NGỮ VĂN 8 – KÌ I
Soạn : 15/8/09
Giảng : 17/8/09
Tiết 1- 2 Bài 1 – Tiết 1 + 2
Văn bản: TÔI ĐI HỌC
Thanh Tịnh
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1, Kiến thức : - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi”
ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giầu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mát của Thanh Tịnh.
2, Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức- biểu cảm. Phát hiện và pt tâm trạng nhân vật Tôi – Người kể chuyện
3, Thái độ : Yêu trường mến lớp. Liên tưởng những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên của bản thân
B- CHUẨN BỊ:
1, Đồ dùng: - GV : Tư liệu , ảnh nhà văn Thanh Tịnh
- HS : Chuẩn bị sgk – Soạn bài
2, Lưu ý : Tôi đi học là “ Những kỉ niệm mơn man buổi tựu trường đầu tiên ” của tg vì thế cần khơi gợi cho hs cảm nhận tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi ở từng thời điểm.
Ngữ văn 8 – kì I Soạn : 15/8/09 Giảng : 17/8/09 Tiết 1- 2 Bài 1 – Tiết 1 + 2 Văn bản: Tôi đi học Thanh Tịnh A- Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức : - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. - Thấy được ngòi bút văn xuôi giầu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mát của Thanh Tịnh. 2, Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức- biểu cảm. Phát hiện và pt tâm trạng nhân vật Tôi – Người kể chuyện 3, Thái độ : Yêu trường mến lớp. Liên tưởng những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên của bản thân B- Chuẩn bị: 1, Đồ dùng: - GV : Tư liệu , ảnh nhà văn Thanh Tịnh - HS : Chuẩn bị sgk – Soạn bài 2, Lưu ý : Tôi đi học là “ Những kỉ niệm mơn man buổi tựu trường đầu tiên ” của tg vì thế cần khơi gợi cho hs cảm nhận tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi ở từng thời điểm. C- Hoạt động dạy và học: 1, ổn định tổ chức: 2, Kiểm tra: KT sự chuẩn bị sgk , bài soạn của h/s 3, Bài mới: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã viết : Ngày đầu tiên đi học Mẹ dắt tay đến trường Em vừa đi vừa khóc Mẹ dỗ dành bên em Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấu . Hoạt động dạy – học của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Giúp HS tìm hiểu về tác giả-tác phẩm H: Trình bầy những hiểu biết của em về nhà văn Thanh Tịnh và tác phẩm “Tôi đi học”? Hoạt động 2 : Đọc và tìm hiểu văn bản - GV nêu yêu cầu đọc. - GVđọc mẫu. - GV gọi HS đọc ->Nhậm xét. Hoạt động 3 : Tìm hiểu chú thích H: Em hiểu như thế nào các từ “Ông đốc” “Lưng lẻo nhìn” “lạm nhận”? H: Tại sao ngày đầu tiên đến trường nhân vật “Tôi” lại đứng vào hàng lớp 5? H: Có những nhân vật nào được kể lại trong truyện ngắn này? - Tôi, mẹ, ông đốc, cậu học trò. H: Trong đó nhân vật chính là ai? Vì sao đó là nhân vật chính? - Nhân vật “Tôi” H: Theo em văn bản có bố cục mấy phần? Cho biết nội dung của từng phần? Hoạt động 4 : Tìm hiểu- phân tích- bình GV: Gọi HS đọc đoạn đầu. H: Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao? H: Vì sao không gian và thời gian ấy trở thành kỷ niệm trong tâm trí tác giả? - Vì đó là lần đầu tiên cắp sách đến trường H: khi nhớ lại kỷ niệm cũ Nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy tả cảm xúc ấy? H: Trong câu văn: “ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, cảm giác quen mà lạ” của nhân vật “Tôi” có ý nghĩa gì? - Dấu hiệu thay đổi trong nhận thức của một cậu bé ngày đầu đến trường. H: Chi tiết “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa” có ý nghĩa gì? H: Việc học hành gắn liền sách vở bút thước bên mình học trò. Những việc này được tác giả nhớ lại bằng đoạn văn nào? - Từ “Trong chiếc áo vải dù đen dài” -> “lướt ngang trên ngọn núi” H: Có thể hiểu gì về nhân vật tôi qua chi tiết “Ghì thật chặt” hai quyển vở mới trên tay và “muốn thử sức mình” tự cầm bút thước? H: Qua đoạn đầu nhân vật tôi đã bộc lộ đức tính gì của mình? Hoạt động 5 Tìm hiểu- phân tích- bình GV: Quan sát phần văn bản tiếp theo cho biết: H: Cảnh sân trường làng Mỹ Lý lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật? H: Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì? H: Nhân vật tôi đã cảm nhận về ngôi trường Mỹ Lý như thế nào trước và sau khi đi học? H: Trong Đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Việc sử dụng biện pháp đó có tác dụng gì? H: Khi tả những học trò nhỏ tuổi tác giả dùng hình ảnh so sánh nào? - Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. H: Việc sử dụng hình ảnh so sánh đó có tác dụng gì? GV: Hình ảnh mái trường gắn liền với ông đốc. H: Tác giả nhớ tới ông đốc bằng tình cảm nào? - Quý trọng tin tưởng biết ơn. H: Em nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò bé nhỏ khi xắp hàng vào lớp? Hoạt động 6 Tìm hiểu- phân tích- bình GV: Theo dõi phần cuối văn bản, cho biết: H: Vì sao trong khi sắp hàng đợi vào lớp, nhân vật tôi lại cảm thấy “Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này? - Vì cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học . H: Những cảm giác của “Tôi” khi bước vào lớp học là gì? GV treo bảng phụ đoạn văn: “Một mùi hương lạ . Chút nào” H: Hãy lý giải những cảm giác đó của nhân vật “Tôi”? H: Những cảm giác đó cho thấy tình cảm nào của nhân vật “Tôi” đối với lớp học của mình? - Yêu lớp học -> tình cảm trong sáng. GV: Đọc đoạn văn cuối văn bản cho biết: H: Những chi tiết đó nói thêm điều gì về nhân vật “Tôi”? H: Truyện là những kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của “Tôi”. Theo em truyện được xây dựng trên những phương thức biểu đạt nào? - Tự sự xen miêu tả và biểu cảm Hoạt động 7 : Rút ra ghi nhớ. GV: Gọi HS đọc ghi nhớ Hoạt động8: Luyện tập Thảo luận nhóm H: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “Tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học”? H: Em học tập được gì từ nghệ thuật kể truyện của nhà văn Thanh Tịnh qua truyện ngắn “Tôi đi học”? I. Giới thiệu chung 1. Tác giả- Tác phẩm: - Thanh Tịnh (1911-1988). Quê ở ngoại ô thành phố Huế. Sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. - “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941. II. Đọc – Hiểu văn bản * Đọc: * Tìm hiểu chú thích: * Tìm hiểu bố cục: 3 phần 1. Từ đầu -> “ Trên ngọn núi”: Cảm nhận của Tôi trên đường đến trường. 2. Tiếp -> “ Được nghỉ cả ngày nữa”: Cảm nhận của Tôi lúc ở sân trường. 3. Còn lại: Cảm nhận của Tôi trong lớp học. 1. Cảm nhận của “Tôi” trên đường tới trường tới trường : - Cuối thu - Lá rụng nhiều, mây bàng bạc - Mấy em bé cùng mẹ đến trường -> Sự liên tưởng tương đồng giữa hiện tại và quá khứ của bản thân - Náo nức - Mơn man - Tưng bừng - Rộn rã -> Các từ láy góp phần rút ngắn khoảng cách giữa hiện tại và quá khứ. - Thay đổi trong nhận thức của cậu bé về sự nghiêm túc học hành. - Có trí học ngay từ đầu. - Yêu học, yêu bạn bè,và mái trường thân yêu. 2. Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường - Rất đông người. - Người nào cũng đẹp. - Thể hiện: + Không khí đặc biệt của ngày hội khai trường. + Tinh thần hiếu học của nhân dân ta. + Bộc lộ tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mái trường tuổi thơ. - Biện pháp so sánh -> Trường học là nơi thiêng liêng. -> Miêu tả sinh động, thể hiện khát vọng bay bổng. - Khóc vì vừa lo sợ vừa sung sướng -> Giọt nước mắt ngoan chứ không phải nước mắt hư. 3. Cảm nhận của “Tôi” trong lớp học. - Lạ: Vì lần đầu vào lớp học. - Không lạ vì: ý thức được lớp học sẽ gắn bó với mình từ bây giờ và mãi mãi. -> Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ, nhưng yêu cả sự học hành để trưởng thành. * Ghi nhớ: SGK - 9 III. Luyện tập V. Hướng dẫn học ở nhà : - Hs trả lời các câu hỏi 1, Nhân vật tôi đã cảm nhận về ngôi trường Mỹ Lý như thế nào trước và sau khi đi học? 2, Trong Đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Việc sử dụng biện pháp đó có tác dụng gì? - Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường đầu tiên. - Chuẩn bị bài “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ” D- Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Soạn :..../8/09 Giảng : ..../8/09 Tiết 3 Bài 1 – Tiết 3 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ A- Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức : Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 2, Kĩ năng : Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. 3, Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức đã học khi nói, viết. B- Chuẩn bị: 1, Đồ dùng: - Bảng phụ ; Phiếu học tập. 2, Lưu ý : - ở lớp 7, HS đã học về 2 mối quan về nghĩa của từ: Quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa. ở lớp 8, bài học này nói về một mối quan hệ khác về nghiã của từ ngữ, đó là mối quan hệ bao hàm . Để khỏi sa vào chuyện phân biệt từ và ngữ, đi chệch trọng tâm của bài học, SGK chọn giải pháp gọi chung các đơn vị được phân tích là “Từ ngữ” – “Từ ngữ nghĩa rộng”, “Từ ngữ nghĩa hẹp”. C- Hoạt động dạy và học: 1, ổn định tổ chức: 2, Kiểm tra: KT sự chuẩn bị sgk , bài soạn của h/s 3, Bài mới: ở lớp 7, HS đã học về 2 mối quan về nghĩa của từ: Quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa. ở lớp 8, bài học này nói về một mối quan hệ khác về nghiã của từ ngữ, đó là mối quan hệ bao hàm . Hoạt động dạy – học của thầy và trò Nội dung Hoạt động1: hướng dẫn HS phân tích ví dụ GV. Sử dụng bảng phụ ghi sơ đồ GV gọi HS đọc ví dụ Hoạt động 2: hướng dẫn HS nhận xét H: Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ: thú, chim, cá? Vì sao? - Nghĩa của từ “ Động vật” rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá. Vì phạm vi nghĩa của từ “động vật” bao hàm nghĩa của ba từ “thú, chim, cá”. H: Nghĩa của từ “thú” rộng hơn hay hẹp hơn nghiã của từ “voi, hươu”? Nghĩa của từ “chim” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “tu hú, sáo”? Nghĩa của từ “Cá” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “cá rô, cá thu”? - Nghĩa của các từ “thú” “chim” “Cá” rộng hơn nghĩa của từ“voi, hươu” “tu hú, sáo” “cá rô, cá thu”. Vì phạm vi nghĩa của các từ đó bao hàm nghĩa của các từ kia. H: Nghĩa của các từ “thú” “chim” “Cá” rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào? H: Khi nào một từ được coi là có nghĩa rộng? H: Khi nào một từ được coi là có nghĩa hẹp? -> Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp với một từ ngữ khác. Hoạt động3 hướng dẫn HS ghi nhớ GV gọi HS đọc Ghi nhớ. Hoạt động 4 hướng dẫn HS luyện tập GV gọi HS đọc bài tập 1 GV chia nhóm H: Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm? GV cử đại diện các nhóm lên làm bài tập. GV gọi HS đọc bài tập 2 H: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm? GV gọi HS làm bài tập. GV gọi HS nhận xét GV gọi HS đọc bài tập 3. H: Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ trong ... thú cho việc học ngữ văn và có ước mơ sáng tạo thơ văn B. Chuẩn bị I. Những điều cần lưu ý II. Đồ dùng GV:- Bảng phụ. - Phiếu học tập. HS: Đọc văn bản, tóm tắt, dự kiến phương án trả lời các câu hỏi (đọc-hiểu) C,Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học I. ổn định tổ chức SS: 38 V: P: K: II. Kiểm tra bài cũ GV: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS III. Bài mới Hoạt động dạy – học của thầy và trò Nội dung Hoạt động1 GV: Chúng ta đã luyện tập bài 15 H: Muốn làm một bài thơ 7 chữ (4 câu hoặc 8 câu) chúng ta phải xác định được những yếu tố nào? GV chốt: Luật cơ bản là: Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh (Trong câu thơ thất ngôn 7 tiếng: Các tiếng 1,3,5 có thể sử dụng bằng, trắc tuỳ ý; còn các tiếng 2,4,6 phải phân minh, phân biệt rõ ràng, chính xác. VD: T_B_T hoặc B_T_B) Hoạt động 2 GV: Sử dụng bảng phụ ghi bài thơ GV: Gọi HS đọc bài thơ H: Nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào luật bằng trắc trong câu? GV: Gọi HS đọc bài thơ “Tối” H: Bài thơ sau của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng? - Chép sai hai chỗ: Sau “ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy, dấu phẩy đọc sai nhịp. Vốn là “ánh xanh lè” chép thành “ánh xanh xanh”, chữ “xanh” sai vần. Sau khi nhận ra chỗ sai, đề nghị sửa. Hoạt động 3 Gọi HS đọc bài tập 1 H: Hãy chép tiếp hai câu cuối theo ý minhftrong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã dấu đi? GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. GV: Gọi HS nhận xét. GV Tổng kết. Hoạt động nhóm Gọi HS đọc bài tập 2 H: Làm tiếp câu thơ dở dang dưới đây cho chọn vẹn theo ý mình? GV: phân mỗi bàn lầm một nhóm. Đầu bàn làm nhóm trưởng. GV: Gọi đại diện 2 nhóm trả lời. Gọi đại diện 2 nhóm nhận xét. GV tổng kết . Gọi HS đọc bài tập. H: Đọc bài thơ 4 câu 7 chữ đã làm ở nhà để cả lớp bình. GV: phân mỗi bàn lầm một nhóm. Đầu bàn làm nhóm trưởng. GV: Gọi đại diện 2 nhóm trả lời. Gọi đại diện 2 nhóm nhận xét. GV tổng kết . I. Ôn tập bài 15 1. Phải xác định số tiếng và số dòng của bài thơ. 2. Phải xác định bằng, trắc cho từng tiếng trong bài thơ. 3. Phải xác định đối, niêm giữa các dòng thơ. 4. Phải xác định các vần trong bài thơ. 5. Phải xác định cách ngắt nhịp trong bài thơ. II. Nhận diện luật thơ *Bài thơ: bánh trôi nước 1. Số tiếng: 28, số dòng:4 (gọi là thất ngôn tứ tuyệt) 2. Bằng trắc a. Dòng 1: Em (bằng) - Trắng (trắc) - Vừa (bằng) b. Dòng 2: Nổi (trắc) - chìm (bằng) - nước (trắc) c. Dòng 3: Nát (trắc) - dầu (bằng) - kẻ (trắc) d. Dòng 4: Em (bằng) - giữ (trắc) - lòng (bằng) 3. Đối, niêm (dính vào nhau): + Bắng đối với trắc + Các cặp niêm: nổi - nát, chìm - dầu, nước -kẻ. 4. Nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3 5. Vần: Chân, bằng: (ON): 7 (1) - 7 (2) - 7 (4) * Bài thơ: “Tối” III. Tập làm thơ 7 chữ Bài tập 1 Tôi thấy người ta có bảo rằng: Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng! Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ? Có dạy cho đời bớt Cuội chănddeni Bài tập 2 Nắng đấy rồi mưa như chút nước Bao người vẫn vội vã đi về Bài tập 3 V. Hướng dẫn học ở nhà - Nắm được: Luật thơ, Làm được thơ 7 chữ đơn giản Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết theo phân phối chương trình: 71 Ngữ văn – Bài 17 – Tiết 3 Trả bài Kiểm tra tiếng Việt A. Mục tiêu bài học B. Chuẩn bị I. Những điều cần lưu ý II. Đồ dùng GV:- Bảng phụ. - Phiếu học tập. HS: Đọc văn bản, tóm tắt, dự kiến phương án trả lời các câu hỏi (đọc-hiểu) C,Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học I. ổn định tổ chức SS: 38 V: P: K: II. Kiểm tra bài cũ III. Bài mới * Giới thiệu bài mới: * Bài mới Hoạt động dạy – học của thầy và trò Nội dung Hoạt động1 Hoạt động1 GV: Yêu cầu HS đọc đề bài. Hoạt động 2 GV hướng dẫn HS chữa đề bài. Hoạt động 3: Nhận xét Hoạt động 4 GV gọi điểm vào sổ lớp A. Đề bài I. Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: Thán từ là gì? A. Là những từ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp. B. Là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu lộ thái độ đánh giá sự vật, sự việc, được nói đến trong câu. C. Là những từ đọc giống nhau nhưng ý nghĩa khác nhau. D. Là những từ để nối các vế câu trong một câu ghép. Câu 2: Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổitoàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao gìờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương ” Sử dụng phép tu từ nào? A. Liệt kê. C. ẩn dụ. B. So sánh. D. Nhân hoá Câu 3: Những từ in đậm trong các câu trên được xếp vào trường từ vựng nào? A. Trí tuệ con người. C. Tình cảm con người. B. Tính cách con người. D. Năng lực con người. Câu 4: Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh? A. Vi vu. C. Trắng xoá. B. Lạnh buốt. D. Vắng teo. Câu 5: Những tình thái từ in đậm trong các câu sau thuộc nhóm tình thái nào? Bác trai đã khá rồi chứ? Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? U bán con đấy ư? Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Tình thái từ cầu khiến. Tình thái từ nghi vấn. Tình thái từ cảm thán. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm. Câu 6: Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong 2 câu thơ sau: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người” ( Tố Hữu) Nhấn mạnh tài trí tuyệt vời của Bác Hồ. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ. Nhấn mạnh tình yêu thương bao la của Bác Hồ. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác. Câu 7: Biện pháp nói giảm, nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói điều gì? Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Sự vất vả. Cái chết. Sự nguy hiểm. Sự xa xôi. Câu 8: ý nào nhận định đúng nhất về câu sau: “Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà ghiến cho kì nát vụn mới thôi.” (Trong lòng mẹ) Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ nguyên nhân. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệđiều kiện. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ nhượng bộ. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ mục đích. II. Tự luận: (6 điểm) Viết đoạn văn với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng 3 từ ghép trở lên và phân tích B. Chữa đề. Đáp án – Biểu điểm I. Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A B A B C B B II. Tự luận: (6 điểm) HS viết được đoạn văn theo chủ đề tự chọn. Trong đoạn văn có sử dụng 3 câu ghép. HS phân tích cấu tạo của 3 câu ghép. * 1 điểm trình bầy. C. Nhận xét * Ưu điểm: - Phần trắc nghiệm: Đa số các em làm được phần trắc nghiệm, qua đó cho thấy các em đã nắm được tương đối tốt kiến thức về : + Thán từ. + Các phép tu từ. + Trường từ vựng. + Từ tượng thanh, từ tượng hình. + Tình thái từ. + Nói quá. + Nói giảm, nói tránh. + Câu ghép. Một số em trình bầy bài tốt, chữ viết sạch đẹp: Nguyệt Linh, Thuỳ Linh, Ly, Minh Huyền. Một số em đúng kiến thức nhưng chữ viết quá xấu: Huy, Vinh. - Phần tự luận: Một số em viết đoạn văn tốt, đã biết chú ý tới yêu cầu của bài tập tiếng Việt trong viết đoạn văn: Nguyệt Linh, Thuỳ Linh, Ly, Đinh Thảo. * Nhược điểm: - Một số em chưa nắm chắc kiến thức : Định, Trương Đạt. - Một số em viết đoạn văn nhưng chưa chú ý tới yêu cầu của câu hỏi ( Có 3 câu ghép): Nhung, Đức. - Một số em viết đoạn văn nhưng chưa phân tích câu: Anh Ngọc, Trần Vân Anh. * Đọc mẫu - Đọc bài của: Đinh Thảo. *Gọi điểm V. Hướng dẫn học ở nhà - Nắm được lỗi của bản thân mình và của các bạn để tự rút kinh nghiệm và sửa lại những lỗi mà mình đã mắc phải. - Chuẩn bị bài: Nhớ rừng Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết theo phân phối chương trình: 72 Ngữ văn – Bài 17 - Tiết 4 Trả bài kiểm tra tổng hợp A. Mục tiêu bài học Giúp HS: - Chữa đề kiểm tra tổng hợp học kì I. - HS nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của mình. Tự sửa chữa. - GV: Nhận xét về bài kiểm tra. B. Chuẩn bị I. Những điều cần lưu ý - GV: Chấm bài. II. Đồ dùng GV:- Bảng phụ. - Phiếu học tập. HS: Đọc văn bản, tóm tắt, dự kiến phương án trả lời các câu hỏi (đọc-hiểu) C,Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học I. ổn định tổ chức SS: V: P: K: II. Bài mới Hoạt động dạy – học của thầy và trò Nội dung Hoạt động1 GV: Sử dụng bảng phụ ghi đề kiểm tra tổng hợp HK I. GV: Gọi HS đọc đề. GV: Hướng dẫn HS chữa đề. GV: Nhận xét bài làm của HS. Nhận xét - GV gọi điểm vào sổ lớp I. Đề bài Tiết 67,68 II. Chữa đề Phần I (Trắc nghiệm): 2 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A A D C D B B Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1 (3 điểm) - Đặc sặc nghệ thuật truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh: + Truyện ngắn được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật”Tôi” theo trình tự thời gian một buổi tựu trường. (1,5 điểm) + Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả và bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của Thanh Tịnh tạo nên chất trữ tình nhẹ nhàng, thấm đượm của truyện ngắn. (1,5 điểm) Câu 2: Bài làm văn (5 điểm) * yêu cầu chung: HS viết đúng thể loại thuyết minh, biết dùng các phương pháp thuyết minh đã học để giải thích được công dụng, đặc điểm, cấu tạo của cây bút máy hoặc bút bi. Bố cục cân đối, diễn đạt lưu loát, trình bày chính xác, rõ ràng. A. Nội dung (4 điểm) 1. Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu cây bút máy hoặc bút bi. 2. Thân bài (3,0 điểm): Giới thiệu cấu tạo, đặc điểm, lợi ích của cây bút. 3. Kết bài: (0,5 điểm): Bày tỏ thái độ với cây bút. B. Hình thức (1,0 điểm) - Viết đúng thể loại, bố cục cân đối. (0,5 điểm) - Diễn đạt lưu loát, chữ viết dễ xem, sai không qua 5 lỗi chính tả thông thường. (0,5 điểm) Nhận xét 1. Về kiểu bài - Đa số các em nắm vứng lý thuyết về kiểu bài thuyết minh. - Xác định đúng đối tượng thuyết minh. - Đa số các em viết đúng thể loại. 2. Về cấu trúc - các bài viết đã xác định được cấu trúc ba phần rõ ràng, việc phân bố số lượng đoạn văn, ý cho mỗi phần tương đối hợp lý.(Minh Huyền, Ly..) - Hầu hết việc phân chia bố cục bài văn hài hoà. 3. Về nội dung - Qua bài viết các em đã có sự chuẩn bị kỹ càng biết chọn lọc các chi tiết hay, hấp dẫn, biết xắp xếp các chi tiết theo chiều hướng tăng tiến. 4. Về cách diễn đạt - Nhiều bài sử dụng ngôn ngữ linh hoạt phù hợp với kiểu bài thuyết minh ( Thuỳ Linh, Nguyệt Linh) - Bên cạnh đó còn một số bài mắc một số lỗi về diễn đạt: + Dùng ngôn ngữ nói trong bài viết (Định , Trung) + Lặp từ quá nhiều tronh bài viết (Trương Đạt) + ý diễn đạt luẩn quẩn ( Nhung) 5. Đọc mẫu - Đọc bài của Minh Huyền. Gọi điểm V. Hướng dẫn học ở nhà Chuẩn bì bài: Nhớ rừng. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: