Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 21: Bài ca Côn Sơn - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 21: Bài ca Côn Sơn - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1.Kiến thức:

-Giúp học sinh: Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra và sự hoà nhập nên thơ thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí côn sơn qua đoạn thơ Côn sơn ca.

2. Kĩ năng:

- Hiểu được biểu cảm trong thơ trữ tình có thể là sự bộc lộ trực tiếp hồn nhiên cảm xúc tâm hồn trước ngoại giới.

3. Thái độ:

Có ý thức học tập, vận dụng để làm văn biểu cảm.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh, ảnh về cảnh Côn Sơn

- Học sinh: Chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

* HOẠT ĐỘNG1:Kiểm tra

? Đọc thuộc lòng bài thơ" Nam quốc sơn hà" phần dịch nghĩa và dịch thơ. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó? Nêu nội dung tư tưởng của bài thơ?

* HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài

Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học hai tác tác phẩm thơ. Một bài thơ của vị vua yêu nước có công lớn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đồng thời cũng là nhà văn hoá, nhà thơ tiêu biểu của đời trần, còn một bài là của danh nhân lịch sử dân tộcđược UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới. Hai tác phẩm này là hai sản phẩm tinh thần cao đẹp của hai cuộc đời lớn, hai tâm hồn lớn, hẳn sẽ đưa lại cho chúng ta những điều lý thú và bổ ích.

 

doc 7 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 21: Bài ca Côn Sơn - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/200 Văn bản: Bài ca côn sơn
Ngày dạy: 11/10/2006 ( Trích- Côn sơn ca- Nguyễn Trãi)
 Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra.
 ( Thiên trường vãn vọng- Trần Nhân Tông)
 Tiết 21. Đọc - Hiểu văn bản.
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức:
-Giúp học sinh: Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra và sự hoà nhập nên thơ thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí côn sơn qua đoạn thơ Côn sơn ca.
2. Kĩ năng:
- Hiểu được biểu cảm trong thơ trữ tình có thể là sự bộc lộ trực tiếp hồn nhiên cảm xúc tâm hồn trước ngoại giới.
3. Thái độ:
Có ý thức học tập, vận dụng để làm văn biểu cảm.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh, ảnh về cảnh Côn Sơn
- Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động1:Kiểm tra
? Đọc thuộc lòng bài thơ" Nam quốc sơn hà" phần dịch nghĩa và dịch thơ. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó? Nêu nội dung tư tưởng của bài thơ?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học hai tác tác phẩm thơ. Một bài thơ của vị vua yêu nước có công lớn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đồng thời cũng là nhà văn hoá, nhà thơ tiêu biểu của đời trần, còn một bài là của danh nhân lịch sử dân tộcđược UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới. Hai tác phẩm này là hai sản phẩm tinh thần cao đẹp của hai cuộc đời lớn, hai tâm hồn lớn, hẳn sẽ đưa lại cho chúng ta những điều lý thú và bổ ích.
* Hoạt động 3: Bài mới
Họat động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
GV: Cho học sinh đọc chú thích dấu sao SGK.
? Nêu vài nét sơ lược về Nguyễn Trãi.
? Bài thơ được sáng tác trong Thời gian và hoàn cảnh nào?
GV: Nêu yêu cầu đọc: Giọng êm ái, du dương, chậm rãi, nhịp 2/ 2/ 2-4/ 4.
GVđọc- Gọi học sinh đọc.
GV: Kiểm tra việc nắm chú thích2- 4 - 5.
GV: Giới thiệu đặc điểm của thể thơ lục bát theo SGK.
? Hãy nhận diện thể thơ của đoạn thơ trích về số câu? số chữ trong câu? Cách gieo vần?
GV: Đọc lại bài thơ.
? Những đối tượng nào hiện lên trong bài ca?
? Cảnh vật Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? 
? Qua những lời thơ trên em thấy những sự vật nào được nhắc đến trong bức tranh Côn Sơn?
? Miêu tả cảnh vật ở Côn Sơn, tác giả đã dùng cách viết như thế nào?
? Em hãy phân tích hình ảnh so sánh trong bài?
? Qua những chi tiết miêu tả trên giúp em hình dung được những gì về cảnh trí thiên nhiên ở Côn Sơn?
GV: Đặc biệt cảnh trí thiên nhiên đó được giao hoà với con người. Vậy con người trong cảnh thiên nhiên đó hiện nên như thế nào?
? Hiện lên giữa cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp là hình tượng nhân vật''Ta''. Theo em nhân vật''Ta'' là ai?
? Nhân vật''Ta'' đã làm gì ở Côn Sơn?
? Qua những hoạt động đó, em hiểu gì về Nguyễn Trãi?
GV: Qua đoạn trích ta thấy Nguyễn Trãi đang sống những ngày nhàn tản, ẩn dật ở Côn Sơn. Nguyễn Trãi thời gian này thật là rỗi rãi một cách bất đắc dĩ. Vì trong đáy thẳm tâm hồn, trong tính cách Nguyễn Trãi có khi nào không suy nghĩ, không lo lắng cho dân, cho nước. Chẳng qua trong hoàn cảnh quyền thần lộng hành, vua mới còn nhỏ, ông chưa thể làm gì hơn, để tránh vạ vào thân đành phải lui về núi, sống ở ẩn chờ thời cơ.
- GV: Gọi học sinh đọc lại bài thơ.
? Giọng điệu chung của đoạn thơ là gì? Đoạn thơ có sử dụng điệp từ, vậy điệp từ ấy góp phần tạo nên giọng thơ như thế nào?
? Cảm nhận của em về đoạn thơ?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
GV: Nêu yêu cầu đọc: Giọng chậm rãi, ung dung, thanh thản.
GVđọc- học sinh đọc.
- Đọc chú thích dấu sao trong SGK.
? Nêu khái quát về tác giả?
? Nêu xuất xứ bài thơ?
? Văn bản" Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra" có hình thức giống bài thơ nào em đã học?
? Hãy chỉ ra các dấu hiệu hình thức của thể thơ trong bài thơ?
? Bài thơ được trình bầy theo phương thức biểu cảm nào?
Gọi học sinh đọc lại bản phiên âm.
? Dịch nghĩa bài thơ?
? Hai câu đầu tả cảnh gì, ở đâu?
? Em hình dung gì về cảnh sắc đó?
? Cảnh chiều quê được miêu tả theo trình tự nào? Các chi tiết hình ảnh điển hình trong bức tranh chiều quê đó đã gợi cho người đọc điều gì?
GV: Đứng trước làng xóm về chều như vậy tâm hồn nhà thơ được bày tỏ ra sao...
GV: Bài thơ được tác giả viết nhân lần về thăm quê nhưng qua bức tranh chiều quê người đọc thấy được tài quan sát cách miêu tả vô cùng chân thật của nhà thơ.
? Vậy điều gì đã làm cho nhà thơ có được những vần thơ mang đậm hương quê đến như vậy?
? Sau khi hiểu những giá trị của bài thơ em có thêm suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó em có thể hiểu thêm điều gì về thời nhà trần trong lịch sử nước ta?
? Cảm nhận của em về bài thơ?
HS đọc ghi nhớ.
- Đọc chú thích.
- Trả lời dựa vào SGK.
- Trả lời độc lập.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- Trả lời độc lập.
- Trả lời độc lập.
-Phát hiện chi tiết.
- Trả lời độc lập.
- Phát hiện nghệ thuật.
- Phân tích hình ảnh so sánh.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày ý kiến.
- HS lắng nghe.
- Trả lời độc lập.
- Trình bày ý hiểu.
- HS nghe.
- HS đọc bài.
- trả lời độc lập.
- Nêu cảm nhận.
- Đọc ghi nhớ.
- HS nghe.
- Đọc bài.
- Đọc chú thích. 
- Trả lời dựa vào chú thích.
- Trình bày ý kiến.
- HS Phát hiện.
- Trả lời.
- Đọc phần phiên âm.
- HS dựa vào SGK để dịch.
- Phát hiện trả lời.
-Hình dung miêu tả lại.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày ý kiến.
- HS Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm
- Trình bày ý kiến.
- Trình bày ý kiến.
- Nêu cảm nhận.
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản.
* Tác giả: SGK.
- Nguyễn Trãi( 1380- 1442) con của Nguyễn Phi Khanh- Quê ở Chí Linh Hải Dương. Ông là nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, là danh nhân văn hoá thế giới. Ông để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ.
* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Bài thơ được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép phải cáo quan về ở ẩn ở Côn sơn.
- Bài thơ được viết bằng chữ hán trong tập: "ức Trai thi tập".
* Đọc.
* Từ khó:
* Cấu trúc văn bản.
+ Thể thơ lục bát: Số câu không hạn định, số chữ trong câu 6- 8 gieo vần: rầm- cầm.
- Êm - nêm.
- Mỗi cặp lục bát câu 6 tả cảnh câu 8 tả tình.
II. Đọc- Hiểu văn bản
- Cảnh vật và con người.
1. Cảnh vật - Côn sơn.
- Côn sơn suối chảy rì rầm...
- Côn sơn có đá rêu phơi...
- Trong ghềnh thông mọc như nêm.
- Trong rừng có bóng trúc râm.
- > Suối,đá, thông, trúc.
- Quan sát trực tiếp kết hợp với lối so sánh.
- So sánh: Tiếng suối ví như tiếng đàn cầm, tảng đá phủ rêu như tấm thảm, rừng thông mọc dày như nêm.
- Thiên nhiên êm ái, dịu dàng, đầm ấm bao dung.
Một thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh nên thơ.
2. Con người giữa cảnh vật Côn Sơn.
- Ta là Nguyễn Trãi là một nhà thơ.
+ Ta nghe tiếng suối như tiếng đàn.
+ Ta ngồi trên đá tưởng...
+ Ta nằm bóng mát, ta...
=> Con người giao hoà với thiên nhiên, thảnh thơi, đang thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn. Một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ.
Từ sự giao hoà đó, ta thấy Nguyễn Trãi là một con người có nhân cách thanh cao, vừa là một con người có tâm hồn thi sĩ.
- Giọng nhẹ nhàng thảnh thơi yên tĩnh.
- Những điệp từ góp phần tạo nên giọng thơ đó.
* Ghi nhớ: SGK.
B. Hướng dẫn học sinh tự học.
Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra.
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản
* Đọc.
* Chú thích.
* Cấu trúc.
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Cả bài có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng, hiệp vần ở tiếng cuối câu1-2- 4 ( yên, biên, điền).
- > Miêu tả để biểu cảm. 
II. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung.
Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ.
- Bên bóng chiều cảnh vật...
- Cảnh buổi chiều ở thôn xóm.
- Cảnh chiều muộn, mùa thu vùng đồng bằng Bắc bộ.
- Cảnh hiện ra không rõ nửa hư, nửa thực mờ ảo.
- Cảnh ở gần chập chờn nửa như có thực nửa như không.
- Cảnh ở xa các em chăn trâu đang trở về làng...
-> Bức tranh làng quê thanh bình, trầm lắng nhưng không hưu quạnh.
2. Tâm hồn của tác giả.
- Nhà thơ có tâm hồn gắn bó với quê hương tha thiết. 
- Sự hoà hợp, gắn bó của con người với thiên nhiên.
- Trong thực tế ít ai thấy rằng là một ông vua nơi lầu son gác tía lại có tình cảm gắn bó với đồng quê như thế.
- Một ông vua có tâm hồn cao đẹp như thế chứng tỏ thời đại đó dân tộc, nhân dân ta sống rất cao đẹp như sử sách đã từng ca ngợi
III. Tổng kết.
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập.
? Em hiểu gì về đặc điểm của văn biểu cảm từ văn bản ''Bài ca Côn Sơn''
- Văn biểu cảm là phương thức bộc lộ cảm xúc tâm hồn trước đời sống.
- Văn biểu cảm cho ta hiểu tâm hồn và nhân cách người viết.
- Văn biểu cảm có thể được viết bằng thơ.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học rhuộc lòng 2 bài thơ.
- Từ việc đọc hiểu 2 bài thơ cuối bài: Buổi chiều đứng...
- Viết một đoạn văn khoảng 5- 6 dòng để tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều...
- Soạn: Từ Hán Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 21 - VH.doc