A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
- Hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
B. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên: Soạn bài
- Học sinh: Chuẩn bị bài
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ:
- GV: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
HOẠT ĐỘNG2: Giới thiệu bài:
Trong tiết ôn tập lần trước ( Tiết 123) các em đã nắm được các kiểu câu đơn, các loại dấu câu. Tiết học hôm nay chúng ta đi ôn tập tiếp các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp.
HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới
Soạn ngày: 1/5/2007 Tiết 129, 130: Ôn tập Tiếng Viêt. Dạy ngày: 2/5/2007 Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học. B. Chuẩn bị : - Giáo viên: Soạn bài - Học sinh: Chuẩn bị bài C. Tiến trình các hoạt động Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - GV: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS Hoạt động2: Giới thiệu bài: Trong tiết ôn tập lần trước ( Tiết 123) các em đã nắm được các kiểu câu đơn, các loại dấu câu. Tiết học hôm nay chúng ta đi ôn tập tiếp các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp. Hoạt động 3: Bài mới Hoạt động của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt ?1 em hãy nhắc lại các phép biến đổi câu đã học? ? Khi bớt thành phần câu ta có loại câu nào? ? Em hãy nhắc lại thế nào là rút gọn câu? ? Người ta có thể rút gọn những thành phần nào của câu? cho ví dụ cụ thể? - GV: Khi rút gọn câu phải đảm bảo câu vẫn rõ ý và không bị cộc lốc, khiếm nhã. ? Khi thêm thành phần câu ta có loại câu nào? ? Có những cách nào để mở rộng câu? ? Thành phần trạng ngữ thêm vào câu bổ sung ý nghĩa gì cho câu. ? Dạng mở rộng câu thứ 2 là cụm từ C- V để mở rộng câu. Vậy thế nào là dùng cụm C-V làm thành phần câu ? Các thành phần nào của câu có thể được mở rộng bằng cụm C-V? cho ví dụ? - GV: Nhờ việc mở rộng câu: Cách dùng cụm C-V làm thành phần câu ta có thể gộp 2 câu độc lập thành 1 câu có cụm C-V làm thành phần. ? Thế nào là câu chủ động, câu bị động? - GV: Đưa ví dụ: - Hùng Vương quyết định nhường ngôi cho Lang Liêu. ? Câu trên là câu chủ động hay bị động? ? Em hãy chuyển đổi câu chủ động trên thành câu bị động? ? Mục đích chuyển đổi 2 loại câu trên để làm gì? ? Có mấy kiểu câu bị động? Cho mỗi loại 1 ví dụ. ? Nhắc lại các phép tu từ cú pháp đã học? ( Điệp ngữ, liệt kê) ? Thế nào là điệp ngữ? ? Lấy ví dụ đoạn thơ có sử dụng điệp ngữ. ? Các dạng điệp ngữ? ? Liệt kê là gì ? ? Có mấy kiểu liệt kê? cho ví dụ? - Lấy ví dụ? GV: Liệt kê là một phép tu từ cú pháp. Vì vậy khi sử dụng cần chú ý tới giá trị biểu cảm của nó? - GV đưa các bài tập. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS lên bảng phân tích - Gọi HS nhận xét - GV đưa bài tập - Cho HS làm bài tập - GV: Phần trắc nghiệm thường gặp các dạng sau: + Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. + Khoanh tròn vào chữ Đ nếu thấy câu có nội dung đúng, chữ S nếu thấy sai + Nối ô bên phải với một ô bên trái để có được nhận định đúng nhất. + Dạng điền khuyết. - GV: Phô tô 2 đề bài tham khảo phát cho các nhóm học tập tham khảo. - HS nhắc lại kiến thức. - HS độc lập trả lời. - Nhắc lại khái niệm. - Nêu ý kiến cá nhân. - HS trả lời - Nhớ lại kiến thức, trả lời. - HS trả lời - Suy nghĩ, trả lời. - HS nghe. - Nhắc lại khái niệm. - HS thực hiện . - HS nêu mục đích - HS trả lời - HS lấy ví dụ - HS trả lời - HS lấy ví dụ - HS trả lời - HS trả lời - Lấy ví dụ - HS nghe - HS làm - HS lên bảng làm - HS nhận xét - HS đọc - HS làm - HS trình bày - HS nghe. A.Ôn tập tiếng việt I. Phép biến đổi câu đã học - Thêm bớt thành phần câu - Chuyển đổi kiểu câu -> *. Câu rút gọn. - Khi, nói viết, trong một số tình huống, ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu để tạo thành câu rút gọn. - Có thể rút gọn thành phần chủ ngữ, vị ngữ hoặc rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ. VD: Bạn ăn cơm chưa? - Ăn rồi. -> * Câu mở rộng. - Thêm trạng ngữ cho câu - Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu *. Thêm thành phần trạng ngữ cho câu - Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa: Thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, cách thức, phương tiện. - VD: Để cha mẹ vui lòng, Lan cố gắng học giỏi. -> Trạng ngữ chỉ mục đích. *.Dùng cụm C- V để mở rộng câu - Dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường gọi là cụm C-V làm thành phần câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. + Chủ ngữ: - Mẹ về khiến cả nhà vui. C V C V + Vị ngữ: Cái bàn này chân gãy rồi. + Bổ ngữ: Tôi cứ tưởng tôi ghê gớm lắm. + Định ngữ: Người tôi gặp là một nhà thơ. *. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác. - Câu bị động: Chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người , vật khác hướng vào. - > Câu chủ động. - > Câu bị động: Lang liêu được Hùng Vương truyền ngôi. - Mục đích: Tránh lặp một kiểu câu hoặc để đảm bảo một mạch văn nhất quán. - có 2 loại : + Có từ bị, được. - Lan được cô giáo khen. - Ngôi nhà bị người ta phá đi. + Không có từ bị, được. - Mân cỗ đã hạ xuống. - Con bò đã mổ thịt. II. Các phép tu từ cú pháp. 1. Điệp ngữ - Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ để làm bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại gọi là điệp ngữ. - Ví dụ: Khổ cuối bài: Tiếng gà trưa. - Có nhiều dạng: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp ( Điệp ngữ vòng) 2. Liệt kê. - Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn nhiều khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng tình cảm. + Liệt kê theo từng cặp. + Liệt kê không theo từng cặp. + Liệt kê tăng tiến + Liệt kê không tăng tiến. - VD: Tinh thần, lực lượng, tính mạng,của cải - Tinh thần và lực lượng; tính mạng và của cải. - Ví dụ: Tre, nứa, trúc, mai, vầu... - Ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khóc được nữa. III. Luyện tập 1. Bài tập 1: - Tìm cụm C-V làm thành phần. a. Sen nở hoa/ làm mặt hồ thêm đẹp C V C V BN C V b. Trăng lên / làm sáng cả núi đồi. C V C V c. Cái áo này/ vai may hơi rộng C V C V d. Cuốn sách mẹ mua / có nhiều tranh C V ĐN minh họa rất sinh động. 2. Bài tập 2: - Câu văn sau sử dụng phép liệt kê gì? a. Chao ôi! dì Hảo khóc, dì khóc nức nở, khóc nấc lên , khóc như người ta thổ. -> Liệt kê tăng tiến b. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy. - > Liệt kê theo từng cặp. B Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp. I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Tập trung đánh giá được các nội dung cơ bản của cả ba phần( Văn, Tiếng việt, Tập làm văn) - Biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá mới. II. Câu tạo của đề: - Thường gồm 2 phần: Phần I: Trắc nghiệm Phần II. Tự luận - Vận dụng những kiến thức và kỹ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện để chứng minh hay giải thích một vấn đề. - Phát biểu cảm nghĩ về: người, sự vật, tác phẩm văn học, nhân vật văn học... VD cụ thể: Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà - Học ở nhà: Ôn tập toàn bộ - Xem lại các bài tập. - Xem lại các đề bài tập làm văn trong bài ôn tập, bài viết số 5, số 6 - Chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm.
Tài liệu đính kèm: