Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 17

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 17

Bài 16: văn bản:

 Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

 (Hồ Nguyên Trừng)

Tiết 65: ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN.

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

- Hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp củ bậc lương y chân chính. Chẳng những đã giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn là có lòng nhân đức, thương xót và đặt tính mạng của đám con đỏ lúc ốm đau lên trên tất cả. Mặt khác cũng hiểu thêm cách viết truyện gần với cách viết ký, viết sử thời trung đại.

B. Chuẩn bị:

- GV: Dự kiến tích hợp, bảng phụ

- HS: Soạn bài, tóm tắt nội dung.

C. Hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- (H). Tại sao nói mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và cách dạy con?

- (H). Tại sao nói mẹ hiền dạy con là truyện trung đại?

 

doc 7 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 65
Tiết 66
Tiết 67,68
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Ôn tập Tiếng Việt
Kiểm tra tổng hợp cuối HKI
Tuần 17 	 Ngày soạn: 26 /12 05
Tiết 65 	Ngày giảng: 30 /12 /05
Bài 16: văn bản: 
 Thaày thuoác gioûi coát nhaát ôû taám loøng
 (Hồ Nguyên Trừng)
Tiết 65: ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN.
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
Hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp củ bậc lương y chân chính. Chẳng những đã giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn là có lòng nhân đức, thương xót và đặt tính mạng của đám con đỏ lúc ốm đau lên trên tất cả. Mặt khác cũng hiểu thêm cách viết truyện gần với cách viết ký, viết sử thời trung đại.
B. Chuẩn bị: 
GV: Dự kiến tích hợp, bảng phụ
HS: Soạn bài, tóm tắt nội dung.
C. Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
(H). Tại sao nói mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và cách dạy con?
(H). Tại sao nói mẹ hiền dạy con là truyện trung đại?
2. Bài mới: GV giới thiệu bài mới.
Trong xã hội có nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức nhưng có hai nghề mà xã hội đòi hỏi có đạo đức cao nhất do đó cũng được tôn vinh đó là nghề dạy học và nghề thầy thuốc. Truỵện "Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng" của Hồ Nguyên Trừng (con trai của Hồ Quý Ly) nói về một lương y giỏi nghề nghiệp mà quan trọng hơn là giàu nhân đức. Hôm nay chúng ta sẽ học....
(GV ghi tên bài lên bảng)
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung ghi bảng.
Hoạt động 1:H/dẫn HS đọc và tìm hiểu chung văn bản.
HS đọc chú thích (*) SGK
(H). Em hãy cho biết về tác giả và hoàn cảnh sáng tác?
HS đọc văn bản.
(H). Nêu chủ đề của truyện? (Nêu cao tấm gương sáng của bậc lương y chân chính)
(H). Bố cục văn bản chia làm mấy phần? Các phần đó như thế nào?
Ba phần: 
1. Từ đầu ... "trọng vọng".
2. Tiếp ..."mong mỏi"
3. Còn lại.
Hoạt động2: Hướng dãn HS phân tích văn bản.
GV hướng dẫn HS phân tích y đức của vị thái y.
(H). Hãy kể lại đầy đủ các chi tiết thuộc hành động theo y đức của vị thái y lệnh?
GV kết luận và dùng bảng phụ:
- Đem hết của cải ra mua các loại thuốc tốt.
- Tích trữ thóc gạo vừa nuôi ăn vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ.
- Không quản ngại bệnh có dầm dề máu mủ.
- Cứu sống hơn ngàn người trong những năm bệnh dịch nổi lên, dân đói kém.
- Chữa bệnh nguy hiểm cho dân trước dù vua có lệnh.
(H). Trong các hành động ấy, hành động nào đáng nói nhất? Gây chú ý nhất là hành động nào?
HS chú ý vào văn bản. GV đọc đoạn gay cấn nhất.
(H). Khối lượng lời văn kể về hành động này trong văn bản là như thế nào?
(H). Điều đó thể hiện ý đồ gì của tác giả khi viết truyện?
(H). Trong tình huống này, thái độ tức giận của quan sứ cùng với lời nói của quan: "Phận làm tôi sao đựơc như vậy, ông định cứu mạng người ta mà không cứu mạng mình chăng?" đã đặt thái y lệnh trong tình huống như thế nào?
(H). Lời đáp của vị thái y như thế nào?
(H). Điều gì thể hiện qua lời đáp đó?
(H). Ngoài y đức và bản lĩnh ta còn thấy điều gì ở vị thái y lệnh khi ông nói: "Nếu người kia ... may ra thoát".
(H). Thái độ của vua Trần Anh Vương ra sao trước cách xử sự của vị thái y lệnh?
(H). Vua Trần Anh Vương là người như thế nào?
(H). Thái y đã xử sự như thế nào, kết quả ra sao?
1 HS đọc lại phần chú thích (*) bài con hổ có nghĩa SGK-143.
(H). Truyện này mang đặc điểm của một loại truyện trung đại ở chỗ nào?
(H). Truyện hấp dẫn còn nhờ vào yếu tố nào?
Hoạt động3: Hướng dẫn HS tổng kết bài.
(H). Nêu nghệ thuật tiêu biểu của truyện?
(H). Qua câu truyên em rút ra bài học gì cho cuộc sống hôm nay và mai sau?
HS đọc ghi nhớ.
(H). Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện ở nội dung văn bản "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" và văn bản kể về Tuệ Tĩnh SGK-114?
GV cho HS trả lời và kết luận như các ý SGV- 225
I. Đọc và tìm hiểu chung:
Bố cục: 3 phần.
1. Gới thiệu tung tích, chức vị, công đức đã có của bậc lương y.
2. Tình huống gay cấn, thử thách. Y đức của bậc lương y bộc lộ rõ nét và cao đẹp.
3. Hạnh phúc của bậc lương y theo quan niệm của dân tộc.
II. Phân tích văn bản:
1. Y đức của vị thái y: 
=> Tác giả dồn bút vào hành động có tính chất gay cấn, làm rõ phẩm chất, đặc điểm, bản lĩnh tài giỏi, thương người của vị thái y lệnh.
- Thử thách gay go.
- Quyền uy thua y đức.
- Tính mạng của người dân là trên hết.
- Thông minh trong ứng xử.
=> Thắng lợi vẻ vang của y đức bản lĩnh trong đó có lòng nhân ái và trí tuệ.
=> Ở hiền gặp lành.
2. Nghệ thuật kể chuyện:
- Gần với cách viết sử có nội dung giáo huấn.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt gây hứng thú nhờ tình huống gay cấn.
- Xây dựng tính cách nh/vật đặc sắc.
III. Tổng kết:
Hình thức chép sử, tình huống gay cấn. Ca ngợi người thầy thuốc không chỉ tài giỏi mà quan trọng hơn là lòng nhân ái, quyết tâm cứu giúp người bệnh mà không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.
*/ Ghi nhớ: SGK-165.
IV. Luyện tập:
3. Củng cố:
GV nêu câu hỏi hệ thống kiến thức trong bài.
(H). Em biết gì về truyện trung đại?
(H). Nêu giá trị tư tưởng, nghệ thuật của truyện "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng".
4. Hướng dẫn về nhà:
Học bài, phần nội dung phân tích và ghi nhớ. Chuẩn bị ôn tập tiểng Việt thật kĩ. Ôn toàn bộ kiến thức đã học để chuẩn bị thi học kỳ.
Tuần 17 Ngày soạn: 26 /12 /05
Tiết 66 Ngày giảng: 31 /12 /05
OÂn taäp Tieáng Vieät
A, Mục tiêu bài học: Giúp HS ôn lại toàn bộ nội dung đã học về tiếng Việt.
B. Chuẩn bị: 
GV: Các bảng phụ hệ thống hoá kiến thức
HS: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C. Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp kiểm tra trong bài.
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
2. Bài ôn tập: GV giới thiệu bài ôn tập.
(GV ghi tên bài lên bảng).
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung ghi bảng.
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn tập lý thuyết.
(H). Từ tiếng Việt có cấu tạo như thế nào?
Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
(H). Hãy phân biệt từ ghép, từ láy?
(H). Nghiã của từ có những loại nghĩa nào? Cho ví dụ?
(H).Phân loại từ theo nguồn gốc có mấy loại? Nêu ví dụ?
(H). Thế nào là từ mượn?
(H). Trong từ mượn ta chủ yếu mượn tiếng nào? Ví dụ?
(H). Có các dạng lỗi nào thường mắc phải?
(H). Cách tránh các lỗi đó như thế nào?
(H). Thế nào là danh từ, động từ, tính từ?
(H). Phân biệt số từ, chỉ từ, lượng từ?
(H). Đặc điểm của cụm danh từ?
(H). Đặc điểm của cụm động từ, cụm tính từ?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS luyện tập.
1. Phân biệt từ láy và từ ghép?
Mặt mũi, đầy đủ, đi đứng, đì đùng.
GV kiểm tra sự nhận diện từ của HS tại lớp.
2. Xác định nghĩa của từ "mũi":
- mũi lõ.
- mũi dao
- mũi thuyền
(H). Cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
(H). Đặt câu có từ mũi? Cho biết em dùng từ mũi ở đây với nghĩa gì?
Hoạt động 3: GV kiểm tra kiến thức của HS 
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm SGK-159.
GV kiểm tra và nhận xét tại chỗ.
I. Nội dung ôn tập:
1. Cấu tạo từ tiếng Việt.
2. Nghĩa của từ:
3. Phân loại từ theo nguồn gốc:
4. Lỗi dùng từ:
5. Từ loại và cụm từ:
II. Luyện tập:
 III. Kiểm tra:
3. Hướng dẫn về nhà:
Ôn tập toàn bộ nội dung kiến thức.
 Xem lại các bài tập chuẩn bị thi học kỳ.
Tuần 17 	 	 Ngày soạn: 26 /12 /05
Tiết 67&68 	 Ngày giảng: 27 /12 /05
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ I.
A. Mục tiêu cần đạt:
Bài viết nhằm đánh giá HS ở hai phương diện sau:
Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng của cả ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn của môn Ngữ văn trong một bài kiểm tra.
Năng lực vận dụng và phân tích tự sự (kể chuyện) nói riêng và kỹ năng tập làm văn nói chung để tạo lập một bài văn
B. Chuẩn bị:
GV: Theo dõi lịch thi của nhà trường, nhắc nhở HS ôn bài. Ra đề và đáp án, biểu điểm nộp trường duyệt.
HS: Ôn bài, nắm lịch thi và dự thi đúng giờ theo quy định.
C. Hoạt động dạy học: 
GV dặn học sinh chuẩn bị bài: Chương trình địa phương Ngữ văn. 
Phần I: Trắc nghiệm. (5đ)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất trong 4 câu trả lời sau mỗi câu hỏi.
  "Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả về đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn".
(Trích bài 2, văn bản "Thánh Gióng" SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1, tr.19)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0,5đ)
 A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận
2. Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy? (0,5đ)
 A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai 
 C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất, số nhiều
3. Đoạn văn trên nhằm mục đích gì? (0,5đ)
A.Tả cảnh nhà Gióng C. Nêu cảm nghĩ của Gióng 
B. Kể người và việc D. Bàn về tình cảnh đất nước ta thời Hùng Vương
4. Đoạn văn được kể theo thứ tự nào? (0,5đ)
 A. Thời gian trước, sau C. Ngoài đường trước, trong nhà sau
 B. Kết quả trước, nguyên nhân sau D. Không theo thứ tự nào	
5. Trong câu: "Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta", có mấy cụm động từ? (0,5đ)
 A. Một cụm B. Hai cụm C. Ba cụm D. Bốn cụm
6. Trong câu: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.", có mấy cụm danh từ? (0,5đ)
 A. Một cụm B. Hai cụm C. Ba cụm D. Bốn cụm
7. Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy? (0,5đ)
 A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ
8. Trong các từ sau, từ nào là từ mượn? (0,5đ)
 A. Ngày đêm B. Bấy giờ C. Làm D. Sứ giả
9. Nghĩa của từ kinh ngạc được giải thích dưới đây theo cách nào? (0,5đ)
* Kinh ngạc: Thái độ rất ngạc nhiên trước hiện tượng kì lạ và bất ngờ.
(Chú thích (7), SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1, tr.22)
A. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
B. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
D. Miêu tả sự vật, hành động mà từ biểu thị.
10. Trong đoạn văn trên có bao nhiêu số từ chỉ số lượng? (0,5đ)
A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
Phần II. Tự luận: (5đ)
Hãy kể lại một truyện cổ tích đã học mà em thích nhất.
ĐÁP ÁN CƠ BẢN.
 PhầnI: Trắc nghiệm: (5đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ.
1.B; 2.C; 3.B; 4.A; 5.B; 6.C; 7.A; 8.D; 9.D; 10.C.
Phần II: Tự luận: (5đ)
1. Yêu cầu:
Bài làm kể đúng một chuyện cổ tích đã được học. Có bố cục gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Có thể dùng ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba.
Cơ bản phải tôn trong các tình tiết của câu chuyện đã được học.
Trình bày đẹp, sạch, không sai lỗi.
2. Biểu điểm:
Điểm 4-5: Bài làm đúng yêu cầu. Có sáng tạo. Chỉ sai một vài lỗi nhỏ.
Điểm 3 - 3,5: Bài làm đúng yêu cầu. Nhưng chưa có sự sáng tạo nhiều trong cách kể. Có thể sai từ ba đến năm lỗi các loại.
Điểm 2-3: Bài làm đúng yêu cầu, còn thiếu một vài chi tiết nhỏ, hoặc bài làm chưa có sự sáng tạo. Sai lỗi các loại từ năm đến tám lỗi.
Điểm 1 - 1,5: Bài làm kể sơ sài, chỉ kể được một số chi tiết chính, hoặc chỉ kể được một phần của câu chuyện. Bài viết sai nhiều lỗi.
Điểm 0: Bài làm lạc đề hoàn toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV t17.doc