Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 16

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 16

Tuần 16

Tiết 61

 Cụm động từ

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

- Nắm được đặc điểm của cụm động từ, cấu tạo của cụm động từ.

- Rèn kỹ năng xác định, sử dụng cụm động từ

B. Chuẩn bị:

- GV: Chuẩn bị bảng phụ. Dự kiến tích hợp.

- HS: Soạn bài theo yêu cầu của SGK. Ôn kỹ bài động từ.

C. Hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- (H). Trình bày đặc điểm của động từ, nêu các loại động từ chính?

- GV kiểm tra bài tập1 về nhà.

2. Bài mới:

GV giới thiệu bài mới.

 Động từ có những đặc điểm như vậy nhưng khi kết hợp với một số từ ngữ khác thì nó có những đặc điểm như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

(GV ghi tên bài lên bảng)

 

doc 11 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 61
Tiết 62
Tiết 63
Tiết 64
Cụm động từ
Mẹ hiền dạy con
Tính từ và cụm tính từ
Trả bài TLV số 3
Tuần 16 
Tiết 61 
 Cụm động từ
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
-	Nắm được đặc điểm của cụm động từ, cấu tạo của cụm động từ.
-	Rèn kỹ năng xác định, sử dụng cụm động từ
B. Chuẩn bị: 
-	GV: Chuẩn bị bảng phụ. Dự kiến tích hợp.
-	HS: Soạn bài theo yêu cầu của SGK. Ôn kỹ bài động từ.
C. Hoạt động dạy và học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
-	(H). Trình bày đặc điểm của động từ, nêu các loại động từ chính?
-	GV kiểm tra bài tập1 về nhà.
2. Bài mới: 
GV giới thiệu bài mới.
 Động từ có những đặc điểm như vậy nhưng khi kết hợp với một số từ ngữ khác thì nó có những đặc điểm như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
(GV ghi tên bài lên bảng)
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung ghi bảng.
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cụm động từ là gì?
HS đọc ví dụ. GV treo bảng phụ có ghi ví dụ.
(H). Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người.
(Bổ nghĩa cho động từ).
(H). Thử lược bỏ các từ in đậm nó trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng?
Đã / Đã đi nhiều nơi. Ý nghĩa
Ra / Cũng ra những câu đó oái ăm .... người. đầy đủ
GV lấy ví dụ cụm động từ: chạy rất nhanh.
(H). Hãy đặt câu với cụm động từ ấy?
(H). Em có nhận xét gì về hoạt động của cụm động từ trong câu so với động từ?
GV nhận xét, kết luận. Cho HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động2: Tìm hiểu mô hình cấu tạo của cụm động từ.
GV dùng bảng phụ 2:
Hướng dẫn HS vẽ mô hình cụm động từ?
Phụ trước
Trung tâm
Phụ sau
đã
cũng 
đi
ra
Nhiều nơi
Những câu đố oái ăm ... người.
(H). Qua bảng mô hình ta thấy cụm động từ gồm mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
Ba bộ phận: Phần đứng trước, phần động từ làm trung tâm, phần phụ sau cho động từ.
(H). Phụ trức và phụ sau bổ sung ý nghĩa cho động từ về mặt nào?
(H). Dựa vào vị trí của các bộ phận em hãy vẽ mô hình cụm động từ?
GV nhận xét, kết luận. HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động3: Hướng dẫn HS luyện tập.
HS đọc bài tập1: (H). Yêu cầu của bài tập là gì?
HS tự làm bài tập. GV nhận xét, bổ sung.
HS điền vào bảng. GV nhận xét sửa chữa.
(H). Nêu ý nghĩa của phụ ngữ được in đậm?
I. Cụm động từ là gì:
1. Đọc ví dụ: SGK-14
2. Nhận xét:
-Bổ sung ý nghĩa cho động từ 
*/ Ghi nhớ: SGK-148
II. Cấu tạo của cụm động từ:
1. Mô hình cụm động từ
2. Nhận xét:
*/ Ghi nhớ: SGK-148
III. Luyện tập:
1. Tìm cụm động từ.
a. đang còn đùa nghịch ở sau nhà.
b. yêu thương Mị Nương hết mực
Muốn kén cho con ... đáng
2. 
3. Hai phụ ngữ "chưa", "không" đều có ý nghĩa phủ định.
Chưa: Phủ định tương đối.
Không: Phủ định tuyệt đối.
3. Củng cố:
-	GV nhấn mạnh nội dung của ghi nhớ.
-	Động từ đẽ dàng kết hợp ở trước nó với: đã, sẽ, đang, vừa, mới, sắp, không, chưa, chẳng, ... đó chính là phần phụ trước....
4. Hướng dẫn học bài
-	Xem lại các ví dụ đã phân tích. Học ghi nhớ.
-	Làm bài tập4- SGK. 
-	Soạn bài "Mẹ hiền dạy con". Cần chú ý về sự phát triến của các sự việc.
-	Lời nó và giọng điệu của người mẹ.
Tuần 16 Ngày soạn: 18/ 12/05
Tiết 62 Ngày giảng: 20/ 12/ 05
Meï hieàn daïy con
A. Mục đích cần đạt: Giúp HS:
-	Hiểu được thái độ tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
-	Hiểu cách viết truyện gần với cách viết sử, viết ký thời trung đại.
B. Chuẩn bị: 
-	GV: Dự kiến tích hợp, bảng phụ. Tìm hiểu thêm về một số tấm gương liệt nữ Trung Quốc.
-	HS: Soạn bài theo yêu cầu của GV. Đọc kỹ phần truyện trung đại.
C. Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
-	(H). Trình bày nội dung và nghệ thuật của truyện con hổ có nghĩa?
-	GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
2. Bài mới
GV giới thiệu bài: 
Ở Trung Quốc có một quyển sách "Liệt Nữ truyện" kể về những người phụ nữ tài giỏi nổi tiếng trong các lĩnh vực.... và hôm nay chúng ta sẽ đựợc biết một trong những người phụ nữ ấy. Đó là bà mẹ của thầy Mạnh Tử trong truyện “mẹ hiền dạy con”.
(GV ghi tên bài lên bảng).
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung ghi bảng.
Hoạt động1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích.
GV hướng dẫn HS đọc bài. HS đọc. GV nhận xét cách đọc của HS.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích.
Hoạt động2: Tìm hiểu bố cục.
(H). Bố cục văn bản gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội dung từng phần? 
1. Từ đầu .... "cắt đi vậy": Việc mẹ thầy Mạnh Tử dạy con.
2. Còn lại: Kết quả việc dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử.
Hoạt động3: hướng dẫn HS phân tích văn bản.
GV hướng dẫn HS tóm tắt 5 sự việc. Bảng phụ (sơ đồ SGK).
(H). Ba việc đầu có ý nghĩa gì?
(H). Sự việc thứ tư có ý nghĩa gì?
(H). Sự việc cuối cùng có ý nghĩa gì?
(H). Các sự việc 1, 2, 3, có ý nghĩa gì?
(H). Cách giáo dục trẻ như thế này có đúng không?
(H). Hãy tìm một số câu tục ngữ Việt Nam có nội dung tương ứng, phù hợp với ý vừa rút ra?
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
(H). Ở lần thứ tư bà mẹ đã làm gì với con?
(H). Làm xong bà tự nghĩ về việc làm của mình như thế nào?
(H). Không chỉ nghĩ mà bà còn sửa chữa việc làm của mình bằng cách gì?
(H). Ý nghĩa giáo dục con ở sự việc thứ tư này là gì?
GV kể chuyện cho HS : Tăng Sâm ngày còn bé
(SGV-211)
HS suy nghĩ sau đó gọi một em phát biểu cảm nghĩ về chữ "tín".
(H). Sự việc gì đã xảy ra trong lần cuối cùng?
(H). Hành động và lời nói của bà mẹ đã thể hiện động cơ, thái độ, tính cách gì của bà trong khi dạy con?
(H). Tác dụng của lời nói và hành động đó là gì?
GV: Toàn bộ câu chuyện mẹ hiền dạy con thuộc lời kể của người kể chuyện. Riêng câu cuối cùng: "Thế chẳng là nhờ cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao?" Làm cho lời kể có thêm tính chất gì?
Bình, làm cho câu chuyện thêm tăng ý nghĩa giáo dục.
GV: Trong truyện trung đại chủ yếu là dùng lời kể, nhưng có khi xen thêm lời bình của người kể.
(H). Tóm lại: Câu chuyện cho ta những bài học như thế nào về việc dạy con?
GV dùng bảng phụ:
- Trước hết phải chọn môi trường tốt cho con.
- Trước hết phải dạy đạo đức.
- Dạy đạo đức chưa đủ, còn phải dạy lòng say mê học tập.
- Với con không nuông chiều mà phải nghiêm khắc. Nghiêm khắc phải dựa trên tình yêu thương thiết tha muốn con nên người. 
GV cho HS nhắc lại.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tác dụng của việc dạy con.
(H). Tác dụng của việc dạy con đó là gì?
GV kết luận bài học trong nội dung ghi nhớ.
3 HS lần lượt đọc ghi nhớ.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS luyện tập.
HS thảo luận theo nhóm. 
(H). Từ chuyện của thầy Mạnh tử xưa em nghĩ gì về đạo làm con của mình?
Đại diện nhóm phát biểu ý kiến. 
GV hướng dẫn HS làm bài tập 3:
Tử(chết): Tử trận, bất tử, cảm tử, 
Tử(con): Công tử, hoàng tử, đệ tử.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
II. Bố cục: 2 phần.
1. Việc mẹ thầy Mạnh Tử dạy con
2. Kết quả việc dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử.
III. Tìm hiểu văn bản: 
1. Việc mẹ thầy Mạnh Tử dạy con:
Các sự việc 1,2,3 => chọn môi trường sống tốt nhất cho trẻ thơ, cho con cái.
Sự việc 4: Không được dạy con nói dối mà phải dạy chữ tín, Đức tính thành thật.
Sự việc5: Cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.
=> Thương con, muốn con nên người, 
=> Kiên quyết, dứt khoát, quyết liệt hướng con vào việc học tập chuyên cần, sau này trở nên bậc đại hiền.
2. Tác dụng của việc dạy con:
Sau này thầy Mạnh Tử trở thành bậc đại hiền.
*/ Ghi nhớ: SGK-153
IV. Luyện tập:
3. Củng cố:
-	HS nhắc lại bài học về dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
-	Tác dụng của việc dạy con.
-	Truyện đơn giản nhưng gây xúc động là nhờ chi tiết giàu ý nghĩa.
-	(H). Hãy đọc lại chú thích (*) ở bài con hổ có nghĩa (tr. 143), đoạn nói về cách viết truyện trung đại, Từ đó nêu nhận xét về cách viết truyện mẹ hiền dạy con.
4. Hướng dẫn về nhà:
-	Đọc truyện nhiều lần, nhớ và kể được các sự việc
-	Học bài, học ghi nhớ, làm bài luyện tập bài 1
-	Chuẩn bị: Tính từ và cụm tính từ.
-	Xem lại các bài cụm danh từ, cụm động từ để có thể hình dung ra cụm tính từ
Tuần: 16 	 Ngày soạn: 18/ 12/ 05
Tiết: 63 	 Ngày giảng: 20/ 12/ 05
Tiết 63: TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ.
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
-	Nắm được đặc điểm của tình từ và một số loại tính từ cơ bản. Nắm được cấu tạo của cụm tính từ.
B. Chuẩn bị: 
-	GV: Dự kiến tích hợp, chuẩn bị bảng phụ.
-	HS: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
C. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định: GV kiểm tra sỹ số HS.
2. Kiểm tra bài cũ:
-	(H).Cụm động từ là gì? So với động từ cụm động từ có nội dung ý nghĩa như thế nào?
-	Phân tích hai ví dụ để thấy rõ điều đó? Chạy / Đang chạy rất nhanh
-	(H). Xếp cụm đang chạy rất nhanh vào mô hình cụm động từ?
-	GV kiểm tra bài tập 4 về nhà.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
Về các từ loại và cụm từ, chúng ta đã tìm hiểu về danh từ và động từ. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về tính từ và cụm tính từ
(GV ghi tên bài lên bảng).
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung ghi bảng.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của tính từ.
HS đọc ví dụ a,b.1 SGK
(H). Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, hãy tìm các tính từ có trong các câu?
(H). Kể thêm một số tính từ khác? Nêu ý nghĩa khái quát của chúng?
(H). Từ các ví dụ trên em hãy cho biết tính từ là gì?
Một HS nhắc lại tính từ là....
(H). Hãy so sánh động từ với tính từ về khả năng kết hợp với: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, ...?
- Khả năng kết hợp với: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, ... động từ và tính từ giống như nhau.
- Khả năng kết hợp với: Hãy, đừng, chớ tính từ bị hạn chế còn động từ có khả năng kết hợp mạnh.
GV cho ví dụ:
(1). Em bé ngã. (câu có ĐT làm vị ngữ).
(2). Em bé ấy rất thông minh. (câu có TT làm vị ngữ).
(H). Hãy so sánh với ĐT về khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu của TT?
- Khả năng làm chủ ngữ của ĐT và TT như nhau.
- Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn so với động từ.
GV kết luận và rút ra ghi nhớ. HS đọc ghi nhớ SGK.
1 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK.
Hoạt động2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các loại tính từ.
(H). Trong các tính từ đã tìm đựợc ở mục 1. Từ nào có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ (Rất, hơi, khá, quá, lắm)?
(H). Những từ nào không kết hợp được với các từ chỉ mức độ?
GV dùng bảng phụ:
Oai (quá, lắm, ...); (hơi) bé; tương đối.
Vàng hoe, vàng lịm, ... tuyệt đối.
(H). Em hãy giải thích hiện tượng này? Qua đó ta nhận thấy có mấy loại tính từ?
HS đọc nội dung ghi nhớ II SGK.
Hoạt động3: Hướng dẫn HS tìm hiểu cụm tính từ.
(H). Hãy tìm tính từ trong bộ phận được in đậm (ví dụ SGK)?
Yên tĩnh, nhỏ, sáng,
(H). Những từ nào đứng trước hoặc sau tính từ làm rõ nghĩa cho tính từ đó?
Vốn, đã, rất, lại, vằng vặc, ở trên không.
GV kết luận: Những từ ngữ vừa tìm được trong câu chính là các phụ ngữ của tính từ và cùng tính từ tạo thành cụm tính từ.
(H). Cụm tính từ có cấu tạo như thế nào? Em hãy vẽ mô hình cấu tạo?
HS đọc ghi nhớ SGK. 1 HS đọc tất cả các phần ghi nhớ
Hoạt động4: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập1: 1 HS đọc bài tập.
(H). Bài tập yêu cầu làm gì?
HS suy nghĩ phát biểu tại chỗ, GV nhận xét, sửa sai.
Bài tập2:
(H). Tính từ trong những câu trên thuộc loại nào? Từ có cấu tạo như vậy thường có tác dụng gì?
(H). Hình ảnh mà các từ trên gợi ra có lớn lao, khoáng đạt không?
(H). Các sự vật được đem ra để so sánh với con voi là các sự vật như thế nào? Điều đó nói lên đặc điểm gì của năm ông thầy bói?
I. Đặc điểm của tính từ:
1. Xét ví dụ: SGK
a. Bé, oai,
b. Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, 
2. Ví dụ: - Xanh, đỏ, tím, vàng.
- Chua, cay, ngọt, bùi,
- Ngay, thẳng, xiêu, vẹo, 
=> Chỉ đặc điểm, tính chất của vât, hành động, trạng thái.
3. So sánh động từ và tính từ:
*/ Ghi nhớ: SGK- 154.
II. Các loại tính từ:
1. Xét các ví dụ:
2. Nhận xét:
*/ Ghi nhớ: SGK
III. Cụm tính từ:
1. Xét ví dụ: 
2. Nhận xét:
Mô hình cụm tính từ
Phụ trước
TT
Phụ sau
Vốn / đã / rất
Yên tĩnh
Nhỏ
Lại
*/ Ghi nhớ: SGK-155
IV. Luyện tập:
Bài tập1: Tìm cụm tính từ:
a. Sun sun như con đỉa
b. Chần chẫn như cái đòn càn
c. Bè bè như cái quạt thóc.
d. Sừng sững như cái cột đình
e. Tun tủn như cái chổi sể
Bài tập2: - Đều từ láy, gợi hình, gợi cảm. Hình ảnh tính từ gợi ra là sự vật tầm thường khong giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như "con voi".
Năm ông thầy bói nhận thức hạn hẹp, chủ quan.
4. Củng cố:
-	HS nhắc lại nội dung của các phần ghi nhớ trong bài.
Lưu ý: Trong văn miêu tả tính từ được dùng nhiều nhưng cần chú ý dùng đúng nơi, đúng chỗ thì mới đạt được hiệu quả.
5. Hướng dẫn về nhà:
-	Học bài, xem lại các ví dụ đã phân tích. Làm bài tập 3,4 SGK
-	Vừa chuẩn bị bài vừa ôn tập chương trình đã học từ đầu năm đến nay để chuẩn bị thi học kỳ.
Tuần 16 	 	Ngày soạn: 18/12/05
Tiết 64 	 	Ngày giảng: 23/12/05
tiết 64. TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 3
A. Mục tiêu cần đạt:
-	Đánh giá được ưu, khuyết điểm bài làm của HS theo yêu cầu của bài làm văn được nêu trong tiết "Làm bài viết số 3".
-	HS tự sửa các lỗi chính tả, dùng từ, viết câu trong bài văn đã làm.
B. Chuẩn bị: 
GV: Chấm bài, phát hiện lỗi trong bài làm của HS.
HS: Xem, suy nghĩ về đề bài đã làm.
C. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (không k/tra)
2. Trả bài:
a. HS đọc lại đề bài:
·	Đề: Em hãy kể về những đổi mới ở quê em? (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng, ...)
b. Tìm hiểu đề bài:
(H). Yêu cầu của đề bài này là gì? (kể về những đổi mới ở quê em)
(H). Kể về sự đổi mới ta cần chú ý vào những chi tiết nào? Chi tiết ấy thể hiện ra sao? (có điện thay cho ngọn đèn dầu leo lét, nhà ai cũng thắp điện sáng trưng. Điện phục vụ máy móc sản xuất và sinh hoạt. Đường lát bê tông, rãi nhựa thẳng tắp tới các ngõ hẹp trong làng. Chiều thứ bảy chúng em thường tổ chức quét dọn làm cho thêm sạch đẹp. Hai bên đường có hai hàng cây thẳng tắp do các cụ phụ lão trồng ...)
(H). Kể có cần thật 100% không?
c. GV nhận xét bài làm của HS:
Ưu điểm: Nhiều em làm bài khá tốt. Bố cục rõ ràng, rành mạch. Biết giới thiệu và miêu tả theo trình tự. So sánh chính xác:
Lớp 65: Vi, Nam, Huyền, Ân 
Lớp 66: Phương, Hưởng, Dũng.
Lớp 67: Thương, Thư, Thùy
Tồn tại: Một số em viết bài văn chưa hoàn chỉnh, không có mở bài, kết bài, bài viết chỉ là một đoạn văn ngắn.
Sai nhiều lỗi: Chính tả, dùng từ, câu.
Chữ xấu, trình bày cẩu thả.
GV đọc mẫu bài làm tốt: 
d. GV phát bài: HS tự sửa lỗi trong bài.
3. Hướng dẫn về nhà:
Ôn tập phần Tiếng Việt, Văn, TLV từ đầu năm đến nay. Chuẩn bị thi HK. Làm thử đề thi HK trong SGK.
Chuẩn bị văn bản "Thầy thuốc giỏi ..."

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV t16.doc