Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 11 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 11 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013

I. Mục đích kiểm tra

 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng phần văn học trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 7, vận dụng kiến thức đã học vào viết đoạn văn biểu cảm.- Củng cố kiến thức về phần Văn đã học từ đầu năm đến nay.

 - Rèn kỹ năng tư duy tốt, vận dụng những kiến thức đã học và kiến thức thực tế viết bài cảm nhận.

 - Giáo dục ý thức chủ động, độc lập khi làm bài.

II. Hình thức kiểm tra

 - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.

 - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm và tự luận: 45 phút

III. Thiết lập ma trận

 

doc 8 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 11 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 11	Ngày soạn: 02/11/2012
TIẾT: 41	Văn bản	 	Ngày dạy : 05/11/2012
KIỂM TRA VĂN
I. Mục đích kiểm tra
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng phần văn học trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 7, vận dụng kiến thức đã học vào viết đoạn văn biểu cảm.- Củng cố kiến thức về phần Văn đã học từ đầu năm đến nay.
 - Rèn kỹ năng tư duy tốt, vận dụng những kiến thức đã học và kiến thức thực tế viết bài cảm nhận.
 - Giáo dục ý thức chủ động, độc lập khi làm bài.
II. Hình thức kiểm tra
 - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm và tự luận: 45 phút
III. Thiết lập ma trận
 Cấp 
 độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1:
Ca dao – dân ca
Nhận biết hình ảnh thường gặp trong ca dao - dân ca.
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài ca dao – dân ca đã học.
 Số câu: 2 
Số điểm:5.5
Tỉ lệ: 55%
Số câu: 2 
Số điểm:5.5
Tỉ lệ: 55%
Số câu :1
Số điểm :0.5
Số câu :1
Số điểm :5.0
Chủ đề 2:
Thơ trung đại Việt Nam
- Nhận biết tác giả của bài thơ.
- Nhận biết tên gọi khác của nhà thơ.
Nêu những hiểu biết về tác giả, thể loại bài thơ.
Hiểu được tâm trạng của tác giả bộc lộ qua bài thơ.
.
Số câu: 4
Số điểm:3.5
Tỉ lệ: 35%
Số câu: 4
Số điểm: 3.5
Tỉ lệ: 35%
 Số câu :2
Số điểm :1.0
Số câu :1
Sốđiểm :2.0
Số câu :1
Số điểm :0.5
Chủ đề 3:
Thơ Đường
 Hiểu ý nghĩa và nỗi lòng của tác giả trong thơ.
Số câu: 2
Số điểm:1.0
Tỉ lệ: 10%
Số câu:2
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
Số câu:2
Số điểm: 1.0
Số câu: 8
Số điểm: 10.0
Tỉ lệ: 100%
Số câu :4 
Số điểm :3,5
Số câu :3 
Số điểm :1,5
Số câu :1
Số điểm :5
Số câu: 8
Sốđiểm:10.0
Tỉ lệ: 100%
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN: 11	Ngày soạn: 02/11/2012
TIẾT: 42	 	Ngày dạy :05/11/2012
TỪ TRÁI NGHĨA
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được khái niệm từ trái nghĩa.
- Có ý thức lựa chọn từ trái nghĩa khi nói và viết.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Khái niệm từ trái nghĩa.
- Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản.
2. Kỹ năng
- Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
- Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu từ trái nghĩa để sử dụng phù hợp trong mọi hoàn cảnh giao tiếp.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: - Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa ? Cho ví dụ.
 - Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần lưu ý điều gì?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Trong tiếng Việt có nhiều thú vị, hấp dẫn. Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu hiện tượng từ đồng nghĩa. Vậy từ trái nghĩa là những từ như thế nào? Cô trò ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
* Tìm hiểu thế nào là từ trái nghĩa?
- Gv treo bản dịch hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”, và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”. 
? Em hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong bài?
 Hs thực hiện. Gv nhận xét, chốt ý.
? Tìm từ trái nghĩa với từ “già” trong trường hợp “rau già, cau già”? 
-> Trái nghĩa với già là non.
Trong trường hợp này, “già” là từ nhiều nghĩa.
Bt nhanh: Tìm những từ trái nghĩa với từ “xấu”?
Xấu >< tốt. 
Lành ®rách (áo lành, áo rách)
 ®vỡ, mẻ (bát lành, vỡ)
? Vậy thế nào là từ trái nghĩa?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
* Hướng dẫn sử dụng từ trái nghĩa
? Trong hai bản dịch trên, sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? Hs nhớ lại bài giảng đã học. 
-> Tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa là tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh.
 Tìm thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa?
-> Tác dụng: Tạo hình tượng tương phản, liên tưởng ngược.
? Vậy từ trái nghĩa được sử dụng ntn? Cách sử dụng như vậy có tác dụng gì?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
Gv: Trong cuộc sống, người ta có thể lợi dụng hiện tượng từ trái nghĩa để chơi chữ. Chúng ta sẽ biết rõ hơn ở tiết “Chơi chữ”.
Bt nhanh: Xác định cặp từ trái nghĩa trong các câu ca dao sau:
 Nước non lận đận một mình,
 Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
 Ai làm cho bể kia đầy,
 Cho ao kia cạn cho gầy cò con.
 Dòng sông bên lở bên bồi,
 Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.
? Vậy cách sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1: Tìm từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ.
Gọi Hs làm miệng tại chỗ.
Bt2: Tìm từ trái nghĩa với từ in đậm?
Gọi Hs làm miệng tại chỗ, lấy điểm.
Bt3: Điền từ trái nghĩa thích hợp 
Gọi Hs làm tại chỗ.
Chân cứng đá mềm Vô thưởng vô phạt
Có đi có lại Bên trọng bên khinh
Gần nhà xa ngõ Buổi đực buổi cái
Mắt nhắm mắt mở Bước thấp bước cao
Chạy sấp chạy ngửa Chân ướt chân ráo
Bt4: Viết đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa.
Hs thực hành ở nhà.
Hướng dẫn: Viết đúng trọng tâm mà đề yêu cầu, tình cảm phải chân thực, trong sáng. Đoạn văn phải viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và đặc biệt phải sử dụng từ trái nghĩa đúng ngữ cảnh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài.
I. Tìm hiểu chung
1. Thế nào là từ trái nghĩa?
 1.1. Phân tích ví dụ
a. Tìm từ trái nghĩa 
 - Ngẩng – cúi ( hoạt động )
 - Trẻ - già ( tuổi tác )
 - Đi - về ( di chuyển )
b. Tìm từ trái nghĩa với từ già:
 - Rau già – rau non.
 - Cau già – cau non.
-> “Già” là từ nhiều nghĩa. 
=>Một từ nhiều nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/128)
2. Sử dụng từ trái nghĩa
 2.1. Phân tích ví dụ
a. Ví dụ 1: Sử dụng cặp từ trái nghĩa tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng, liên tưởng ngược chiều.
-> Phép đối.
b. Một số thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa:
- Ba chìm bảy nổi.
- Đầu xuôi đuôi lọt.
- Lên bổng xuống trầm.
- Trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
-> Sử dụng cặp từ trái nghĩa tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/128)
II. Luyện tập
Bt1: Các cặp từ trái nghĩa:
 Lành >< tối.
Bt2:
 Cá tươi – cá khô, cá ươn
 Hoa tươi – hoa héo
 Ăn yếu – ăn khỏe
 Học lực yếu – học lực giỏi
 Chữ xấu – chữ đẹp
 Đất xấu – đất tốt
Bt3:
III. Hướng dẫn tự học
- Làm hoàn thiện các bài tập vào vở; Nắm vững nội dung bài học, học thuộc Ghi nhớ.
- Tìm các cặp từ trái nghĩa được sử dụng để tạo hiệu quả diễn đạt trong một số văn bản đã học.
- Soạn bài mới: Từ đồng âm.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN:11	 	Ngày soạn: 04/11/12
TIẾT: 43	 	 Ngày dạy :08/11/12
TỪ ĐỒNG ÂM
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được khái niệm từ đồng âm.
- Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Khái niệm từ đồng âm.
- Việc sử dụng từ đồng âm.
2. Kỹ năng
- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Đặt câu phân biệt từ đồng âm.
- Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
3. Thái độ: Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ. Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 Gv lấy VD : Ruồi đậu mâm xôi đậu . VD trên có những từ nào giống nhau ? GV phân tích VD và vào bài.
* Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung 
* Tìm hiểu thế nào là từ đồng âm
Gv treo bảng phụ ghi ví dụ mục 1 / Sgk. Hs đọc
? Em hãy giải thích nghĩa của mỗi từ “lồng” nêu trên?
Lồng 1: Nhảy dựng lên với một sức hăng đột ngột, rất khó kìm giữ do quá hoảng sợ.
Lồng 2: Đồ dùng đan bằng tre, nứa, sắt dùng để nhốt chim, gà, vịt 
? Hãy tìm những từ có thể thay thế cho từ “lồng” với mỗi câu trên?
Thay “lồng 1” bằng thốc, phóc, vọt, phi, nhảy
Thay “lồng 2” bằng chuồng, rọ
? Hãy so sánh hai từ “lồng” nêu trên? 
-> Chúng giống nhau về mặt âm thanh, nhưng khác xa nhau về nghĩa. Vì thế gọi chúng là những từ đồng âm dị nghĩa.
? Vậy thế nào là từ đồng âm?
Gv chốt ý, dẫn đến Ghi nhớ. Gọi hs đọc.
? Em hãy tìm 1 ví dụ có sử dụng từ đồng âm?
Bóng chiều không thắm không vàng vọt / Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong. (Tống biệt hành – Thâm Tâm)
- Trong 1: Chỉ vị trí, tri nghĩa với “ngoài”.
- Trong 2: Chỉ tính chất của mắt, trái nghĩa với “đục”.
* Hướng dẫn Hs phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Gv treo bảng phụ ghi các nghĩa của từ “chân”:
? Từ “Chân” là từ đồng âm hay nhiều nghĩa?
-> Từ “chân” là từ nhiều nghĩa. Giữa các nghĩa của từ “chân” có điểm chung: đều chỉ bộ phận dưới cùng.
? Vậy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa khác nhau chỗ nào?
-> Từ nhiều nghĩa là từ mà các nghĩa của nó có mối liên hệ ngữ nghĩa nhất định. Còn từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác xa nhau về nghĩa.
* Hướng dẫn sử dụng từ đồng âm
? Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của hai từ “lồng” nêu trên?
Thảo luận (2p): Câu “Đem cá về kho!” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào? 
 Thêm vào một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa. Lúc đó, từ “kho” thuộc từ loại nào?
-> Nếu nói “Đem cá về mà kho”, thì “kho” được hiểu là một hoạt động; còn nói “Đem cá về nhập kho” thì “kho” lại được hiểu là chỗ để chứa đựng.
? Vậy để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần chú ý điều gì khi giao tiếp?
 Gv chốt ý, dẫn đến Ghi nhớ, Hs đọc ghi nhớ
Đố vui: Mồm bò không phải mồm bò mà là mồm bò?
 ĐT DT ĐT
Là con gì? (Con ốc)
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1: Hs làm miệng tại chỗ
- Cao: trên mức thường, trái với thấp (anh ta cao 1m8)
Cao: cao tay: giỏi, khôn hơn người
Cao: cao bay: trốn xa, khó tìm: “Cao chạy xa bay”.
- Ba: cha, bố.
Ba: thịt ba chỉ.
Ba hoa: khoe khoang, nói dóc.
Ba bị: người có hình thù quái dị, bịa đặt để dọa trẻ con.
- Tranh: hình vẽ trên giấy.
Tranh: thứ dùng để lợp nhà.
Tranh chấp: tranh giành hơn thua.
- Sang: từ bên này qua bên kia: sang sông.
Sang: sang năm: năm tới, năm sau.
- Sức: sự khỏe mạnh của thân thể: sức khỏe, sức lực.
Sức: sức sống: khả năng tồn tại và phát triển.
- Nhè: nhằm.
Nhè: khóc nhỏ, nhiều, mãi không thôi.
- Nhè nhẹ: nhẹ (mức độ thấp – gió thổi nhè nhẹ)
- Tuốt: tất cả.
Tuốt: tuốt gươm: nắm tay vuốt mạnh
- Môi: chỉ 1 bộ phận trên khuôn mặt con người.
Môi: dụng cụ dùng để múc cơm, canh (tiếng địa phương)
Môi giới: người trung gian.
Các từ khác các em về tìm (sử dụng từ điển)
Bt2: Tìm từ đồng âm với danh từ cổ:
Cổ: phần nối đầu và thân thể.
Cổ tay: chỗ nối bàn tay và cánh tay.
Cổ tích: tích xưa (truyện cổ tích)
Cổ thụ: cây lâu đời
Cổ vũ: làm ầm lên để khuyến khích
Cổ đại: thời đại xưa
Cổ hủ: xưa, cũ và lạc hậu
Bt3: Gv hướng dẫn Hs làm
Hs làm ra nháp. Gv gọi 3 Hs lên bảng làm.
Bt4: Gọi Hs đọc câu chuyện ở bài tập 4.
Hs thảo luận (2p)
- Anh chàng đã sử dụng biện pháp dùng từ đồng âm để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.
- Nếu là quan xử kiện, hãy hỏi lại anh chàng mượn vạc rằng: Vạc của ông hàng xóm là vạc làm bằng đồng cơ mà? Thì chắc chắn anh chàng nọ sẽ phải chịu thua.
Gv: Trong cuộc sống, nhất là trong văn chương, người ta thường lợi dụng hiện tượng đồng âm với mục đích tu từ. Điều này, chúng ta sẽ được tìm hiểu ở tiết Chơi chữ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học.
I. Tìm hiểu chung
1. Thế nào là từ đồng âm?
1.1. Phân tích ví dụ
- Lồng 1: Nhảy dựng lên.
- Lồng 2: Đồ dùng đan bằng tre, nứa, sắt dùng để nhốt chim, gà, vịt
-> Là những từ đồng âm.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/135)
2. Sử dụng từ đồng âm
2.1. Phân tích ví dụ
a. Dựa vào ngữ cảnh giao tiếp. 
b. Câu “Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu theo 2 nghĩa: 
- Kho: Một cách chế biến thức ăn.
- Kho: Cái kho (nơi chứa đựng).
-> Có nghĩa nước đôi.
Khi nói:
Đem cá về mà kho
 ĐT
Đem cá về để nhập kho
 DT
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/136)
II. Luyện tập
Bt1:
Bt2:
Cổ: phần nối đầu và thân thể.
Cổ tay: chỗ nối bàn tay và cánh tay.
Cổ tích: tích xưa (truyện cổ tích)
Cổ thụ: cây lâu đời
Cổ vũ: làm ầm lên để khuyến khích
Cổ đại: thời đại xưa
Cổ hủ: xưa, cũ và lạc hậu
Bt3: Đặt câu:
Ở bàn dưới cùng các thầy cô giáo đang bàn về phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.
Bt4:
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm vững nội dung bài; học Ghi nhớ.
- Làm hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người. (Đề số 1)
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN: 11	Ngày soạn: 04/11/2012
TIẾT: 44	 	Ngày dạy : 08/11/2012
LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
A. Mức độ cần đạt
- Rèn kỹ năng nghe, nói theo chủ đề biểu cảm.
- Rèn kỹ năng phát triển dàn ý thành bài nói theo chủ đề biểu cảm.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm.
2. Kỹ năng
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật và con người.
- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.
3. Thái độ: Có ý thức luyện nói để có được sự tự tin khi nói trước đám đông.
C. Phương pháp
Thảo luận nhóm, vấn đáp
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: Thế nào là văn biểu cảm? Nêu các cách lập ý của bài văn biểu cảm?
3. Bài mới:]
* Giới thiệu bài:
 	Để chúng ta có điều kiện rèn luyện kỹ năng nói theo chủ đề biểu cảm, kỹ năng tìm ý, lập dàn ý. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em luyện nói về văn biểu cảm dưới dạng phát biểu cảm nghĩ.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Gv ghi đề bài lên bảng.
Hoạt động 1: Hs trình bày dàn ý
- GV nêu cách thức tiến hành tiết học.
- Gv kiểm tra dàn bài mà các em đã lập ở nhà. Một Hs trình bày dàn ý của mình. Các bạn khác nhận xét - rút kinh nghiệm - sửa chữa. Gv nhận xét, chỉnh sửa hoàn thiện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện nói 
Treo bảng phụ có ghi sẵn dàn ý:
- Căn cứ vào dàn ý, các nhóm trình bày với nhau.
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày miệng các phần và cả bài. 
*Lưu ý: Mở đầu phải kính thưa cô, thưa các bạn !
Kết thúc phải: Em xin được kết thúc bài nói hoặc ngừng lời tại đây. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
Gv lưu ý: Văn nói khác văn viết, cụ thể là câu văn không dài, nội dung cũng không nhất thiết phải có quá nhiều chi tiết. Về nội dung chú ý cách biểu cảm qua miêu tả và tự sự. Cho Hs liên hệ với cách biểu cảm của hai bài thơ đã học: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Về hình thức: nói to, rõ ràng, diễn cảm, mạch lạc; tránh dùng sai từ, lặp từ, tránh diễn đạt vụng về.
- Đại diện nhóm khác nhận xét.
- Gv nhận xét tổng quát, cho điểm những bài nói khá.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học 
Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học.
Đề bài: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.
I. Dàn ý
a. Mở bài:
- Cảm nhận chung về thầy, cô giáo.
- Vai trò, vị trí của người thầy, cô trong xã hội.
b. Thân bài:
Ý 1: Phẩm chất của các thầy cô - cảm nghĩ biết ơn, kính trọng.
Ý 2: Hồi tưởng những kỷ niệm sâu sắc về tấm lòng của thầy cô - cảm xúc bồi hồi, xao xuyến...
Ý 3: Tưởng tượng tới tương lai khi đã lớn: nhớ về cô, về mái trường - bày tỏ mong ước, hứa hẹn...
c. Kết bài:
- Nêu những suy nghĩ của em
- Mong ước, hứa hẹn.
II. Luyện nói
1. Luyện nói theo nhóm
2. Luyện nói trước lớp
III. Hướng dẫn tự học
- Tiếp tục luyện nói ở nhà với nhóm bạn hoặc nói một mình trước gương.
- Chuẩn bị bài mới: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng. (học trong 2 tiết)
E. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 7 tuan 11.doc