Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 31: Mã Giám Sinh mua Kiều (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 31: Mã Giám Sinh mua Kiều (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du:

- Tả ngoại hình để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh.

- Thấy được tấm lòng nhân đạo của nhà thơ.

2. Kĩ năng:

 Rèn kỹ năng đọc, phân tích, cảm thụ thơ.

3. Thái độ:

Biết lên án những hạng người xấu xa, bỉ ổi; cảm thông chia sẻ với số phận bất hạnh.

II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

HS: tìm đọc tác phẩm Truyện Kiều.

2. Phương pháp:

Đọc diễn cảm, vấn đáp, tích hợp, liên hệ

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Tổ chức:

9A .9B

2. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 954Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 31: Mã Giám Sinh mua Kiều (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	
9A:	 Tiết 31 -Văn bản:
9B.	 Mã GIáM SINH MUA KIềU
 (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Hiểu nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du:
- Tả ngoại hình để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh.
- Thấy được tấm lòng nhân đạo của nhà thơ.
2. Kĩ năng:
 Rèn kỹ năng đọc, phân tích, cảm thụ thơ.
3. Thái độ:
Biết lên án những hạng người xấu xa, bỉ ổi; cảm thông chia sẻ với số phận bất hạnh.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: tìm đọc tác phẩm Truyện Kiều.
2. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, vấn đáp, tích hợp, liên hệ
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
9A..9B	
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1
GV: hướng dẫn đọc, đọc mẫu.
HS: đọc
GV: giải nghĩa một số từ khó sgk 
Hoạt động 2 
GV: Nêu vị trí đoạn trích
HS: Trả lời 
GV: Đoạn trích nói về việc Mã Giám sinh đến mua Kiều. Cuộc mua bán dưới hình thức vấn danh. Có thể đặt tên khác cho văn bản được không? Nếu được em sẽ đặt ntn? Tại sao?
HS: Cuộc mua bán kì lạ, nỗi đau của nàng Kiều, chân dung Mã Giám Sinh.
GV: Ai là nhân vật trung tâm của đoạn trích?
HS: MGS- kẻ chủ động mang tiền đi mua người dưới hình thức đi hỏi vợ.
GV: xác định PTBĐ của văn bản.
HS: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
Hoạt động 3
HS: đọc 6 câu thơ đầu.
GV: trong đoạn trích nhân vật Mã Giám Sinh được kể và tả qua những phương diện nào?
HS: tuổi tác, dáng vẻ, lời nói, hành vi, thái độ trong cuộc mua bán.
GV: Theo dõi những lời thơ tả dáng vẻ Mã Giám Sinh cho biết: chi tiết “Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao” gợi hình ảnh về một người ntn? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của Nguyễn Du?
HS: sử dụng từ láy nhẵn nhụi, bảnh bao ề vẻ ngoài thì chải chuốt, lố lăng, không phù hợp.
GV: chi tiết ấy gắn với con người đã ngoại tứ tuần cho ta hiểu gì về con người ấy?
HS: Mã Giám Sinh là một người quá lứa (ngoài 40) mà “mày râu nhẵn nhụi”, ăn mặc bảnh bao, chau chuốt thái quá, kệch cỡm giữa tuổi tác và hình thức, bộc lộ tính trai lơ.
GV: Em có nhận xét gì về cách trả lời của Mã Giám Sinh- người đi hỏi vợ?
HS: trả lời.
GV: bình: cách nói năng nhát gừng không có chủ ngữ không thưa gửi đã đành, giọng nói của Mã nghe dấm dẳng, cộc cằn đến khó chịu như đấm vào tai. Nguyễn Du đã lột tả chân dung bằng nhịp điệu 2/1/3.
GV : chi tiết Trước thầy sau tớ lao xao gợi cảnh tượng ntn ?
HS : Từ láy lao xao gợi tả âm thanh vang lên từ nhiều phía lộn xộn, ồn ào, láo nháo của một đám người không có nền nếp.
GV : Mã Giám Sinh có hành động ntn ?
HS : ....
GV : Động từ tót diễn tả điều gì ? Qua đó em có nhận xét gì về cử chỉ của Mã Giám Sinh ?
 GV : Ghế trên là ghế ở vị trí trang trọng dành cho bậc cao niên, bậc huynh trưởng đáng kính. Kẻ đi hỏi vợ là hàng con cái mà lại ngồi tót thật là chướng mắt, vô lễ. Cùng một lúc khi Mã Giám Sinh ngồi lên cái vị trí cao nhất thì hắn đã chôn vùi cả học vấn lẫn nhân phẩm xuống đáy sâu nhất của sự hãnh tiến mà ngu si, vô học.
GV: Qua việc phân tích dáng vẻ, lời nói, cử chỉ em thấy Mã Giám Sinh là người ntn?
HS: khái quát lại KT cơ bản.
I. Đọc- Hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích.
II.Tìm hiểu văn bản:
1. Vị trí đoạn trích(sgk)
2. PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
III. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhân vật Mã Giám Sinh.
- Tuổi tác: Trạc ngoại tứ tuần.
- Dáng vẻ: Chải chuốt bóng bẩy, lố lăng không phù hợp.
ề người đàn ông đã đứng tuổi mà vẫn chịu ăn chơi, thiếu đứng đắn.
b. Lời nói:
- Cộc lốc, vô lễ ề sự thô lỗ, trịnh thượng.
- Trả lời mập mờ, không rõ tên tuổi, quê quán.
c. Cử chỉ:
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.
Động từ tót gợi cách ngồi chễm chệ, trịch thượng.
ề Cử chỉ bất lịch sự đến trơ trẽn, hỗn hào.
4. Củng cố:
GV hệ thống KT của bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc lòng đoạn trích, nắm chắc KT đã học.
Vẽ chân dung Mã Giám Sinh theo cảm nhận của em.
Chuẩn bị phần còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan-t31.doc