A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
- Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm, tình yêu quê hương đất nước, con người.
- Thuộc những bài ca trong văn bản và biết thêm một số bài ca thuộc hệ thống, chủ đề này.
B/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Tham khảo tài liệu SGV, tư liệu về ca dao, dân ca.
Học sinh: Chuẩn bị bài mới – sưu tầm 1 số bài ca dao quen thuộc, thuộc chủ đề này.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút).
? Đọc thuộc lòng 4 bài ca dao về tình cảm gia đình và cho biết nội dung.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút).
- Cùng với tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người. Cũng là chủ đề lớn của ca dao , dân ca xuyên thấu qua nhiều câu hát. Đằng sau những câu hát đó là những lời mời, lời nhắn gửi, là những bức tranh phong cảnh của các vùng miền, là tình yêu, niềm tự hào sâu sắc của con người Việt Nam.
Ngày soạn: 19/9/2006 Ngày giảng: 22/9/2006 Bài 3: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người Tiết 10: đọc - hiểu văn bản A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh. - Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca. - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm, tình yêu quê hương đất nước, con người. - Thuộc những bài ca trong văn bản và biết thêm một số bài ca thuộc hệ thống, chủ đề này. B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Tham khảo tài liệu SGV, tư liệu về ca dao, dân ca. Học sinh: Chuẩn bị bài mới – sưu tầm 1 số bài ca dao quen thuộc, thuộc chủ đề này. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động. * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút). ? Đọc thuộc lòng 4 bài ca dao về tình cảm gia đình và cho biết nội dung. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút). - Cùng với tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người. Cũng là chủ đề lớn của ca dao , dân ca xuyên thấu qua nhiều câu hát. Đằng sau những câu hát đó là những lời mời, lời nhắn gửi, là những bức tranh phong cảnh của các vùng miền, là tình yêu, niềm tự hào sâu sắc của con người Việt Nam. * Hoạt động 3: Bài mới (37 phút). Hoạt động của thầy Hoạt động của h/s Nội dung ? Yêu cầu đọc to, rõ ràng, thể hiện giọng đối đáp vui, phấn khởi. - GV: Đọc mẫu gọi h/s đọc. ? Đọc các chú thích 1, 2, 3, 4, 5, 6 (SGK – Tr39). - Gọi h/s đọc bài 1 ? Khi đọc bài ca dao này có một số ý kiến cho rằng: - Bài ca này là chỉ lời của một người và chỉ có 1 phần. - Bài ca có 2 phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái. - Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao. - Hình thức này không phổ biến trong ca dao. ? Trong 4 ý kiến trên, em đồng ý với ý kiến nào ? Vì sao ? - GV: đánh giá, nhận xét. ? Em hãy tìm thêm 1 số ví dụ: về những câu ca dao có hình thức đối đáp này. ? Tại sao các chàng trai và cô gái trong bài ca dao này lại dùng những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh để hỏi. ? Câu hỏi, lời đáp ở các bài ca dao này hướng vào địa danh của vùng nào. ? Em có nhận xét gì về cách hỏi đáp đó. ? Câu hát đó đã giúp ta đi du lịch qua một vùng đồng bằng Bắc bộ như thế nào. ? Qua cách hỏi đáp đó, cho thấy những chàng trai, cô gái là người như thế nào. - GV: gọi h/s đọc bài 2 - SGK ? Bài ca dao tả cảnh ở đâu. ? Nhờ đâu mà người đọc dễ dàng phát hiện ra đây là cảnh ở Hà Nội. ? Cụm từ “ Rủ nhau” trong bài ca này có nhiều ý nghĩa, em cảm nhận theo ý nghĩa nào dưới đây. - Phản ánh không khí tấp nập của khách thăm quan Hà Nội. - Sức hấp dẫn của cảnh đẹp Hà Nội. - Tình yêu, lòng tự hào của tất cả mọi người đối với Hà Nội. ? Hãy tìm 1 số bài ca dao, mở đầu bằng cụm từ “ Rủ nhau” ? Lời ca “Hỏi ai xây dựng lên non nước này” gợi nhiều cách hiểu, em chọn cách hiểu nào. - Khẳng định công lao dựng nước của cha ông ta. - Ca ngợi bàn tay tài hoa của cha ông ta đã tạo nên vẻ đẹp cho Hà Nội. - Nhắc nhở mọi người chăm sóc và bảo vệ các di sản văn hoá. ? Qua tìm hiểu, bài ca dao đã khơi gợi tình cảm gì trong lòng người đọc về Hà Nội. ? Câu hỏi trên còn nhắc nhở con cháu điều gì. ? Đọc bài ca dao 3 (SGK). ? Bài ca dao tả cảnh trí ở địa danh nào. ? Cảnh xứ Huế được tác giả miêu tả như thế nào. ? Tác giả miêu tả thông qua biện pháp nghệ thuật nào. - GV: Giải thích tranh hoạ đồ: là bức tranh sơn thuỷ hữu tình rất đẹp, nên thơ. ? Qua cách miêu tả trên cho ta cảm nhận gì về cảnh xứ Huế. ? Lời ca “ Ai vô xứ Huế thì vô” có ý nghĩa gì. ? Qua lời mời đó cho thấy tình cảm nào của tác giả được bộc lộ. - GV: yêu cầu h/s đọc bài 4 ? Hai dòng đầu của bài ca dao có gì đặc biệt trong cách sử dụng từ ngữ và nghệ thuật. ? Cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì. ? Trong không gian rộng lớn đó nổi bật lên là hình ảnh nào. ? Hình ảnh cô gái được miêu tả ra sao. ? Trong cách miêu tả này, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào. ? Em hiểu lúa “đòng đòng” là lúa như thế nào. ? Hình thức so sánh đó có ý nghĩa gì. ? Qua phân tích ta thấy lời trong bài ca dao là lời của ai ? Người đó muốn bộc lộ điều gì. ? Theo em 4 bài ca dao trên đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? ? Nội dung chính của chùm bài ca dao trên là gì. - GV: gọi 1 h/s đọc ghi nhớ. ? Đọc thuộc lòng, diễn cảm 4 bài ca dao trên. - GV: chép bài tập lên bảng, yêu cầu h/s làm. - Nhận xét. - h/s đọc - Nhận xét. - H/s đọc - h/s đọc bài 1 (SGK ) - Thảo luận nhóm (3 phút) - Nhóm trưởng phát biểu. - Nhận xét. - h/s lấy VD - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - 1 h/s đọc - Phát biểu - Suy nghĩ - Bộc lộ. - Suy nghĩ - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - 1 h/s đọc - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - 1 h/s đọc. - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - 1 h/s đọc - h/s làm bài tập. I/ Đọc tiếp xúc văn bản. * Đọc. * Từ khó II/ Đọc – tìm hiểu văn bản: * Bài 1: - ý kiến 2 và 3 là đúng. VD: Đố anh chi sắc hơn dao Chi sâu hơn bể, chi cao hơn trời Em ơi mắt sắc hơn dao Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời. - Đây là hình thức trai, gái thử tài nhau, đo độ hiểu biết các kiến thức địa lí, lịch sử ... - Hướng vào địa danh ở nhiều thời kỳ của vùng Bắc bộ. - Hình thức ngắn gọn, người hỏi biết chọn nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi. Người đáp hiểu rất rõ và trả lời rất đúng ý. Bài ca dao nói lên đặc điểm địa lý tự nhiên, dấu vết lịch sử, văn hoá nổi bật của Bắc bộ. Họ là những người lịch lãm, thông minh, sâu sắc, tế nhị, tự hào quê hương đất nước mình. * Bài 2: - Bài ca dao tả cảnh ở Hà Nội. - Hồ gươm, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn ... đều là danh lam thắng cảnh ở Hà Nội. - VD: + Rủ nhau xuống bể mò cua ... + Rủ nhau đi cấy đi cày ... Bài ca dao nói lên lòng tự hào, yêu quý một Hà Nội tươi đẹp. - Nhắc nhở con cháu tiếp tục giữ gìn và xây dựng non nước cho xứng với truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc * Bài 3: - Cảnh xứ Huế. Đường vô xứ Huế quanh quanh. Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ - Nghệ thuật: so sánh Xứ Huế – Tranh hoạ đồ - Đường vô xứ Huế có nhiều phong cảnh đẹp, nên thơ. - Mời chào mọi người hãy đến với Huế. Tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với cảnh đẹp xứ Huế. * Bài 4: - Dòng thơ kéo dài 12 tiếng. - Nghệ thuật: Điệp ngữ, đảo ngữ, phép đối. - Các câu thơ kéo dài gợi sự to lớn, dài rộng của cánh đồng. - Điệp ngữ, đảo ngữ cho thấy dù đứng ở góc độ nào nhìn cánh đồng cũng bao la, mênh mông. - Hình ảnh cô gái. Thân em như chẽn lúa đòng đòng. Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. - Nghệ thuật so sánh: Thân em – chẽn lúa đòng đòng - Là lúa sắp trổ bông, khoẻ đẹp, mỡ màng. - Ngợi ca người con gái thôn quê đẹp, trẻ trung, đầy sức sống Chàng trai ca ngợi cánh đồng, ca ngợi vẻ đẹp của người con gái thôn quê. III/ Tổng kết: * Nghệ thuật: so sánh, điệp ngữ, đảo ngữ, đối đáp ... * Nội dung: (ghi nhớ SGK – tr40) IV/ Luyện tập: * Vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao “ Đứng bên ni đồng...” là vẻ đẹp: a- Rực rỡ và quyến rũ. b- Trong sáng và hồn nhiên. c- Trẻ trung đầy sức sống. d- Mạnh mẽ và đầy bản lĩnh * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà ( 2 phút) - Về nhà học thuộc 4 bài ca dao trên, nắm được nội dung, nghệ thuật từng bài. - Sưu tầm 1 số câu ca dao cùng chủ đề trên. - Chuẩn bị bài: Từ láy
Tài liệu đính kèm: