
 Khá tiêu biểu cho hồn thơ, phong cách thơ Tản Đà 
- Giọng nhẹ nhàng, buồn mơ màng như một lời than thở
- GV đọc diễn cảm
- Gọi học sinh đọc
? Bài thơ làm theo thể thơ nào
- Giải thích chú thích trong SGK 
- Gọi học sinh đọc.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu 2 câu thơ đề.
* Là tiếng than, lời tâm sự buồn
- Mở đầu bài thơ TNBCĐL rất tự nhiên thoải mái - 1 tiếng than, 1 tâm trạng, nỗi lòng khác với các bài thơ khác gò bó.
? Tản Đà gọi chị Hằng để than thở điều gì.
? Tại sao thi sĩ không chọn đêm hè, đêm xuân, đêm đông, mà lại chọn đêm thu để than thở cùng chị Hằng về nỗi buồn của mình
* Cách xưng hô chị em thân thiết, đời thường
* Giọng điệu tự nhiên thoải mái bộc lộ cảm xúc trực tiếp.
? Tâm trạng của Tản Đà trong đêm thu ấy là tâm trạng gì ? Vì sao Tản Đà chán trần thế, mà lại chỉ có ''nửa'' thôi.
 vì thế nên Tản Đà tìm cách trốn đời, lánh đời: thoát li vào thơ, rượu, những chuyến đi lang bạt vào Nam ra Bắc để quên sầu quên đời.
? Có nhận xét gì về cách xưng hô của nhà thơ với mặt trăng, cách xưng hô đó có ý nghĩa gì.
? Em có nhận xét gì về cách bộc lộ cảm xúc của tác giả 
? Qua tâm trạng chán chường nơi cuộc đời trần thế, em hiểu thêm gì về cuộc đời Tản Đà.
* Chán ngán với thực tại, bất hoà sâu sắc với xã hội đương thời.
- Liên hệ với bài thơ khác của Tản Đà: 
+ Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi ...
+ Đời đáng chán biết thôi là đủ...
Sự chán đời xin nhủ lại tri âm ...
+ Gió gió mưa mưa đã chán phèo
Sự đời nghĩ đến lại buồn teo
? Với những tâm hồn lãng mạn như thế thì thi sĩ muốn thoát li đi đâu? Em có nhận xét gì về chốn thoát li đó của Tản Đà.
? Có nhận xét gì về ước vọng của tác giả.
* Mong muốn thoát li cõi trần đến nơi thanh cao đẹp đẽ, trong sáng
? Hãy nhận xét giọng điệu 2 câu thực
? Tác dụng.
* Ngòi bút lãng mạn, phóng túng, nhuần nhị, có duyên.
? Trong ý nghĩ của thi sĩ, lên với chị Hằng sẽ được những gì.
- Trong cõi trần gian Tản Đà luôn cảm thấy buồn vì sự trống vắng, cô đơn khắc khoải đi tìm tâm hồn tri kỉ
'' Chung quanh những đá cùng mây
Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm''
- Ao ước thả hồn cùng mây gió
Kiếp sau xin chớ làm người 
Làm đôi chim nhạc tung trời mà bay
* Khát vọng ngông và đa tình được sống vui tươi tự do.
? Nhận xét giọng thơ.
- Giọng thơ cảm xúc nhẹ nhàng, vui vẻ hóm hỉnh.
? Trong hai câu cuối nhà thơ tưởng tượng ra cảnh gì ? Cảm nhận của em về hình ảnh đó.
* Hình ảnh độc đáo khát vọng thoát li mãnh liệt
? Theo em nhà thơ cười ai ? cười cái gì và vì sao mà cười.
* Sức tưởng tượng phong phú táo bạo
? Qua hình ảnh độc đáo và tiếng cười mãn nguyện của tác giả em thấy tác giả bộc lộ tâm sự, khao khát nào.
? Qua bài thơ em đọc được tâm sự nào của tác giả 
* Ghi nhớ SGK 
? Những nét đặc sắc nghệ thuật.
? So sánh ng2 và giọng điệu ở bài thơ này với bài thơ ''Qua đèo ngang'' của BHTQ hoặc 2 bài thơ của PBC, PCT
I. Tìm hiểu chung(2')
1. Tác giả
- HS đọc
- HS trình bày về cuộc đời, sự nghiệp
- Núi Tản (Viên, Ba Vì) ở trước mặt Hắc Giang (Sông Đà) bên cạnh nhà Tản Đà 
- Suốt đời sống nghèo, qua đời năm1939
- Ông được xem là gạch nối, là nhịp cầu, là khúc nhạc dạo đầu cho phong trào thơ mới lãng mạn những năm 30 thế kỉ XX
2. Tác phẩm
- Trích trong quyển ''Khối tình con I'' xuất bản 1917
II. Đọc hiểu văn bản (25')
1. Đọc
- HS đọc diễn cảm
- Nhịp thơ thay đổi 4/3, 2/2/3
- Thất ngôn, bát cú, Đường luật
2. Phân tích
a. Hai câu đề
- Như tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng
- Than thở về nỗi ''đêm thu buồn lắm''
- Vì với thi sĩ lãng mạn, thu đồng nghĩa với buồn, thu đồng nghĩa với mộng: gió thu gợi buồn hiu hắt, lá thu vàng gợi buồn mênh mông.
. Đêm thu là một tín hiệu giàu chất thẩm mĩ. Cảnh thu buồn, đêm thu thanh vắng chính là lúc hồn người sâu lắng nỗi buồn thi sĩ mới càng chất chứa trong lòng.
- Trần thế em nay chán nửa rồi
- HS căn cứ vào tình hình XH ... 
 ... cơn vật sầu''
- Dùng nhân hoá và so sánh hình ảnh thơ diễn tả cảm xúc mạnh (khói Nùng Lĩnh, sông Hồng Giang ...)
- ý nghĩa: Cực tả nỗi đau mất nước thấm đến cả trời đất sông núi Việt Nam kinh động cả đất trời.
giọng thơ lâm li thống thiết, nỗi phẫn uất, hờn căm. Mỗi dòng thơ là một tiếng than, tiếng nấc xót xa cay đắng.
 Niềm xót thương vô hạn trước cảnh nước mất nhà tan, lòng căm phẫn vô hạn trước tội ác của giặc Minh đây còn là tâm trạng của tác giả, của nhân dân Việt Nam mất nước đầu thế kỉ XX.
c) Tám câu thơ cuối: Lời trao gửi cho con
- Để nói đến hình ảnh bất lực của mình.
- Để khích lệ con làm những điều cha chưa làm được, giúp ích cho nước nhà
- Cha hoàn toàn tin tưởng và trông cậy vào con sẽ thay mình rửa nhục cho nhà, cho nước.. là người không hề nghĩ đến riêng mình, 1 lòng, 1 dạ vì dân vì nước.
4. Tổng kết
- Tình yêu nước thiết tha sâu nặng.
- Bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
- Giọng điệu thống thiết + hình ảnh xúc động ...
III. Luyện tập
- Nước và nhà, Tổ Quốc và gia đình riêng và chung gắn bó và chia sẻ. Nhưng nghĩa nước phải đặt trong tình nhà. Thù nước đã trả là thù nhà cũng được báo.
IV. Củng cố:(')
- Yêu cầu học sinh đọc lại ghi nhớ
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học thuộc ghi nhớ + đoạn thơ
- Làm bài tập (163) Luyện tập.
- Ôn tập toàn bộ phần văn bản để chuẩn bị kiểm tra HK I
- Chuẩn bị hoạt động ngữ văn làm thơ bảy chữ SGK - tr 164.
Tuần 17 - Tiết 67 + 68: kiểm tra học kì I
Tuần 18 - Tiết 69, 70
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tập làm văn
hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đọc kĩ những điều cần lưu ý, một số ví dụ sử dụng trong bài, máy chiếu, giấy trong ghi bảng mẫu luật bằng, trắc.
- Học sinh: Làm phần chuẩn bị ở nhà ( SGK - tr164)
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Gọi học sinh đọc bài thơ
? Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau trong 2 bài thơ sau.
- Giáo viên gọi học sinh trình bày và nhận xét lẫn nhau.
- Giáo viên bật máy chiếu đưa ra đáp án
- Gọi học sinh đọc và phát hiện chỗ sai
? Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng bài thơ ''Tối''
I. Nhận diện luật thơ
1. Đọc, gạch nhịp, chỉ ra cách gieo vần và mối quan hệ bằng trắc(20')
- Câu thơ bảy chữ (có thể xen câu 6 chữ, 5 chữ)
- Ngắt nhịp 4/3 hoặc 3/4 nhưng phần nhiều là 4/3.
-Vần có thể trắc, bằng nhưng phần nhiều là bằng, vị trí gieo vần là tiếng cuối câu 2 và 4 có khi cả tiếng cuối câu 1
- Luật bằng trắc theo 2 mô hình sau:
a) B B T T T B B
 T T B B T T B 
 T T B B B T T 
 B B T T T B B
b) T T B B T T B 
 B B T T T B B 
 B B T T B T T 
 T T B B T B B 
2. Chỉ ra chỗ sai luật (19')
- Bài thơ ''Tối'' của Đoàn Văn Cừ chép sai hai chỗ: Sau ''Ngọn đền mờ'' không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp. Vốn là ''ánh xanh lè'' chép thành ''ánh xanh xanh'', chữ ''xanh'' sai vần.
