A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh cảm nhận.
- Tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, không ai được chà đạp lên tình cảm đó.
- Con cái phải biết ơn tình cảm mà cha mẹ đã giành cho mình.
- Văn bản biểu cảm có thể dùng hình thức viết thư.
B/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Tham khảo sách giáo viên.
Học sinh: Đọc và soạn bài mới.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
? Nêu cảm nhận của em về văn bản “Cổng trường mở ra”
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. (1 phút)
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó, chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế.
Ngày soạn: 6/9/2006 Ngày giảng: 8/9/2006. Bài: mẹ tôi ét - môn - đô - đơ - A mi xi Tiết 2: Đọc – hiểu văn bản A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh cảm nhận. - Tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, không ai được chà đạp lên tình cảm đó. - Con cái phải biết ơn tình cảm mà cha mẹ đã giành cho mình. - Văn bản biểu cảm có thể dùng hình thức viết thư. B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Tham khảo sách giáo viên. Học sinh: Đọc và soạn bài mới. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động. * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (5 phút) ? Nêu cảm nhận của em về văn bản “Cổng trường mở ra” * Hoạt động 2: Giới thiệu bài. (1 phút) Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó, chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế. * Hoạt động 3: Bài mới ( 36 phút). Hoạt động của giáo viên ? Đọc chú thích * SGK – tr 11. ? Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. - GV nêu yêu cầu đọc: To, rõ ràng, diễn cảm. - GV đọc mẫu một đoạn gọi 2 em đọc tiếp ? Em hiểu thế nào là “lễ độ” và “hối hận” ? Em hãy đặt 1 câu có sử dụng một trong hai từ trên GV: yêu cầu h/s đọc chú thích 4, 7, 9, 10 ? Văn bản được chia làm mấy phần ? nội dung từng phần ? Theo em bài văn được viết dưới hình thức nào ? Bức thư này là của ai gửi cho ai ? ? Là một bức thư của bố gửi cho con nhưng tại sao nhan đề lại là “ Mẹ tôi” ? Vì sao bố của En – ri – cô lại viết thư và tỏ thái độ tức giận với cậu ấy ? Trong những dòng thư của bố, mẹ của En – ri – cô đã hiện lên như thế nào ? Qua các chi tiết đó em cảm nhận được phẩm chất cao quý nào của người mẹ ? Phẩm chất đó được biểu hiện như thế nào ở mẹ em ? Chứng kiến tất cả những thái độ của En – ri – cô với mẹ, người cha đã có lời nói như thế nào ? Theo em, vì sao người cha lại suy nghĩ như vâỵ. - GV: tổ chức thảo luận nhóm. ? Theo em thái độ của En – ri – cô có làm cho trái tim mẹ đau đớn không? vì sao? ? Nếu là bạn của En – ri – cô, em sẽ khuyên bạn điều gì. GV: Chuyển ý. ? Quan sát đoạn 2 của văn bản, em hãy cho biết đâu là lời khuyên của sâu sắc của cha dành cho En – ri – cô ? Qua những lời nhắn nhủ của cha, em hiểu cha của En – ri – cô muốn nói điều gì ? Từ những lời khuyên đó cho thấy cha của En – ri – cô là người như thế nào ? GV: chuyển ý ? Trong đoạn cuối văn bản, lời lẽ nào của cha đáng chú ý ? Em có nhận xét gì về thái độ của người cha khi nói với En – ri – cô ? Taị sao người cha muốn con phải xin lỗi mẹ, không phải do sợ bố mà do sự thành khẩn trong lòng. ? Theo em, vì sao En – ri – cô lại xúc động vô cùng khi đọc thư bố. - GV nhận xét ? Qua văn bản “Mẹ tôi” em