Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 100: Luyện tập nghị luận chứng minh (Viết đoạn văn chứng minh) - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 100: Luyện tập nghị luận chứng minh (Viết đoạn văn chứng minh) - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :

- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh .

- Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết một đoạn văn chứng minh cụ thể.

B. CHUẨN BỊ : + GV: Soạn bài

 + HS chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

 HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài

Để giúp các em có thêm kỹ năng làm một bài văn chứng minh đặc biệt là viết một đoạn văn chứng minh trong giờ học hôm nay chúng ta cùng luyện tập thao tác này.

 HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 100: Luyện tập nghị luận chứng minh (Viết đoạn văn chứng minh) - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/3/2007 
Ngày dạy: 8/3/2007 
 Tiết 100: 
Luyện tập nghị luận chứng minh ( Viết đoạn văn chứng minh)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh .
- Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết một đoạn văn chứng minh cụ thể.
B. Chuẩn bị : + GV: Soạn bài
	 + HS chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 Hoạt động 1: Kiểm tra : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
Để giúp các em có thêm kỹ năng làm một bài văn chứng minh đặc biệt là viết một đoạn văn chứng minh trong giờ học hôm nay chúng ta cùng luyện tập thao tác này.
 Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Khi viết một đoạn văn nói chung và đoạn văn trong bài văn chứng minh cần lưu ý những điểm gì? ( Về nội dung, hình thức đặt trong chỉnh thể của bài văn chứng minh. 
- Gọi HS đọc đề
- GV chia tổ để HS hoạt động theo nhóm.
- Yêu cầu: Dựa vào bài viết ở nhà học sinh trình bày đoạn văn của bản thân.
 - Trình bày đọan mở bài, thân bài, kết bài.
- Các thành viên trong nhóm nhận xét, góp ý cho bạn về cách trình bày nội dung đoạn văn, về nội dung - hình thức và các biện pháp liên kết.
- Trước khi HS trình bày đoạn văn - GV có thể cho HS xây dựng dàn ý.
? Nêu nhiệm vụ phần mở bài.
? Phần thân bài cần trình bày những nội dung gì?
? Nêu nội dung phần kết bài.
- GV cho các nhóm đại diện trình bày nội dung đoạn văn
- Yêu cầu trình bày to, rõ ràng có cảm xúc.
- Một nhóm trình bày mở bài, thân bài, một nhóm kết bài.
- GV nhận xét sửa chữa đọc đoạn văn cho HS tham khảo.
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời.
-HS đọc đề
- Hoạt động theo nhóm
- HS nêu nhiệm vụ
- HS trình bày.
-Đại diện các nhóm trình bày nội dung đoạn văn.
- HS chú ý lắng nghe
I. Yêu cầu chung với một đoạn văn chứng minh.
- Đoạn văn phải nằm trong chỉnh thể của bài viết ( không nằm độc lập một mình)
- Hình dung đoạn văn đó nằm ở vị trí nào của bài để xác định câu, từ chuyển đoạn 
- Đoạn văn cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn đó . Và các ý các câu khác tập trung làm rõ cho luận điểm.
- Lý lẽ dẫn chứng phải được xắp xếp hợp lý để quá trình lập luận được rõ ràng mạch lạc.
II. Luyện viết trình bày đoạn văn trong nhóm.
* Đề bài : Chứng minh rằng " Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có"
* Dàn ý:
a.Mở bài:Dẫn dắt và nêu vấn đề.
- Trích dẫn câu nói của Hoài Thanh.
b. Thân bài.
- Những tình cảm ta đang có là gì? ( Dẫn chứng)
- Văn chương đã rèn luyện những tình cảm đó như thế nào ( Dẫn chứng)
" Tiếng gà trưa, bạn đến chơi nhà"
c. Kết bài. 
- Cảm xúc và tâm trạng của em sau mỗi lần đọc một tác phẩm hay.
- Tác dụng của văn chương 
III.Trình bày đoạn văn trên lớp.
* Mở bài: Con người ai cũng có tình cảm nhưng sự tinh tế nhạy cảm thì không phải ai cũng có. Văn chương sẽ giúp chúng ta có độ tinh tế, nhạy cảm đó. Như vậy ta có thể thấy " Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có.
* Thân bài: 
- Đoạn văn giới thiệu tình cảm ta đang có, tình cảm của con người là tình cảm vui, buồn, yêu thương, giận hờn, hoan hỉ, lo âu, hy vọng ...( dẫn chứng).
- Đoạn văn chứng minh văn chương rèn nên tình cảm... Mặc dù mỗi người luôn thường trực những tình cảm yêu thương, giận hờn đó trong tâm hồn, nhưng mấy ai lại có nỗi nhớ nhung như bà Huyện Thanh Quan trong bài Qua Đèo Ngang; Và cũng chẳng có mấy ai lại có nỗi thương cảm và khát vọng cao cả như nhà thơ Đỗ Phủ trong bài " Bài ca ...."; Và rồi tuy có những tình cảm vui buồn đó nhưng mấy ai có tình cảm sâu sắc và cao cả như Nguyễn Khuyến trong " Bạn ..."; Và cũng chẳng mấy ai có được nỗi lo lắng cho vận mệnh của đất nước như Bác Hồ qua bài Cảnh Khuya. Quả vậy, văn chương luôn gây cho ta những tình cảm mà ta không có .
* Đoạn kết bài.
Văn chương không chỉ rèn luyện mà còn mang lại nhận thức hiểu biết về thế giới và nó còn giúp cho tình cảm con người phát triển. Văn chương là bạn đường, người thầy, món ăn tinh thần không thể thiếu . Và học văn, đọc văn mãi mãi là một niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao với mỗi người. 
 Hoạt đông 4: Củng cố - Dặn dò
- Học ở nhà: Về tập viết các đoạn chứng minh cho các đề SGK.
- Soạn: Ôn tập văn nghị luận. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 100.doc