- Sửa: bỏ dấu phẩy, sửa chữ xanh thành một chữ hiệp vần với ''che'' ở trên. ở đây có chữ lè (xanh lè) là thích hợp, nhưng có thể nghĩ đến các tiếng vàng khè hoặc ''bóng đèn mờ tỏ, bóng đêm nhoè'', hay ''bóng trăng nhoè'', hay ''ánh trăng loe''.
Chuyển tiết 70
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Người biên soạn đã dấu đi 2 câu cuối bài thơ của Tú Xương.
? Hãy làm tiếp 2 câu còn lại.
- Gợi ý: Xác định bài thơ viết theo luật nào của bảng mẫu (bảng b) vậy 2 câu tiếp theo phải theo luật của bảng này. Thơ Đường có luật: nhất, tam , ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh.
 Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Như thế là đề tài bài thơ xoay chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Hai câu tiếp theo phải phát triển về đề tài đó theo một hướng nào đó. Muồn thế người làm phải biết các truyện về chú Cuội như Cuội nói dối, Cung trăng có chị Hằng, có cây đa, có con thỏ ngọc ...
? Hãy làm tiếp bài thơ cho trọn vẹn theo ý của mình.
- Gợi ý: Xét luật bằng trắc của 2 câu đã cho, thuộc bảng mẫu a. Vậy 2 câu tiếp theo phải theo luật của bảng này
Về nội dung 2 câu đầu đã vẽ ra cảnh mùa hè, thì 2 câu tiếp phải nói tới chuyện mùa hè, truyện nghỉ hè, chia tay bạn, dặn dò bạn, hẹn hò nhau năm sau ...
- Gọi học sinh trình bày bài thơ bảy chữ tự làm ở nhà, các học sinh khác nhận xét về luật bằng trắc, cách ngắt nhịp, nội dung bài thơ của bạn.
- Giáo viên nêu ưu nhược điểm và cách sửa, động viên cho điểm những bài làm tốt.
II. Tập làm thơ
1. Làm tiếp hai câu cuối theo ý mình (10')
 Ví dụ: 
- Nguyên văn 2 câu thơ cuối của Tú Xương là:
Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
- Nếu nhấn mạnh tới việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng, bị người chê cười có thể viết:
Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
- Hoặc giễu chú Cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi:
Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng.
- Hoặc lo cho chị Hằng:
Coi trần ai cùng chường mặt nó
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng
( Chữ mặt không đúng luật bằng, trắc)
2. Làm tiếp bài thơ dở dang cho trọn vẹn
(10')
Ví dụ:
- Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi,
Thoản hương lúa chín gió đồng quê.
- Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn
... 
3. Trình bày bài thơ tự làm:(11')
- Học sinh đọc bài làm của mình.
- Các học sinh khác nhận xét.
IV. Củng cố:(3')
- Nhắc lại cách làm bài thơ bảy chữ. 
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra tổng hợp cuối học kì I.
Tuần 18 - Tiết 71
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
trả bài kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nhận xét đánh giá kết quả bài kiểm tra Tiếng Việt của học sinh về kiến thức Tiếng Việt, kĩ năng trình bày, vận dụng trong các tình huống giao tiếp.
- Rèn kĩ năng diễn đạt bài kiểm tra Tiếng Việt.
- Học sinh được đánh giá và tự sửa chữa bài làm của mình
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu khuyết điểm của học sinh.
- Học sinh: xem lại bài làm của mình.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Nhắc lại khái niệm trường từ vựng, câu ghép.
? Khái niệm và tác dụng của biện pháp nói quá, nói giảm, nói tránh.
III. Tiến trình bài giảng: 
1. Đề bài: như tiết 60
2. Đáp án và biểu điểm: như tiết 60.
3. Nhận xét:
a. Ưu điểm: 
- Học sinh nắm chắc kiến thức về trường từ vựng, chỉ ra được các trường từ vựng về người trong đoạn văn đã cho, bổ sung từ cho mỗi trường từ vựng đúng theo yêu cầu.
- Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp của các câu ghép
- Sưu tầm được các câu ca dao, tục ngữ có sử dụng phép nói quá.
Những bài làm tốt: Phương B, Ngọc Anh, Dương, Đỗ Trang, Hằng, Yến, Đức, ...
b. Nhược điểm:
- Có em chưa hiểu đề, ghi lại tên trường từ vựng.
- Đa số chưa xác định đúng mối quan hệ ý nghĩa của các câu ghép.
- Bài sử dụng dấu câu, ít em làm đúng. Đa số chưa nắm chắc chức năng công dụng của dấu câu nhất là dấu ngoặc đơn đánh dấu phần chú thích.
- Chưa sưu tầm được các ví dụ có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh.
4. Sửa lỗi trong bài:
- Căn cứ vào đáp án đã cho, yêu cầu học sinh sửa những lỗi sai mà bài viết đã mắc phải (nhất là phần mối quan hệ giữa các vế của câu ghép, dấu câu).
- Học sinh trao đổi bài cho nhau, góp ý nhận xét kiểm tra việc sửa lỗi lẫn nhau.
- Giáo viên kiểm tra việc sửa chữa lỗi trên bài của học sinh.
IV. Củng cố:(3')
- Nhắc lại các kiến thức Tiếng Việt đã học trong kì I về từ vựng, ngữ pháp.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Tiếp tục ôn tập các kiến thức Tiếng Việt kể trên
- Xem trước bài Câu nghi vấn ( SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tuần 18 - Tiết 72
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nhận xét đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua bài làm tổng hợp ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- Đánh giá kĩ năng trình bày diễn đạt dùng từ đặt câu.
- Học sinh được củng cố kiến thức, rèn cách làm bài kiểm tra tổng hợp.
- Học sinh từ sửa chữa lỗi trong bài.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu nhược điểm của học sinh.
- Học sinh: xem lại bài kiểm tra, trình bày lại bài KT vào vở bài tập 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
- Giáo viên kiểm tra việc trình bày lại bài KT vào vở bài tập của học sinh.
III. Tiến trình bài giảng: (35')
1. Đề bài: (có đề in sẵn kèm theo)
2. Đáp án và biểu điểm: ( in sẵn kèm theo)
3. Nhận xét:
a. Ưu điểm:
- Đa số xác định đúng phần trắc nghiệm.
- Thực hiện phần điền dấu câu tốt.
- Viết bài thuyết minh về tác giả, tác phẩm tốt: Trình bày được những ý chính về Nam Cao (Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, ... ), nêu được những giá trị chính của tác phẩm ''Lão Hạc''. 
b. Nhược điểm:
- Sai về nội dung các đáp án phần trắc nghiệm, nhất là câu 4 chọn đáp án c (Hồ thảo, Dương, Dũng, Việt, Đức, ...), câu 2 (Phong.., ).
- Đánh dấu câu sai: Dương (''Inter''), Hà (''các cú sút''), Hiền (''phong độ''), Hoạ, Thuỳ Linh thiếu dấu chấm ở cuối câu.
- Phần tự luận:
+ Sai về nội dung kiến thức: Dương (thầy giáo Thứ), Văn (Bỉ vỏ)
+ Chưa giới thiệu đối tượng thuyết minh ở phần mở bài (Tác phẩm ''Lão Hạc''): Hiệu, Phương Linh, Lý, Miêng, Tài, Hồ Thảo, Tú, ... 
+ Tên tác phẩm không đặt trong dấu ngoặc kép: Giang, Hà, Hằng, Hiệu, Thảo, Thêm, Kiên, Việt, ...
+ Đánh dấu * trong bài viết: Giang, ánh, Hậu, Tài, ...
+ Trình bày, diễn đạt tối nghĩa: Duy (dấu ngoặc đơn kép ), Hậu (năng lực quan sát và đau thương rất tinh tường), Kiên (nghệ thuật:)
+ Chấm câu sai: Hằng, Kiên, ...
+ Bài viết quá sơ sài: Phương a (ít nói về tác phẩm)
4. Chữa lỗi trong bài:
Lỗi sai
Loại lỗi
Chữa lại
Có nhiều tác phẩm được bạn đọc ưa chuộng
Chấm câu sai
Nam Cao có nhiều tác phẩm được bạn đọc ưa chuộng.
Năng lực quan sát và đau thương rất tinh tường
Diễn đạt
Năng lực quan sát và miêu tả rất tinh tế.
Gét ..., hạc ...
Chính tả
Ghét..., Hạc...
- Học sinh chữa theo mẫu trên. 
- Học sinh lập dàn ý chi tiết vào vở và viết một đoạn văn theo dàn ý đó.
- Học sinh đổi bài cho nhau, tự kiểm tra phần chữ lỗi lẫn nhau.
- Giáo viên kiểm tra việc chữa lỗi của học sinh.
5. Đọc và bình những bài văn hay: Hường, Đỗ Trang, Quyền.
IV. Củng cố:(3')
- Nhắc lại những kiến thức phân môn ngữ văn đã học trong học kì I
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Tiếp tục ôn tập kiến thức đã học, chuẩn bị cho học kì II.
- Xem trước bài: Viết một đoạn văn trong văn bản thuyết minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8(16,17,18).doc