Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức: Ôn lại những kiến thức cần thiết( về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh ) để việc học cách làm bài có cơ sở vững chắc hơn.

2. Kĩ năng: Bước đầu các em nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.

3. Thái độ:Có ý thức rèn luyện cách làm bài văn lập luận chứng minh

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài.

 2. Trò: Chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

 HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ.

- Khi xây dựng một văn bản cần qua mấy bước đó là những bước nào?

- Thế nào là văn nghị luận chứng minh?

 HOẠT ĐỘNG2. Giới thiệu bài.

 Bài văn nghị luận chứng minh cũng là một văn bản . Vậy khi xác định một bài văn lập luận chứng minh chúng ta cần thực hiện các bước như thế nào? Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

 HOẠT ĐỘNG 3. Bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/2/2007 Tiết 91.
Ngày dạy: 21/2/2007 Cách làm bài văn
 lập luận chứng minh.
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Ôn lại những kiến thức cần thiết( về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh) để việc học cách làm bài có cơ sở vững chắc hơn.
2. Kĩ năng: Bước đầu các em nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
3. Thái độ:Có ý thức rèn luyện cách làm bài văn lập luận chứng minh
B. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài.
	2. Trò: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Khi xây dựng một văn bản cần qua mấy bước đó là những bước nào?
- Thế nào là văn nghị luận chứng minh?
 Hoạt động2. Giới thiệu bài.
 Bài văn nghị luận chứng minh cũng là một văn bản . Vậy khi xác định một bài văn lập luận chứng minh chúng ta cần thực hiện các bước như thế nào? Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 Hoạt động 3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung cần đạt.
- Giáo viên chép đề lên bảng .
- Gọi học sinh đọc đề.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước .
? Luận điểm chính mà đề bài nêu lên là gì ?
? Luận điểm đó thể hiện ở câu nào?
- Giáo viên đọc lại câu tục ngữ .
? Em hiểu " chí " là gì ?
? ý nghĩa của câu tục ngữ được hiểu như thế nào ? 
? Vậy em hiểu gì về tính chất của luận điểm cần chứng minh?
? Nêu những luận cứ để lý giải cho các câu hỏi trên ?
- GV: có hai cách lập luận 
- Nêu lý lẽ rồi nêu các dẫn chứng để minh hoạ .
- Nêu dẫn chứng trước rồi rút ra lý lẽ để khẳng định vấn đề 
? Một bài văn nghị luận gồm mấy phần ? Nhiệm vụ của từng phần 
? Vận dụng kiến thức đã học hãy xây dựng dàn ý cho hai câu trên.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài.
-Đại diện trình bày.
-Nhóm khác nhận xét.
-GV:Khái quát bằng bảng phụ.
? Sau khi lập dàn ý, bước tiếp theo là gì? => Viết bài.
-GV: Hướng dẫn học sinh viết bài.
-Giới thiệu 3 cách mở bài trong sách giáo khoa.
? Cách lập luận trong 3 mở bài trên khác nhau như thế nào?
? Chúng có phù hợp với yêu cầu của đề bài không?
-Hướng dẫn học sinh về nhà viết theo cách của mình.
? Để đoạn mở bài có sự liên kết với thân bài cần có điều kiện gì?
? Ngoài từ ngữ liên kết còn có thể dùng cách nào khác?
? Đoạn phân tích lí lẽ có đặc điểm gì?
? Nêu cách viết đoạn phân tích dẫn chứng?
-Hướng dẫn học sinh viết đoạn phân tích lí lẽ.
-Gọi học sinh đọc bài.
-Nhận xét.
-Sau khi viết xong bài cần đọc lại và sửa chữa.
-GV khái quát toàn bài, rút ra ghi nhớ.
-Học sinh đọc ghi nhớ.
-GV: Chép đề lên bảng.
-Gọi học sinh đọc đề.
-Hướng dẫn học sinh làm theo các bước.
? Nêu điểm giống và khác nhau của các đề bài trên?
-GV: Khái quát điểm giống, khác nhau.
- Đọc đề bài.
- Xác định luận điểm.
- Trả lời.
- Nêu ý hiểu
- Trả lời.
- Nêu ý hiểu
- Tìm luận cứ.
- HS nghe.
- Nhắc lại bố cục.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Trình bày.
- Thực hành viết bài.
- Nhận xét.
- Trả lời.
- Độc lập trả lời.
- Nêu đặc điểm.
- Trả lời.
- Đọc bài.
- Nhận xét.
- Đọc ghi nhớ.
- Đọc đề bài
- HS thực hiện.
- So sánh, nhận xét.
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
* Đề : " có chí thì nên". hãy chứng minh tính đúng đắn của tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
a. Xác định yêu cầu chung.
- Luận điểm: ý chí rèn luyện quyết tâm học tập và rèn luyện.
- Thể hiện ở câu tục ngữ và lời chỉ dẫn của đề bài.
- Chí là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì.
- Nếu có ý chí quyết tâm thì làm việc gì cũng thành công.
- Tính chất của luận điểm: luận điểm cần chứng minh có tính đúng đắn.
b. Tìm ý.
- Lí lẽ: bất cứ việc gì dù có vẻ đơn giản, nhưng không có chí, không chuyên tâm, không kiên trì thì không làm được.
- ở đời làm việc gì mà không gặp khó khăn, nếu gặp khó khăn mà bỏ dở thì chẳng làm được gì.
- Dẫn chứng: những tấm gương trong thực tế, trong bài "Đừng sợ vấp ngã"
2. Lập dàn ý.
- Bố cục: 3 phần.
- Mở bài : nêu luận điểm.
- Thân bài: giải quyết cho các luận điểm đó bằng dẫn chứng ,các luận điểm phụ.
- Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của luận điểm.
a, Mở bài: Nêu vấn đề:
- Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí
b. Thân bài: phần chứng minh.
- Xét về lí:
+ Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
+ Không có chí thì không làm được gì.
- Xét về thự tế: 
+ Những người có chí đều thành công( dẫn chứng)
+ Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được( nêu dẫn chứng)
c. Kết bài:
- Lời khuyên: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ để khi ra đời làm được những việc lớn.
3. Viết bài.
a. Mở bài.
- Khi viết mở bài cần phải lập luận.
- Cách 1: Đi thẳng vào vấn đề.
- Cách 2: Sử dụng cái chung Cái ->riêng.
- Cách 3: Suy từ tâm lý con người .
- Cả 3 cách đều phù hợp với yêu cầu của đề bài.
b. Viết phần thân bài.
- Phải có từ ngữ chuyển tiếp: Thật vậy, Đúng như vậy...
- Dùng các phương tiện liên kết như phép nối.
- Đoạn phân tích lí lẽ là một hoặc nhiều đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ về hình thức và nội dung.
- Phân tích lí lẽ rồi nêu dẫn chứng hoặc ngược lại cũng được.
- Nêu dẫn chứng phân tích dẫn chứng.
- Phân tích rồi dẫn dẫn chứng.
c. Kết bài.
- Kết bài hô ứng với phần mở bài.
- Nêu được ý nghĩa của luận điểm.
4. Đọc và sửa chữa.
* Ghi nhớ SGK.
III. Luyên tập.
* Đề bài: hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ " Có công mài sắt có ngày nên kim".
- Thực hiện các bước vừa nêu.
* So sánh các đề trên với các đề vừa tìm hiểu.
+ Giống nhau: Cơ bản 2 đề bài trên đều giống với đề bài vừa tìm hiểu đó là chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có chí thì nên. Đều mang ý khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản trí
+ Khác: Khi chứng minh cho câu'' Có công mài sắt...'' cần nhấn mạnh vào chiều thuận: hễ có lòng kiên trì bền bỉ, chí quyết tâm thì việc khó như mài sắt thành kim cũng có thể hoàn thành.
- Còn khi chứng minh cho đề 2, cần chú ý đến cả hai chiều thuận nghịch: Một mặt nếu không bền lòng thì không làm được việc; còn đã quyết chí thì việc dù lớn lao, phi thường như đào núi, lấp biển cũng có thể làm nên.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.
-Viết hoàn chỉnh đề bài trên.
-Học ghi nhớ.
-Soạn: Luyện tập lập luận chứng minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 91 - TLV.doc