rút ra bài học gì cho bản thân. - GV: gọi h/s đọc ghi nhớ ? Hãy đọc 1 số câu ca dao, kể tên 1 số bài hát ngợi ca tấm lòng của cha mẹ dành cho con cái. ? Em hãy kể về 1 lỗi lầm của em đối với cha mẹ. Hoạt động của h/s H/S đọc h/s đọc – nhận xét. H/s đặt câu H/s đọc H/s phát biểu Phát biểu Phát biểu Phát biểu Phát biểu Phát biểu Bộc lộ Phát biểu Suy nghĩ, phát biểu - Thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trả lời - Nhận xét. - Phát biểu. Phát biểu Suy nghĩ, phát biểu Suy nghĩ, phát biểu Phát biểu Suy nghĩ, phát biểu Suy nghĩ, phát biểu - Thảo luận nhóm. - Đại diện trả lời - Nhận xét Suy nghĩ, phát biểu 1 h/s đọc Suy nghĩ, phát biểu Nội dung cần đạt I- Đọc – tiếp xúc văn bản * Tác giả, tác phẩm * Đọc * Từ khó - Lễ độ: là thái độ được coi là đúng đắn, đúng mực biết coi trọng người khác khi giao tiếp. - Hối hận: lấy làm tiếc và day dứt, đau đớn tự trách mình khi nhận ra đã làm một việc gì đó sai trái. * Cấu trúc văn bản Ba phần: + Phần 1: Từ đầu là ngày con mất mẹ: hình ảnh của người mẹ. + Phần 2: tiếp chà đạp lên tình thương yêu đó: những lời nhắn nhủ của cha. + Phần 3: Còn lại: Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con. II - Đọc – hiểu văn bản: - Bài văn đựơc viết dưới dạng viết thư - Là bức thư của bố gửi cho con - Vì mọi tiêu điểm của các nhân vật đều hướng vào mẹ 1- Hình ảnh của người mẹ. - Vì En – ri – cô đã nhỡ thốt ra 1 lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà. - Thức suốt đêm ... - Sẵn sàng bỏ 1 năm hạnh phúc để tránh 1 giờ đau đớn cho con ... - Có thể đi ăn xin để nuôi con. - Có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con. Dành hết tình thương yêu cho con, quên mình vì con - “Sự hỗn láo của con như 1 nhát dao đâm vào tim bố vậy” - Vì cha vô cùng yêu quý mẹ. - Vô cùng yêu quý con. - Thất vọng khi thấy con hư - Càng làm cho trái tim mẹ đau đớn hơn, bởi vì trái tim của mẹ phần lớn dành cho con 2- Những lời nhắn nhủ của cha - Dù con có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa ... - Lương tâm em không 1 phút nào yên tĩnh ... - Con hãy nhớ rằng tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả... Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là thiêng liêng hơn cả - Là người vô cùng yêu quý tình cảm gia đình. - Là người luôn có được những tình cảm thiêng liêng đó 3- Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con. Vừa dứt khoát như ra lệnh vừa mềm mại như khuyên nhủ. - Người cha muốn con thành thật - Con xin lỗi mẹ là vì sự hối hận trong lòng chứ không phải vì sự khiếp sợ ai. - Thư của bố khiến En – ri – cô nhớ người mẹ hiền - Thái độ bảo vệ tình cảm gia đình quyết liệt của bố. - En – ri – cô thấy xấu hổ và nhục nhã III- Tổng kết: * (Ghi nhớ: SGK – Tr12) IV- Luyện tập: * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà. (3 phút) ? Từ văn bản “ Mẹ tôi” em cảm nhận những điều sâu sắc nào của tình cảm con người. - Tình cảm của cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ là thiêng liêng hơn cả. - Con cái không có quyền hư đốn, hỗn láo với cha mẹ. ? Có gì độc đáo trong cách viết văn bản này. - Dùng hình thức viết thư người viết có cơ hội bày tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ một cách chân thành. - Về nhà học bài, làm bài tập 1 (SGK – Tr 12), chuẩn bị bài : Từ ghép. - Ôn lại khái niệm từ ghép.
Tài liệu đính kèm: