Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 25+26 - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 25+26 - Năm học 2006-2007

A/ Mục tiêu cần đạt:

 Giỳp học sinh:

 - Văn bản “Sau phút chia ly”: Nỗi sầu khổ sau phút chia tay của người vợ có chồng đi ra trận và niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi, oán ghét chiến tranh phi nghĩa.

 + Thể song thất lục bát tạo thành ca khúc có sức diễn tả nỗi day dứt buồn thương kéo dài trong lòng người.

 - Văn bản “Bánh trôi nước”: Thấy được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội Phong kiến.

 + Lòng tin của người phụ nữ về phẩm giá trong sạch của mình.

 + Dùng việc miêu tả (Bánh trôi nước) để biểu cảm (bộc lộ cảm nghĩ con người) đó là phép ẩn dụ đặc trưng của bài thơ.

B/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Nghiên cứu SGV.

 - Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)

 ? Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “ Bài ca Côn Sơn” và cho biết nội dung biểu cảm của bài.

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1 phút)

 Sau phút chia ly là khúc ngâm của người vợ có chồng đi lính chiến ở nơi xa. Tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả tài hoa Đoàn Thị Điểm: cả 2 đều sống ở đầu thế kỷ 18 thời Lê Mạt. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn và nông dân lan rộng. Đặng Trần Côn cảm nhận thời thế mà viết ra khúc ngâm bằng Hán văn, Đoàn Thị Điểm đồng cảm với nỗi cô đơn của người chinh phụ mà dịch ra chữ Nôm – Tiếng việt:

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 25+26 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 16 /10/2006
 Ngày giảng: 19/10/2006
 Tiết 25 + 26: Văn bản
 - Sau phút chia li.
 - Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
 (Tự học có hướng dẫn)
A/ Mục tiờu cần đạt: 
 Giỳp học sinh:
 - Văn bản “Sau phút chia ly”: Nỗi sầu khổ sau phút chia tay của người vợ có chồng đi ra trận và niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi, oán ghét chiến tranh phi nghĩa.
 + Thể song thất lục bát tạo thành ca khúc có sức diễn tả nỗi day dứt buồn thương kéo dài trong lòng người.
 - Văn bản “Bánh trôi nước”: Thấy được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội Phong kiến.
 + Lòng tin của người phụ nữ về phẩm giá trong sạch của mình.
 + Dùng việc miêu tả (Bánh trôi nước) để biểu cảm (bộc lộ cảm nghĩ con người) đó là phép ẩn dụ đặc trưng của bài thơ.
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Nghiên cứu SGV.
 - Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
 ? Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “ Bài ca Côn Sơn” và cho biết nội dung biểu cảm của bài.
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1 phút)
 Sau phút chia ly là khúc ngâm của người vợ có chồng đi lính chiến ở nơi xa. Tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả tài hoa Đoàn Thị Điểm: cả 2 đều sống ở đầu thế kỷ 18 thời Lê Mạt. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn và nông dân lan rộng. Đặng Trần Côn cảm nhận thời thế mà viết ra khúc ngâm bằng Hán văn, Đoàn Thị Điểm đồng cảm với nỗi cô đơn của người chinh phụ mà dịch ra chữ Nôm – Tiếng việt:
 *Hoạt động 3: Bài mới ( 82 phút).
Hoạt động của thầy
HĐ của trũ
Nội dung cần đạt
- Gọi h.s đọc chú thích * sgk – tr91.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả, dịch giả và tác phẩm “Chinh phụ ngâm Khúc”
- GV: yêu cầu h/s đọc to, rõ ràng thể hiện tâm trạng của người vợ có chồng ra trận.
- GV: Đọc mẫu => gọi h/s đọc
- Gọi h/s đọc các chú thích 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (sgk – tr92).
? Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát, hãy nhận dạng thể thơ của đoạn trích trên phương diện: Số câu, số chữ, cách hiệp vần.
? Theo em văn bản “ Sau phút chia li” thuộc kiểu văn bản nào ? Vì sao lại xác định như vậy.
? Vậy đây là nỗi nhớ của ai với ai.
? Nỗi nhớ ấy được diễn tả trong hoàn cảnh nào.
? Nỗi nhớ nhung ấy được diễn tả như thế nào ? (qua những khúc ngâm nào).
- Gọi h/s đọc Khúc ngâm 1.
? Cuộc chia tay được nói tới qua lời thơ nào.
? Trong lời thơ này, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào.
? Chỉ là sự đối lập trong 2 câu thơ.
-GV: Trong đoạn thơ, tác giả làm nổi bật sự đối lập hoạt động của con người; không gian rộng – hẹp; không gian lạnh lẽo – ấm áp.
? Cách sử dụng biện pháp đối lập đó có tác dụng gì.
? Hình ảnh gây ấn tượng về sự cách ngăn ở đây là gì.
? Hình ảnh này diễn tả điều gì.
- GV: gọi h/s đọc 4 câu tiếp
? Qua 4 câu thơ của khổ hai, nỗi sầu chia li được gợi tả thêm như thế nào.
? Hành động ngoảnh lại, trông sang diễn tả điều gì.
? Trong bài thơ này bến và cây cho ta liên tưởng tới 1 không gian như thế nào.
? Theo em có gì đặc sắc trong cách sử dụng nghệ thuật ở Khúc ngâm này.
? Cách sử dụng các nghệ thuật đó có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li.
? Đọc 4 câu thơ cuối.
? Qua 4 câu thơ cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào.
? Cách sử dụng từ ngữ và nghệ thuật trong lời thơ có gì đặc biệt.
? Cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó gợi ra 1 không gian như thế nào.
? Màu xanh ở đây gợi cho người đọc 1 cảm giác như thế nào.
? Lý do nào khiến người phụ nữ phải mang 1 tâm trạng như vậy.
? Ngoài việc diễn tả tâm trạng bài thơ còn có ý nghĩa nào khác.
? Qua phân tích văn bản “Sau phút chia li” em thấy những nỗi sầu nào của lòng người được diễn tả.
? Nỗi sầu chia ly đó được diễn tả chân thực nhờ những nét nghệ thuật gì.
? Theo em, có cách nào giải thoát cho người phụ nữ khỏi nỗi bất hạnh này.
- Gọi 1 h/s đọc ghi nhớ (sgk – tr93)
? Đọc diễn cảm lại toàn bộ bài thơ.
? Dựa vào chú thích * (sgk) hãy giới thiệu nét chính về nhà thơ Hồ Xuân Hương.
- GV: Trong sự nghiệp thơ ca của Hồ Xuân Hương. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng, nghệ thuật của bà.
- GV: nêu yêu cầu đọc => đọc mẫu.
- Gọi h/s đọc.
? Em hiểu thế nào là bánh trôi nước.
? Bài thơ được làm theo thể thơ gì (dựa vào số câu, số chữ, cách hiệp vần).
? Theo em bài thơ có mẫy nghĩa ? Đó là những nghĩa nào.
? Với nghĩa thứ 1, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào.
? Cách miêu tả đó có giống bánh trôi thực ngoài đời không.
? Qua hình ảnh bánh trôi nước, phẩm chất thân phận của người phụ nữ hiện lên như thế nào.
? Trong 2 nghĩa đó, nghĩa nào là nghĩa chính của bài thơ.
? Vậy tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc trưng gì trong văn bản.
? Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài.
- Gọi 1 h/s đọc ghi nhớ (sgk – tr95)
? Đọc diễn cảm bài thơ.
- H/s đọc
- Phỏt biểu
- 3 h/s đọc
-Suy nghĩ, trả lời.
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- 1 h/s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- 1 h/s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- 1h/s đọc
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Thảo luận nhóm.
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
1 h/s đọc
- 2 h./s đọc
- Nhận xét
- h.s dựa vào chú thích * sgk 
- Phát biểu.
- Phát biểu
- Phát biểu
-Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- 1 h/s đọc
A- Văn bản:
“ Sau phút chia ly”
(Trích: Chinh phụ ngâm Khúc”
I- Đọc – tiếp xúc văn bản:
* Tác giả, tác phẩm:
- Tác giả: Đặng Trần Côn.
- Dịch giả: Đoàn Thị Điểm.
- “Chinh Phụ Ngâm Khúc” là kiệt tác trong lịch sử văn học Việt Nam
* Đọc:
* Từ khó:
* Thể thơ: Song thất lục bát.
* Chủ đề:
- Là văn bản biểu cảm, vì: Văn bản này tập trung diễn tả nỗi nhớ nhung lòng người.
- Là nỗi Thiếp nhớ Chàng (nỗi vợ nhớ chồng).
- Trong hoàn cảnh có chiến tranh người chồng ra trận.
* Bố cục:
- Bốn câu đầu: Khúc ngâm về nỗi trống trải lòng người trước sự chia li.
- Bốn câu tiếp: Khúc ngâm về nỗi xót xa cách trở núi sông.
- Bốn câu cuối: Khúc ngâm về nỗi sầu thương trước cảnh vật.
II- Đọc – tìm hiểu văn bản.
1- Khúc ngâm thứ nhất:
“Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.”
- Nghệ thuật: Đối lập.
+ Chàng đi >< Thiếp về
+ Cõi xa >< buồng cũ
+ Mưa gió >< Chiếu chăn
=> Phản ánh hiện thực chia li phũ phàng, xót xa cho hạnh phúc lứa đôi.
- Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.
- Làm nổi bật thân phận bé nhỏ và cảm giác trống trải lòng người.
2- Khúc ngâm thứ 2:
“Chốn Hàm Dương Chàng còn ngoảnh lại.
Bên Tiêu Tương Thiếp hãy trông sang”
- Diễn tả tình vợ chồng thắm thiết không muốn rời xa.
- 1 không gian chia li xa xôi, cách trở không dễ gì gặp lại.
- Nghệ thuật: đối, điệp từ, đảo ngữ.
=> Nỗi ngậm ngùi, xót xa của người vợ nhớ chồng trong xa xôi cách trở.
c- Khúc ngâm thứ 3:
- Từ láy: xanh xanh.
- Điệp ngữ: ngàn dâu.
- Tạo 1 không gian rộng lớn, toàn màu xanh đơn điệu.
=> Cảm giác buồn, tuyệt vọng, bất hạnh.
- Do cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- Nỗi oán hận chiến tranh phi nghĩa làm li tán hạnh phúc, dang dở tuổi xuân con người.
- Nỗi sầu chia li của người Chinh phụ.
- Nỗi buồn thương cho tuổi xuân không còn hạnh phúc.
- oán hận chiến tranh làm li tán hạnh phúc.
- Nghệ thuật: Thể thơ song thất lục bát, đối lập, điệp từ, ngữ 
- Không còn các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
* (Ghi nhớ sgk – tr93)
B- Văn bản:
“Bánh trôi nước”
 (Hồ Xuân Hương)
I- Hướng dẫn đọc – tìm hiểu chú thích:
1- Tác giả - tác phẩm:
- Hồ Xuân Hương mệnh danh là bà chúa thơ nôm.
2- Đọc – tìm hiểu chú thích.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
II- Hướng dẫn tìm hiểu nội dung.
* Có hai nghĩa.
=> Nghĩa 1: Bánh trôi nước:
Bánh có màu trắng của bột, được nặn thành viên tròn, nếu nhào bốt nhiều nước thì nát (nhão), ít nước thì cứng (rắn) khi luộc bánh chín thì nổi, bánh chưa chín thì chìm.
=> Nghĩa 2: phẩm chất, thân phận người phụ nữ trong XH phong kiến.
- Hình thức: xinh đẹp.
- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ nào cũng giữ được sự son sắt, thuỷ chung.
- Thân phận: chìm nổi, bấp bênh giữa cuộc đời.
- Nghĩa 2 (nghĩa bóng): là nghĩa chính của bài thơ.
- Nghĩa 1 chỉ là phương tiện để chuyển tải nghĩa sau.
- Nghệ thuật: ẩn dụ.
* (Ghi nhớ: sgk – tr95)
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà.
 ? Nêu nội dung chủ đạo của bài thơ.
 ? Cả hai bài thơ sử dụng phương pháp biểu đạt nào.
 - Miêu tả.
 - Biểu cảm.
 - Tự sự.
 - Miêu tả để biểu cảm.
 - Về nhà học thuộc lòng 2 bài thơ, nắm nội dung nghệ thuật của bài.
 - Chuẩn bị bài: “ Quan hệ từ”.
 + Đọc các bài tập để hiểu thế nào là quan hệ từ và cách sử dụng quan hệ từ.
 + Tìm 1 số VD có sử dụng quan hệ từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docSau phut chi ly - Banh troi nuoc.doc