Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 73

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 73

Tuần : 1

Tiết : 1 – 2

Ngàysoạn: 20/08/2008

GV: Bùi Đỗ Thùy Uyên

 BÀI 1 : A / Tôi đi học

 THANH TỊNH

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :

 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ , mới lạ của nhân vật “ tôi ” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời .

 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ , gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh .

II. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :

 1. ỔN ĐỊNH :

 2. KIỂM TRA BÀI CŨ : Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh .

 3. BÀI MỚI :

 * Giới thiệu bài : Trong cuộc đời mỗi con người , những kỉ niệm tuôỉ học trò đầy ắp những tháng ngày hoa mộng thường được lưu giữ bền lâu trong kí ức . Đặc biệt là những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học . Truyện ngắn “ Tôi đi học ” đã diễn tả những kỉ niệm mơn man , sự bồi hồi xao xuyến của một cậu bé trong ngày đầu tiên ấy – Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu .

 

doc 128 trang Người đăng thu10 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 73", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1
Tiết : 1 – 2 
Ngàysoạn: 20/08/2008
GV: Bùi Đỗ Thùy Uyên
 BÀI 1 : A / Tôi đi học
 THANH TỊNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
	- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ , mới lạ của nhân vật “ tôi ” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời .
	- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ , gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh .
II. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC : 
	1. ỔN ĐỊNH :
	2. KIỂM TRA BÀI CŨ : Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh .
	3. BÀI MỚI :
	* Giới thiệu bài : Trong cuộc đời mỗi con người , những kỉ niệm tuôỉ học trò đầy ắp những tháng ngày hoa mộng thường được lưu giữ bền lâu trong kí ức . Đặc biệt là những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học . Truyện ngắn “ Tôi đi học ” đã diễn tả những kỉ niệm mơn man , sự bồi hồi xao xuyến của một cậu bé trong ngày đầu tiên ấy – Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu .
	* Tiến trình hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn đọc văn bản , tìm hiểu chú thích 
	- Đọc nhẹ nhàng , giọng thể hiện cảm xúc , phù hợp với nhân vật – gọi 3 hs nối nhau đọc toàn bài .
	- GV nhận xét , uốn nắn cách đọc .
	- Tìm hiểu chú thích Sgk/8 – Trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh và GV lưu ý : quê ở Huế , dạy học , viết văn làm thơ , tác giả của nhiều tập truyện ngắn , tập thơ – Nổi tiếng “ Quê mẹ ” ( Truyện ngắn ) , “ Đi từ giữa một mùa sen ” ( Truyện thơ) – Sáng tác của ông đậm nét trữ tình , toát lên vẻ đẹp đằm thắm , tình cảm êm dịu , trong trẻo
 – Hướng dẫn hs tìm hiểu thể loại , bố cục .
( ? ) Văn bản Tôi đi học thuộc kiểu văn bản nào ?
 - Tự sự xen kẻ miêu tả và biểu cảm .
( ? ) Đọc văn bản , em hiểu nhà văn muốn kể cho chúng ta nghe chuyện gì ? Mạch truyện được kẻ theo trình tự nào ? Ta có thể tạm ngắt thành những đoạn như thế nào ?
 - 4 đoạn :
	* Đoạn 1 : “ Từ đầu  rộn rã” : Khơi nguồn nỗi nhớ .
	* Đoạn 2 : “ Buổi mai  trên ngọn núi ” : Tâm trạng , cảm giác của “ tôi ” trên đường cùng mẹ tới trường .
	* Đoạn 3 : “Trước sân trường  chút nào hết ” : Tâm trạng , cảm giác của “ tôi ” khi nhìn ngôi trường , nhìn mọi người , các bạn , nghe gọi tên và rời tay mẹ vào lớp .
	* Đoạn 4 : Còn lại : Tâm trạng cảm giác của “ tôi ” khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên .
HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc , tìm hiểu văn bản .
	* Hs đọc đoạn 1 .
 ( ? ) Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi gợi từ thời điểm nào ? 
 ( ? ) Tâm trạng của “ tôi ” khi nhớ lại kỉ niệm được nhà văn diễn tả bằng những từ nào ? 4 từ láy ấy có giá trị biểu cảm ntn ?
 Định hướng : Từ láy “ náo nức , mơn man , tưng bừng , rộn rã ”diễn tả tâm trạng , hồi hộp , cảm giác trong sáng – giá trị biểu cảm : Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học sống dậy như đang trong hiện tại .
	* Hs đọc đoạn 2 .
 ( ? ) Tác giả viết : “ Con đường này  hôm nay tôi đi học ” . Vậy trong lòng “ tôi ” có sự thay đổi lớn ấy được tác giả diễn tả qua những chi tiết nào ? .
 ( ? ) Nhận xét cách sử dụng các động từ “ thèm ,bặm ghì ” ?
 - Sử dụng đúng chỗ , diễn tả hợp lí cử chỉ , tư thế ngây thơ , đáng yêu của cậu bé trong ngày đầu đi học .
 * Hs đọc đoạn 3 .
 ( ? ) Những hình ảnh thân quen của thời thơ ấu cứ miên man trong lòng “ tôi ” để rồi khi đứng trước ngôi trường , “ tôi ” có cảm nhận gì ?
( ? ) Ngay cả khi nghe gọi tên , cùng các bạn đi vào lớp , “ tôi ” cũng ở tâm trạng ntn ?
 - Cảm thấy quả tim như ngừng đập - Nghe gọi tên mình , giật mình , lúng túng .
 - Càng cảm thấy sợ khi sắp rời tay mẹ , bất giác dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo bạn .
 - Cảm giác chưa lần nào xa mẹ như lần này .
	* Hs đọc đoạn cuối . 
 ( ? ) Xa vòng tay mẹ , để lại sau lưng những tháng ngày rong chơi vô tư để bước vào lớp đón nhận giờ học đầu tiên , “ tôi ” cảm nhận ntn ?
 ( ? ) Dòng chữ “ Tôi đi học ” kết thúc truyện có ý nghĩa gì ? 
 - Vừa khép lai bài , vừa mở ra một thế giới mới , một giai đoạn mới trong cuộc đời cậu bé – Dòng chũ còn thể hiện chủ đề của truyện .
 ( ? ) Tâm trạng , cảm xúc của “ tôi ” ngày đầu tiên đi học là thế đấy – Em có đồng cảm với tâm trạng , cảm xúc ấy ? Vì sao ?
 - Tâm trạng , cảm xúc rất thực , rất gần gũi à nỗi niềm chung của tuổi thơ .
 ( ? ) Trong truyện , tác giả đã sử dụng nghệ thuật đặc sắc nào ? Có tác dụng biểu cảm ntn ? .
 - Hình ảnh so sánh ( Hs nêu vài câu văn dẫn chứng )
 - Cách miêu tả cảnh trhiên nhiên , hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè dưới nón mẹ , cảnh sân trường  à giàu sức gợi đã diễn tả tâm trạng “ tôi ” cụ thể , gợi sự đồng cảm .
 ( ? ) Nội dung truyện nhẹ nhàng , sâu sắc – Có người cho rằng truyện giàu chất thơ – Ý kiến em ntn ?
	( Hs thảo luận ) 
 - Toàn bộ truyện là những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi ức của “ tôi ” – Sự kết hợp hài hoà giữa kể , miêu tả và bộc lộ tâm trạng , cảm xúc – Tình cảm ấm áp trìu mến của người lớn đối với các em nhỏ - Các hình ảnh so sánh à tạo nên chất thơ .
HOẠT ĐỘNG 3 : Tổng kết .
 ( ? ) Từ việc tìm hiểu truyện ngắn giàu chất thơ này , em cho biết văn bản “ Tôi đi học ” thuộc thể loại nào ? 
	- Văn xuôi , kết hợp hài hoà giữa biểu cảm , miêu tả và tự sự .
 ( ? ) Qua mạch cảm xúc của truyện , qua dòng hồi tưởng sự việc , cảnh , con người , em hiểu nhà văn muốn gửi gấm tâm tình gì qua tác phẩm ?
	Hs đọc ghi nhớ Sgk /9 .
HOẠT ĐỘNG 4 : Luyện tập .
	Bài tập 1 / Sgk 9 : PBCN của em về dòng cảm xúc của nhân vật “ tôi ” trong truyện “ Tôi đi học ” .
