A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
Giúp học sinh: Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm. Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài.
2. Kĩ năng:
- Có thói quen tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước đề văn biểu cảm.
3. Thái độ:
- Có ý thức thực hiện, vận dụng các thao tác trên vào làm văn biểu cảm.
B. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên: Chọn đề bài phù hợp với yêu cầu, trình độ học sinh.
- Học sinh: Chuẩn bị đề bài /SGK -99
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ
? Nêu các bước làm bài văn biểu cảm?
HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài.
Các em đã nắm được đặc điểm của văn biểu cảm, các bước làm một bài văn biểu cảm. Giúp các em có kỹ năng làm làm một bài văn biểu cảm, tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới.
Ngày soạn: 22/10/2006 Tiết 28. Ngày dạy: 23/10/2006 Luyện tập cách làm văn biểu cảm. A. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm. Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài. 2. Kĩ năng: - Có thói quen tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước đề văn biểu cảm. 3. Thái độ: - Có ý thức thực hiện, vận dụng các thao tác trên vào làm văn biểu cảm. B. Chuẩn bị : - Giáo viên: Chọn đề bài phù hợp với yêu cầu, trình độ học sinh. - Học sinh: Chuẩn bị đề bài /SGK -99 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ? Nêu các bước làm bài văn biểu cảm? Hoạt động 2: Giới thiệu bài. Các em đã nắm được đặc điểm của văn biểu cảm, các bước làm một bài văn biểu cảm. Giúp các em có kỹ năng làm làm một bài văn biểu cảm, tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu. Hoạt động 3: Bài mới. Hoạt động của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt GV: Chép đề bài lên bảng. - Gọi học sinh đọc đề bài. ? Nhắc lại các bước làm văn biểu cảm? - GV: Hướng dẫn học sinh làm từng bước. ? Những từ'' Loài cây'' ''Em '' ''Yêu'' Đã lưu ý người viết những gì? ? Bản thân em yêu cây gì? Vì sao em yêu loài cây đó hơn các loài cây khác? - GV: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý về cây tre. ? Bố cục một bài văn biểu cảm gồm mấy phần? ? Nêu ý chính của phần thân bài. ? Nêu đặc điểm của cây tre? ? Phẩm chất của tre? ? Sự gắn bó của tre đối với đời sống con người? ? Nêu nội dung phần kết bài. - GV: Cho học sinh viết phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Gọi học sinh đọc, nhận xét. - GV: Nhận xét, đánh giá. - Học sinh đọc đề bài. - Nhắc lại. - Trình bày ý kiến. - Học sinh phát biểu ý kiến. - Lập dàn ý. - Trả lời độc lập. - Học sinh nêu ý chính phần thân bài. - Nêu phẩm chất cây tre. - Độc lập trả lời. - Trình bày. - Học sinh viết bài. - Học sinh đọc bài. I. Đề bài. Loài cây em yêu. - Các bước làm bài văn biểu cảm. - Tìm hiểu đề, tìm ý. - Lập dàn bài. - Viết thành văn. - Kiểm tra. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý.. - Đối tượng: Loài cây. - Người viết là chủ thể bày tỏ thái độ tình cảm: Em. - Trọng tâm tình cảm: Yêu mến, gắn bó với loài cây đó. - Phẩm chất của cây. - Sự gắn bó của cây đối với đời sống con người. - Lợi ích của cây. 2. Lập dàn bài. a. Mở bài: - Nêu lí do em yêu thích cây tre. - Cảm xúc khái quát nhất về cây tre. Em yêu cây tre bởi loài cây giản dị ấy mang những tính của người Việt Nam: Cần cù, chịu khó, anh hùng, bất khuất. b. Thân bài: - Đặc điểm : Tre thân mảnh mai, mọc ở khắp nơi, bao bọc lẫn nhau thành những cụm lớn... - Tre anh dũng trong chiến đấu, anh hùng trong lao động, tre thẳng thắn bất khuất, đoàn kết, bao bọc lẫn nhau... - Tre biết vươn lên trong gian khó. - Tre gắn bó với con người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay. - Bóng tre bao trùm lên làng bản xóm thôn, tre làm nhà, dựng cửa. - Tre cần cù, siêng năng chịu khó. - Tre cùng chia sẻ với con người mọi nỗi vất vả nhọc nhằn. c. Kết bài: - Tình cảm của em với cây tre. 3. Viết bài. * Hoạt động 4. Hướng dẫn học ở nhà - Nắm các bước làm một bài văn biểu cảm? - Viết hoàn chỉnh đề văn trên. - Soạn bài: Qua đèo ngang.
Tài liệu đính kèm: