Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 3: Từ ghép - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 3: Từ ghép - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được cấu tạo được hai loại từ ghép:Từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lặp.

- Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép.

2. Kĩ năng:

- Giải thích được cấu tạo và ý nghĩa của từ ghép.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng được từ ghép trong nói viết.

B. Chẩn bị .

- Giáo viên: Soạn bài.

- Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

* Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.

? Thế nào là từ ghép? Ví dụ? Đặt câu có sử dụng từ ghép?

*Hoạt động 2: Giới thiệu bài.

 Ở lớp 6, các em đã tìm hiểu thế nào là từ ghép.Bài học hôm nay sẽ giúp các em phân loại từ ghép, đặc biệt là hiểu được cơ chế tạo nghĩa của các loại từ ghép.

*Hoạt động 3: Bài mới.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 3: Từ ghép - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/9/2006 Tiết 3: Từ ghép
Ngày dạy: 9/9/2006
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được cấu tạo được hai loại từ ghép:Từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lặp.
- Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép.
2. Kĩ năng:
- Giải thích được cấu tạo và ý nghĩa của từ ghép.
3. Thái độ: 
- Có ý thức vận dụng được từ ghép trong nói viết.
B. Chẩn bị .
- Giáo viên: Soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
* Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là từ ghép? Ví dụ? Đặt câu có sử dụng từ ghép?
*Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
 ở lớp 6, các em đã tìm hiểu thế nào là từ ghép.Bài học hôm nay sẽ giúp các em phân loại từ ghép, đặc biệt là hiểu được cơ chế tạo nghĩa của các loại từ ghép.
*Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
GV treo bảng phụ .
-.Gọi học sinh đọc bài tập. Chú ý những từ gạch chân.
? Trong hai từ ghép ''Bà
ngoại, thơm phức'' đâu là tiếng chính đâu là tiếng phụ 
? Vì sao lại cho rằng tiếng "Bà" và tiếng "thơm"Là tiếng chính?
GV: nghĩa của bà nội và bà ngoại lại khác nhau là do tác dụng bổ sung nghĩa của tiếng phụ nội, ngoại.
? Các tiếng phụ có tác dụng gì?
? Nhận xét vị trí của tiếng chính và tiếng phụ trong từ?
- GV: Khái quát các từ: bà ngoại, thơm phức là từ ghép chính phụ.
GV: Gọi H/S đọc bài tập 2 trang 14.
- Chú ý vào hai từ ghép : quần áo, trầm bổng.
? Các tiếng trong 2 từ ghép trên có quan hệ về nghĩa như thế nào? Có phân ra tiếng chính và tiếng phụ hay không?
? So sánh sự giống và khác nhau giữa hai nhóm từ ở bài tập 1 và bài tập 2?
- GV: Các từ: Quần áo, trầm bổng gọi là từ ghép đẳng lập.
? Qua tìm hiểu 2 bài tập, em hãy cho biết có mấy loại từ ghép? Là những loại nào?
? Thế nào là từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập?
GV: Khái quát, chuyển ý.
GV: Gọi H/S đọc bài tập-SGk.
? So sánh nghĩa của các từ:
- Bà - .Bà ngoại.
- Thơm - thơm phức.
? Từ "Bà ngoại","Thơm phức" là từ ghép chính phụ hay đẳng lập?
? Từ đó rút ra nhận xét: Nghĩa của từ ghép chính phụ so với nghĩa của tiếng chính?
? So sánh nghĩa của các từ:" Quần áo, trầm bổng" với các tiếng tạo nên nó?
? Qua so sánh, em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép đẳng lập so với nghĩa của tiếng tạo nên nó?
GV: khái quát rút ra ghi nhớ.
-Gọi H/S đọc ghi nhớ - SGk
GV: Phân tích thêm:
-Dưa hấu, cá trích: từ ghép chính phụ.
-Trong các từ: Giấy má, viết lách: Má, lách không rõ nghĩa nhưng các từ :Giấy má, viết lách khái quát hơn nghĩa của: giấy, má: từ ghép đẳng lập.
-GV: Khái quát nội dung bài, chuyển phần 
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1.
? Hãy nhắc lại yêu cầu của bài tập 1.
GV: Hướng đẫn học sinh làm bài.
GV: Nêu yêu cầu của bài tập 2: điền thêm tiếng để tạo từ ghép chính phụ.
? Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập ?
GV: Nêu yêu cầu của bài tập 3.
-Hướng dẫn học sinh làm bài.
Bài tập 4 Nêu yêu cầu gì?
? Tại sao nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không nói một cuốn sách vở?
? Yêu cầu HS phân tích cấu tạo của những từ ghép 3 tiếng.
-H/S đọc.
-Nhận xét.
-Nêu ý kiến, nhận xét.
-Nêu nhận xét.
-Nhận xét.
-H/S đọc.
-Trình bày ý kiến.
- So sánh, nhận xét.
-Khái quát rút ra ghi nhớ.
-H/S đọc bài tập.
-So sánh nhận xét.
-Nêu ý kiến.
- Nhận xét.
-Thảo luận nhóm.
- Cử đại diện trình bày.
-Nhận xét.
-Đọc ghi nhớ.
-H/S lắng nghe.
-Đọc 
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS điền từ.
- Điền từ theo yêu cầu
Nhắc lại yêu cầu.
- HS giải thích.
-Thực hiện theo yêu cầu.
I.Các loại từ ghép.
1.Bài tập.
 a, Bài tập 1.
- Tiếng chính :Bà ,thơm.
-Tiếng phụ :Ngoại, phức.
-Bà ngoại
-Thơm phức
- Vì: Bà: là chỉ những người sinh ra cha mẹ chúng ta.
- Thơm: nói tới mùi vị thơm dễ chịu chung, còn "phức"là chỉ mức độ của mùi thơm.
- Bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
-Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
b, Bài tập 2.
- Các tiếng trong hai từ ghép trên có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa.
- Không phân ra tiếng chính và tiếng phụ.
- Giống nhau: Đều là từ ghép gồm 2 tiếng.
- Khác nhau: Bà ngoại, thơm phức có tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Quần áo, trầm bổng không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ.
- Có hai loại từ ghép: Ghép chính phụ và ghép đẳng lập.
2. Ghi nhớ: SGK trang 14
II. Nghĩa của từ ghép.
1.Bài tập.
*Bà: Chỉ chung những người đàn bà sinh ra cha mẹ mình.
*Bà ngọai: Chỉ người sinh ra mẹ.
*Thơm: Chỉ mùi thơm của hương hoa nói chung.
*Thơm phức: Chỉ mùi thơm đậm đặc, hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh.
-Từ ghép chính phụ.
- >Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
*Quần áo: Chỉ đồ mặc của con người nói chung.
*Quần, áo: Chỉ từng sự vật riêng lẻ.
*Trầm bổng: Chỉ âm thanh lúc cao, lúc thấp, khi rõ, khi văng vẳng.
*Trầm, bổng: Chỉ từng cao độ cụ thể về âm thanh.
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
2. Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập .
 1.Bài tập 1.
-Từ ghép chính phụ : Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ .
-Từ ghép đẳng lập: Suy nghĩ chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.
2. Bài tập 2.
-Bút chì.
-Thước kẻ.
-Mưa rào.
-Trắng phau.
-Nhát gan.
3. Bài tập 3.
Núi đồi, núi non, ham muốn, ham thích, học hành, học hỏi.
-Núi đồi, núi non, ham muốn, ham thích, học hành, học hỏi.
4. Bài tập 4.
- Có thể nói 1 cuốn sách, 1 cuốn vở vì sách, vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được. Còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loài nên không thể nói 1 cuốn sách vở.
5. Bài tập 7.
- Máy hơi nước.
-Than tổ ong.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.
-Học ghi nhớ
-Làm bài tập 5-6/ SGk.
-Soạn liên kết văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet3- TV.doc