Giáo án Ngữ văn 8 - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 8 - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS thấy rõ tài nghệ của Xec – van – tex trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ky-hô-tê và Xan-trô-pan-xa tương phản về mọi mặt, đánh giá đúng đắn mặt tốt – xấu của hai nhân vật, từ đó rút ra bài học thực tiễn.

B/ CHUẨN BỊ.

- GV: Soạn bài giảng, ảnh + bảng phụ

- HS: Đọc kỹ văn bản – trả lời tốt các câu hỏi cuối bài -> vở soạn.

C. LÊN LỚP :

C1. Ổn định :

 . Sĩ số :

 . Vắng :

C2. Kiểm tra bài cũ

Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích: “ Cô bé bán diêm”. Tình cảm của em sau khi học xong văn bản ? (9 điểm).

- ND: Cuộc đời số phận của cô bé bán diêm.

- NT: Kể hấp dẫn, đan xen hiện thực, mộng tưởng, tình tiết, diễn biến hợp lý .

C3.Bài mới :

Giới thiệu bài :

Hoạt động thầy- trò .

Hoạt động1: HS tìm hiểu về tác giả - tác phẩm .

.HS đọc – tóm tắt lại những nét cơ bản về tác giả - tác phẩm.( chú thích)

. HS nhận xét- bổ sung.

. GV bổ sung - chốt ý cơ bản.

.Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc –hiểu chú thích.

.Hướng dẫn HS đọc ( phân vai )– GV đọc mẫu – HS đọc tiếp.

.Lưu ý HS nghĩa 1 số từ cơ bản.

Hoạt động 3: H.dẫn HS tìm bố cục .

- Xác định 3 phần của đoạn trích theo trình tự diễn biến từ trước, trong, sau trận đánh ?

- Hãy liệt kê năm sự việc chủ yếu của đoạn trích ?

Hoạt động 4: H. dẫn HS phân tích về 2 nhân vật chính ( Đôn. và Xan.).

.(chia bảng làm 2 phần-> p.tích song)

.GV giúp HS hiểu sơ bộ về 2 nhân vật qua chú thích ở SGK( dáng vẻ, nguồn gốc, suy nghĩ, hành động .)

Tiết 2.

*Tổ chức cho HS thảo luận 2 (nhóm)

- Nhân vật Đôn- ki-hô-tê.và Xan-chô

pan-xa được khác hoạ trong đoạn trích như thế nào? ( trí tuệ, ước mơ, hành động,quan niệm .). Mặt nào đúng,tốt ; mặt nào sai, xấu và đáng trách. ?

.Đại diện nhóm trình bày – nhận xét, bổ sung .

. GVchốt ý về 2 nhân vât.

- Qua phân tích em thấy hai nhân vật trên như thế nào với nhau? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật điều đó ?

Hoạt động 5: Tổng kết bài

- Nói Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa là hai nhân vật bất hủ, em hiểu như thế nào?

- HS đọc lại ghi nhớ ở SGK/ 80. Nội dung ghi bảng :

I/Tác giả - Tác phẩm:

-Xec – van –tec:Nhà văn Tây Ban Nha (1547-1616).Cuộc đời cực nhọc.

- Tác phẩm gồm 2 phần:

 + Phần1: 52 chương ( năm 1605 ).

 + Phần 2: 74 chương ( năm 1615 )

II/ Đọc – Hiểu chú thích.

1. Đọc.

2. Chú thích: 1,2,6,7,9,10, 12.

III/ Bố cục.( Diễn biến sự việc ).

1.Đầu-> cân sức: Đôn-ki-hô-tê trước trận đánh.

2. Tiếp -> toạc nửa vai: Đôn-ki-hô-tê trong trận đánh.

3. Còn lại: Đôn-ki-hô-tê sau trận đánh.

IV/ Phân tích.

1. Hình ảnh Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-Pan-xa

-Tuổi 50 cao gầy, cưỡi - béo, lùn, cưỡi lừa

ngựa còm, mặc áo giáp. -> thấp.

- Qúi tộc- nghèo, sa sút. – Nông dân.

- Say mê sách kiếm hiệp. – Sống thực tế, tỉnh ->hoang tưởng, mê muội. táo .

- Ước mơ làm hiệp sĩ cứu – không có ước mơ

người lương thiện. -> tầm thường.

- Coi thường đau đớn, - Đau rên ngay

chuyện ăn, ngủ. thích ăn ngủ.

=> Ước mơ, khát vọng => Sống thực tế,

cao đẹp, hành động điên tỉnh táo song tầm

rồ, nực cười. thường, đáng trách

=> hình ánh tương phản, đối lập làm nổi bật hai nhân vật bất hủ trong văn học.

V/ Tổng kết.

 Ghi nhớ SGK/ 80.

 

doc 76 trang Người đăng vanady Lượt xem 1250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :15/10/2006
Tuần 7: Ngày dạy :17/10/2006
Tiết 25-26. 
 Đánh nhau với cối xay gió.
 (Trích Đôn – ky – hô - tê)_Xec – van – tex. 
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS thấy rõ tài nghệ của Xec – van – tex trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ky-hô-tê và Xan-trô-pan-xa tương phản về mọi mặt, đánh giá đúng đắn mặt tốt – xấu của hai nhân vật, từ đó rút ra bài học thực tiễn.
B/ Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài giảng, ảnh + bảng phụ
- HS: Đọc kỹ văn bản – trả lời tốt các câu hỏi cuối bài -> vở soạn.
C. Lên lớp :
C1. ổn định : 
 . Sĩ số : 
 . Vắng :
C2. Kiểm tra bài cũ
Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích: “ Cô bé bán diêm”. Tình cảm của em sau khi học xong văn bản ? (9 điểm).
- ND: Cuộc đời số phận của cô bé bán diêm.
- NT: Kể hấp dẫn, đan xen hiện thực, mộng tưởng, tình tiết, diễn biến hợp lý ...
C3.Bài mới :
Giới thiệu bài :
Hoạt động thầy- trò .
Hoạt động1: HS tìm hiểu về tác giả - tác phẩm .
.HS đọc – tóm tắt lại những nét cơ bản về tác giả - tác phẩm.( chú thích)
. HS nhận xét- bổ sung.
. GV bổ sung - chốt ý cơ bản.
.Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc –hiểu chú thích.
.Hướng dẫn HS đọc ( phân vai )– GV đọc mẫu – HS đọc tiếp.
.Lưu ý HS nghĩa 1 số từ cơ bản.
Hoạt động 3: H.dẫn HS tìm bố cục .
- Xác định 3 phần của đoạn trích theo trình tự diễn biến từ trước, trong, sau trận đánh ?
- Hãy liệt kê năm sự việc chủ yếu của đoạn trích ? 
Hoạt động 4: H. dẫn HS phân tích về 2 nhân vật chính ( Đôn... và Xan...).
.(chia bảng làm 2 phần-> p.tích song)
.GV giúp HS hiểu sơ bộ về 2 nhân vật qua chú thích ở SGK( dáng vẻ, nguồn gốc, suy nghĩ, hành động ...)
Tiết 2.
*Tổ chức cho HS thảo luận 2 (nhóm) 
- Nhân vật Đôn- ki-hô-tê.và Xan-chô
pan-xa được khác hoạ trong đoạn trích như thế nào? ( trí tuệ, ước mơ, hành động,quan niệm ...). Mặt nào đúng,tốt ; mặt nào sai, xấu và đáng trách... ?
.Đại diện nhóm trình bày – nhận xét, bổ sung .
. GVchốt ý về 2 nhân vât.
- Qua phân tích em thấy hai nhân vật trên như thế nào với nhau? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật điều đó ? 
Hoạt động 5: Tổng kết bài 
- Nói Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa là hai nhân vật bất hủ, em hiểu như thế nào? 
- HS đọc lại ghi nhớ ở SGK/ 80. 
Nội dung ghi bảng :
I/Tác giả - Tác phẩm: 
-Xec – van –tec:Nhà văn Tây Ban Nha (1547-1616).Cuộc đời cực nhọc.
- Tác phẩm gồm 2 phần:
 + Phần1: 52 chương ( năm 1605 ). 
 + Phần 2: 74 chương ( năm 1615 )
II/ Đọc – Hiểu chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích: 1,2,6,7,9,10, 12.
III/ Bố cục.( Diễn biến sự việc ).
1.Đầu-> cân sức: Đôn-ki-hô-tê trước trận đánh.
2. Tiếp -> toạc nửa vai: Đôn-ki-hô-tê trong trận đánh.
3. Còn lại: Đôn-ki-hô-tê sau trận đánh.
IV/ Phân tích.
1. Hình ảnh Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-Pan-xa
-Tuổi 50 cao gầy, cưỡi - béo, lùn, cưỡi lừa
ngựa còm, mặc áo giáp. -> thấp.
- Qúi tộc- nghèo, sa sút. – Nông dân.
- Say mê sách kiếm hiệp. – Sống thực tế, tỉnh ->hoang tưởng, mê muội. táo .
- Ước mơ làm hiệp sĩ cứu – không có ước mơ
người lương thiện... -> tầm thường.
- Coi thường đau đớn, - Đau rên ngay 
chuyện ăn, ngủ. thích ăn ngủ...
=> Ước mơ, khát vọng => Sống thực tế, 
cao đẹp, hành động điên tỉnh táo song tầm 
rồ, nực cười... thường, đáng trách
=> hình ánh tương phản, đối lập làm nổi bật hai nhân vật bất hủ trong văn học.
V/ Tổng kết.
 Ghi nhớ SGK/ 80.
D/ Củng cố.
 . Cảm nhận của em sau khi học xong đoạn trích ?
 . Qua hai nhân vật trên en rút ra được bài học gì về cách sống, xem, đọc cho bản thân ? 
E/ Dặn dò.
 . Học bài giảng- tóm tắt gọn đoạn trích (10 dòng).
 . Soạn tốt bài : “ Chiếc lá cuối cùng “.
* Rút kinh nghiệm 
 Ngày soạn:15/10/2006
Tiết 27: Ngày dạy :18/10/2006
 Tình thái từ 
A. Mục tiêu cần đạt
Qua tiết dạy giúp HS:
- Hiểu được thế nào là tình thái từ.
- Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
B/ Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài giảng + chuẩn bị bảng phụ.
- HS: Đọc kỹ SGK + trả lời các câu hỏi + bảng phụ.
C. Lên lớp :
C1. ổn định : 
 . Sĩ số : 
 . Vắng :
C2. Kiểm tra bài cũ
Đặt câu với một trợ từ, thán từ và nói rõ hiểu biết của em về trợ từ – thán từ? (9 điểm).
- Trợ từ: Những từ dùng để nhấn mạnh, biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
- Thán từ: Những từ dùng làm dấu hiệu bọc lộ cảm xúc tình cảm, thái độ của người nói hoặc đáp – thường đứng đầu câu ... Gồm hai loại chính Gọi đáp.
 Bọc lộ cảm xúc, tình cảm
C3.Bài mới 
Giới thiệu bài :
Hoạt động thầy thầy trò 
Hoạt động 1: Hiểu chức năng của tình thái từ.
.GV ghi ví dụ ở SHK vào bảng phụ .
.HS đọc – quan sát kỹ các từ in đậm .
. Em hãy xác định các câu a, b,c,d là những kiểu câu gì ?
?Nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của các câu a,b,c,d có gì thay đổi ?
?ở ví dụ (đ) từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói ? Hãy so sánh với : “Em chào cô”.
.HS trả lời – nhận xét – bổ sung- GV chốt ý .
->Gợi dẫn HS rút ra công dụng của tình thái từ .
.HS đọc to lại ghi nhớ ở SGK(to , rõ).
Hoạt động 2 :Hướng dẫn việc sử dụng tình thái từ .
.GV treo bảng phụ có ví dụ ở SGK
.HS đọc , chú ý các từ gạch chân .
Tổ chức cho Hs thảo luận nhóm : 
? Các từ trên được dùng trong những tình huống giao tiếp khác nhau như thế nào ? 
_ Đại diện trả lời- HS nhận xét- Bổ sung .
. GV thống nhất ý- Gợi dẫn HS rút ra ghi nhớ .
Qua phần tìm hiểu trên em thấy cần lưư ý gì khi sử dụng tình thái từ .
. HS ghi nhớ : To ,rõ . HS tìm ví dụ mới .
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập .
. HS đọc yêu cầu bài tập – Làm nhóm ,tổ ( Bài 1,2,4 ) .
Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét, bổ sung .
. GV thống nhất – Chốt ý đúng .
Nội dung ghi bảng :
I/Tình thái từ – chức năng:
Bỏ các từ in đậm ở a,b,c .
 a) Bỏ “à ”-> Câu a -> Sẽ không còn là câu nghi vấn .
 b) Bỏ “đi”-> Câu b -> Sẽ không còn là câu cầu khiến .
 c) Bỏ “thay”-> Câu c-> Câu cảm thán không còn được tạo lập .
 d) Em chào cô ạ ! 
Câu chào -> tính lễ phép .
. Ghi nhớ : SGK/81
II/ Sử dụng tình thái từ.
_ Bạn chưa về à ? ( Hỏi – thân mật ) 
_ Thầy mệt ạ ? ( Hỏi – lễ phép – kính trọng ) 
_ Bạn giúp tôi một tay nhé ! ( cầu khiến thân mật ) .
_ Bác giúp cháu một tay ạ ! ( Cầu khiến – lễ phép –kính trọng ).
=> Sử dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
.Ghi nhớ SGK/81.
III/Bài tập :
Bài 1:Tình thái từ :b,c,e,i
.Không phải là tình thái từ :a,d,g,h
Bài 4:HS đặt câu phù hợp .
D. Củng cố : 
- Em hiểu thế nào về chức năng, cách sử dụng tình thái từ ? 
E. Dặn dò :
-Học bài + Làm bài tập số 3,5 – Soạn tốt bài : Chương trình địa phương .
* Rút kinh nghiệm 
 Ngày soạn :15/10/2006
Tiết 28 : Ngày dạy :20/10/2006
 Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
A. Mục tiêu cần đạt
Qua tiết thực hành giúp HS biết cách vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự.
B/ Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài giảng + hướng dẫn HS chuẩn bị dàn ý.
- HS: Chuẩn bị trước 1 trong 3 sự việc ở I SGK.
C. Lên lớp :
C1. ổn định : 
 . Sĩ số : 
 . Vắng :
C2. Kiểm tra bài cũ
Sự kết hợp giữa các yếu tố kể, miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự như thế nào? Tác dụng ? (9 điểm).
Trong khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm ... làm cho việc kể chuyện sâu sắc hơn ...
Bài mới :
Giới thiệu bài :
Hoạt động thầy trò:
Hoạt động 1:HS hiểu (đoạn văn ) quy trình xây dựng đoạn văn có sự kết hợp miêu tả , biêu cảm .
.HS đọc 3 sự việc và nhân vật ở a,b,c -> chọn 1trong3 (Đã chuẩn dị ở nhà )
?Để xây dựng được văn bản tự sự theo yêu cầu trên cần qua mấy bước cơ bản ?
.HS bổ sung –nhận xét – GV chốt ý .
.HS đọc 5 bước ở SGK .
Hoạt động2 :Hướng dẫn đánh giá đoạn văn .
.GV gọi 3 em (khá -trung bình – yếu) đọc lại đoạn văn (đã lựa chọn , chuẩn bị ở nhà ) cho cả lớp nghe .
.HS nhận xét - đánh giá - bổ sung.
.GV nhận xét – cho điểm ( bài làm tốt ).
->Khắc sâu hơn 5 bước cần nắm vững khi viết đoạ văn ...
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS so sánh , đối chiếu , rút ra nhận xét .
Bài tập 1: Gọi 2 nhóm HS đoc lại - nhận xét , bổ sung. 
GV chốt bài tập 1.
Bài tập 2: Hướng dẫn HS so sánh, đối chiếu rút ra nhận xét .
? Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp với miêu tả, biểu cảm ở chỗ nào ? Đoạn văn của em đã kết hợp ? 
? Những chỗ Nam Cao kết hợp ấy giúp Nam Cao thể hiện đieu gì ? 
. GV nhấn mạnh khắc sâu tác dụng .
Nội dung ghi bảng .
I/ từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả ,biểu cảm .
_ Lựa chọn các sự việc chính ( một trong 3 sự việc )
-Lựa chọn ngôi kể ( Ngôi ? xưng tôi)
-Xác định thứ tự kể (bắt đầu -> tiếp – kết thúc ).
-Xác định các yếu tố miêu ,tả biểu cảm.
-Viết thành đoạn văn có sự miêu tả, biểu cảm hợp lý.
II/ Học sinh viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả - biểu cảm :
-HS làm - đọc lại bài làm 
III/Luyện tập :
Bài 1: HS viết đoạn văn :
-Đóng vai ông giáo kể lại đoạn văn :
+Lão Hạc sang báo bán chó với vẻ mặt , tâm trạng đau khổ ?(Miêu tả ? biểu cảm?).
Bài 2:
. So sánh , đối chiếu với bài dã viết :
-Nam Cao viết : “nụ cười như mếu”, “mắt ầng ậng nước”, “mặt lão... co dúm lại ...”
->khốn khổ về hình dáng -> thể hiên sinh động sự đau đớn về tinh thần trong ân hận ...
D. Củng cố :Để viết tốt đoạn văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả , biểu cảm cần thực hiện qua các bước cơ bản nào ?
E.Dặn dò:
 . Học tốt bài - Đọc thêm lại 1,2/ 84+85.
 . Soạn tốt : “Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả - biểu cảm.”
*Rút kinh nghiệm :
Tuần 8 
Văn bản : Chiếc lá cuối cùng 
 O. Hen-ri(1862-1910)
A. Mục tiêu cần đạt
Qua hai tiết học giúp HS:
- Khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mỹ Ohen-ri qua mấy trang văn bản trích phần kết thúc tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”. Biết rung động trước cái hay cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.
- Rèn kỹ năng đọc, kể, phân tích nhân vật và tình huống truyện.
B/ Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài giảng.
- HS: Đọc kỹ văn bản – tóm tắt – soạn tốt 4 câu hỏi cuối bài.
C. Lên lớp :
C1. ổn định : 
 . Sĩ số : 
 . Vắng :
C2. Kiểm tra bài cũ
Cảm nhận của em sau khi học xong đoạn trích: “Đánh nhau với cối xay gió” (9 điểm).
Tuỳ HS trả lời – song cần đảm bảo :
- Nghệ thuật tương phản tác giả đã tạo ra được cặp nhân vật bất hủ trong văn học:
 + Đôn-ky- hô- tê: Nực cười tuy có một số ưu điểm.
 + Xan-chô-pan-xa: Tuy có mặt tốt song có nhiều điểm đáng chê trách.
- HS liên hệ tốt cho bản thân.
C3.Bài mới :
Giới thiệu bài :
Hoạt động thầy trò 
Hoạt động 1:Học sinh HS hiểu tác giả - tác phẩm.
-HS tóm tắt lại những nét cơ bản về tác giả - tác phẩm :
-HS bổ sung - nhận xét .
-GV chốt ý –bổ sung thêm về tác giả- tác phẩm (ngoài SG ... ọc bài tập – GV treo sơ đồ bài tập (a).
. HS xác định yêu cầu – làm nhóm.
. Đại diện trình bày – nhận xét – bổ sung.
. GV chốt ý bài tập đúng.
- Dựa vào kiến thức VHDG và cấp độ khái quát từ ngữ. Hãy điền từ ngữ thích hợp vào những ô trống theo sơ đồ sau:
- Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ – cho biết những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung ?
. Lưu ý: Khi giải thích nghĩa của từ ngữ hẹp hơn so với nghĩa của 1 từ ngữ khác ta phải xác định được từ ngữ có nghĩa rộng hơn (khái quát cao hơn).
 (Cho HS làm việc ca nhân – trình bày).
. HS nhận xét – bổ sung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập về ngữ pháp.
- Nêu những hiểu biết của em về trợ từ, thán từ ? tình thái từ ? câu ghép ? cho ví dụ ?
. HS trình bày – nhận xét – bổ sung.
. Cho HS đọc bài tập – xác định yêu cầu làm theo nhóm (1 tổ 3 nhóm - 3 bài).
. Đại diện nhóm trình bày – nhận xét – bổ sung.
. GV chốt ý bài tập đúng.
Nội dung ghi bảng.
I/ Từ vựng.
1. Lý thuyết.
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Từ tượng hình – từ tượng thanh.
- Trường từ vựng.
- Từ ngữ địa phương – biệt ngữ xã hội.
- Các biện pháp tu từ (nói qúa – nói giảm – nói tránh).
2. Thực hành.
a) Điền.
 Vẽ
. Giai thích: 
- Truyền thuyết: Truyện dân gian về các nhân vật, sự kiện lịch sử xa xưa nhiều yếu tố thần kỳ.
- Cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật – nhiều yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
- Ngụ ngôn: Truyện dân gian muợn đồ vật, con vật ... để nói bóng, nói gió chuyện con người.
- Truyện cười: Truyện dân gian – hình thức gây cười để mua vui, phê phán đả kích.
=> Từ ngữ chung: Truyện dân gian -> nghĩa rộng.
b.c) Cho VD: Nói quá + từ tượng hình ...
II. Ngữ pháp.
1. Lý thuyết.
- Trợ từ – thán từ – tình thái từ câu ghép.
2. Bài tập.
a) Cái áo này mà chỉ 5000 đồng à ?
b) Câu 1: Tách được – song 3 sự việc trên sẽ bị mất sự liên tục cùng lúc.
c) Câu 1: Nối: cũng như -> so sánh.
 Câu 2: Nối “có lẽ”, “bởi vì” -> nhân – quả. 
D. Củng cố.
Nhắc lại những kiến thức cơ bản về từ vựng – ngữ pháp lớp 8/1
E. Dặn dò.
Học bài – xem lại các bài tập của chương trình TV 8/1 -> Thi học kỳ.
**Rút kinh nghiệm.
Nên cho HS làm thêm bài tập nâng cao để củng cố tổng hợp kiến thức về TV học kỳ I hiệu quả hơn 
VD: Viết đoạn văn sử dụng tổng hợp về dấu câu, chủ đề ...
Tiết 64:
Tập làm văn.
Trả bài viết số 3.
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Tự đánh giá về bài làm cuả mình theo yêu cầu văn bản và nội dung cuả đề bài.
- Hình thành năng lực tự đánh giá, sửa chữa bài văn của mình.
B. Chuẩn bị.
. GV: - Chấm bài – nhận xét ưu nhược điểm của HS (chung – riêng).
 - Soạn bài.
. HS: Thực hiện tốt các yêu cầu ở SGK (159).
C. Tiến trình lên lớp.
C1. ổn định lớp.
. Sĩ số:
. Vắng:
C2. Trả bài.
Hoạt động 1: Nêu và phân tích đề ra – lập dàn ý.
- Ghi đề lên bảng: Đề ở bài viết số 3 (Tiết 55- 56).
- HS phân tích đề: + Hình thức: Thuyết minh.
 + Nội dung: Giới thiệu về nón lá Việt Nam.
- HS lập dàn ý đại cương (Đáp án tiết 55-56).
Hoạt động2: Nhận xét, đánh giá bài viết.
1.- Trả bài cho HS – Tự nhận xét bài làm của mình (đối chiếu dàn ý).
2.- Giáo viên nhận xét.
a) Ưu điểm:
- Đa số các em đã nắm vững cách làm văn thuyết minh.
- Nội dung, hình thức có tiến bộ – chữ viết đẹp.
- Một số bài trình bày vấn đề khá mạch lạc, logic, chính xác ...
- Một số bài tiêu biểu:
b) Tồn tại.
- Một số bài làm còn hời hợt, sơ sài, chưa có ý thức khi làm: 
- Viết hoa, ngắt câu tuỳ tiện:
- Chữ viết khó đọc, cẩu thả:
- Diễn đạt lủng củng, vụng về:
Hoạt động 3: Bổ sung – sửa chữa.
- HS trao đổi bài cho bạn (cùng bàn) sửa lỗi nội dung – hình thức.
- GV sửa lỗi chung cho cả lớp.
Hoạt động 4: GV lấy điểm vào sổ (lớp + cá nhân).
*Dặn dò:
- Đọc kỹ bài làm – thấy rõ ưu - nhược điểm của bản thân – rút kinh nghiệm.
- Ôn tốt kiểu bài tự sự + thuyết minh -> kiểm tra học kỳ I.
Tuần 17: 
Tiết 65- 66
Văn bản: Hai chữ nước nhà
	 Trần Tuấn Khải (1895- 1983).
A. Mục đích bài học.
Giúp HS:
- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù, cứu nước.
- Tim hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của bút pháp thơ Trần Tuấn Khải. Cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ phù hợp tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thống thiết.
B. Chuẩn bị.
. GV: Soạn bài giảng + bảng phụ ( chép bài thơ).
. HS: Soạn bài theo yêu cầu SGK - Đọc thuộc thơ.
C. Lên lớp.
C1. ổn định lớp.
. Sĩ số: 
. Vắng:
C2: Kiểm tra bài cũ.
Đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng cuội” của Tản Đà. Nêu cảm nhận của em về nội dung, nghệ thuật cuả bài thơ ?
(- HS đọc thuộc lòng.
- Nêu được cảm nhận về nội dung + nghệ thuật:
 + Nội dung: Tâm sự bất hoà sâu sắc với xã hội tầm thường ... muốn thoát ly bằng mộng tưởng. – bầu bạn với chị Hằng.
 + Nghệ thuật: - Hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu.
 - Sáng tạo, đổi mới thể thơ “thất ngôn bát cú”.)
C3. Bài mới.
Hoạt động của thầy – trò.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu về tác giả - tác phẩm.
. HS nhắc lại những nét cơ bản về tác giả tác phẩm – HS nhận xét, bổ sung.
. GV chốt ý – bổ sung thêm.
Hoạt động 2: Đọc – hiểu chú thích.
. GV Hướng dẫn HS đọc - đọc mẫu – HS đọc.
. Lưu ý: HS một số từ H-V :1, 2, 5, 7.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm bố cục bài thơ.
. Đoạn thơ chia làm 3 phần ( 8 câu- 20 câu- 8 câu), em hãy tìm hiểu ý chính từng phần ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS phân tích – thảo luận.
- HS đọc 8 câu đầu qua bảng phụ. 
- Tìm những hình ảnh thơ minh hoạ bối cảnh không gian ở đầu đoạn thơ ? Gợi cho em cảm giác ? Hoàn cảnh, tâm trạng của hai cha con được minh hoạ như thế nào ?
- Trong bối cảnh, tâm trạng ấy lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào ?
- Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý. hết tiết 1 
- HS đọc diễn cảm 20 câu tiếp theo.
- Tìm những hình ảnh thơ thể hiện tình cảm được tác giả bọc lộ ở đoạn thơ ? Theo em đó là tình cảm gì ? 
- Bút pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ ?
- Đấy là tâm trạng chung của những ai ? (Tâm trạng chung của những người đương thời).
- HS trả lời – bổ sung – GV chốt ý.
- HS đọc 8 câu thơ cuối diễn cảm .
- Thế bất lực của người cha, lời trao gởi cho con và sự nghiệp của tổ tông được thể hiện qua hình ảnh thơ nào ? Cha nói thế nhằm mục đích gì ?
- GV bình giảng thêm đoạn này.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tổng kết bài.
- HS đọc lại đoạn thơ diễn cảm 
- Nhận xét chung của em về giọng điệu bài thơ ? Nội dung cơ bản ?
- Tại sao tác giả lấy “hai chữ nước nhà” làm đầu đề bài thơ ? Nó gắn tư tưởng chung của bài thơ như thế nào ?
Nội dung ghi bảng.
I. Tác giả - tác phẩm (sgk).
Dài 101 câu - đoạn trích là phần đầu. 
II Đọc – hiểu chú thích.
1. Đọc 
2. Chú thích:
Đoái nam, vong quốc, nùng bình.
III. Bối cục: 3 phần.
1. 8 Câu đầu: Tâm trạng người cha trong cảnh éo le.
2. 20 câu tiếp theo: Đất nước trong cảnh đau thương.
3. 8 câu cuối: Sự bất lực của cha – Lời trao gởi con.
III. Phân tích.
1. Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ éo le.
a) Bối cảnh không gian:
Aỉ Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét. chim kêu -> ảm đạm, heo hút thê lương.
a) Tâm trạng.
Hạt máu nóng – thân tàn Chia li đượm 
Tầm tã châu rơi màu tang tóc
- “Con ơi ... cha khuyên” -> lời trăn trối, thiêng liêng, xúc động, truyền cảm -> Khắc cốt ghi tâm.
2. Tình cảm đất nước
- Khói lửa bừng bừng Miêu tả, 
- Xương rừng máu sông nhập vai kể 
- Thành tung quách vỡ tội ác của
- Bỏ vợ lìa con - xiêu tán... kẻ thù.
- Kể sao xiết kể, thương tâm...
 - Xé tâm can, đất khóc...
-> Câu cảm , giọng thơ thống thiết -> Nỗi đau thiêng liêng, cao cả, nỗi đau mất nước kinh động đất trời -> Phẫn uất hờn căm, có sức lay động lớn- đậm chất trữ tình.
3. Sự bất lực của người cha – Lời trao gởi con.
- Tuổi già, sức yếu, sa cơ, bó tay... -> Sự bất lực.
- Giang sơn... cậy con -> Trao gởi sứ mệnh.
- “Con nên nhớ ... còn dây” -> Sự nghiệp tổ tông.
=> Hun đúc, kích thích ý chí phục thù cứu nước cho con; khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
V/ Tổng kết
Ghi nhớ SGK/ 163 
D. Củng cố.
- Nội dung, nghệ thuật cơ bản của đoạn trích “Hai chữ nước nhà”.
E. Dặn dò.
- Học thuộc đoạn trích, bài giảng.
- Soạn tốt:
 + Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ.
 + Kết hợp tự ôn tập lại phần TLV + văn bản từ đầu học kỳ ->nay.
** Rút kinh nghiệm
Tiết 67 – 68
Kiểm tra tổng hợp học kỳ I.
( Chờ đề thi của phòng giáo dục thị xã ra ).
Tuần 18 
Tiết 69 – 70 
Hoạt động ngữ văn : Làm thơ 7 chữ.
A. Mục tiêu cần đạt :
.Giúpp HS : + Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu.
+Đặt câu thơ 7 chữ, biết cách ngắt nhịp ắ, biết gieo đúng vần.
+ Tạo không khí mạnh dạn, vui vẻ, sáng tạo.
B. Chuẩn bị :
. GV: Soạn bài, sưu tầmmột số bài thơ 7 chữ ( Định luật – tự do ).
. HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK + tập làm thơ.
C. Lên lớp .
C1
C2. Bài cũ : - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
- Em hãy đọc thuộc lòng 8 câu dầu + 8 câu cuối đoạn trích “ Hai chữ nước nhà ” và cho biết nội dung, nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích ? 
(. HS đọc thuộc, diễn cảm.
. ND : Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
. NT : Khai thác đề tài lịch sử, lựa thể thơ phù hợp, tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thống thiết...).
C3. Bài mới :
Giói thiệu bài :
Hoạt động thầy trò:
Hoạt động 1: Nhận diện luật thơ l.
. HS chuẩn bị ở nhà -> chỉ ra vị trí ngắt nhịp, vần và luật bằng trắc.
. HS đọc lại bài : “Chiều” ( Bảng phụ ).
Em hãy gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ trên.
. HS đọc diễn cảm bài: “Tối” ( bảng phụ)
? Bài thơ trên bị chép sai, hãy chỉ ra chỗ sai, nói rõ lí do, tìm cách sửa lại cho đúng.
- Có thể có cách sửa nào hợp lí ?
Tiết 2.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm thơ 7 chữ.
. HS đọc lại 2 câu đầu trong bài thơ của Tú Xương ở ( a ).
? Em hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình.
. GV gợi ý chủ đề + luật.
. HS đọc – nhận xét – GV sửa.
Hoạt động 3: Học sinh đọc bài đã làm ở nhà.
. HS đọc – (3 đối tượng giỏi - khá - yếu) 
. HS nhận xét – GV nhận xét – sửa chữa.
. Cho điểm một số bài làm tốt.
Nội dung ghi bảng :
I. Nhận diện luật thơ.
Bài 1: Chiều ( bảng phụ )
- Nhịp thơ : 4/3.
- Vần : 1, 2, 4.( về, nghe, lê ).
- Luật bằng trắc .
B B B T T B B.
T T B B T T B.
T T B B B T T.
B B B T T B B.
Bài 2 : Tối ( Đàm Văn Cừ ).
. Sai : + Câu 2 ( Xanh xanh ) -> Sửa : xanh lè.
 + Sau “ngọn đèn mờ” có dấu phẩy ->ngắt nhịp sai -> Sửa : bỏ dấu phẩy.
II. Tập làm thơ .
a. Cần đúng luật.
... B B T T B B T.
 T T B B T T B.
- Hai câu cuối : ... Chứa ai chẳng chứa chứa thằng Cuội 

Tài liệu đính kèm:

  • docGANVAN 8-1.doc