Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 105+106, Bài 26: Văn bản Sống chết mặc bay - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 105+106, Bài 26: Văn bản Sống chết mặc bay - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp học sinh

Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và nhiều thành công nghệ thuật của truyện ngắn " Sống chết mặc bay"

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập, tương phản và tăng cấp.

3. Thái độ: - Biết cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ của người dân trước cách mạng tháng tám, biết phê phán cuộc sống xa hoa của quan lại.

B. CHUẨN BỊ :

+ Chuẩn bị của GV : Soạn bài

+ Chuẩn bị của HS : Chuẩn bị bài

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

 HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ:

? Hãy trình bày những luận điểm mà Hoài Thanh đã trình bày trong bài:"Ý nghiã văn chương"? Theo em những luận điểm ấy đã bao quát đầy đủ những ý nghĩa của Văn chương chưa? vì sao

- Luận điểm trong bài

+ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.

+ Nhiệm vụ của văn chương

+ Công dụng của văn chương.

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 105+106, Bài 26: Văn bản Sống chết mặc bay - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/3/2007 Bài 26 :Văn bản: Sống chết mặc bay 
Ngày dạy: 20/3/2007 Tiết 105 - 106: Đọc hiểu văn bản 
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh
Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và nhiều thành công nghệ thuật của truyện ngắn " Sống chết mặc bay"
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập, tương phản và tăng cấp.
3. Thái độ: - Biết cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ của người dân trước cách mạng tháng tám, biết phê phán cuộc sống xa hoa của quan lại.
B. Chuẩn bị :
+ Chuẩn bị của GV : Soạn bài
+ Chuẩn bị của HS : Chuẩn bị bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
? Hãy trình bày những luận điểm mà Hoài Thanh đã trình bày trong bài:"ý nghiã văn chương"? Theo em những luận điểm ấy đã bao quát đầy đủ những ý nghĩa của Văn chương chưa? vì sao
- Luận điểm trong bài
+ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
+ Nhiệm vụ của văn chương
+ Công dụng của văn chương.
- Cơ bản các luận điểm của Hoài Thanh đã khẳng định đầy đủ ý nghĩa của văn chương, nhưng chưa hết ý nghĩa của văn chương. Vì nguồn gốc của văn chương còn bắt nguồn từ lao động...
 Hoạt động 2 : Giới thiệu bài
Thể loại văn xuôi truyện ngắn xuất hiện ở nước ta đã từ lâu. Đó là những truyện ngắn Trung đại viết bằng chữ Hán: Ví dụ: Con hổ có nghĩa; mẹ hiền dạy con ...mà các em đã học ở lớp 6 . Truyện ngắn ở Việt nam bắt đầu hình thành chủ yếu từ đầu thế kỷ XX vào những năm 20 của thế kỷ này: Nguyễn Bá Học ; Phạmn Duy Tốn ở trong nước, Nguyễn ái Quốc ở Pháp được coi là tác giả có nhiều thành tựu đầu tiên về thể loại này. ''Sống chết mặc bay'' như bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
 Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Gọi HS đọc chú thích dấu sao
? Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.
- GV nhấn mạnh một số điểm theo SGK - 99 về truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
- Yêu cầu đọc: Chú ý phân biệt các giọng đọc, giọng kể tả của tác giả, giọng quan phụ mẫu hách dịch , nạt nộ, giọng khúm núm của thầy đề, dân phu.
- GV đọc- Gọi HS đọc
- Gọi nhận xét 
- Gọi HS kể tóm tắt
- Gọi nhận xét bạn kể
- GV kiểm tra việc nắm chú thích
? Truyện ngắn có thể chia làm mấy phần? Giới hạn, nội dung từng phần? 
? Theo em trọng tâm của truyện nằm ở phần nào?
- Gọi HS đọc định nghĩa phép tương phản SGK - 81
? Dựa vào định nghĩa trên em hãy chỉ ra 2 mặt tương phản cơ bản trong truyện" Sống chết mặc bay"
- GV khái quát chuyển ý
- Gọi HS đọc phần 1
? Truyện xoay quanh một tình huống nước sôi lửa bỏng, theo em đó là tình huống nào? 
? Tác giả đã xây dựng tình huống đó bằng chi tiết nào?
- GV đọc lại lời văn miêu tả tình huống.
? Em có nhận xét gì về lời kể ?
? Trong đoạn văn tác giả còn dùng thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu nào? Giá trị diễn đạt của thủ pháp nghệ thuật đó?
? Tác giả xây dựng tình huống này có dụng ý gì? 
- Gọi đại diện trình bày.
- GV: Chính tình huống này đã vẽ lên một cảnh đời đầy bi hài, khiến người đọc ai cũng phải xót xa căm giận.
- GV khái quát, chuyển ý. Vậy tình cảnh nhân dân hộ đê được miêu tả như thế nào ? Cùng tìm hiểu tiếp.
? Trước tình huống vỡ đê hình ảnh nhân dân hộ đê được miêu tả như thế nào?
? Em có suy nghĩ gì về cảnh tuợng hộ đê của nhân dân
? Bên cạnh lời kể thật khách quan tác giả còn dùng những lời cảm thán. Vậy theo em những lời cảm thán đó có ý nghĩa gì?
- GV: Khái quát: Như vậy ta phần nào thấy được cảnh tượng nhân dân hộ đê thật thê thảm và thương tâm và lúc ấy những quan huyện hộ đê đang ở đâu, họ đang làm gì ?...
 Hết tiết 105
- Cho HS chú ý đoạn : Thưa rằng đang ở ... điếu mày
? Giữa lúc ở ngoài đê dân chúng đang hối hả lo toan như vậy, thì ở trong đình làng diễn ra cảnh tượng gì?
? Cụ thể cảnh trong đình được miêu tả như thế nào?
? Trung tâm cuộc chơi là ai?
? Ngòi bút của tác giả đã tập trung miêu tả về chân dung tên quan huyện. tác giả đã miêu tả những gì về hắn?
? Lời nói của quan huyện được giới thiệu như thế nào?
? Qua những chi tiết miêu tả
trên giúp người đọc hình dung quan huyện là người như thế nào?
? Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng nghệ thuật tiêu biểu nào? Tác dụng của nghệ thuật đó.
- GV: Qua bức chân dung miêu tả quan huyện đặc biệt là lời nói của hắn người đọc thấy rõ bản chất vô lương tâm của quan huyện nói riêng và chế độ quan lại thời Phong kiến nói chung. Ngay bên bờ tai họa của dân ,kẻ được coi là cha mẹ của dân chỉ nghĩa đến việc tận hưởng các thú vui xa hoa, ích kỷ.
- GV đọc những câu văn: " Ngài còn giở ván bài này, này đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy không bằng nước bài cao thấp . Than ôi! Cứ như cái cách quan nói...
? Nhận xét giọng điệu câu văn trên. Giọng điệu đó thể hiện thái độ gì của tác giả. 
- GV: Biện pháp tương phản và biện pháp tăng cấp được sử dụng triệt để, đối lập giữa 2 nơi trong cùng một thời điểm. Đối lập giữa đám đông dân chúng với tên quan huyện và những tên nha lệ, đối lập giữa tình trạng khẩn cấp của việc hộ đê tăng dần => đỉnh điểm và sự đam mê cờ bạc cũng tăng dần đến đỉnh điểm của quan lại, 2 đỉnh điểm gặp nhau để toát lên một lời tố cáo đanh thép, mạnh mẽ về hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945.
? Em nhận thấy thái độ của tác giả khi miêu tả cảnh hộ đê, cảnh trong đình như thế nào?
- Theo dõi đoạn kết 
? Em hãy cho biết tác giả đã kết hợp những kiểu ngôn ngữ nào ? Nêu tác dụng?
? Nêu giá trị hiện thực nhân đạo của truyện?
- GV khát quát.
? Nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm?
? Giá trị của bài văn?
- HS đọc chú thích
- HS dựa vào SGK để trả lời
- HS chú ý lắng nghe
- HS đọc
- HS nhận xét
- HS kể
- Nhận xét
- HS dựa vào SGK trả lời
- HS phát hiện
-HS suy nghĩ độc lập và trả lời.
- HS đọc
-HS suy nghĩ độc lập và trả lời.
- HS đọc
- HS phát hiện
- HS phát hiện
- HS nghe
-HS nhận xét
- HS phát hiện
- HS thảo luận 2 em
- Đại diện trình bày
- HS nghe
- HS phát hiện
- HS trình bày ý kiến
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời
- HS nghe
- HS theo dõi
- HS trả lời
- HS phát hiện
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời
- HS phát hiện
- HS phát hiện
- HS suy nghĩ, trả lời
- Trình bày ý kiến.
- HS chú ý lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe
- HS nhận xét
- HS chú ý lắng nghe
- HS phát hiện
- HS phát hiện
- HS nêu nhận xét
- Suy nghĩ, trình bày.
I. Đọc và hiểu văn bản
* Tác giả: SGK
* Tác phẩm: SGK
* Đọc 
* Tìm hiểu chú thích
II. Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
* Bố cục: 3 phần 
+ Phần 1: Từ đầu => hỏng mất 
- Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân
+ Phần 2: Tiếp đến điếu mày: Cảnh nha lại, quan phủ đánh tổ tôm khi hộ đê.
+ Phần 3: Còn lại: Cảnh đê vỡ, người dân lâm vào tình cảnh thảm sầu.
- Trọng tâm của truyện nằm ở phần 2.
- Một bên là cảnh tượng nhân dân đang vật lộn căng thẳng vất vả đến cực độ trước nguy cơ vỡ đê.
- Một bên là cảnh nha phủ cùng quan lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay khi họ đi hộ đê.
III. Phân tích
1.Cảnh nhân dân vật lộn vất vả trước nguy cơ đê vỡ
- Đê sắp vỡ và đê vỡ.
- Gần1 giờ đêm trời mưa tầm tã
- Trống đánh liên hồi. 
- Lời kể ngắn gọn gấp gáp.
- Nghệ thuật tăng cấp làm tăng thêm tính nguy cấp của tình huống vỡ đê
- Tác giả đã xây dựng trong tác phẩm một tình huống đầy kịch tính và đặt các nhiệm vụ vào đó để bộc lộ thái độ , tính cách của mình.
- Hàng trăm nghìn người từ muôn ngả, người nào người ấy ướt lướt thướt ...
- Sự cố gắng hầu như vô vọng... sức nước ngày càng tăng, sức người ngày càng yếu. 
=> Cảnh dân phu cứu đê hết sức thê thảm, đói rét, bất lực trước thiên nhiên.
=> Bộc lộ tình cảm xót thương của tác giả không kìm nổi xúc động .
2.Cảnh quan phủ, nha lại đánh tổ tôm trong đình
- Địa điểm: trong đình vững chãi, cách đê chừng bốn năm trăm thước, đê vỡ cũng không sao.
- Quan phụ mẫu cùng bọn nha lại đương vui cuộc tổ tôm.
- Không khí tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã.
- Không ai bàn tới việc hộ đê.
- Trung tâm cuộc chơi là quan phụ mẫu và vây quanh hắn là thầy đề, thầy đội, thầy Chánh tổng. 
- Chân dung tên quan huyện 
+ Dáng ngồi: uy nghi, chễm chệ.
+ Đồ dùng: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, đồng hồ vàng...
- Lời nói: Điếu mày... đê vỡ, mặc kệ... thời ông cách cổ chúng mày.
- Quan huyện là một kẻ trọc phú khoe khoang, đam mê cờ bạc, quyền uy, một tên quan lòng lang, dạ thú.
=>Nghệ thuật đối lập, tăng cấp.
=> Tô đậm bản chất vô lương tâm của quan huyện.
- Giọng chế giễu, mỉa mai, chỉ trích, những lời bình phẩm bộc lộ sự khinh bỉ, căm giận của tác giả với lũ bất lương.
- Tác giả bộc lộ rõ niềm thương cảm chân thành của ông trước số phận của quần chúng nhân dân.
- Bộc lộ thái độ khinh bỉ, căm phẫn đối với lũ quan lại vô lương.
3. Cảnh đê vỡ 
- Ngôn ngữ : Miêu tả khắp mọi nơi, miền đó, nước trào lênh láng xoáy thành vực sâu.... biểu cảm 
=> Gợi cảnh tượng về lũ lụt do đê vỡ vừa tỏ lòng thương cảm của tác giả
- Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập cuộc sống của nhân dân với cuộc sống quan lại.
- Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân do thiên tai và sự vô trách nhiệm ...
IV. Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học ở nhà: Ghi nhớ
- Soạn: Cách làm bài văn lập luận giải thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 105 -106.doc