Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 14: Những câu hát châm biếm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 14: Những câu hát châm biếm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1.Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu ( Hình ảnh, ngôn ngữ của những bài ca về chủ đề châm biếm ) trong bài học.

2 Kĩ năng:

-Thuộc những bài ca dao trong văn bản.

3.Thái độ:

-Có thái độ trân trọng tình cảm của người lao động, hiểu và đồng cảm với cuộc sống của người lao động thời xưa.

B. CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp.

- Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.

HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ

Đọc thuộc lòng bài những câu hát than thân? Nêu những điểm chung về nghệ thuật - Nội dung của 3 bài.

 HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài

Nội dung cảm xúc và chủ đề của ca dao, dân ca rất đa dạng. Ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân Ca dao- Dân ca còn có rất nhiều câu châm biếm đã thể hiện khá tập trung những đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, xã hội.

 

doc 9 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1765Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 14: Những câu hát châm biếm - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Văn bản .
Ngày soạn :26/9/2006 Những câu hát châm biếm.
Ngày dạy: 27/9/2006 Tiết 14: Đọc - Hiểu văn bản.
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu ( Hình ảnh, ngôn ngữ của những bài ca về chủ đề châm biếm ) trong bài học.
2 Kĩ năng:
-Thuộc những bài ca dao trong văn bản.
3.Thái độ:
-Có thái độ trân trọng tình cảm của người lao động, hiểu và đồng cảm với cuộc sống của người lao động thời xưa.
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp.
- Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng bài những câu hát than thân? Nêu những điểm chung về nghệ thuật - Nội dung của 3 bài.
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Nội dung cảm xúc và chủ đề của ca dao, dân ca rất đa dạng. Ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân Ca dao- Dân ca còn có rất nhiều câu châm biếm đã thể hiện khá tập trung những đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, xã hội.
 Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung Cần đạt
- Yêu cầu đọc: Giọng hài hước, châm biếm, có khi mỉa mai, giễu cợt.
GV Đọc bài 1.
- Gọi học sinh đọc tiếp - Nhận xét.
- Giải nghĩa từ theo sách giáo khoa. 
? Vì sao 4 bài ca dao được xếp chung một văn bản?
? Các hiện tượng đáng cười trong văn bản ca dao này là:
- Có danh mà không có thực.
- Lười nhác lại đòi sang trọng.
- Việc buồn hoá thành vui.
- Việc tự nhiên hoá ra bí ẩn.
Tương ứng với mỗi hiện tượng đó là bài ca nào?
- Gọi học sinh đọc bài 1
? Bài có 6 câu, căn cứ vào nội dung em có thể chia bài này thành mấy phần?
? ở bài ca dao này, lí lịch ''Chú tôi'' được tóm tắt qua những chi tiết nào? Về thói quen, tính nết?
? Em hiểu điệp từ '' Hay '' ở đây như thế nào?
? Thực chất những thứ ''Ước'' của chú tôi là gì?
? Như thế những thứ ''Hay'' và''Ước'' của chú tôi là bình thường hay bất bình thường? Vì sao?
? Trong ca dao, người con gái đẹp người, đẹp nếtđược gọi là cô yếm đào. Dân gian đã đặt nhân vật ''Chú tôi'' bên cạnh cô yếm đào với ngầm ý gì?
? Nội dung châm biếm của bài ca dao thứ nhất là gì?
? Nhân dân lao động ta rất có ý thức về quan hệ giữa lao động và hưởng thụ. Nếu cần khuyên nhân vật ''Chú tôi'' trong bài ca này, em sẽ nói bằng câu tục ngữ nào?
GV Khái quát chuyển ý.
- Gọi học sinh đọc bài.
? Đây là lời của ai? Nói với ai? vì sao em xác định như vậy?
? Thầy bói đã đoán số cho cô gái trên các phương diện nào?
? Theo dõi cuộc đoán số này và cho biết:
- Tại sao bói toán lại quan tâm tới vấn đề trên?
- Việc này chứng tỏ thầy bói là người như thế nào?
- Việc này chứng tỏ cô gái là người như thế nào?
? Trong lời đoán định của thầy bói có gì thật, có gì giả?
GV: Nước đôi: Chẳng giầu thì nghèo, chẳng gái thì trai.
- Hiển nhiên: Ngày 30 tết...
- Như thế: Thật ở hình thức, giả ở nội dung
? Điều này cho thấy thầy bói toán là người như thế nào?
? Như thế ai là người đáng bị chê cười chế giễu trong bài ca dao này?
? Qua đó em hiểu nhân dân ta có thái độ như thế nào đối với hiện tượng bói toán?
? Em còn thuộc những bài ca dao nào khác về đề tài chống mê tín dị đoan?
GV khái quát chuyển ý:
GV: Gọi học sinh đọc
? Bài ca thứ 3 kể về sự việcgì? Những sự việc nào tham dự cho sự việc đó?
? Hãy hình dung công việc cụ thể của mỗi nhân vật trong bài ca này?
? Những hoạt động đó gợi lên một cảnh tượng như thế nào?
? Đưa tiễn người quá cố là một việc trang nghiêm nhưng đám ma cò trong bài ca này không còn là việc trang nghiêm nữa. Vì sao lại nhận xét như vậy?
? Mỗi nhân vật trong bài ca dao tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa?
? Việc chọn các con vật để đóng vai như thế lý thú ở điểm nào?
? Theo em chuyện làm ma cò ám chỉ chuyện gì về con người?
? Em hiểu gì về thái độ của nhân dân từ bài ca dao này?
? Hủ tục này ngày nay có còn tồn tại không? Thái độ của em về vấn đề này?
GV: Khái quát chuyển ý.
GV cho học sinh đọc.
? Căn cứ vào chú thích số10 nhân vật cậu cai thuộc người của thời đại nào? Là hạng người nào trong xã hội phong kiến?
? Cách gọi"cậu" cho biết thái độ gì của nhân dân?
? Chân dung cậu cai được miêu tả bằng những chi tiết nào trong 2 dòng đầu?
? Từ những chi tiết trên em đánh giá như thế nào về tư cách ''Cậu cai''
GV: Theo dõi lời ca tiếp theo và cho biết: Hình dung của em về cậu cai qua lời ca: 
''Ba năm được một chuyến sai
áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê''
? Như vậy danh nghĩa cậu cai là thật hay giả?
? ở đây biện pháp phóng đại được dùng với ý nghĩa gì?
? ý nghĩa châm biếm của bài ca dao này là gì?
GV: Đây chính là số phận bi thảm của những tên tay sai cho chế độ thực dân nửa phong kiến.
? Hãy tìm một cau thành ngữ có nội dung tương ứng với ý nghĩa của bài ca dao?
? Nêu những đặc điểm về nghệ thuật và nội dung của 4 bài ca?
? Phương thức biểu đạt của văn bản.
- Đọc bài 1.
- Nhận xét.
- Trả lời độc lập.
-Giải thích lí do.
-Nêu ý kiến
- Đọc bài 1.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Phát hiện chi tiết.
- Nêu ý hiểu cá nhân.
- Trả lời độc lập.
- Suy nghĩ, trình bày ý kiến.
-Thảo luận nhóm 2 người.
- Đại diện trình bày.
- Trả lời độc lập
- HS liên hệ ;tự bộc lộ.
- Đọc bài số2 
- Trả lời độc lập.
- Phát hiện chi tiết.
- Suy nghĩ trả lời.
- Trả lời độc lập.
- Trình bày ý hiểu. 
- Học sinh lắng nghe .
- Trả lời độc lập.
-Nêu ý kiến.
- HS nêu ý kiến .
- HS sưu tầm ca dao .
- Đọc bài ca dao số 3.
- Trả lời độc lập.
- Suy nghĩ trình bày ý kiến .
- Trả lời độc lập.
- Trả lời độc lập.
-Nêu ý hiểu cá nhân.
- Thảo luận .
- Trả lời 
- Trả lời độc lập.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- HS liên hệ,bộc lộ suy nghĩ.
 - Đọc bài.
- Trả lời độc lập.
- Trình bày ý hiểu.
-HS phát hiện
, trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
- Trả lời, trình bày ý hiểu.
- Nêu suy nghĩ cá nhân.
- Trả lời độc lập.
- Khái quát, rút ra ý nghĩa.
- HS lắng nghe.
- Khái quát nghệ thuật, nội dung.
- Trả lời độc lập.
I.Đọc - Tiếp xúc văn bản
* Đọc.
* Từ khó.
II. Đọc - Hiểu văn Bản
- Chủ đề những bài ca dao này đều phản ánh những hiện tượng bất thường trong cuộc sống, đều có ý nghĩa châm biếm.
- Có danh mà không có thực(Bài 4) 
- Lười nhác lại đòi sang trọng( Bài 1).
- Việc buồn hoá thành vui( Bài 3).
- Việc tự nhiên hoá ra bí ẩn( Bài2).
III. Phân tích.
1. Bài ca dao số 1.
- Hai câu đầu vừa để bắt vần, vừa chuẩn bị cho giới thiệu nhân vật ( Đây là hiện tượng rất phổ biến trong ca dao).
- Bốn câu tiếp theo: Chân dung ông chú.
- Thói quen: Hay tửu hay tăm
 hay nước chè đặc
 Hay nằm ngủ trưa.
- Tính nết: Ngày ước mưa, đêm ước dài ( Thừa trống canh).
-> Ưa thích thành thói quen không giảm, không bỏ, không thay đổi được.
- Ước mưa để khỏi đi làm.
- Ước đêm dài nữa để ngủ cho sướng mắt.
-> Không bình thường.
- Những điều ước vừa kì quặc vừa phi lí. Toàn đòi những điều hưởng thụ nhưng không muốn lao động cống hiến để tạo ra thứ đó.
- Ngầm ý mỉa mai giễu cợt chú tôi ( Đặt cái vô giá trị bên cạnh cái giá trị, cái xấu cạnh cái tốt).
- Đề cao giá trị thật của con người.
=> Chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng.
- Tay làm hàm nhai
 Tay quai miệng trễ.
2. Bài ca dao số 2.
- Lời thầy bói nói với cô gái đi xem bói.
- Lời nói này gắn với số cô tức là lời đoán định trong bói toán.
- Giầu, nghèo, mẹ, cha, chồng con.
 -Vì: đó là những vẫn đề thân thiết những bí ẩn đối với con người.
-> Tinh ranh, biết được mong muốn của kẻ xem bói để dễ dàng hành nghề.
-Ngờ nghệch, cả tin, mê tín không quyết định được số phận.
-Thật: Trong lời thầy bói nói về những việc cụ thể của hạnh phúc gia đình.
- Giả: Không có câu trả lời cụ thể toàn nói nước đôi, lấp lửng hoặc những điều hiển nhiên.
- Kẻ lừa đảo bịp bợm.
- Thầy bói bị chế giễu.
- Cô gái bị chê cười.
- Châm biếm những những kẻ làm nghề mê tín, dốt nát, lừa bịp, lợi dụng lòng tin của người khác để làm tiền.
- Châm biếm sự mù quáng những người ít hiểu biết.
3. Bài ca dao số 3:
- Đám ma cò.
- Các nhân vật: Cò con, cà cuống, chim ri, chào mào, chim chích.
- Cò con: Tính ngày giờ tốt làm mạ, thái độ bình tĩnh, không có vẻ tất bật lo lắng cho đám ma người thân.
- Cà cuống...uống rượu say ngất ngưởng như ở chỗ vui chơi.
- Chim ri... tranh nhau miếng ăn điệu bộ vui nhộn, không buồn thảm.
- Chào mào... đệm nhịp cho bài hát vui nhộn, không ai oán như nhạc đám ma.
- Chim chích: Điệu bộ thê thảm loan báo ầm ĩ, không phải cách đưa tin buồn.
-> Không phải cảnh đám ma buồn thảm.
- Có vẻ cảnh hội hè tưng bừng.
- ở đây diễn ra sự ngược đời việc buồn lại lợi dụng để biến thành việc hưởng lợi, việc vui.
- Con cò, cò con: Tượng trưng cho gia đình người nông dân xấu số.
- Cà cuống: Tượng trưng cho những kẻ tai to măt lớn.
- Chim ri, chào mào, những cai lệ, lính lệ.
- Chim chích: Đóng vai mõ làng.
- Dùng thế giới loài vật để nói về thế giới con người( giống truyện ngụ ngôn) 
- Từng con vật với những đặc điểm của nó là hình ảnh tiêu biểu cho các loại người, hạng người trong xã hội mà nó ám chỉ.
- Qua các hình ảnh này nội dung châm biếm phê phán trở nên kín đáo, sâu sắc hơn.
- Chuyện hủ tục ma chay.
- Chế giễu hủ tục.
- Phê phán những kẻ lợi dụng hủ tục để hưởng lợi.
4. Bài ca dao số 4.
- Người làm chức cai, chỉ huy một nhóm khoảng trên dưới chục lính lệ gác và phục dịch nơi phủ, huyện thời phong kiến.
- Vừa ra vẻ tôn kính.
- Vừa châm chọc mát mẻ.
- Nón dấu lông gà.
- Ngón tay đeo nhẫn.
- Chỉ có cái vẻ bề ngoài.
- Vẻ bề ngoài cũng không được oai vệ ( Nón của lính, tay đeo nhẫn, ra vẻ giàu có, trai lơ, thiếu tư cách cai )
- Lâu lắm cậu cai mới có việc nhưng đó là việc của quan trên sai bảo.
- Trang phục tối thiểu của cậu cai cũng là đồ đi thuê, mượn.
- Giả từ nội dung công việc đến mẽ bề ngoài.
-> Nghệ thuật phóng đại.
- Mỉa mai giễu cợt
-> Châm biếm, mỉa mai pha chút thương hại thân phận tép riu của cậu cai trong hàng ngũ thống trị.
'' Hữu danh vô thực''
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật: ẩn dụ, phóng đại, châm biếm.
2. Nội dung: Phơi bày, giễu cợt, phê phán các hiện tượng xấu trong xã hội.
- Kết hợp tự sự với biểu cảm
IV. Luyện tập:
1. Nhận xét về sự giống nhau của 4 bài ca dao trong văn bản, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:
a. Cả bốn bài đều có hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
b.Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại.
c. Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật chấm biếm.
d. Nghệ thuật tả thực có trong cả bốn bài.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Đọc diễn cảm bài ca dao.
- Về nhà học ghi nhớ trong SGK.
- Về soạn bài '' Đại từ ''.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 14- VH.doc