Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 63: Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 63: Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cảnh con người sài gòn.

2. Kỹ năng: Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm,cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều nặt của tác giả về Sài Gòn.

3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Chuẩn bị một số tranh ảnh về Sài Gòn.

 - Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.

HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ.

 Đọc thuộc lòng một đoạn văn trong bài thơ "Một thứ quà của lúa non: Cốm"Nêu cảm nhận của em về bài văn.

HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài

 Qua tuỳ bút một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam người đọc đã thấy được một nét đẹp văn hoá của người Hà Nội.Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với một thành phố phương Nam tràn đầy ánh nắng để tìm hiểu nét đẹp văn hóa, phong cách của người Sài Gòn qua tùy bút'' Sài Gòn tôi yêu'' của Minh Hương. Chắc chắn bài văn sẽ đem đến cho chúng ta nhiều cảm xúc mới.

HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 63: Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/12/2006 Văn bản. 
Ngày dạỵ: 23/12/2006 Sài Gòn tôi yêu
 Tiết 63: Hướng dẫn đọc thêm
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cảnh con người sài gòn.
2. Kỹ năng: Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm,cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều nặt của tác giả về Sài Gòn.
3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Chuẩn bị một số tranh ảnh về Sài Gòn.
	- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
	Đọc thuộc lòng một đoạn văn trong bài thơ "Một thứ quà của lúa non: Cốm"Nêu cảm nhận của em về bài văn.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
	Qua tuỳ bút một thứ quà của lúa non:	Cốm của Thạch Lam người đọc đã thấy được một nét đẹp văn hoá của người Hà Nội.Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với một thành phố phương Nam tràn đầy ánh nắng để tìm hiểu nét đẹp văn hóa, phong cách của người Sài Gòn qua tùy bút'' Sài Gòn tôi yêu'' của Minh Hương. Chắc chắn bài văn sẽ đem đến cho chúng ta nhiều cảm xúc mới.
Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của GV
HĐcủa HS
Nội dung cần đạt
- GV:nêu yêu cầu đọc: Giọng hồ hởi,vui vẻ ,sôi động. Chú ý đến sắc thái biểu cảm của từng đoạn văn.
- GVđọc mẫu một đoạn.
- Gọi 5 học sinh đọc bài, nhận xét.
-GV kiểm tra việc nắm chú thích của học sinh.
? Bài tuỳ bút đã trình bày về vấn đề gì?
?Tác giả cảm nhận Sài Gòn ở những phương diện nào?
? Từ mạch cảm xúc trên em hãy cho biết bài văn có bố cục như thế nào? Nội dung của từng phần?
- Gọi học sinh đọc đoạn 1phần1
? Mở đầu bài viết tác giả đã giới thiệu Sài Gòn như thế nào?
? Giới thiệu Sài Gòn tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào? Giá trị biểu đạt của nghệ thuật đó.
? Qua cách giới thiệu của tác giả bước đầu người đọc cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả với thành phố Sài Gòn.
- GV: cho học sinh chú ý đoạn tiếp theo.
? Tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến Sài Gòn qua những cảm nhận. Cảm nhận ấy thể hiện ở những khía cạnh nào?
? Nét riêng biệt của thời tiết khí hậu, nhịp điệu cuộc sống Sài Gòn được tác giả cảm nhận như thế nào?
? Qua những cảm nhận của tác giả em thấy tình cảm của tác giả với Sài Gòn như thế nào?
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều để biểu hiện tình cảm của tác giả? Giá trị diễn đạt của nó.
-GV: Chính vì tình yêu đó cho nên tác giả mới cảm nhận được những vẻ đẹp và nét riêng của thành phố, thậm chí cả những điều khó có thể nhận biết được.
- GV:Vậy tạo nên sức sống tuổi trẻ cho tác phẩm này là ai chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
- Gọi học sinh đọc phần 2.
? Con người Sài Gòn được giới thiệu như thế nào?
? Trong những tầng lớp người dân Sài Gòn để lại những ấn tượng cho tác giả nhất là những ai?
? Vì sao tác giả lại chú ý đến đối tượng đó.
? ở đoạn văn giới thiệu con người Sài Gòn tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Qua những hình ảnh trên người đọc có thể cảm nhận được những gì về con người Sài Gòn.
? Qua đoạn văn em cảm nhận được tình cảm của tác giả như thế nào?
-GVkhái quát chuyển ý.
- Gọi học sinh đọc đoạn cuối.
? Nội dung của đoạn văn là gì?
? Đọc đoạn văn em liên tưởng đến bài văn nào ở lớp 6.
? Giọng điệu của đoạn văn như thế nào?
? Qua đoạn văn tác giả bày tỏ thêm tình cảm và mơ ước gì?
? Tình yêu Sài Gòn của tác giả được thể hiện bằng cách nào?
? Qua bài tuỳ bút giúp em cảm nhận được những gì?
- HS nghe.
- HS đọc bài.
- Phát hiện.
- Độc lập trả lời.
- Xác định bố cục.
- Đọc bài.
- Phát hiện chi tiết.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nêu cảm nhận.
- HS đọc thầm
- Độc lập trả lời.
- Phát hiện.
- Nhận xét.
- Suy nghĩ, trả lời.
- HS lắng nghe.
- Đọc bài.
- Phát hiện chi tiết.
- Phát hiện
- Trình bày suy nghĩ.
- Phát hiện nghệ thuật.
- Nêu cảm nhận.
- Nêu cảm nhận.
- Đọc đoạn cuối.
- Trả lời.
- Độc lập trả lời.
- Nhận xét.
- Suy nghĩ độc lập, trả lời.
- Nêu cảm nhận
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản
* Đọc:
* Từ khó :SGK.
* Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
-Bài tuỳ bút thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn tượng bao quát chung của tác giả về thành phố Sài Gòn.
-Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và con người Sài Gòn.
- Bố cục :3phần.
- Phần 1:Từ đầu->họ hàng: ấn tượng chung về Sài Gòn của tác giả.
- Phần 2:Tiếp->Năm triệu :cảm nhận và bình luận về phong cách người Sài Gòn.
- Phần 3:Còn lại:Khẳng định tình yêu Sài Gòn.
II. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung
1. ấn tượng chung về Sài Gòn 
- Sài Gòn như một cây tơ đương độ...
- So sánh với 5000 năm tuổi của đất nước. 
=> Cách so sánh đa dạng, bất ngờ.Tô đậm sự trẻ trung của Sài Gòn.
-> Tình cảm nồng thắm của tác giả đối với thành phổ trẻ.
- Cảm nhận về thiên nhiên.
- Cảm nhận về cuộc sống...
- Nắng sớm, gió lộng, buổi chiều...
- Sự thay đổi nhanh chóng của thời tiết.
-Nhịp điệu cuộc sống đa dạng ở những thời khắc khác nhau.
- Tình yêu nồng nhiệt thiết tha với thành phố Sài Gòn của mình.
- Điệp ngữ "Tôi yêu"ở đầu câu và điệp cấu trúc câu.
Nhấn mạnh tình cảm và thể hiện sự phong phú của thiên nhiên khí hậu Sài Gòn.
2. Con người Sài Gòn.
-Ăn nói hề hà,dễ dãi.
- Các cô gái tóc buông thõng chân mang giầy, dáng đi khoẻ khoắn...
- Họ là biểu tưởng cho sự trẻ trung và tràn đầy sức sống của thành phố.
- Miêu tả tỉ mỉ với giọng yêu mến, cảm phục, lời khen ngợi.
->Người Sài Gòn tự nhiên, cởi mở, mạnh bạo mà vẫn ý nhị.
- Con người Sài Gòn trọng nhân nghĩa.
-Tình cảm gắn bó lâu bền với Sài Gòn và am hiểu tường tận về thành phố này.
3. Khẳng định tình cảm của tác giả.
-> Văn bản lao xao- Duy Khán.
- Giọng văn đầy nuối tiếc, trách móc. Thành phố nhiều người ít chim.
- > Tình yêu Sài Gòn hơn 50 năm dai dẳng và bền chặt của tác giả. Mơ ước mọi người ai cũng yêu Sài Gòn như ông.
III. Tổng kết:
- Cảm nhận tinh tế.
- Tình yêu Sài Gòn của tác giả.
* Ghi nhớ: SGK.
IV. Luyện tập
1. Em hãy tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương em.
2. Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình với quê hương hay một vùng mà mình đã từng gắn bó.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học ghi nhớ; hoàn thành viết đoạn văn ngắn.
- Tiếp tục sưu tầm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương em.
- Soạn bài: Mùa xuân của tôi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 63- VH.doc