A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp h/s nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
- Hiểu được nghĩa của từ ghép.
- Lấy ví dụ cho từng loại.
B/ CHUẨN BỊ:
- GV: Tham khảo SGV.
- H/s: Chuẩn bị bài mới.
C/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
? Thế nào là từ ghép ? lấy 1 ví dụ.
- Từ ghép là một dạng của từ phức được tạo bằng cách ghép các tiếng có mối quan hệ với nhau về nghĩa.
- GV: Tiết học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu có mấy loại từ ghép, nghĩa của từ ghép.
Ngày soạn: 5/9/2006 Ngày giảng: 8/9/2006 Tiết 3: Từ ghép A/ Mục tiêu cần đạt: - Giúp h/s nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập - Hiểu được nghĩa của từ ghép. - Lấy ví dụ cho từng loại. B/ Chuẩn bị: - GV: Tham khảo SGV. - H/s: Chuẩn bị bài mới. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ? Thế nào là từ ghép ? lấy 1 ví dụ. - Từ ghép là một dạng của từ phức được tạo bằng cách ghép các tiếng có mối quan hệ với nhau về nghĩa. - GV: Tiết học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu có mấy loại từ ghép, nghĩa của từ ghép. * Hoạt động 3: Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt ? Đọc bài tập 1 (SGK – Tr13) ? Trong hai từ ghép: + Bà ngoại. + Thơm phức. Tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. - GV: hướng dẫn h/s lập bảng. ? Xét về ý nghĩa ngữ pháp, các từ ghép trên có đặc điểm gì. ? Nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ ghép trên. - GV: Những từ ghép đó gọi là từ ghép chính phụ ? Em hãy tìm thêm một số từ ghép chính phụ khác mà em biết ? ? Đặt 1 câu có sử dụng 1 trong các từ ghép trên - GV: nhận xét GV yêu cầu h/s đọc bài tập 2 (SGK – Tr 14). ? Các tiếng trong hai từ ghép: + Quần áo. + Trầm bổng. Có phân ra tiếng chính tiếng phụ không GV: Những từ ghép như vậy gọi là từ ghép đẳng lập. ? Tìm thêm 1 số từ ghép đẳng lập mà em biết ? ? Đặt 1 câu có sử dụng 1 trong các từ ghép trên ? ? Qua tìm hiểu hai bài tập trên em thấy từ ghép chia thành mâý loại ? đó là những loại nào ? - GV: gọi 1 h/s đọc ghi nhớ ? So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của tiếng bà ; nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của tiếng thơm, em thấy có gì khác nhau ? ? Qua so sánh em thấy nghĩa của từ ghép chính phụ với nghĩa của tiếng chính tạo nên nó có gì khác nhau ? So sánh nghĩa của từ quần áo, trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng tạo nên nó ? Qua phân tích, em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép đẳng lập với nghĩa của các tiếng tạo nên nó GV: Khái quát lại nghĩa của từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. - Gọi h/s đọc ghi nhớ SGK – Tr15 ? Đọc yêu cầu bài tập 1 ? Xếp các từ ghép đã cho vào bảng phân loại. - GV: tổng hợp ý kiến, nhận xét. ? Điền thêm tiếng vào sau các tiếng đã cho để tạo từ ghép chính phụ. ? Điền thêm tiếng vào sau các tiếng đã cho để tạo từ ghép đẳng lập 1 h/s đọc Suy nghĩ, trả lời h/s lập bảng Suy nghĩ, trả lời Phát biểu Ghi Phát biểu h/s tự đặt câu - Nhận xét 1 h/s đọc Phát biểu Phát biểu h/s tự đặt câu Phát biểu 1 h/s đọc h/s so sánh. Suy nghĩ, phát biểu So sánh Phát biểu 1 h/s đọc 1 h/s đọc Thảo luận nhóm. - Đại diện, trình bày. - Nhận xét Suy nghĩ làm bài. Suy nghĩ làm bài. I- Các loại từ ghép: 1- Bài tập 1: (SGK – Tr13) Từ Tiếng chính Tiếng phụ Bà ngoại bà ngoại Thơm phức thơm phức - Tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. -Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Từ ghép chính phụ. VD: bút chì, bút mực, mưa rào, hoa hồng... 2- Bài tập 2 (SGK – Tr14) - Từ ghép: Quần áo, trầm bổng - Không phân ra tiếng chính, tiếng phụ, các tiếng bình đẳng về ngữ pháp. Từ ghép đẳng lập VD: Chài lưới, bàn ghế, sách vở ... 3- Ghi nhớ: (SGK – Tr14) II- Nghĩa của từ ghép: 1-Bài tập: (SGK – Tr14) - Bà: là người phụ nữ sinh ra mẹ hoặc bố. - Bà ngoại: là người sinh ra mẹ. - Thơm: là mùi thơm như hương của hoa, dễ chịu. - Thơm phức: là mùi thơm bốc lên lạnh, hấp dẫn. - Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. - Quần: trang phục mặc ở phía dưới cơ thể. - Quần áo: trang phục mặc nói chung. - Trầm: âm thanh thấp. - Bổng: âm thanh cao. - Trầm bổng: âm thanh lúc thấp lúc cao nghe hay. Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa 2- Ghi nhớ: (SGK – Tr15) III- Luyện tập: * Bài tập 1 – Tr15: - Từ ghép chính phụ: + Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ. - Từ ghép đẳng lập: + Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi. * Bài tập 2 – Tr15: - Từ ghép chính phụ: + Bút chì, thước kẻ, mưa rào, làm quen, ăn bám, trắng xoá, vui vẻ, nhát gan. * Bài tập 3 – Tr15: - Từ ghép đẳng lập: đồi + Núi sông thích + Ham muốn đẹp + Xinh tươi * Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. - GV: khái quát lại toàn bài. ? Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập - Về nhà học bài, làm bài tập 4, 5, 6, 7 (Tr15). - Chuẩn bị bài liên kết trong văn bản
Tài liệu đính kèm: