Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 3: Ca dao dân ca; Những câu hát về tình cảm gia đình - Tiết 9: Đọc - Hiểu văn bản - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 3: Ca dao dân ca; Những câu hát về tình cảm gia đình - Tiết 9: Đọc - Hiểu văn bản - Năm học 2006-2007

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.

- Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca.

- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca có chủ đề tình cảm gia đình.

- Thuộc những bài ca trong văn bản và biết thêm một số bài ca thuộc chủ đề trên . Từ đó giáo dục học sinh yêu thích những bài ca dao, dân ca.

B/ Chuẩn bị:

 Giáo viên: Tham khảo tài liệu SGV.

 Học sinh: Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

? Thông điệp nào được gửi gắm qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”

 a- Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em.

 b- Hãy đẻ trẻ em được sống trong 1 mái ấm gia đình.

 c- Hãy hành động vì trẻ em.

 d- Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có.

 - Đáp án: b.

* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.

- Truyền thống văn hoá, đạo đức của người Việt Nam luôn đề cao tình cảm gia đình. Chính vì vậy những câu hát về tình cảm gia đình chiếm 1 khối lượng khá phong phú trong kho tàng ca dao, dân ca. Những câu hát đó diễn tả chân thực, xúc động những tình cảm vừa thân mật, ấm cúng, vừa thiêng liêng của người Việt Nam.

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 3: Ca dao dân ca; Những câu hát về tình cảm gia đình - Tiết 9: Đọc - Hiểu văn bản - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 17/9/2006
 Ngày giảng: 21/9/2006
Bài 3: Ca dao – dân ca
Những câu hát về tình cảm gia đình
Tiết 9: đọc - hiểu văn bản
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
- Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca.
- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca có chủ đề tình cảm gia đình.
- Thuộc những bài ca trong văn bản và biết thêm một số bài ca thuộc chủ đề trên ... Từ đó giáo dục học sinh yêu thích những bài ca dao, dân ca.
B/ Chuẩn bị:
 Giáo viên: Tham khảo tài liệu SGV.
 Học sinh: Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
? Thông điệp nào được gửi gắm qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”
 a- Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em. 
 b- Hãy đẻ trẻ em được sống trong 1 mái ấm gia đình.
 c- Hãy hành động vì trẻ em.
 d- Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có.
 - Đáp án: b.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
- Truyền thống văn hoá, đạo đức của người Việt Nam luôn đề cao tình cảm gia đình. Chính vì vậy những câu hát về tình cảm gia đình chiếm 1 khối lượng khá phong phú trong kho tàng ca dao, dân ca. Những câu hát đó diễn tả chân thực, xúc động những tình cảm vừa thân mật, ấm cúng, vừa thiêng liêng của người Việt Nam.
* Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của h/s
Nội dung
- Gọi h/s đọc chú thích * (sgk – tr35)
? Em hiểu thế nào là ca dao, dân ca.
- GV: Ca dao – dân ca diễn tả đời sống tâm hồn, tình cảm của 1 số kiểu nhân vật trữ tình: người vợ, người mẹ, người chồng, người con, chàng trai, cô gái, dân thường, người thợ ...
- Yêu cầu đọc to, rõ ràng, diễn cảm, thể hiện tình cảm của từng nhân vật, trữ tình trong từng bài.
- GV: + Đọc mẫu, gọi h/s đọc
 + Nhận xét
? Đọc các chú thích (sgk – tr26)
? Đọc bài ca dao 1.
? Lời nói trong bài ca dao là lời của ai nói với ai, bằng hình thức gì.
? Bài ca dao sử dụng hình thức nghệ thuật gì.
? Nghệ thuật đó được thể hiện cụ thể ở câu ca dao nào.
? Tìm hình ảnh so sánh trong câu ca dao trên.
? Tại sao công cha, nghĩa mẹ lại được so sánh với hình ảnh núi và biển, cách so sánh đó có ý nghĩa gì.
? Cụm từ nào trong bài ca dao nói lên lời khuyên tha thiết của mẹ.
? Em hiểu “Cù lao chín chữ” có nghĩa là gì.
? Vậy lời khuyên này có ý nghĩa gì.
? Qua phân tích, bài ca dao muốn nhắn nhủ điều gì.
? Em hãy tìm 1 số bài ca dao khác nói về công lao của con cái đối với cha mẹ.
? Đọc bài ca dao số 2.
? Theo em bài ca dao là lời nói của ai, nói với ai.
? Tâm trạng đó được diễn tả trong không gian, thời gian nào.
? Từ “ chiều chiều” thuộc từ gì.
- GV: Từ láy “chiều chiều” thuộc kiểu từ láy nào, các em sẽ được tìm hiểu ở tiết sau.
? Tại sao khi khắc hoạ tâm trạng của người con gái, tác giả dân gian lại miêu tả vào lúc buổi chiều.
- GV: hướng dẫn h/s thảo luận nhóm
? Tại sao khi nhớ về mẹ, và quê nhà, người con gái đó lại không đứng ở ngõ trước mà lại đứng ở “ngõ sau”.
? Trong không gian đó gợi cho ta nghĩ gì đến thân phận của người phụ nữ trong XH phong kiến.
? Tâm trạng của người con gái được gợi lên trong không gian, thời gian đó thường là tâm trạng như thế nào.
 ? Cảm nhận của em về lời ca “ Trông về quề mẹ ruột đau chín chiều”
?Vậy nội dung chính của bài ca dao là gì.
? Em hãy tìm 1 số bài ca dao cũng diễn tả nỗi nhớ thương cha mẹ của người đi xa.
? Đọc bài ca dao số 3.
? Bài ca dao là lời của ai nói với ai, nói về vấn đề gì.
? Nỗi nhớ đó được tác giả diễn tả bằng biện pháp nghệ thuật gì.
? Em hãy tìm 1 số câu ca dao cũng có hình thức so sánh như trên.
VD: Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
? Theo em, vì sao hình ảnh “ nuộc lạt mái nhà” có thể diễn tả được nỗi nhớ sâu nặng của con cháu đối với ông bà.
? Tại sao tác giả dân gian lại mượn hình ảnh nuộc lạt để diễn tả nỗi nhớ ông bà mà không phải là hình ảnh khác.
? Lời ca “ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” có sức diễn tả 1 nỗi nhớ như thế nào.
? Cử chỉ “ngó lên” còn gợi tình cảm như thế nào với ông bà.
? Như vậy nội dung tình cảm nào của con người được diễn tả trong bài ca dao này.
? Đọc bài ca dao 4
? Trong bài 4 các từ như: người xa, Bác mẹ, cùng thân có nghĩa là gì.
? Từ đó có thể nhận thấy tình cảm anh em được cắt nghĩa trên những cơ sở nào.
? Vậy tình cảm anh em được ví như thế nào.
? Cách ví ấy cho thấy sự sâu sắc nào trong tình cảm anh em ruột thịt.
? Tình cảm anh em gắn bó còn có ý nghĩa gì trong lời ca.
- “Anh em hoà thuận hai thân vui vầy”
? Như vậy bài ca dao này có ý nghĩa gì.
? Em hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong những bài ca dao này.
? Qua 4 bài ca dao, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ điều gì.
- GV: gọi h/s đọc ghi nhớ (sgk – tr37)
h/s đọc chú thích sgk – tr35
- Suy nghĩ, phát biểu
- 3 h/s đọc
- Nhận xét.
- 1 h/s đọc chú thích (sgk)
- 1 h/s đọc
- Phát biểu.
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Dựa vào chú thích 1 – sgk 
- Phát biểu
- Phát biểu
- h/s đọc bài 2
- Phát biểu
- Phát biểu
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm phát biểu
- Nhận xét
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- h/s bộc lộ
- 1 h/s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Nhận xét
- Phát biểu
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Phát biểu
- 1 h/s đọc
- Phát biểu.
- Phát biểu.
- Phát biểu
- Phát biểu.
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- 1 h/s đọc
I/ Khái niệm ca dao, dân ca:
- Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
II/ Đọc – tiếp xúc văn bản:
* Đọc
* Từ khó
III/ Đọc – tìm hiểu văn bản:
1- Bài 1:
- Lời của người mẹ nói với con bằng hình thức lời ru.
- Nghệ thuật: so sánh.
 Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
- Núi và biển là những hình ảnh to lớn mênh mông, tượng trưng cho sự vĩnh hằng – chỉ có cách diễn đạt như thế mới nói hết công lao của cha mẹ.
- “Cù lao chín chữ”.
- Công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề.
 Bài ca dao khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng của con cái đối với cha mẹ.
2- Bài 2:
- Tâm trạng, nỗi lòng của người con gái lấy chồng xa quê nhớ mẹ nơi quê nhà.
- Không gian: Ngõ sau.
- Thời gian: buổi chiều.
- “Chiều chiều” : từ láy
- Buổi chiều là thời gian của sự đoàn tụ, do vậy thời gian này thường là lúc dễ gợi tâm trạng buồn, nhớ, đặc biệt đó là người con gái lấy chồng xa quê.
- Ngõ sau: là nơi kín đáo, lẩn khuất, ít ai qua lại để ý dễ bộc lộ tâm trạng.
- Cảnh ngộ cô đơn, thân phận hèn mọn của người phụ nữ trong XH phong kiến.
- Tâm trạng: cô đơn, buồn bã, tủi cực.
- Ruột đau: cách nói ẩn dụ, chỉ nỗi nhớ thương đến xót xa.
- Chín chiều: nhiều bề.
- Quê mẹ: nơi mình sinh ra.
 Nỗi nhớ cha mẹ, nỗi nhớ nhà da diết của người con gái lấy chồng xa quê.
3- Bài 3:
- Lời của con cháu nói với ông bà về nỗi nhớ ông bà.
- Nghệ thuật: so sánh.
bao nhiêu ... bấy nhiêu
- Nuộc lạt mái nhà gợi công sức lao động bền bỉ của ông bà để tạo lập gia đình, qua đó gợi sự nối kết bền chặt không tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống trong gia đình.
- Hình ảnh đó vừa cụ thể, dễ hiểu, lại vừa sâu sắc chân thật.
- Đó là nỗi nhớ thường xuyên nhiều và bền chặt không thể đếm được ...
- Ngó lên: trông lên tình cảm tôn kính của con cháu đối với ông bà.
 Nỗi nhớ thương và niềm kính trọng sâu sắc của con cháu đối với ông bà tổ tiên mình.
4- Bài 4:
- Người xa: người xa lạ.
- Bác mẹ: cha mẹ.
- Cùng thân: cùng là ruột thịt.
- Không phải người xa lạ.
- Đều cùng cha mẹ sinh ra.
- Đều có quan hệ máu mủ ruột thịt.
- “Yêu nhau như thể tay chân”.
- Chân tay liền 1 cơ thể chân tay không bao giờ phụ nhau tình cảm anh em không thể chia cắt.
- Tình anh em hoà thuận đem lại hạnh phúc cho cha mẹ.
 Đề cao tình anh em, truyền thống đạo lý của gia đình Việt Nam qua đó nhắn nhủ anh em đoàn kết vì tình ruột thịt, vì mái ấm gia đình.
IV/ Tổng kết:
* Nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát.
- Các hình ảnh: so sánh, ẩn dụ.
* Nội dung:
- Coi trọng công ơn và nghĩa tình trong các mối quan hệ gia đình.
- ( Ghi nhớ: SGK – Tr37)
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
 ? Ca dao về tình cảm gia đình thường được dùng để hát ru, hãy hát một lời ca mà em thích.
? Đọc diễn cảm lại 4 bài ca dao.
- GV: Khái quát lại nội dung chính của bài.
- Về học thuộc lòng 4 bài ca dao trên, ghi nhớ, làm bài tập 1, 2 (sgk – tr37).
- Chuẩn bị bài: Những câu hát về tình yêu quê hương ...
- Sưu tầm 1 số bài ca dao về tình yêu quê hương.

Tài liệu đính kèm:

  • docCa dao dan ca.doc