	Hướng dẫn : Có thể PBCN :
	- Về nội dung truyện , về sự kết hợp hài hoà giữa kể , tả và biểu cảm của ngòi bút văn xuôi Thanh Tịnh , về chất thơ của truyện . 
PHẦN GHI BẢNG
I. Tác giả – tác phẩm : 
- Thanh Tịnh ( 1911 – 1988 ) dạy học, làm báo, viết văn.
- Sáng tác của ông đậm chất trữ tình.
- “ Tôi đi học “ được in trong tập “ Quê mẹ” – là chuỗi những kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được miêu tả qua dòng hồi tưởng của tác giả.
II. Tìm hiểu văn bản :
1/ Thời điểm gợi nhớ : Cuối thu thời điểm khai trường – Cảnh thiên nhiên lá rụng nhiều , mây bàng bạc – Cảnh mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường .
--> Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng , trong lòng “tôi” nảy nở cảm giác trong sáng 
ï 
2/Trên con đường cùng mẹ đến trường :
+ Con đường đã quen mà thấy lạ à Cảnh vật thay đổi vì chính lòng có sự thay đổi lớn .
 + Cảm thấy trang trọng , đứng đắn với chiếc áo vải dù đen dài – Bặm tay ghì chặt 2 quyển vở - Cẩn thận , nâng niu mấy quyển vở muốn thử sức , xin mẹ cầm cả bút thước .
3/ Đến trường :
+ Sân trường dày đặc người – Người nào áo quần cũng sạch sẽ , gương mặt vui tươi , sáng sủa . 
 - Ngôi trường vừa xinh xắn , vừa oai nghiêm , cảm thấy mình bé nhỏ , lòng đâm ra lo sợ vẩn vơ .
 - Nhìn thấy các bạn cũng sợ sệt lúng túng , vụng về như mình .
+ Nghe gọi tên , giật mình , lúng túng , dúi đầu vào lòng mẹ nức nở , cảm thấy chưa lần nào xa mẹ như lần này . 
4/ Vào lớp :
+ Trông hình gì cũng thấy lạ và hay 
+ Nhìn người bạn chưa hề quen vẫn không thấy xa lạ .
+ Vòng tay chăm chỉ nhìn thầy viết , lẩm nhẩm đánh vần : Tôi đi học .
--> - Cảm thấy vừa xa lạ , vừa gần gũi . Tâm trạng quyến luyến tự nhiên .
5/Đặc sắc nghệ thuật :
Bố cục theo dòng hồi tưởng 
Kết hợp hài hoà giữa kể , tả và biểu cảm
Nhiều hình ảnh so sánh giàu sức gợi .
III. Tổng kết :
	Ghi nhớ Sgk /9
IV. Luyện tập :
	Bài tập 1 / Sgk
	4. CỦNG CỐ : Gọi 2 hs đọc đoạn văn luyện tập .
	5. DẶN DÒ : - Đọc lại bài văn “ Tôi đi học ” , xem vở ghi , học ghi nhớ .
	- Chuẩn bị bài mới : Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ : Đoc trước bài , trả lời các câu hỏi tìm hiểu – Chuẩn bị giấy bút để làm bài tập 3 ( theo tổ ) . 
Tuần : 1
Tiết : 3 
Ngày soạn :20/8/2008 
GV: Bùi Đỗ Thùy Uyên
 B Cấp độ khái quát 
 của nghĩa từ ngữ 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
	- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
	- Thông qua bài học , rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng .
II. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC : 
	1. ỔN ĐỊNH :
	2. KIỂM TRA BÀI CŨ : 
	- Tâm trạng, cảm giác của “ tôi ” khi cùng mẹ đến trường ? Khi nhìn ngôi trường , mọi người và khi vào lớp ? 
	3. BÀI MỚI :
	* Giới thiệu bài : Giữa từ ngữ có mối quan hệ về nghĩa với nhau – Ngoài mối quan hệ đồng nghĩa , trái nghĩa đã học , chúng ta cần nhận biết quan hệ khái quát trong cấp độ từ ngữ để hiểu mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng – Qua bài học hôm nay .
	* Tiến trình dạy và học :
HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu bài – Hình thành khái niệm .
 ( ? ) Cho hs nhắc lại và cho ví dụ về từ đồng nghĩa , trái nghĩa. Ví dụ : nhà thương , bệnh viện ( đồng nghĩa ) – tốt , xấu ( trái nghĩa ) – Nhận xét mối quan hệ về nghĩa giữa các từ ngữ ở 2 nhóm từ trên?
	- Từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế cho nhau trong một câu văn cụ thể .
	- Từ trái nghĩa trong nhóm có thể loại trừ khi lựa chọn đặt câu .
 + Ngoài mối quan hệ trên , nghĩa của từ ngữ còn có cấp độ khái quát – Chúng ta tìm hiểu qua ví dụ sau .
 + GV vẽ sơ đồ trong Sgk lên bảng – Hs quan sát sơ đồ .
 ( ? ) Nghĩa của từ “ động vật ” rộng hay hẹp hơn so với nghĩa của các từ “ thú , chim , cá ” ? Vì sao ? 
 ( Rộng hơn vì từ “ động vật ” bao hàm nghĩa của các từ “ thú , chim , cá ”ø ) .
 ( ? ) Nghĩa của từ “ thú ” rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ “ voi , hưu ” ? Nghĩa của từ “ chim ” rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ “ tu hú , sáo ” ? Nghĩa cu ...  Tìm trong ca dao Việt Nam ví dụ về nói quá – nói giảm nói tránh 
HOẠT ĐỘNG 2 : Ngữ pháp 
Trợ từ ? Thán từ ? Tình thái từ ?
Câu ghép ? Cách nối các vế câu ghép ?
HOẠT ĐỘNG 3 : Củng cố - Luyện tập 
GHI BẢNG
I. Từ vựng :
 1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ :
 - Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của một từ ngữ khác 
 2. Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa 
 3. Từ tượng hình , trượng thanh 
 - Từ gợi tả hình ảnh , dáng vẻ , trạng thái của sự vật 
 - Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên , con người 
 4. Từ ngữ địa phương : từ ngữ dùng trong 1 hoặc 1 số địa phương .
 Biệt ngữ xã hội là từ ngữ dùng trong 1 tầng lớp xã hội .
 5. – Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ , qui mô , tính chất của sự vật , hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh , gây ấn tượng , tăng sức biểu cảm .
 - Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị , tránh gây cảm giác quá đau buồn , nặng nề , thô tục .
II. Ngữ pháp :
 1. Trợ từ : nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật , sự việc được nói đến trong câu .
 Thán từ : là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc tình cảm , thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp . Thán từ đứng ở đầu câu , tách thành câu đặc biệt .
 Tình thái từ : thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn , câu cầu khiến , câu cảm thán – biểu thị sắc thái tình cảm của người nói . 
 2. Câu ghép gồm nhiều cụm C-V không bao chứa nhau . Mỗi cụm C-V là một vế câu 
 Hai cách nối các vế câu ghép : Từ nối và dấu câu .
III. Luyện tập :
 Phần II 2b 
 + Câu ghép : 
 Pháp chạy, Nhật hàng , vua Bảo Đại thoái vị .
 + Tách các vế câu thành các câu đơn được nhưng mối liên hệ , sự liên tục của 3 sự việc không rõ bằng cách viết câu ghép thành 3 vế .
c/ Đoạn trích gồm 3 câu :
 - Câu thứ 1 và câu thứ 3 là câu ghép 
 - Câu 1 : các vế nối với nhau bằng quan hệ từ “ cũng như ” . 
 - Câu 2 : các vế câu nối với nhau bằng quan hệ từ “ bởi vì ” .
	5. DẶN DÒ : Học kĩ lí thuyết , xem và làm lại các bài tập Sgk . 
Tuần : 16
Tiết : 64
Ngày soạn :16.12.07
c. Trả bài viết số 3 
	ĐỀ : Em hãy giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam .
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp Hs :
	- Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu kiểu bài và nội dung đề bài .
	- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài của mình .
II. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC : 
	1. ỔN ĐỊNH :
	2. KIỂM TRA BÀI CŨ : 
	3. BÀI MỚI : - Gv ghi đề lên bảng .
	A. Tìm hiểu đề :
	- Thể loại : Thuyết minh .
	- Nội dung : Chiếc nón lá Việt Nam 
	B. Dàn ý : 
	1. Mở bài : Giới thiệu khái quát chiếc nón lá :
	- Dùng đội đầu , che nắng che mưa , tăng thên sự duyên dáng cho phụ nữ Việt Nam .
	2. Thân bài : 
	- Hình dáng chiếc nón
	- Nguyên liệu , cách làm nón
	- Vùng nổi tiếng về nghề làm nón ?
	- Tác dụng của nón trong cuộc sống của người Việt Nam 
	3. Kết bài : 
	- Tình cảm của em 
	- Suy nghĩ về chiếc nón lá trong giai đoạn hiện nay 
	C. Nhận xét :
	- Hs hiểu đề , biết vận dụng các phương pháp thuyết minh 
	- Có tri thức về cách làm nón nhưng chưa đầy đủ 
	- Còn dùng xen văn biểu cảm 
	D. Sửa lỗi :
Chiếc nón là người bạn thân thiết của em – Em rất thích chiếc nón , ngắm hoài không chán mắt
Dùng lối diễn đạt biểu cảm 
Chiếc nón lá trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam , mang đậm bản sắc dân tộc .
 III. KẾT QUẢ :
Lớp
3 – 4
5 – 6
7 – 8
9 – 10
8/10
14
20
7
	4. CỦNG CỐ : - Công bố tỉ lệ điểm Yếu – Khá giỏi .
	5. DẶN DÒ : - Soạn bài “ Hai chữ nước nhà” . 
Tuần : 17
Tiết : 65 – 66 
Ngày soạn :23.12.07
A.Bài 17 : Hai chữ nước nhà 
 Trần Tuấn Khải
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
	- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích : nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước .
	- Tìm hiểu sự hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải : Cách khai thác đề tài lịch sử , sự lựa chọn thể thơ thích hợp , việc tạo dựng không khí , tâm trạng , giọng điệu thơ thống thiết .
	- Giáo dục lòng yêu nước 
	- Tập phân tích tác phẩm từ thể loại và giọng điệu 
II. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC : 
	1. ỔN ĐỊNH :
	2. KIỂM TRA BÀI CŨ : Đọc thuộc lòng bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội ” và nêu tâm sự Tản Đà ?
	3. BÀI MỚI :
	* Giới thiệu bài : Tình yêu nước là tình cảm cao quý lớn nhất của con người . Tình cảm ấy dễ dàng bộc lộ trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược – “ Hai chữ nước nhà ” chính là lòng yêu nước thiết tha , kín đáo mãnh liệt của Á Nam Trần Tuấn Khải – một nhà thơ yêu nước .	* Hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu tác giả , tác phẩm – Đọc bài thơ .
 ( ? ) Tình cảnh cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi ?
 ( ? ) Giọng điệu bài thơ ? ( thống thiết ) 
 Đọc phù hợp với cảm xúc : khi nuối tiếc tự hào , khi căm uất , khi thiết tha 
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu văn bản 
 ( ? ) Cảm xúc bao trùm đoạn thơ là gì ?
 ( Lời trăng trối của người cha với con trước giờ vĩnh biệt , trong bối cảnh nước mất nhà tan , nặng ân tình và xót xa đau đớn )
 ( ? ) Thể thơ của bài ? 
 ( Song thất lục bát . Những vần trắc nằm giữa 2 câu 7 kết hợp với âm điệu thơ lục bát rất thích hợp diễn tả tiếng lòng sâu thẳm hay nổi giận dữ , oán than --> thành công của bài thơ chính là ở sự lựa chọn thể thơ thích hợp )
 ( ? ) Đoạn thơ có thể chia làm 3 phần : 8 câu đầu – 20 câu tiếp và 8 câu cuối – Em tìm ý chính từng phần ?
 ( ? ) Hs đọc 8 câu đầu . Tìm chi tiết miêu tả bối cảnh không gian ? Nhận xét ?
 - Cuộc chia li diễn ra ở biên giới ảm đạm , heo hút – Biên ải là nơi tận cùng của Tổ Quốc . Đối với cuộc ra đi khôngcó ngày trở lại của Nguyễn Phi Khanh thì đây là điểm cuối cùng để rồi vĩnh biệt với Tổ Quốc quê hương 
--> Tâm trạng ấy phủ lên cảnh vật một màu tang tóc , thê lương – Cảnh càng như giục cơn sầu trong lòng người 
 ( ? ) Tìm chi tiết thể hiện tâm trạng nhân vật ? Đó là tâm trạng gì ?
 ( ? ) Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy , lời khuyên của người cha có ý nghĩa ntn ?
 + Hs đọc 20 câu thơ giữa .
 ( ? ) Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ này là gì ?
 ( Tự sự )
 ( ? ) Sự việc nêu ra ở đây là gì ? 
 - Quân Minh xâm lược --> gây biết bao thảm hoạ 
 ( ? ) Xen kẻ những dòng tự sự là biểu cảm – Xác định yếu tố biểu cảm ? Nỗi đau của tác giả – của người cha thể hiện ở chi tiết nào ? Đó là nỗi đau gì ?
 ( ? ) Xác định ngôi kể và tác dụng của nó ?
 ( Ngôi 1 , tác giả nhập vai người cha , một nạn nhân vong quốc đang đi vào cõi chết để miêu tả hiện tình đất nước --> cảm xúc chân thành , nỗi đau da diết , xúc động lòng người )
( ? ) Qua kể , cảm xúc , nhận xét hiện tình đất nước ?
 ( Bi thảm )
HOẠT ĐỘNG 3 : Tổng kết
 ( ? ) Tại sao tác giả lấy đầu đề bài thơ “ Hai chữ nước nhà ” ? Nó gắn với tư tưởng chung của đoạn thơ ntn ?
 - Nước mất thì nhà tan – Thù nhà chỉ có thể trả khi thù nước đã rửa , Phi Khanh muốn nhắc nhở con : Hãy lấy nước làm nhà , lấy cái nghĩa với nước , thay cho chữ hiếu với cha như thế là vẹn cả đôi đường 
 ( ? ) Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ ?
 - Giọng điệu thống thiết + thể thơ thích hợp + mượn đề tài lịch sử --> bày tỏ tấm lòng sâu sắc 
 ( ? ) Sức truyền cảm của đoạn thơ ?
 - Khơi gợi tinh thần yêu nước thương nòi ở mọi người 
GHI BẢNG
I. Tác giả , tác phẩm : ( Sgk )
 - Trần Tuấn Khải khai thác đề tài lịch sử rất thành công 
 - Bài thơ dài 101 câu , đoạn trích gồm 36 câu 
II. Tìm hiểu văn bản :
 + Phần 1 ( 8 câu đầu )
 Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ éo le , đau đớn 
 + Phần 2 ( 20 câu giữa )
 Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương , tang tóc 
 + Phần 3 ( 8 câu cuối )
 Thế bất lực của người cha và lời trao gởi cho con 
 a/ Cảnh ngộ và tâm trạng người cha ( ông Nguyễn Phi Khanh )
 - Bối cảnh không gian : Ải Bắc , mây sầu ảm đạm , gió thảm đìu hiu , hổ thét chim kêu --> Heo hút , ảm đạm , đầy tang tóc giục cơn sầu trong lòng người .
 - Tâm trạng : Cha “ hạt máu nóng thấm quanh hồn nước ” – Con “ tầm tả châu rơi ” --> Tình cha , nghĩa nước đều sâu đậm , da diết , tột cùng đau đớn xót xa . Máu và lệ hoà quyện là sự chân thật tận đáy lòng 
--> Lời khuyên của người cha như một lời trăng trối , có sức truyền cảm mạnh mẽ . 
 b/ Hiện tình đất nước :
 - Quân Minh xâm lược 
--> “ Bốn phương khói lửa bừng bừng” , “ xương rừng máu sông ” , “ đô thị thành tung , quách vỡ ” , nhân gian bỏ vợ lìa con
 - Từ ngữ , hình ảnh diễn tả cảm xúc mạnh , sâu “ kể sao xiết kể , xé tâm can , ngậm ngùi , khóc than ”
 - Nỗi đau “ vong quốc , cơ đồ , đất khóc , giời than , nòi gióng ” --> nỗi đau non nước .
=> Hiện tình đất nước bi thảm 
 c/ Lời trao gởi :
 - Thế bất lực của người cha 
--> nhằm kích thích , hun đúc cái ý chí gánh vác của người con , làm lời trao gởi thêm sức nặng tình cảm 
III. Ghi nhớ : ( Sgk )
. CỦNG CỐ : 
HOẠT ĐỘNG 4 : Luyện tập
Luyện tập :
 - Từ ngữ , hình ảnh mang tính chất ước lệ , sáo mòn : ải Bắc , mây sầu , gói thảm , hổ thét , chim kêu , hạt máu nóng , hồn nước .
 - Sức truyền cảm đoạn thơ ở cảm xúc chân thành , mãnh liệt , gợi tả tâm trạng xót xa , đau đớn của nhân vật lịch sử , vừa khơi gợi lòng yêu nước ở mọi người 
 	5. DẶN DÒ : - Học thuộc văn bản , xem lại bài giảng 
	 - Đọc bài đọc thêm 
	 - Hs chuẩn bị bài : Hoạt động ngữ văn : Làm thơ 7 chữ .
Tuần : 17
Tiết : 67 – 68 
 KIỂM TRA HỌC KỲ 1

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8(4).doc