Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 18

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 18

Tên hoạt động: THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI

 I/ Mục tiêu hoạt động:

 - Giúp học sinh:

 + Hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.

 + Tự giác rèn luyện và thực hiện nhiệm vụ, nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mới.

 + Hiểu vai trò và ý nghĩa quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập rèn luyện của lớp.

 + Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình trong công tác, tôn trọng ủng hộ cán bộ lớp hoạt động, nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

II/ Nội dung và phương pháp hoạt động

1) Nội dung:

- Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy của nhà trường

- Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó.

2) Phương pháp:

- Thảo luận câu hỏi - liên hệ thực tế

- Nghe báo cáo và thảo luận

 

doc 38 trang Người đăng thu10 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1:
Chủ điểm tháng 9:
“Truyền thống nhà trường”
Tên hoạt động: THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI
 I/ Mục tiêu hoạt động:
 - Giúp học sinh:
 + Hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.
 + Tự giác rèn luyện và thực hiện nhiệm vụ, nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mới.
 + Hiểu vai trò và ý nghĩa quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập rèn luyện của lớp.
 + Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình trong công tác, tôn trọng ủng hộ cán bộ lớp hoạt động, nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
II/ Nội dung và phương pháp hoạt động
1) Nội dung:
- Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy của nhà trường
- Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó.
2) Phương pháp:
- Thảo luận câu hỏi - liên hệ thực tế
- Nghe báo cáo và thảo luận 
III/ Công tác chuẩn bị:
 1) Giáo viên:
 	- Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học.
- Một số câu hỏi về nội quy ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và việc chấp hành nội quy của nhà trường của lớp trong năm học qua.
Câu 1: Bạn nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 6?
Câu 2: Bạn thấy mình cần phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này? Vì sao?
Câu 3: Để làm tốt những nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào?
Câu 4: Bạn hãy cho biết nội dung chính của nội quy nhà trường?
 Câu 5: Việc tự giác thực hiện đúng nội dung của nhà trường sẽ có tác dụng gì 
đối với văn bản?
Câu 6: Theo bạn, điều gì sẽ xảy ra nếu nhà trường không có nội quy.
Câu 7: Theo bạn,việc thức hiện nội quy nhà trường của lớp ta trong năm học 
vừa qua như thế nào ?
Câu 8: Trong năm học nà,bạn phải thực hiện tốt nhiệm vụ gì?
Câu 9:Theo bạn, mỗi cá nhân và cả lớp phải làm gì để thực hiện tốt tnhững 
nhiệm vụ của năm học?
 - Bản báo cáo kết quả hoạt động năm học.
 * Nội quy theo dõi đánh giá của lớp, tổ. Thang điểm 10 cho mỗi học sinh,
 * Một số tiết mục văn nghệ.
 2) Học sinh:
	- Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ.
	- Ảnh Bác.
	- Kê bàn ghế, tạo khoảng trống cho học sinh hoạt động.
	- Lọ hoa, khăn trải bàn.
	- Khẩu hiệu trang trí cho hội thi.
	- Phân công người điều khiển, dẫn chương trình, thư ký.
	- Nghiêm túc nghiên cứu nội quy của nhà trường và việc thực hiện nội quy của nhà trường tập thể lớp.
IV/ Tién hành hoạt động:
 Hoạt động 1: Khởi động
	 - Ổn định tổ chức: 
 - Hát tập thể bài : “ Vui tới trường”
 - Xin nhiệt liệt chào mừng các em đến với chương trình sinh hoạt tháng 9 với chủ điểm “ Truyền thống nhà trường”
 - Tuyên bố lý do: “Kính thưa thầy cô chủ nhiệm , các bạn thân mến . Như bao năm qua lớp muốn được những thành quả đáng kể, từ đầu năm chúng ta phải đề ra kế hoạch phương hướng cho từng năm học. Năm học này có những điều rất mới chúng ta phải cùng nhau nổ lực phấn đấu để cả lớp đạt kết quả cao trong học tập, chi đội ta là chi đội vững mạnh. Vậy lớp chúng ta cùng nhau thảo luận để thống nhất nhiệm vụ và chương trình hoạt động của năm học tới”
