Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 67+68: Ôn tập tác phẩm trữ tình - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 67+68: Ôn tập tác phẩm trữ tình - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và 1số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của các tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.

2. Kỹ năng:

- Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kỹ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện.

3. Thái độ:

- Giúp học sinh biết vận dụng và hiểu biết thơ trữ tình qua một số tác phẩm cụ thể.

B.CHUẨN BỊ.

 - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.

 - HS: Ôn tập các tác phẩm trữ tình, chuẩn bị theo hướng dẫn SGK

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG .

HOẠT ĐỘNG1: Kiểm tra.

- GVkiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

HOẠT ĐỘNG2: Giới thiệu bài.

- Để giúp các em nắm được một cách có hệ thống về thơ văn trữ tình tiết học hôm nay chúng ta cùng đi ôn lại.

HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 67+68: Ôn tập tác phẩm trữ tình - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/12/2006 Tiết 67,68
Ngày dạy: 28/12/2006 Ôn tập tác phẩm trữ tình.
A.mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và 1số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của các tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
2. Kỹ năng:
- Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kỹ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện.
3. Thái độ:
- Giúp học sinh biết vận dụng và hiểu biết thơ trữ tình qua một số tác phẩm cụ thể.
B.Chuẩn bị.
	- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
	- HS: Ôn tập các tác phẩm trữ tình, chuẩn bị theo hướng dẫn SGK
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động .
Hoạt động1: Kiểm tra.
- GVkiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Hoạt động2: Giới thiệu bài.
- Để giúp các em nắm được một cách có hệ thống về thơ văn trữ tình tiết học hôm nay chúng ta cùng đi ôn lại.
Hoạt động 3: Bài mới.
- Gọi học sinh đọc câu 1.
? Nhắc lại yêu cầu của câu1?
? Nêu tên tác giả của các tác phẩm.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Xuân Quỳnh, Nguyễn Khuyến.
? Hai bài thơ Cảnh Khuya, Rằm tháng riêng được ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Hoàn cảnh sáng tác của 2 bài thơ: Bài ca Côn Sơn, Bạn đến chơi nhà giống nhau ở điểm nào?
- GV khái quát chuyển ý-câu2.
- GV: yêu cầu học sinh làm theo nhóm( 2 người)-Nối cột A với cột B để có tác phẩm với nội dung đúng, chính xác .
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Gọi học sinh đọc câu3.
- GV: hướng dẫn học sinh làm trên bảng phụ.
- Gọi học sinh nhận xét, bổ xung.
? Đọc thuộc lòng một bài thơ hoặc một đoạn văn thuộc một trong số các tác phẩm trữ tình đã học.
- Gọi học sinh đọc câu 4.Tìm những ý kiến mà em cho là không chính xác.
? Điền vào chỗ trống trong những câu sau.
- Gọi học sinh trình bày.
- GVkhái quát nội dung các câu hỏi.
? Nêu ý hiểu của em về tác phẩm trữ tình? 
? Ca dao trữ tình được hiểu như thế nào?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Gọi học sinh đọc bài tập 1.
? Giải thích nghĩa của các từ: Ưu tư, bui, ưu ái, nước triều đông.
? Nội dung trữ tình của hai câu thơ trên.
? Đọc lại 2 câu thơ và cho biết cách thể hiện tình cảm của tác giả ở 2 câu thơ như thế nào?
- GV: Nêu yêu cầu của bài 2.
- Cho học sinh đọc lại 2 bài thơ.
? Điểm chung giống nhau về nội dung của 2 bài thơ là gì?
? Tình huống thể hiện tình yêu quê hương của tác giả ở 2 bài thơ như thế nào?
- Gọi học sinh đọc 2 bài thơ.
- Nêu nội dung của 2 bài thơ?
? Cảnh vật được miêu tả có điểm gì giống nhau
? So sánh cách thể hiện tình cảm của các tác giả ở 2 bài thơ?
? Cảnh ở hai bài thơ có gì khác nhau?
- GV: Khái quát cho dù cảnh vật và tình cảm được thể hiện trong 2 bài có nhiều điểm khác nhau nhưng ở cả 2 bài mối quan hệ giữa cảnh và tình đều rất hoà quyện, hài hoà.
- GV: Nêu yêu cầu.
- Phát phiếu học tập.
- Hướng dẫn học sinh lựa chọn câu trả lời em cho là đúng.
- Gọi đại diện trình bày.
- HS đọc câu hỏi.
- Kể tên tác giả.
- HS trình bày
- HS nêu hoàn cảnh sáng tác
- Phát hiện.
- HS làm theo nhóm.
- Đại diện trình bày.
- HS đọc câu 3.
- Làm việc độc lập 
- Lựa chọn, đọc thuộc lòng.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- Chọn từ điền vào chỗ trống.
- HS khái quát trả lời.
- Đọc ghi nhớ
- Đọc bài tập 1.
- Độc lập trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
- HS nghe.
- Đọc bài thơ.
- Nêu nhận xét.
- Suy nghĩ trả lời.
- Đọc bài thơ
- Nhắc lại nội dung.
- So sánh, nhận xét.
- So sánh rút ra nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nghe.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện trình bày
I. Nội dung ôn tập.
1.Câu1.
Nêu tên tác giả của một số tác phẩm.
- Cảm nghĩ..-Lý Bạch.
- Phò giá...Trần quang Khải.
- Ngẫu nhiên...Hạ Tri Chương.
- Buổi chiều...Trần Nhân Tông.
- Bài ca nhà..Đỗ Phủ.
- Bạn đến...Nguyễn Khuyến
- Rằm tháng riêng, Cảnh khuya :Hồ Chí Minh.
- Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh.
- Hai bài thơ ra đời trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống pháp.
- Hai bài đều được sáng tác khi các tác giả đã từ quan về ở ẩn tại quê nhà.
2.Câu2.
Sắp xếp tên tác giả khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện.
a.- Bài ca nhà tranh...Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
b- Qua đèo ngang - Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
c-Ngẫu nhiên...Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
d-Sông núi...ý thức độc lập tự chủ.
đ-Tiếng gà trưa-Tình cảm gia đình quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
e. Bài ca Côn Sơn - Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên.
g. Cảm nghĩ...Tình cảm quê hương sâu nặng.
h. Cảnh khuya- tình yêu lòng yêu nước sâu nặng và phong thái yung dung lạc quan 
3. Câu 3.
a. Sau phút...Song thất lục bát.
b. Qua Đèo Ngang- Thất ngôn bát cú đường luật.
c. Bài ca Côn Sơn- Lục bát.
d. Tiếng gà trưa- Thơ 5 chữ.
đ. Cảm nghĩ...Ngũ ngôn tứ tuyệt.
e. Sông núi nước Nam- thất ngôn tứ tuyệt.
4. Câu 4.
- Các ý kiến không chính xác: a-e-i-k.
5. Câu 5.
a. Tập thể, truyền miệng.
b. Lục bát.
c. So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, cường điệu, nói giảm.
II. Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập.
1. Bài tập1.
* Nội dung:
Nỗi buồn sâu lắng, thường trực của tác giả Nguyễn Trãi. Lo nước thương dân không phải là thường trực mà là duy nhất của Nguyễn Trãi.
* Cách thể hiện:
- ở tất cả dòng thứ nhất của 2 câu biểu hiện tình cảm trực tiếp qua cách kể và tả.
- Dòng thứ 2 biểu cảm gián tiếp tình cảm và qua biện pháp ẩn dụ để tô đậm tình cảm ở dòng 1.
2. Bài tập 2.
- So sánh hai bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
- Hai bài thơ thể hiện tình yêu quê hương của tác giả.
* Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
- Tình cảm của tác giả thể hiện khi ở xa quê.
- Tình cảm thể hiện trực tiếp.
- Cách thể hiện nhẹ nhàng, sâu lắng.
* Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê.
 - Tình cảm thể hiện khi mới đặt chân về quê.
- Tình cảm biểu hiện gián tiếp.
- Cách biểu hiện hóm hỉnh mà ngậm ngùi.
3. Bài tập 3
- So sánh 2 bài thơ: Cảnh khuya và đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
- >Hai bài thơ miêu tả đêm trăng đẹp...
* Cảnh vật được miêu tả:
+Giống nhau:
- Đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông.
+ Khác nhau:
Cảnh khuya: Sống động tuy có nét huyền ảo nhưng cơ bản là trong sáng.
Đêm đỗ thuyền...Cảnh yên tĩnh chìm trong u tối.
* Tình huống thể hiện:
- Đêm đỗ thuyền...là tình cảm của lữ khách thao thức không ngủ được vì nỗi buồn xa xứ.
+ Cảnh ở đây: trăng đã xế, quạ kêu, sương đầy trời, khách nằm ngủ trước cảnh buồn của đèn chài, nửa đêm tiếng chuông chùa văng vẳng vọng đến thuyền khách.
- Cảnh khuya: Tình cảm là người chiến sĩ vừa hoàn thành một công việc trọng đại đối với sự nghiệp cách mạng.
+ Cảnh vật là một khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng. Tâm trạng của tác giả ung dung, lạc quan, tin tưởng vào ngày chiến thắng.
4. Bài 4.
- Đáp án đúng: b-c-e.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.
- Ôn tập toàn bộ tác phẩm trữ tình.
- Ôn tập phần tiếng việt chuẩn bị tiết ôn tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 67,68- VH.doc