Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 8: Mạch lạc trong văn bản - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 8: Mạch lạc trong văn bản - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

 - Giúp học sinh có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có tính mạch lạc không dứt đoạn hoặc quẩn quanh.

2. Kỹ năng:

-Có kĩ năng vận dụng, chú ý đến sự mạch lạc trong các bài văn.

3. Thái độ:

-Có ý thức vận dụng kĩ năng vào bài làm.

B. CHUẨN BỊ:

-GV: nghiên cứu bài soạn.

-HS:Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1: Kiêm tra bài cũ: Bố cục văn bản là gì? nêu các yêu cầu để có được văn bản rành mạch rõ ràng .Trình bầy bài tập 2 trang 30?

HOẠT ĐỘNG 2:Giới thiệu bài

 Tiết học trước các em đã được tìm hiểu bố cục của văn bản và đã thấy được : Để cho văn bản được rành mạch cần có các điều kiện như sự thống nhất, liên kết và sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí. Vậy tính rành mạch được thể hiện cụ thể như thế nào tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

 HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 8: Mạch lạc trong văn bản - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/9/2006 Tiết :8
Ngày dạy: 18/9/2006 Mạch lạc trong văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
 - Giúp học sinh có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có tính mạch lạc không dứt đoạn hoặc quẩn quanh.
2. Kỹ năng:
-Có kĩ năng vận dụng, chú ý đến sự mạch lạc trong các bài văn.
3. Thái độ:
-Có ý thức vận dụng kĩ năng vào bài làm.
B. Chuẩn bị:
-GV: nghiên cứu bài soạn.
-HS:Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Kiêm tra bài cũ: Bố cục văn bản là gì? nêu các yêu cầu để có được văn bản rành mạch rõ ràng .Trình bầy bài tập 2 trang 30?
Hoạt động 2:Giới thiệu bài
	Tiết học trước các em đã được tìm hiểu bố cục của văn bản và đã thấy được : Để cho văn bản được rành mạch cần có các điều kiện như sự thống nhất, liên kết và sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí. Vậy tính rành mạch được thể hiện cụ thể như thế nào tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
GV: Mạch lạc trong đông y vốn có nghĩa là mạch máu trong thân thể. Trong một văn bản cũng có cái gì giống như mạch máu làm cho các phần của văn bản thống nhất lại gọi là mạch lạc.
? Dựa vào hiểu biết trên, em hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất nào trong những tính chất được kể dưới đây:
- Trôi chảy thành dòng, thành
mạch.
- HS lắng nghe.
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản.
1. Mạch lạc trong văn bản.
- Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản.
- Thông suốt, liên tục không dứt đoạn.
? Nói tóm lại: Mạch lạc trong văn bản được hiểu như thế nào?
( Bởi lẽ các câu, các ý ấy đều thống nhất xoay quanh một ý tứ chung).
GV: lưu ý học sinh phân biệt mạch lạc, liên kết, bố cục.
- Một văn bản mạch lạc không thể nào không có tính liên kết. song không phải sự liên kết nào cũng làm nên mạch lạc. Nói đến mạch lạc là nói đến sự tiếp nối nhưng là sự tiếp nối của một nội dung chủ đạo xuyên suốt qua các phần của văn bản. - Trong một văn bản mạch lạc các phần, các đoạn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
- Bố cục rành mạch: Chú ý đến sự phân biệt giữa các phần, các đoạn.
- Yêu cầu mạch lạc: Quan tâm tới sự tiếp nối, liên quan tới các phần, đoạn.
GV: Khái quát chuyển ý.
? Em hãy liệt kê các sự việc trong văn bản ''Cuộc chia tay của những con búp bê'' và các nhân vật trong văn bản đó?
? Trong các sự việc đã kể ra sự việc nào là sự việc chính?
? Hai sự việc chính trên có vai trò như thế nào trong truyện?
? Thành và Thuỷ có vai trò như thế nào trong truyện?
? Các từ ngữ và các chi tiết như: Chia tay, chia đồ chơi và một loạt các từ biểu thị ý không muốn phân chia.
Việc lặp lại các từ đó có phải là chủ đề liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất không? Đó có thể xem là mạch lạc văn bản không?
? Vậy yếu tố đầu tiên để tạo nên mạch lạc trong văn bản là gì?
? Trong văn bản ''Cuộc chia tay của những con búp bê'' các đoạn, các ý được nối tiếp với nhau theo mối quan hệ nào?
? Điều kiện để một văn bản có tính mạc lạc là gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
? GV: Nêu cầu của bài tập 1 .
Tìm hiểu tính mạch lạc của văn bản '' Mẹ tôi''.
 ? Hãy xác định ý chủ đạo của văn bản?
? Trong phần nội dung của bức thư, người bố đề cập đến những vấn đề gì?
? Từ đó em nhận xét gì về tính mạch lạc của văn bản?
-Gọi học sinh nhắc lại yêu cầu của bài tập 2.
? Trong truyện, tác giả đã không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của người lớn. Theo em như vậy có làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc không?
- Suy nghĩ trả lời.
- Nêu ý hiểu.
-HS lắng nghe.
- Liệt kê sự việc.
- Xác định sự việc chính.
- Suy nghĩ , trình bày.
-Nêu ý hiểu.
- Khái quát, rút ra nhận xét.
- Trả lời
-Nêu điều kiện
- Rút ra ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ.
-HS nghe.
- Thưc hiện theo yêu cầu.
- Xác định nội dung chính.
- Nhận xét
- HS nhắc lại yêu cầu.
- Trình bày ý kiến.
- > Mạch lạc trong văn bản có tất cả các tính chất trên.
* Văn bản mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí.
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc:
* Bài tập.
VB :'' Cuộc chia tay của những con búp bê''
+ Sự việc chính:
- Mẹ bắt hai con chia đồ chơi.
- hai anh em Thành, Thuỷ rất yêu thương nhau.
- Chuyện về hai con búp bê.
- Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn. 
-Hai anh em chia tay.
+ Nhân vật: 
Thành, Thuỷ, hai con búp bê, mẹ của hai em.
- > Sự việc chính: Sự chia tay; Những con búp bê.
- Là tâm điểm để các sự việc khác trong văn bản hướng tới và xoay quanh nó.
- Thành, Thuỷ là nhân vật chính trong truyện. Các sự việc xoay quanh nhân vật chính.
- Các từ ngữ trên đã góp phần làm nổi bật chủ đề của văn bản và giúp cho các sự việc thống nhất. Đây chính là mạch lạc trong văn bản.
* Các phần , các đoạn đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề thống nhất.
- >Các phần, đoạn, ý nối kết theo mối quan hệ thời gian.
* Ghi nhớ: SGK.
- Văn bản có tính mạch lạc là:
+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được nối tiếp theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhều hứng thú.
III. Luyện tập
1. Bài tập1.
- Tìm hiểu tính mạch lạc của văn bản '' Mẹ tôi''
- ý tứ chủ đạo: ca ngợi lòng yêu thương và sự hi sinh của mẹ đối với con.
* Nội dung chính của bức thư:
- Bố đau lòng vì con thiếu lễ độ với mẹ.
- Bố nói về mẹ, Mẹ lo lắng, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc, tính mạng của mình vì con.
- Ngay khi đã khôn lớn, con vẫn cảm thấy bơ vơ vì thiếu mẹ và sẽ ân hận vì làm mẹ buồn.
- Bố khuyên con phải xin lỗi mẹ một cách thành khẩn.
- > Nhận xét: Trình tự các phần xoay quanh và thể hiện ý tứ chủ đạo một cách liên tục
- >Văn bản rất mạch lạc.
2. Bài tập 2.
Văn bản '' Cuộc chia tay của những con búp bê''.
- ý tứ chủ đạo: Cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê.
- Nếu thuật quá tỉ mỉ nguyên nhân dẫn tới cuộc chia của 2 người lớn, ý chủ đạo trên bị phân tán, làm mất tính mạch lạc của văn bản.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
+ Học ghi nhớ. 
+ Làm bài tập 1-2-3 / SBT.
+ Soạn bài : Ca dao, dân ca.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 8- TLV.doc