 - Giới thiệu đại biểu, thành phần chương trình.
 Hoạt động 2: Thảo luận nhiệm vụ năm học mới.
 - Lớp trưởng đọc bản nội quy của nhà trường.
 - Sau khi đọc xong, cả lớp thảo luận đóng góp ý kiến:
 - Mời các tổ thảo luận đóng góp ý kiến.
 - Hướng dẫn thảo luận: cả lớp được chia làm 3 tổ:
 + Tổ 1 à Câu 1 : Bạn nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 6? 
 + Tổ 2 à Câu 2 : Bạn thấy mình cần phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này? Vì sao?
 + Tổ 3 à Câu 3 : Để làm tốt những nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào?
 - Người điều khiển mời đại diện 3 tổ trình bài kết quả thảo luận lên bảng và yêu cầu cả lớp góp ý, bổ sung, phân tích lựa chọn, biểu thị đồng tình hoặc thêm cho ý kiến về nhiệm vụ năm học
 - Thư ký ghi nhanh lên bảng những ý kiến bổ sung và đánh dấu ý kiến trùng nhau lên bảng
 - Người điều khiển chốt lại các ý kiến được thống nhất và kết luận . 
Mời một học sinh diễn 1 tiết mục văn nghệ
 - Làm việc cá nhân về biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học vào phiếu.(Có ghi tên và thư ký nộp GVCN sau khi kết thúc)
 - Mỗi HS suy nghĩ và ghi vào phiếu ý kiến của mình.
 - Mời một vài HS trình bày trước lớp về những biện pháp của mình.
 - Thư ký lớp ghi tóm tắt các ý chính lên bảng.
 - Cả lớp góp ý kiến bổ sung, cùng nhau phân tích, lựa chọn các biện pháp phù hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
 - Người điều khiển tổng kết lại các biện pháp cơ bản để mỗi HS, tổ, lớp ứng dụng.
Biểu diễn một tiết mục văn nghệ.
V/ Kết thúc hoạt động
- GVCN nêu khái quát vị trí nhiệm vụ của năm học và động viên hs phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
- Kính mời GVCN nêu ý kiến kết thúc hoạt động.
Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động( thành công nghiêm túc.).
 VI/ Gợi ý đánh giá kết quả hoạt động:
	 - Phát biểu cảm tưởng của em khi được học nội quy và nhiệm vụ năm học mới. 
Tiết 2:
Chủ điểm tháng 9:
“Truyền thống nhà trường”
Tên hoạt động: TỔ CHỨC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP. NGHE GIỚI THIỆU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
 Thời lượng: 90 phút.
I/ Mục tiêu hoạt động:
 - Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện. Nắm được những truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó.
 - Kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng ủng hộ cán bộ lớp trong hoạt động. Xác định trách nhiệm của học sinh lớp 6 trong việc phát huy truyền thống nhà trường.
 - Ý thức : có ý thức trong việc lựa chọn cán bộ lớp năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao. Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân và lớp.
II/ Nội dung và phương pháp hoạt động
1) Nội dung:
- Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy của nhà trường
- Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó.
- Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường.
- Truyền thống của trường về học tập và rèn luyện đạo đức và các thành tích khác.
2) Phương pháp:
- Thảo luận câu hỏi - liên hệ thực tế
- Nghe báo cáo và thảo luận 
- Trình bày bằng lời, bằng sơ đồ, bằng biểu, tranh ảnh, băng hình (nếu có)
III/ Công tác chuẩn bị:
 1) Giáo viên:
 	- Viết 1 bảng về nhiệm vụ của cán bộ lớp.
 + Lớp trưởng: phụ trách chung và phụ trách về nề nếp của lớp.
 + Lớp PHT: Theo dõi về mảng học tập của từng tổ và lên kế hoạch cho các cán sự môn học hoạt động.
 + Lớp PVT: phụ trách hoạt động văn nghệ, vui chơi, thể dục thể thao.
 + Lớp PLĐ: phụ trách về công tác lao động của lớp và việc trực nhật của các tổ.
 + Cán sự bộ môn: phụ trách môn của mình và có kế hoạch bồi dưỡng các bạn học yếu.
 - GVCN giới thiệu về truyền thống của trường như: Cơ cấu nhà trường, quá trình phát triển, những thành tích đạt được trong học tập và rèn luyện, đội ngũ học sinh giỏi và đội ngũ giáo viên dạy giỏi.
 2) Học sinh:
	- Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ.
	- Ảnh Bác.
	- Kê bàn ghế, tạo khoảng trống cho học sinh hoạt động.
	- Lọ hoa, khăn trải bàn.
	- Khẩu hiệu trang trí cho hội thi.
	- Phân công người điều khiển, dẫn chương trình, thư ký.
	- Học sinh tự tìm hiểu về truyền thống nhà trường.
	- Học sinh chuẩn bị một vài bài hát mà các em được học từ Tiểu học.
	- Chuẩn bị một số câu hỏi để thảo luận.
IV/ Tién hành hoạt động:
 Hoạt động 1: Khởi động
	 - Ổn định tổ chức: 
 - Hát một bài hát tập thể.
 - Xin nhiệt liệt chào mừng các em đến với chương trình sinh hoạt tháng 9 với chủ điểm “ Truyền thống nhà trường”
 - Tuyên bố lý do: Kính thưa cô chủ nhiệm, các bạn thân mến, như bao năm qua lớp muốn được những thành quả đáng kể, đó là công lao của tất cả mổi thành viên trong lớp, trong đó vai trò của cán bộ lớp (CBL) rất đáng để chúng ta biểu dương. Năm học này có những điều rất mới chúng ta phải cùng nhau nỗ lực phấn đấu dưới sự hương dẫn của cô giáo CN. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau lựa chọn ra một đội ngũ ban cán sự lớp có đủ năng lực để đưa phong trào lớp ngày càng đi lên. 
 Bên cạnh đó, khi bước vào ngôi trường mới này chúng ta cũng cần biết được truyền thống về nhà trường.	
 - Giới thiệu đại biểu, thành phần chương trình.
 Hoạt động 2: Nêu vị trí và nhiệm vụ của cán sự lớp
 - GVCN định hướng cho tập thể lớp về mục đích, yêu cầu lớp tự quản thật chặt chẽ, giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp và các mối quan hệ trong đó.
 - Nêu nhiệm vụ chính của đội ngũ cán bộ lớp.
 - Sinh họat văn nghệ.
 Hoạt động 3: Bầu cán bộ lớp
 - Lớp đề cử CBL.
 - TK ghi tên những người được đề cử lên bảng.
 - Biểu quyết bằng tay (người DCT cho biểu quyết ). 
 - Chọn ra : 1 lớp trưởng , 3 lớp phó , 4 tổ trưởng , 4 tổ phó 
 - Người DCT ghi số người biểu quyết theo thứ tự danh sách rồi chọn ra ban CSL mới
 - Tổ chức trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp.
 - Đại diện đội ngũ cán bộ lớp hứa quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 
 - GVCN chúc mừng BCS lớp mới, đồng thời phát biểu một số ý kiến. 
 Hoạt động 4: Cơ cấu tổ chức của nhà trường
 - Toàn trường có : 8 lớp trong đó : khối 6 có 2 lớp; khối 7 có 2 lớp; khối 8 có 2 lớp; khối 9 có 2 lớp.
 + Có 21 cán bộ công nhân viên. Giáo viên: 20, quản lý 2, nhân viên: 1. 
 + Tổng số học sinh: hơn  ... ĂN NGHỆ CA NGỢI VẺ ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC VÀ MỪNG NGÀY CHIẾN THẮNG 30 – 4; HỘI VUI HỌC TẬP
I/ Mục tiêu hoạt động:
 	- Học sinh nhận thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
 	- Học sinh có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hi sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
 	- Học sinh được rèn luyện kỹ năng múa hát tập thể.
II/ Nội dung và phương pháp hoạt động:
 1) Nội dung:
 	- Những tấm gương hi sinh quên mình vì nước nhà của các anh hùng liệt sĩ.
 	- Truyền thống chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta.
 	- Ý nghĩa quan trọng của ngày 30 – 4, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 
 2) Phương pháp hoạt động:
	- Kể chuyện, đọc thơ. Văn nghệ.
III/ Công tác chuẩn bị:
 1) Giáo viên:
 	- Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh ... nói về giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam: 30 – 4 – 1975.
	- Nêu chủ đề, nội dung và hình thức tham gia hoạt động.
	- Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức.
	- Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp (Trang, Biết, My).
	- Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
 2) Học sinh:
	- Phân công người điều khiển chương trình: bạn My; Thư ký: bạn Bình.
	- Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
	- Ban văn nghệ tập hợp các tiết mục văn nghệ và lên kế hoạch biểu diễn.
	- Mời đại biểu: các cựu chiến binh trong xã.
	- HS lựa chọn các bài thơ, bài hát ca ngợi ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chuẩn bị tặng phẩm.
IV/ Tiến hành hoạt động:
 Hoạt động 1: Khởi động
	- Bạn Lớp trưởng nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm cùng các bác cựu chiến binh tham gia cuộc họp.
	- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em bay trong đêm pháo hoa” của nhạc sĩ: Hàn Ngọc Bích.
	Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ
	- Bạn Lớp trưởng giới thiệu cô giáo chủ nhiệm nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30– 4.
	- Đại diện học sinh lên phát biểu cảm tưởng của mình về ngày này.
	- Bạn Lớp trưởng lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm âm nhạc đã chuẩn bị của mình.
	- Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình.
	- Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa.
	- Kết thúc phần văn nghệ bạn Trang bắt nhịp bài hát : Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Hoạt động 3: Tổ chức hội thi
	- Bạn Lớp trưởng phổ biến cách thi “tiếp sức”:
	- Mỗi tổ cử 1 đội thi gồm 3 người. Các đội thi ngồi vào vị trí qui định của ban giám khảo. Trưởng ban giám khảo bốc thăm câu hỏi, đọc to cho cả lớp cùng nghe rồi yêu cầu các đội thi chuẩn bị trong 2 phút. đội nào giơ tay trước, đội đó giành được quyền trả lời trước. Khi đại diện của tổ trả lời, các thành viên còn lại chú ý nghe để kịp thời tiếp sức bạn trả lời nhanh và đầy đủ, đúng với đáp án. Nếu đội nào trả lời chậm và không đúng với đáp án, ban giám khảo có thể quyết định cho dừng lại để đội khác tham gia trả lời. Cứ như vậy cho đến hết thời gian qui định đội nào ghi được nhiều điểm nhất sẽ là đội thắng cuộc.
	- Qui định của cuộc thi: Các đội phải trả lời nhanh, lưu loát và đúng đáp án. Trả lời đúng sẽ ghi được 10 điểm. Nếu thiếu hoặc sai thì sẽ bị trừ điểm.
	- Ban giám khảo chấm và cho điểm ngay sau mỗi câu hỏi.
	- Công bố kết quả và mời cô chủ nhiệm lên trao giải thưởng.
V/ Kết thúc hoạt động:
	- Mời đại biểu phát biểu ý kiến
	- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
	- Động viên học sinh cố gắng học thật tốt để mai sau góp sức mình trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước ngày một tươi đẹp hơn.
VI/ Gợi ý đánh giá kết quả hoạt động: Qua hoạt động của chủ điểm “Hòa bình hữu nghị”, em thu hoạch được gì?
************************************
Tiết 17
Chủ điểm tháng 5
“ Bác Hồ kính yêu”
Tên hoạt động: SƯU TẦM CÁC MẪU CHUYỆN VỀ THỜI NIÊN THIẾU CỦA BÁC HỒ – CA HÁT VỀ BÁC HỒ
I/ Mục tiêu hoạt động:
	- Học sinh có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi, và những quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc.
	- Học sinh tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II/ Nội dung và phương pháp hoạt động:
 1) Nội dung:
	- Tình cảm tha thiết của Bác dành cho các cháu thiếu nhi.
	- Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
 2) Phương pháp hoạt động:
	- Thảo luận.
	- Văn nghệ.
III/ Công tác chuẩn bị:
 1) Giáo viên:
	- Nêu chủ đề của cuộc thi để mỗi học sinh có kế hoạch chuẩn bị, các em có thể lập thành từng nhóm nhỏ tham gia cuộc thi.
	- Xây dựng hệ thống các câu hỏi định hướng để học sinh chuẩn bị phát biểu trước lớp.
	- Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
 2) Học sinh:
	- Các tư liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện về Bác Hồ kính yêu.
	- Các bài hát về Bác kính yêu.
	- Ảnh Bác.
	- Học sinh suy nghĩ để thảo luận một vài vấn đề có liên quan đến chủ đề cuộc thảo luận.
	- Phân công người điều khiển chương trình: bạn Lớp trưởng ; Thư ký: bạn Bình.
	- Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
	- Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
IV/ Tiến hành hoạt động:
 Hoạt động 1: Khởi động
	- Bạn Lớp trưởng nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: Thầy TPT.
	- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Hoa thơm dâng Bác” nhạc sĩ: Hà Hải.
 Hoạt động 2: Thảo luận
	- Bạn Lớp trưởng lần lượt đưa ra các câu hỏi để các bạn cùng tham gia thảo luận:
	+ Bạn hãy nêu ý kiến của bạn về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi như thế nào?
+ Bạn có suy nghĩ gì về Bác?
	- Học sinh xung phong trả lời hoặc chỉ định trình bày quan điểm và nhận thức của mình về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi. Các bạn khác bổ xung ý kiến của riêng mình. 
	- Bạn Lớp trưởng tóm tắt ý chính của mỗi bản báo cáo và cuối cùng tổng kết lại thành một báo cáo chung của lớp.
	- Bạn Lớp trưởng hướng dẫn các bạn cùng tham gia phần thi “Ai trả lời hay nhất”
	- Một bạn lên bốc thăm câu hỏi.
	- Bạn Lớp trưởng đọc to câu hỏi, cả lớp cùng suy nghĩ và tham gia trả lời.
	- Ai có câu trả lời hay nhất sẽ có phần thưởng.
 Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ
	- Bạn Lớp trưởng lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm âm nhạc đã chuẩn bị của mình.
	- Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình.
	- Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa.
	- Kết thúc phần văn nghệ bạn Trang bắt nhịp bài hát: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
V/ Kết thúc hoạt động:
	- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
	- Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập sao cho xứng đáng với tình yêu Bác dành cho lớp măng non.
*********************************
Tiết 18
Chủ điểm tháng 5
“ Bác Hồ kính yêu”
Tên hoạt động: TRAO ĐỔI VỀ NỘI DUNG 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY
I/ Mục tiêu hoạt động:
	- Học sinh hiểu rõ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
	- Học sinh có thái độ tích cực thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thể hiện trong học tập và rèn luyện hàng ngày ở trường, gia đình và ngoài xã hội.
II/ Nội dung và phương pháp hoạt động:
 1) Nội dung:
	- 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi 
	- Những tấm gương học sinh trong trường thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
 2) Phương pháp hoạt động:
	- Thi giữa 4 tổ.
	- Văn nghệ.
III/ Công tác chuẩn bị:
 1) Giáo viên:
	- Thống nhất yêu cầu, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động với đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời gợi ý cho các em một vài vấn đề cần thảo luận.
	- Phần thưởng.
	- 5 điều Bác Hồ dạy.
 2) Học sinh:
	- Phân công người điều khiển chương trình: bạn Lớp trưởng; Thư ký: bạn Bình.
	- Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
	- Phân công ban giám khảo
	- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
	- Phân công từng tổ chuẩn bị ý kiến của tổ về 5 điều Bác Hồ dạy.
IV/ Tiến hành hoạt động:
 Hoạt động 1: Khởi động
	- Bạn lớp trưởng nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp.
	- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Ai yêu các nhi đồng” của nhạc sĩ: Phạm Tuyên.
	Hoạt động 2: Thảo luận
	- Đại diện các tổ lên trình bày ý kiến của mình về 5 điều Bác dạy, đồng thời giới thiệu những thành tích tổ đạt được trong năm học.
	- Ban giám khảo đánh giá nhận thức của học sinh và cho điểm
	- Cô giáo chủ nhiệm lên tóm tắt lại các ý chính và thống nhất biện pháp cùng thực hiện 5 điều Bác dạy.
 	Hoạt động 3: Văn nghệ
	- Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Trang giới thiệu các bài hát theo chủ đề cuộc thi.
 V/ Kết thúc hoạt động:
	- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
	- Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập.
 VI/ Gợi ý đánh giá kết quả hoạt động:
	- Qua các hoạt động của chủ điểm “ Bác Hồ kính yêu” em thích nhất hoạt động nào? Thu hoạch được những gì?
CHojhhhhhHOOOFSOFSOFSFSSFJSFSFHOOJC

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 7(2).doc